Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

9 cách chống trộm xe máy

9 cách chống trộm xe máy
Copy từ http://vn.news.yahoo.com/9-cách-chống-trộm-xe-máy-021036810.html; đăng ngày 28/05/13 trên VnExpress.net ;mục Kinh tế .
Để bảo đảm phi vụ thành công, trộm chuyên nghiệp sẵn sàng theo dõi quy luật sinh hoạt của chủ xe và chộp lấy cơ hội khi họ sơ hở.
Trộm xe chuyển nghiệp rất nguy hiểm bởi thường lên kế hoạch trước, mang theo đồ nghề và không bao giờ thiếu kinh nghiệm. Với những chiếc xe trong tầm ngắm, chúng sẵn sàng đeo bám, thu thập thói quen sinh hoạt của chủ nhân, và ra tay một cách mau lẹ.
Dưới đây là những cách đề phòng hữu hiệu nhất.
Khóa phanh đĩa
1. Không thể trộm khi không thấy xe
Xe của bạn sẽ an toàn hơn nếu chính kẻ gian không nhận ra sự hiện diện của nó. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi bạn phải rời xe trong thời gian dài như vào ban đêm hoặc khi làm việc. Sẽ là tốt hơn nếu xe được để trong nhà, khu vực được che chắn hạn chế tầm nhìn. Hoặc ít nhất hãy dựa xe tại khu vực có camera quan sát.
2. Khóa cổ
Hầu hết xe máy ngày nay đều trang bị khóa cổ. Dù việc phá không phải khó, nhưng tạo ra nhiều trở ngại. Đây là công việc đơn giản nhất để chống trộm vì thế hãy luyện tập để tạo thành thói quen.
3. Khóa xe với vật cố định
Biện pháp này không những ngăn kẻ gian di chuyển xe mà còn có thể tạo ra tiếng động khi chúng cố gắng lấy. Chiếc khóa nhỏ đôi khi cũng khiến trộm nản lòng từ bỏ ý định.
4. Khóa trên cao, vòng qua khung
Dù sử dụng bất kỳ loại thiết bị bảo vệ nào bạn cũng cần nhớ đến 2 thứ, khóa lơ lửng và vòng qua khung xe. Khóa đặt ngay trên mặt đất là vị trí thuận lợi nhất để kẻ gian vô hiệu hóa nó. Tất nhiên không một trên trộm nào cưa khung của chính chiếc xe đang định lấy.
5 Sử dụng nhiều lớp bảo vệ
Hiển nhiên càng nhiều lớp bảo vệ, xe càng an toàn. Kẻ gian có thể chuẩn bị đồ nghề phá lớp khóa thứ nhất, nhưng không sẵn sàn cho mọi tình huống.
6. Lắp chuông báo động
Chuông báo động có thể tạo ra tiếng ồn lên tới 110 dB. Nó khiến người xung quanh xe chú ý. Đây chính xác là điều mà kẻ gian muốn tránh. Trong một vài tính huống dù gắn chuông báo động hay không, hãy cứ làm như xe của bạn có gắn chuông. Với tiểu xảo này khiến trộm nghi ngời và tìm cách xác nhận. Đó là cơ hội cho bạn.
7. Dùng công tắc bí mật
Dù lấy được xe, trộm cũng sẽ không thể tẩu thoát với một chiếc xe tắt máy và đó là lý do để gắn thêm công tắc bí mật cho hệ thống đánh lửa. Việc cài đặt này khá dễ dàng và vô hại với động cơ. Điều quan trọng ở đậy là tìm vị trí đặt khóa.
8. Rút khóa khỏi ổ khi dựng xe trong nhà
Thói quen khép cửa hờ, dựng xe trong nhà vẫn cắm khóa trên ổ là kịch bản của không ít vụ mất trộm xe gần đây. Hãy mang chìa và giấy đăng ký theo người khi rời khỏi xe bởi nếu có những thứ này việc tẩu tán của kẻ gian sẽ dễ hơn nhiều.
9. Gắn thiết bị định vị
Thiết bị định vị đặt ở chỗ bí mật sẽ là yếu tố bất ngờ cho dù đó là trộm chuyên nghiệp. Nó hỗ trợ việc xác định vị trí xe nhanh chóng.
Bảo Sơn
Ảnh có dàn dựng, vì trong thực tế hiếm khi có gần chục nữ sinh đi xe đạp cùng kiểu, cùng để tóc dài và cùng đội nón lá.
Quê Ngoại- GIANGSON
Cảnh này giống Khu 3 Thị trấn Yên Định, từ bờ có siêu thị Country Mart nhìn sang.
"Thu về trên thác Bản Giốc" ảnh của Cao Minh,đăng trên http://www.photo.vn/albums/photo ngày 28/11/2012.
"Suối Vàng Đà Lạt" ảnh của Cao Minh,đăng trên http://www.photo.vn/albums/photo ngày 28/11/2012.
"Đồi chè" ảnh của Phan Trắc Vũ,đăng trên http://www.photo.vn/albums/photo.
 
Thiên nhiên tươi đẹp

Tin con số nào?

Tin con số nào?
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/551206/tin-con-so-nao.html; đăng ngày 31/05/13, mục Ch trị - Xã hội.
TT - Đã từ nhiều năm nay, chúng ta cứ chấp nhận một thực tế vô lý về số liệu tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các địa phương luôn cao hơn gấp rưỡi, gấp đôi GDP quốc gia. Mấy năm gần đây, vấn đề sinh tử của nền kinh tế chúng ta là phải giải quyết “cục máu đông” gồm nợ xấu và tồn kho bất động sản. Nhưng mức độ tin cậy của các số liệu này rất thấp.
Cuối năm 2012, thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng nợ xấu khoảng 10%, trong khi Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho rằng nợ xấu là 8,6%. Trong báo cáo tại kỳ họp này lại là 7,8%. Cùng thời gian, Ủy ban Giám sát tài chính đưa ra con số 11,8%. Tháng 3-2013, Ngân hàng Nhà nước thông báo nợ xấu còn 6%.
Cách đây vài ngày, Ngân hàng Nhà nước quyết định lùi áp dụng thực hiện thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến ngày 1-6-2014 áp dụng, thay vì 1-6-2013. Thông tư 02 nằm trong tổng thể những cố gắng làm lành mạnh, để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng như thống đốc nói: “Áp dụng thông tư 02 là để nhận diện đúng hơn về con số thực, bản chất nợ xấu”. Nhưng vấn đề ở đây nếu áp dụng thông tư 02 thì nợ xấu hiện tại của một ngân hàng có thể chỉ từ 3-4% sẽ tăng lên 10-15% hoặc hơn nữa như ý kiến của các chuyên gia kinh tế đã phân tích.
Như vậy, con số thực bản chất nợ xấu nghiêm trọng hơn nhiều những gì đã công bố.
Cho đến giờ này, chúng ta thật sự không biết lượng tồn kho bất động sản là bao nhiêu. Các số liệu của cơ quan quản lý và của Hiệp hội bất động sản, của các tổ chức nghiên cứu là rất khác nhau: 200.000 căn hay 40.000 căn, 83.000 tỉ đồng hay 40.000 tỉ đồng, nợ công 55% hay 95% GDP và liệu có an toàn?
Tại sao mỗi năm hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động, số doanh nghiệp còn lại phải giảm quy mô hoạt động ít nhất 30%? Vốn đầu tư toàn xã hội ngày càng giảm mà tạo việc làm mới cứ đều đặn hằng năm từ 1,5-1,6 triệu người và tỉ lệ thất nghiệp hằng năm cứ giảm? Năm 2010: 2,8%, năm 2011: 2,22%, năm 2012: 1,99%. Những con số cứ như được cài đặt vậy, có tin được không?
Tin vào con số nào khi trong 10 ngày tết Bộ Y tế báo cáo có cả ngàn người bị tai nạn, còn Ủy ban An toàn giao thông quốc gia là 700? Có nên vui mừng khi lần đầu tiên sau rất nhiều năm số người chết do tai nạn giao thông dưới 10.000 người? Có nên phấn khởi khi theo thống kê có 6,85 triệu lượt khách quốc tế đến VN?... Điện lực, xăng dầu lúc nào cũng bảo lỗ, ai biết thực hư thế nào?
Ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về các số liệu thống kê là có cơ sở. Những con số thiếu độ tin cậy có thể do kỹ thuật, có thể do phương pháp, có thể do trách nhiệm, do thiếu minh bạch và do cả bệnh thành tích nữa. Không có số liệu đúng và đủ, không thể đưa ra đánh giá đúng tình hình, không thể dự báo chính xác các xu hướng, không thể đưa ra các quyết sách, chủ trương, giải pháp đúng được và như thế chúng ta sẽ gặp rất nhiều rủi ro.
 
Tôi nghĩ Quốc hội phải biết, người dân có quyền được biết chuyện gì đang thật sự xảy ra ở đất nước mình.
 
(Trích phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 30-5-13) NGUYÊN VĂN HIẾN (đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Cậu bé đến từ xứ Phong bì

Phiếm
Cậu bé đến từ xứ Phong bì
Copy từ http://sgtt.vn/Goc-nhin/Phiem-va-biem/178134/Cau-be-den-tu-xu-Phong-bi.html ; đăng ngày 31/05/13 ;mục Phiếm và Biếm .
SGTT.VN - Do hôm nay là tết thiếu nhi nên thánh Pierre quyết định chỉ cấp visa vào Thiên đàng cho đối tượng trẻ em.
Tuy nhiên, theo thủ tục Ngài cũng phải tiến hành phỏng vấn qua loa. Thấy mấy đứa nhỏ tóc vàng da trắng mắt còn hoen lệ, Thánh liền hỏi han:
– Các con đến từ Phần Lan, từ Pháp, từ Canada… hả? Thôi mà, đừng khóc nữa, qua cánh cổng này là người bệnh lại lành, người liệt lại đi được, người câm có thể nói… mọi khổ đau sẽ không còn. Welcome!
Trái với vẻ ngần ngại của trẻ Âu Mỹ, một đứa mắt hí tóc đen chạy tới hổn hển nói với Thánh:
– Thánh ơi, mở cửa cho con vào lẹ!
– Từ từ, làm thủ tục đã chứ…
– Thánh mà chậm chạp là người ta kéo con lại đó!
– Ai mà ác vậy con?
– Thánh chưa biết sao, ở chỗ con làm trẻ nít khổ lắm: có đứa vừa lọt lòng đã bị liệng vào hố xí, có đứa lỡ tay mạo phạm xe quan lớn là bị còng tay diễu phố… Con đến từ…
– Thôi, ta biết rồi. Vào đi. Hảo lớ!
Nhìn đồng hồ thấy đã hết giờ, Thánh định đóng cửa thì một cậu bé gầy nhẳng, đen đúa xuất hiện.
– Uả, sao trễ vậy con?
– Thánh ơi, con thiếu ăn thiếu sữa nên đi không nổi, lết từ sáng sớm mà giờ mới tới.
– Vậy con đến từ đâu? Con mấy tuổi? Vì sao phải lên đây?...
Thay vì trả lời, thằng bé chìa ra chiếc phong bì làm Thánh Pierre ngẩn người:
– Có gì con cứ nói, viết thư làm gì?
– Thánh ơi, trong này đâu phải là thư!
– Trong phong bì mà không phải thư thì là thứ chi?
Đến lượt thằng bé ngẩn người: “Lạ nhỉ? Sao kỳ vậy?” làm Thánh Pierre sốt ruột:
– Lạ gì hở con?
– Ở chỗ con, người ta luôn dặn nhau: “Tới đâu mà bị hạch hỏi, cứ đưa phong bì là qua tuốt!”
Người già chuyện

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Kỳ lạ giếng cho sữa giữa thủ đô: Uống vào 3 ngày là căng sữa

Kỳ lạ giếng cho sữa giữa thủ đô: Uống vào 3 ngày là căng sữa
Copy từ http://ngoisao.vn/ky-quac/chuyen-la-viet-nam/ky-la-gieng-cho-sua-giua-thu-do-uong-vao-3-ngay-la-cang-sua-101951.html; 10 ảnh, đăng ngày 20/05/13, mục Tin tức lượm lặt đó đây.
“Bất cứ người phụ nữ nào bị tắc sữa, ít sữa đến thành tâm cầu khấn và xin nước từ chiếc giếng lạ này về uống, nấu cháo thì trong vòng 3 ngày ngực sẽ căng sữa trở lại”.
Xin buổi sáng, buổi chiều ngực căng sữa
Đã từ rất lâu, với người dân Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), giếng sữa cùng ngôi miếu nằm cạnh là khu di tích rất linh thiêng, hễ bà mẹ nào đang nuôi con ít sữa, tắc sữa đến đây khấn và xin nước từ chiếc giếng về uống hoặc nấu cháo, lập tức bầu ngực sẽ căng sữa trở lại.
Đó là câu chuyện có thật vẫn diễn ra hàng ngày tại đây, mỗi ngày ngôi miếu cùng chiếc giếng nằm lặng lẽ đón tiếp biết bao bà mẹ, ông bố đến xin sữa cho con. Họ là những người trong vùng, trong huyện, thậm chí ở nhiều tỉnh thành phía Bắc lặn lội đến đây làm lễ.
Ảnh 1: Giếng Sữa cùng ngôi đền nổi tiếng với việc xin sữa.
 
Ảnh 2: Ngôi đền thờ thánh Mẫu.
 
Đồ lễ đến đây xin sữa cũng rất giản đơn, mỗi người đến đây chỉ cần mang theo cân hoa quả, vàng hương và tất nhiên không thể thiếu tấm lòng thành tâm của người đến xin sữa.
 
Ảnh 3: Bà Lạng chia sẻ với chúng tôi về những gì đã chứng kiến mà giếng Sữa mang lại cho người dân.
 
Chia sẻ về điều này, bà Nguyễn Thị Lạng (61 tuổi, thôn Cam Lâm, Đường Lâm) nói: “Người đến xin sữa chỉ cần đến cầu khấn bằng tấm lòng thành tâm nhất ắt sẽ có hiệu nghiệm. Ngoài ra, nếu người xin sữa sinh con trai thì đặt lễ 7 tờ tiền, còn sinh con gái thì 9 tờ”.
Nhưng để hiệu nghiệm thì người đến làm lễ đều phải để lại tất cả đồ lễ khi mang đến như hoa quả, gói bánh hay thậm chí cả chiếc bật lửa để đốt nhang, chiếc đĩa đựng hoa quả... Thấy tôi thắc mắc vì điều này, bà Lạng nói: “Rất khó giải thích nhưng đồ lễ đó sẽ là lộc lá mà ngôi miếu mang lại cho những đứa trẻ thôn Cam Lâm”.
 
Ảnh 4: Giếng luôn được che đậy cẩn thận, phía trên có một chiếc ca nhựa cùng vỏ một hộp sữa để lấy nước từ dưới giếng lên.
 
Ảnh 5: Nước giếng luôn trong vắt suốt bốn mùa.
 
Cụ Hải cũng cho biết: “Đợt trước có hai vợ chồng tận Hải Phòng không có sữa nuôi con dù đứa trẻ mới chỉ hơn 2 tháng. Hình như gia đình đã uống thuốc tây, thuốc nam, ăn móng giò nhưng vẫn không có sữa. Nghe mọi người nói, hai vợ chồng tìm đến đây xin sữa và ngay lập tức trong vòng 3 ngày người vợ đã căng sữa. Ít lâu sau, người chồng đến tạ lễ và hồ hởi kể lại chuyện cho chúng tôi”.
Còn một trường hợp khác được cụ Nguyễn Thanh Hải (70 tuổi) kể rằng: “Năm ngoái ở thị trấn Phùng có một cháu nhỏ bị suy dinh dưỡng nặng, đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, dù chữa trị khắp nơi cũng không khỏi. Sau này gia đình mới biết là sữa mà người mẹ cung cấp không đủ dưỡng chất cho đứa trẻ ấy. Thấy mọi người nói gia đình đã mang cả 2 mẹ con lên đây làm lễ.
Hơn 1 tháng sau, 2 mẹ con trở lại tạ lễ, đứa bé trở nên kháu khỉnh đến lạ”.
Câu chuyện giữa tôi và cụ Hải bị cắt ngang bởi cô Nguyễn Thị Nguyệt (50 tuổi), cô Nguyệt kể: “Ngày bà ngoại mới sinh tôi do không có sữa, dù năm đó trời rét cắt da cắt thịt cũng phải lặn lội từ xã bên qua đây xin sữa. Sau khi làm lễ và mang nước về nấu cháo, lập tức chiều hôm ấy bầu ngực của bà đã đầy sữa. Chính vì điều này mà tôi mới có ngày hôm nay”.
Cả làng hưởng “lộc sữa” từ giếng
Giếng sữa nằm cạnh con đường mòn, đồi Nghẽn thôn Cam Lâm (Đường Lâm, Sơn Tây), xung quanh cây cối um tùm. Giếng chỉ rộng 80cm, sâu chừng 2m, thành giếng làm từ đá ong còn nước thì luôn trong vắt suốt bốn mùa. Điều đặc biệt nhất chúng tôi phát hiện là dù giếng nằm rệ đường, đáy giếng cao hơn mực nước ruộng khoảng 80cm nhưng luôn đây ắp nước. Còn ngôi đền cũng được làm bằng đá ong, lợp ngói phủ rêu phong nhưng chỉ rộng chừng vài ba mét vuông.
Ảnh 6.
 
Ảnh 7: Bao quanh ngồi đền nhỏ và giếng là cây cối um tùm.
 
Chẳng ai biết giếng sữa và ngôi đền có từ bao giờ, đến những bậc cao niên trong làng cũng không thể biết được, họ chỉ nhớ khi lớn lên đã thấy chiếc giếng và ngôi đền nằm ở đó rồi.
Ảnh 8: Đồi Nghẽn và đường vào giếng sữa.
 
Vào thế kỷ trước, có năm thôn Cam Lâm vào mùa hạn hán đỉnh điểm, nước trong vùng thiếu thốn, từ sông ngòi, ao chuôm đều cạn rặc. Thậm chí, những chiếc giếng đào sâu xuống lòng đất cả chục mét cũng trơ đáy, nhưng lạ kỳ chiếc giếng nằm cạnh ngôi miếu lại đầy ắp nước. Điều kỳ lạ này khiến người dân Cam Lâm vô cùng vui mừng, họ thi nhau ra giếng lấy nước về ăn uống, tắm rửa. Mặc dù chiếc giếng bé cỏn con nhưng cả thôn hàng trăm gia đình dùng nhưng chẳng bao giờ cạn nước.
Điều đặc biệt nhất đối với nước ở giếng sữa dù trải qua hàng trăm năm nhưng nước vẫn trong xanh, mát lạnh mà chẳng thể chiếc giếng nào có được.
Khi chúng tôi thắc mắc tên gọi giếng sữa có từ bao giờ thì mỗi người đưa ra một câu chuyện. Có người nói, thời xưa có một thánh mẫu không có sữa nuôi con, khi đi qua đây thấy một tia nước trồi lên, bà liền vốc nước uống lập tức có sữa cho đứa trẻ uống; người thì cho rằng tận thời Âu Cơ đưa con lên rừng, khi bà đi qua đây chọc gậy thành chiếc giếng này… Nhưng dù là lý do gì đi chăng nữa thì đây đã trở thành chốn linh thiêng đối với rất nhiều người.
Trong câu chuyện với những người thôn Cam Lâm chúng tôi được biết rằng, từ xưa đến nay không có bất cứ người phụ nữ trong thôn nào bị thiếu sữa, tắc sữa hay rối loạn. Tất cả những người trong thôn đều có nguồn sữa dồi dào.
 
Ảnh 9: Cô Nguyệt thỉnh thoảng đến miếu và giếng để dọn dẹp vì cô tin rằng chính nơi này trước kia đã phù hộ cho bà ngoại có sữa để nuôi cô.
 
Nói về điều này, cô Nguyệt cho rằng: “Có lẽ phụ nữ cả thôn được hưởng lộc từ giếng nên các thần thánh phù hộ cho. Như tôi đây này, ngày xưa bà ngoại ở xã bên đẻ tôi ra phải đến xin mới được, khi tôi về làm dâu Cam Lâm thì sinh 3 cháu đề nhiều sữa lắm”.
Không chỉ các cô con dâu của Cam Lâm nhiều sữa mà những người con gái trong làng khi xuất gia khắp mọi nơi đều không hề thiếu sữa. Nhưng dù đi đâu, làm gì thì người Cam Lâm hàng năm đều đến miếu và giếng sữa thắp nén hương xem như tạ ơn vì mang lại cho họ nhiều điều may mắn.
Xin được cả sữa cho trâu bò, lợn?!
Trong câu chuyện giữa chúng tôi với người dân thôn Cam Lâm, ai cũng khẳng định rằng giếng Sữa không chỉ linh thiêng đối với người mà còn phù hộ cho cả động vật. Ví như nếu gia đình nào có trâu bò, lợn đẻ mà thiếu sữa, người nhà đến khấn rồi xách nước từ giếng về cho trâu bò, lợn, chó… là ít ngày sau có sữa liền.
“Người cũng là động vật cả mà nên thánh đều phù hộ cho. Chính vì điều này nên rất nhiều gia đình đã đến đây xin sữa cho vật nuôi và thành công”, bà Lạng, cô Nguyệt đều khẳng định điều này.
 
Ảnh 10:Theo người dân Cam Lâm, giếng không chỉ xin được sữa cho người mà còn xin được cho cả vật nuôi.
 
Riêng với việc xin sữa cho động vật chỉ diễn ra trong xã Đường Lâm, điều này lại chứa đựng những câu chuyện ly kỳ và khó lý giải.
Chia tay Cam Lâm, chúng tôi được biết rất nhiều người vẫn truyền tai nhau những câu chuyện ly kỳ về giếng sữa. Nhưng có một thực tế là rất nhiều người hiện đã và đang tìm đến Cam Lâm để xin sữa cho con, cho vợ hoặc cho vật nuôi nhà mình.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Thủy, trưởng ban Văn hóa xã Đường Lâm cho hay: “Tục xin sữa tại giếng sữa thôn Cam Lâm có từ rất lâu đời, đó là một nét văn hóa tâm linh của người Đường Lâm. Người đến xin sữa thường phải đặt lễ, cúng bái trước đền rồi mới múc nước mang về đun nấu”.
Lý giải về hiện tượng lạ này, ông Thủy cho rằng: “Có thể trong nước giếng sữa tồn tại vi chất nào đó có lợi cho việc tiết sữa cho người phụ nữ nuôi con”.
 
Theo Trí Thức Trẻ

Đuối lý, Trung Quốc sợ toà án Quốc tế

Đuối lý, Trung Quốc sợ toà án Quốc tế
Copy từ http://sgtt.vn/Quoc-te/177961/Duoi-ly-Trung-Quoc-so-toa-an-Quoc-te.html; đăng ngày 29/05/13;mục Quốc tế .
SGTT.VN - Việc Bắc Kinh bác bỏ đề xuất đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông ra giải quyết ở tòa án quốc tế khiến họ chẳng khác gì “một kẻ bắt nạt” trong cộng đồng quốc tế.
Đó là nhận định vừa được một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc đưa ra tuần này trên tờ Hoa Nam Bưu điện Buổi sáng – một tờ báo của Hong Kong.
Chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc - ông Jerome Cohen.
Chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc - ông Jerome Cohen.
Hồi tháng 1.2013, Philippines đã chính thức thách thức tính pháp lý của yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò. Theo yêu sách này, Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, mở rộng đến tận những khu vực nằm sát bờ biển của các nước láng giềng.
Đường 9 đoạn của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và vì thế nó vấp phải sự phản đối dữ dội của các học giả, các chuyên gia trên toàn thế giới.
Giáo sư Jerome Cohen đến từ khoa Luật của Đại học New York cho biết, ông thấy “thất vọng” khi Bắc Kinh bác bỏ việc đưa cuộc tranh chấp xoay quanh đường 9 đoạn của họ ra giải quyết tại tòa án quốc tế.
"Giới lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn có quan điểm rằng, tổn thất gây ra từ việc bác bỏ đề xuất đó có thể ít hơn, đặc biệt là nếu họ có thể dọa dẫm, ép buộc Philippines nhượng bộ hơn nữa trong quá trình diễn ra phiên tòa xét xử vụ kiện", chuyên gia Cohen đã nói như vậy trong một bài giảng tại trường Đại học Hong Kong hôm 23.5.13.
Tuy nhiên, Trung Quốc “sẽ trở nên có lý hơn” nếu họ trình bày lập luận, lý lẽ trước hội đồng thẩm phán bởi họ có nghĩa vụ phải tuân theo những điều khoản đã ký kết trong Công ước Liên Hợp quốc về luật Biển, ông Cohen cho hay.
Thay vì tuân theo các thủ tục, Trung Quốc tuyên bố rằng, “lập trường của họ không thể bị thách thức vì nó hoàn toàn đúng và vì thế, chúng tôi không quan tâm đến những gì mà chúng tôi cam kết”, ám chỉ đến UNCLOS.
Trung Quốc đã ký vào bản Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 ngay sau khi công ước này chính thức có hiệu lực năm 1994.
"Làm sao một nước nào đó lại có thể nói rằng, chúng tôi đúng đến mức chúng tôi không cần phải đến tham dự một phiên tòa công bằng mà chúng tôi đã từng cam kết trước đây để nghe xem quan điểm, lập trường của chúng tôi có được công nhận hay không?”, chuyên gia luật hàng đầu Mỹ phát biểu.
Theo ông này, “việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất giải quyết tranh chấp tại tòa án quốc tế đã khiến hình ảnh của họ trở nên xấu đi trong mắt cộng đồng thế giới... Lúc này, Trung Quốc chẳng khác gì một kẻ bắt nạt”.
Ông Cohen cho biết, ông này muốn nhìn thấy các nước khác có tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông đưa vấn đề của họ ra giải quyết tại tòa án quốc tế.
Chuyên gia Cohen nhấn mạnh, tất cả các “cường quốc lớn” như Mỹ và Trung Quốc “cần phải luôn luôn nhắc nhở mình rằng, họ phải chịu những giới hạn quốc tế dù có thích hay không”.
Ông Cohen khẳng định, việc Trung Quốc từ chối tham gia vào vụ kiện của Philippines rõ ràng đã làm xói mòn quyền lực mềm của cường quốc châu Á này.
"Khi các bạn bị xem là người vi phạm luật quốc tế, các bạn sẽ không giành được nhiều lá phiếu trong cộng đồng thế giới”, ông Cohen nói.
Nhật Bản ủng hộ Philippines đưa cuộc tranh chấp ở Biển Đông ra tòa án quốc tế
Trung Quốc rõ ràng đang ở thế bất lợi khi bác bỏ việc đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với Philippines ra giải quyết tại tòa án quốc tế bởi con đường này đang được rất nhiều nước ủng hộ.
Cụ thể, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra cam kết ủng hộ Philippines khi Ngoại trưởng Albert del Rosario có chuyến thăm đến Tokyo.
“Ông Abe đã bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ Nhật Bản đối với việc Philippines chọn lối đi pháp lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển để nhằm xác định rõ các vùng lãnh hải và quyền của chúng tôi ở Biển Đông”, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.
Tokyo cũng cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ Philippines trong việc củng cố năng lực để bảo vệ an ninh hàng hải.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 22.5.13 đã cam kết với người đồng cấp Philippines về việc giúp quốc gia Đông Nam Á này củng cố và tăng cường sức mạnh cho Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines.
Theo lời ông Kishidam, Nhật Bản sẽ sắp xếp để sớm chuyển giao các tàu tuần tra hiện đại cho phía Philippines. Dự án này sẽ được tài trợ bởi nguồn viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản.
Đây là trường hợp đầu tiên nằm trong thoả thuận đạt được giữa Mỹ và Nhật Bản hồi tháng 4 năm ngoái.
Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ, Nhật đã nhất trí với nhau rằng, những khoản viện trợ nước ngoài của Nhật Bản sẽ được sử dụng để cung cấp tàu tuần tra cho các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đang tìm cách chống lại sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Trước Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) hôm 15.5.13 đã lần đầu tiên lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Hôm 22.1.13, Philippines đã quyết định đưa cuộc tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế sau khi cuộc đối đầu giữa Hải quân Philippines và tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm nhập vào bãi cạn Scarborough kéo dài dai dẳng hơn một năm.
Chính phủ Philippines tuyên bố, họ muốn tòa án quốc tế ra phán quyết khẳng định đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc là “vô giá trị” và “phi pháp”.
Bài, ảnh: vnmedia.vn

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Bất lực chống hàng gian, hàng giả?

Bất lực chống hàng gian, hàng giả?
Copy từ http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130528/bat-luc-chong-hang-gian-hang-gia.aspx; đăng ngày 29/05/13 ;mục Kinh tế .
Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ như chống hàng nhái, hàng giả trong thời gian qua theo các doanh nghiệp như muối bỏ biển.
Đây là nội dung các doanh nghiệp (DN) tập trung trao đổi tại hội thảo “Sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại toàn cầu” do Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp với Tạp chí Tia Sáng và Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) - Bộ Khoa học - Công nghệ tổ chức tại TP.HCM hôm qua 28.5.13.
Quản lý thị trường TP.HCM phát hiện đồ chơi đĩa bay Tosy giả mạo - Ảnh: H.Việt
Chưa được vạ thì má đã sưng
Công ty CP may Việt Tiến là đơn vị đã áp dụng nhiều biện pháp để chống hàng nhái, hàng giả trong nhiều năm qua. Kết quả là trên thị trường vẫn tràn lan cửa hàng bán đồ nhái của Việt Tiến. Ông Ngô Đức Hòa - Chủ tịch HĐQT Công ty CP may quốc tế Thắng Lợi cũng cho biết, hiện ở TP.HCM phát hiện có ít nhất 10 cửa hàng bán sản phẩm nhái thương hiệu Thắng Lợi với giá chỉ bằng một nửa giá bán của công ty.
Biết thế nhưng công ty này chưa có biện pháp nào để giải quyết triệt để. Bởi theo ông Hòa, quá trình đeo đuổi và chi phí bỏ ra trong việc chống hàng giả, hàng nhái là không nhỏ nhưng kết quả lại thu về không cao. Vì vậy bản thân ông phải cân nhắc trước khi tiến hành các biện pháp bảo vệ nhãn hiệu của mình. Trong khi đó, ông Đào Trọng Đại - Trưởng bộ phận pháp chế Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) - thông tin công ty thường xuyên phát hiện hàng nhái, hàng giả thương hiệu PNJ được rao bán trên mạng, ở một cửa hàng vàng bạc nhỏ…
Giải pháp mà công ty lựa chọn là mua lại sản phẩm nhái xem như làm bằng chứng và sau đó gửi công văn đến nơi vi phạm và yêu cầu ngừng ngay việc vi phạm này, nếu không sẽ tiến hành các bước tiếp theo như kiện ra tòa. Điều này cũng mang lại được những kết quả nhất định nhưng không thể triệt để. “Thủ tục hành chính mất nhiều thời gian.
Nếu kiện ra tòa thì phải mất từ 6 tháng đến 1 năm. Khi đó DN chưa được vạ thì má đã sưng vì tốn kém nhiều thời gian và chi phí”, ông Đại nói. Còn bà Ngô Thị Báu - Phó tổng giám đốc Công ty SX-TM Nguyên Tâm (Foci) thì cho rằng DN cũng không biết chắc nếu mình theo đuổi việc kiểm tra hàng nhái, hàng giả nhưng kết quả có đạt được hay không. Nói cách khác là việc bảo vệ SHTT trong nước hiện đang theo kiểu “hên xui”. Vì vậy đôi khi DN nhắm mắt làm ngơ và phải bỏ qua, nhất là khi giá trị các lô hàng nhái đó còn thấp hơn chi phí mà DN phải bỏ ra để thu hồi hay kiện cáo…
Nhái nhiều, hàng thật bị tẩy chay
Đó là sự thật đau lòng của nhiều thương hiệu hiện nay. Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao - cho biết Công ty may Việt Tiến đã tâm sự rằng nếu như công bố công khai về tình trạng hàng giả, hàng nhái thì bản thân người tiêu dùng cũng e ngại. Thậm chí có nhiều người tiêu dùng đã phản ứng bằng cách thà không mua sản phẩm Việt Tiến nữa vì không biết đâu là thật, đâu là giả. Điều này lý giải tại sao nhiều DN chưa thật sự chủ động hay công khai thông tin với cả các cơ quan thực thi SHTT. Đó cũng là nguyên nhân, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và DN vẫn còn khá lỏng lẻo.
Ông Đào Trọng Đại - Công ty PNJ đặt vấn đề, các đơn vị như quản lý thị trường, công an hay thanh tra thường xuyên kiểm tra nhãn hiệu hàng hóa của các DN đang kinh doanh, nhưng trên thị trường vẫn tràn lan hàng gian, hàng giả. Điều này cho thấy các đơn vị thực thi việc bảo vệ SHTT chưa chủ động. Ông Nguyễn Văn Bảy - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo, Cục SHTT, nhận định năng lực của các đơn vị thực thi SHTT còn hạn chế. Hệ thống tổ chức bảo đảm thực thi SHTT còn phức tạp và sự phối hợp giữa các cơ quan này cũng chưa thông suốt làm hạn chế hiệu quả thực thi… Rõ ràng dù hệ thống pháp luật về SHTT đã đầy đủ nhưng khâu thực thi, khâu quan trọng nhất, lại quá yếu. Các DN đều cho rằng chỉ cần các cơ quan quản lý nhà nước phối hợp với nhau chặt chẽ hơn và hỗ trợ DN nhiều hơn thì sẽ giảm thiểu được tình trạng vi phạm SHTT đang tồn tại rộng khắp như hiện nay.
Cẩn thận khi mua hàng, bà con ơi!
Mai Phương

Nền kinh tế đang suy kiệt

Nền kinh tế đang suy kiệt
Copy từ http://vef.vn/tranh-luan-online/2013-05-28-nen-kinh-te-dang-suy-kiet, đăng ngày 29/05/13, mục Tranh luận online.
(VEF.VN) - Việt Nam dường như đang lựa chọn cho mình một con đường đi nhỏ bé, gập ghềnh, chậm chạp... để tránh con đường lớn bằng phẳng nhưng phải vượt đèo cao.
Đây là nhận xét về hướng đi của nền kinh tế Việt Nam hiện tại và trong tương lai trong Báo cáo kinh tế thường niên 2013 của nhóm soạn thảo thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội.
Thất bại về chính sách
Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2013 mang tên "Trên đường gập ghềnh tới tương lai" cho rằng, những vấn đề trọng tâm của chính sách năm 2012 chưa đạt như kỳ vọng, có thể nói, đây là năm không thành công về thực thi những ý tưởng chính sách đã đề ra trong năm 2011 và trước đó. Tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hầu như không đạt được bước tiến nào đáng kể.
Các đề án quan trọng như tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, xử lý nợ xấu đã không được thông qua. Các biện pháp tài khóa chưa đạt được hiệu quả vì do dự trong quyết định chính sách. Điều này làm mất đi cơ hội quý báu và năm 2013 đang phải trả giá. Có lẽ hết 2013 kinh tế vẫn chưa đạt được những hiệu quả tích cực.
Sức mua thấp khiến hàng hóa tồn kho nhiều, DN hết sức khó khăn
Lạm phát tương đối thấp, nhưng nguy cơ về giảm phát đang hiển hiện. Toàn bộ nền kinh tế đang ở trạng thái suy kiệt, khi cả đầu tư và tiêu dùng cá nhân tiếp tục bị thu hẹp. Trên thị trường các điểm nghẽn như nợ xấu, hàng tồn kho chưa được khai thông, khu vực bất động sản đông cứng và suy giảm, môi trường kinh doanh suy yếu buộc hàng vạn DN rời bỏ thị trường, cuốn đi thành quả của nhiều năm cải cách.
Các giải pháp chính sách không đủ mạnh, môi trường truyền dẫn chính sách kém hiệu quả làm biến dạng mục tiêu mong muốn là những nhân tố cản trở sự hồi phục, vì vậy tăng trưởng GDP khó đạt mức đề ra 5,5% mà sẽ thấp hơn.
Các vấn đề dễ xảy ra, đó là lãi suất thực âm do ngân hàng dư thừa vốn không cho vay được khiến cho lãi suất huy động hạ và thấp hơn lạm phát làm cho người gửi tiền gặp khó khăn, trong khi các kênh đầu tư khác không hiệu quả và tác động lên tỷ giá ngoại tệ.
Nhiều chương trình cải cách được đặt ra nhưng thời gian cứ trôi và có nhiều lý do để ngày càng hoài nghi về khả năng đất nước có thể thực hiện những ý tưởng cải cách cấp bách đã đặt ra.
Có thể nói cho đến nay chúng ta vẫn chưa đưa ra mục tiêu thực sự về kinh tế Việt Nam, cái gì là chủ đạo, hình dung về tương lai không rõ ràng, dẫn đến các kế hoạch cũng không rõ ràng và phương pháp thực hiện không hiệu quả.
Những lo ngại
Sự phát triển của Trung Quốc đang đòi hỏi một nguồn lực đầu vào khổng lồ mà riêng Trung Quốc không thể cung cấp được. Do vậy đang tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu, nhiên liệu. Điều này gián tiếp làm thay đổi khuynh hướng sản xuất của nhiều nước, khiến một số nước bị hấp dẫn bởi xuất khẩu tài nguyên, hàng hóa thô, sơ chế sang Trung Quốc. Nguồn lực sẽ bị rút khỏi khu vực sản xuất công nghiệp khiến đất nước mất dần khả năng cạnh tranh trong dài hạn. Các quốc gia giàu tài nguyên sẽ bị phân ly khỏi quỹ đạo công nghiệp hóa truyền thống và dần lệ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên. Sự gần gũi về địa lý, giàu tài nguyên và trình độ sản xuất thấp hơn có thể khiến Việt Nam dần bị hút vào vòng xoáy này.
Ngoài ra, xuất siêu tăng mạnh là một nỗi lo mới, do cơ cấu xuất khẩu không đổi, chủ yếu là nhóm có giá trị thấp, dính vào nấc thang công nghệ thấp. Trong khi đó lại không có khả năng thoát bẫy công nghệ vì tốc độ bứt phá của nền kinh tế thấp.
Theo tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, cần phải xem xét nhiều vấn đề cho tương lai, nếu không khi giải quyết nợ xấu, tiền tệ xong quay lại thì công nghiệp Việt Nam chẳng còn gì. Các lĩnh vực sản xuất như chế biến thức ăn gia súc, hóa mỹ phẩm... đang bị các DN có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) thôn tính, nguy cơ bị xóa sổ trên bản đồ công nghiệp Việt Nam.
Phá băng tín dụng, làm cách nào là điều rất đáng xem xét. Tại Mỹ phải mất 5 năm và tốn kém nhiều tiền của, tại Nhật mất 15 năm với lãi suất 0%, còn Việt Nam quan niệm hết sức ngây thơ, chỉ cần hạ lãi suất là có thể phá băng tín dụng, mang đến những sai lầm trong cách thức giải quyết vấn đề.
Theo ông Nghĩa, Việt Nam gia nhập WTO, lạm phát cao hơn, tăng trưởng thấp hơn, có thể thấy đó là hiệu quả của sự "phởn phơ". Thấy FDI vào nhiều, giàu lên quá dễ nên phởn phơ trong xây dựng, ban hành chính sách; tất cả mục tiêu đề ra nằm trên hội chứng phởn phơ. Đây là kiểu tư duy trưởng giả, mới nổi, ảo tưởng đang gây ra rất nhiều tác hại.
Cuối cùng, báo cáo viết: Việt Nam cần nghiêm túc xem xét lại mô hình kinh tế và sớm định hướng một mô hình mới. Nếu tiếp tục né tránh nhận thức một cách dứt khoát và rõ ràng về mô hình mới cho phát triển kinh tế cùng những thể chế hỗ trợ phù hợp, thì cuộc cải cách sẽ không có mục tiêu thực sự và sẽ bỏ lỡ cơ hội đi tới tương lai trên con đường bằng phẳng.
Trần Thủy
Nhà thờ
Trầm mặc nhà thờ phố núi Sapa.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Nhập viện vì "sáng tạo" chiều vợ mới cưới

Nhập viện vì "sáng tạo" chiều vợ mới cưới
Copy từ http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/117632/nhap-vien-vi-sang-tao-chieu-vo-moi-cuoi.html; đăng ngày 28/05/13 ;mục Đời sống .
Muốn hâm nóng cảm xúc khi yêu, tìm lại những phút giây thăng hoa như thủa ban đầu, nhiều cặp vợ chồng không ngại ngần tìm đến những kiểu “yêu” mới lạ, khiến cho nhiều câu chuyện dở khóc dở cười cũng từ đây mà nảy sinh.
Chồng gẫy “kiếm” vì vợ sáng tạo
Lấy chồng được 4 năm, Hiền (Hoàng Mai - Hà Nội) đã nhanh chóng sinh cho chồng 2 đứa con, một trai một gái đẹp như thiên thần. Hạnh phúc cứ tưởng như vậy đã là viên mãn. Nào ngờ sau khi sinh đứa con thứ 2, áp lực về kinh tế gia đình, công việc, con cái... khiến 2 vợ chồng càng ngày càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Chuyện chăn gối cũng vì thế mà nguội lạnh.
“Có khi 2, 3 tháng vợ chồng không động chạm đến nhau, đi làm về, lên đến giường là mạnh ai người ấy ngủ, thậm chí đến việc nói chuyện thân mật với nhau cũng trở nên khó khăn” - Hiền tâm sự.
Lên mạng đọc sách báo, Hiền mới giật mình khi biết, “trong hôn nhân, “chuyện ấy” cực kỳ quan trọng, nhiều vị thẩm phán tòa ly hôn còn cho rằng, có tới 70% các cặp vợ chồng đường ai nấy đi chỉ vì “chuyện ấy” không hòa hợp”. Vì vậy, để hâm nóng chuyện “chăn gối” của 2 vợ chồng, Hiền quyết tâm làm mới chuyện phòng the.
Đầu tiên, Hiền lập kế hoạch gửi con về ngoại, để 2 vợ chồng có không gian riêng. Sau khi dọn dẹp giường chiếu, phòng ngủ sạch sẽ, đẹp đẽ, Hiền diện chiếc váy ngủ sexy, sức mùi nước hoa ngọt ngào nhất để “dụ dỗ” chồng.
Lâu lắm rồi mới lại thấy vợ quyến rũ và chủ động như vậy nên chồng Hiền cũng hào hứng theo. Đang lúc cao trào, thì Hiền đẩy chồng ra và “vùng lên” “lái tàu hỏa” để tạo cảm giác mới mẻ hơn so với những lần sinh hoạt truyền thống trước kia.
Nào ngờ, do cảm xúc quá mạnh mẽ lại là tư thế mới lạ đối với Hiền, nên đang lúc cao độ thì Hiền “lái tàu chệch hướng” khiến “súng ống” của chồng gặp tai nạn. Quá hoảng hốt, Hiền vội vàng mặc tạm bộ quần áo, cài chưa hết khuy đã chạy sang gõ cửa nhà hàng xóm mếu máo nhờ đưa chồng đi cấp cứu.
Cũng may, 2 vợ chồng vào viện lúc nửa đêm nhưng vẫn gặp được bác sĩ giỏi, lại được cấp cứu kịp thời, nên sau phẫu thuật hơn 1 tiếng đồng hồ, và vài ngày nằm viện, chồng Hiền lại khỏe mạnh trở lại, và “súng ống” cũng dần dần phục hồi.
Nhập viện vì sáng tạo chiều vợ mới cưới
Cũng gặp tai nạn tương tự như vợ chồng Hiền, nhưng Quang (34 tuổi, sống ở Hai Bà Trưng - Hà Nội) lại không dám đến bệnh viện cấp cứu vì sợ xấu hổ, người ngoài biết chuyện sẽ cười chê nên cố chịu đau đớn. Đến khi không thể lỳ lợm hơn được nữa vì thấy “súng ống” của mình gần như mất cảm giác, tím đen và oặt ẹo, Quang mới nhập viện Nam học & Hiếm muộn Hà Nội sau 3 ngày xảy ra tai nạn.
Tại bệnh viện, TS Vương Văn Vệ cho biết, Quang nói dối mình bị ngã, nhưng nhìn “súng ống” của Quang, các bác sĩ đều ngầm hiểu được bản chất của vấn đề. “Đó là một ca gẫy “kiếm” khá nặng, gẫy toàn bộ, đứt cả niệu đạo, nên phải phẫu thuật mổ nối suốt 2 tiếng đồng hồ” - TS Vương Văn Vệ nói.
Đến khi phẫu thuật thành công, thấy một cô rất trẻ và xinh đến chăm sóc, Quang mới thật thà tâm sự với bác sĩ về tai nạn phòng the dẫn đến gẫy “súng” hôm trước. Đó là vì muốn chiều cô vợ mới cưới, nên Quang đã học theo những tư thế lạ trên phim, truyện. Ai ngờ, không đủ sức chiến đấu, nên mới xảy ra cơ sự này...
Là người đã cấp cứu cho hàng trăm người bị tai nạn gẫy “kiếm” TS Vương Văn Vệ cho biết, phần lớn những trường hợp gặp phải tai nạn này là các thanh niên đang ở độ tuổi 30, mới có vợ, hoặc bạn gái nên đang trong giai đoạn sung sức, thích các tư thế lạ.
“Ngoài ra, ở lứa tuổi sinh viên, cũng không ít bạn phải nhập viện vì gẫy “kiếm” do tò mò tự bẻ, hoặc chưa có nhiều kiến thức về tình dục, sinh sản” - TS Vệ kể
Minh Minh
Anh ơi cố bình phục nhanh đi anh. Mai mốt đừng chế biến gì nữa nha...
Người ta bị tai nạn um sùm lên kìa...

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Cứu sống trẻ 15 tuổi tự tử vì thất tình

Cứu sống trẻ 15 tuổi tự tử vì thất tình
Copy từ http://sgtt.vn/Khoe-va-Vui/177972/Cuu-song-tre-15-tuoi-tu-tu-vi-that-tinh.html; đăng ngày 26/05/13, mục Khỏe và vui.
SGTT.VN - Ngày 26.5.13, BS Nguyễn Minh Tiến, trưởng khoa hồi sức cấp cứu và chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cho biết khoa vừa cứu sống bệnh nhi nam Đ.V.Th., 15 tuổi, ngụ ở Tiền Giang, được bệnh viện tuyến trước chuyển đến với chẩn đoán ngộ độc thuốc trừ sâu clothion 55EC.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, vì bị bạn gái bỏ rơi, Th. đã uống 100 – 150ml thuốc trừ sâu. Một tiếng sau, Th. sùi bọt mép, chảy nhiều đàm nhớt, ngất... người nhà vội đưa đi cấp cứu. Sau điều trị bằng rửa dạ dày nhiều lần, uống than hoạt tính, thay huyết tương, tiêm thuốc giải độc… hiện em đã tỉnh táo.
 
Nguyễn Thái
 

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Nước mắt nghị trường

Nước mắt nghị trường
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/550211/nuoc-mat-nghi-truong.html; đăng ngày 25/05/13, mục Ch trị - XH.
TT - Báo Tuổi Trẻ tường thuật có đại biểu Quốc hội đã rưng rưng nước mắt khi nói đến tình trạng sử dụng tiền của dân một cách thiếu trách nhiệm trong hoàn cảnh rất khó khăn của nền kinh tế.
Đại biểu Võ Thị Dung rưng rưng nước mắt khi "nghe báo cáo thì thấy tình hình bình yên quá” - Ảnh: MAI HƯƠNG
 
Nếu nhớ lại, trước đây cũng đã có vài đại biểu khóc ở nghị trường trong các trường hợp tương tự. Có cái tâm thì nước mắt nghị trường mới rơi. Chính sách phải có con tim trong đó mới không xơ cứng trước những nhịp đập của cuộc đời. Người dân chắc là cảm thấy phần nào được an ủi khi đại biểu do mình bầu tỏ ra thông hiểu tình cảnh của dân như vậy.
Tuy nhiên, mủi lòng trước sự khốn khó của người dân, nhưng đừng mủi lòng trước những lời trần tình của các bộ ngành mà dễ dãi bỏ qua kiểu như “chuyện đã xảy ra rồi thì rút kinh nghiệm, có phê bình cũng chả giải quyết được việc gì”.
Tại thảo luận tổ, cũng chính đại biểu “rưng rưng nước mắt” đã chỉ ra từ đầu khóa tới giờ báo cáo nào cũng nói là đầu tư dàn trải, nhưng với những cá nhân sử dụng ngân sách sai thì Quốc hội chưa có đề nghị với Chính phủ kỷ luật ai.
Nghĩa là đại biểu hãy khó tính hơn, khắt khe hơn trong giám sát, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Hãy biến rung cảm thành những hành động cụ thể tại nghị trường. Ngay tại kỳ họp này, nếu đã phát hiện các báo cáo còn “hời hợt, không trung thực, không phản ánh tình hình” thì có thể dùng quyền yêu cầu cung cấp thông tin của đại biểu Quốc hội để buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan bổ sung thông tin.
Nếu thấy sử dụng ngân sách thiếu trách nhiệm với dân thì đừng chấp nhận lý lẽ “đã xài rồi, không quyết toán thì không được”, vì nói như vậy là “có lỗi, thiếu sót với dân quá”. Như chính các đại biểu Quốc hội nói, Quốc hội phải xem xét kỹ và phải làm rõ các địa chỉ phải chịu trách nhiệm, không chỉ trong việc sử dụng ngân sách mà trong mọi lĩnh vực khác.
Việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm lần này cũng là một cơ hội để các đại biểu Quốc hội chỉ rõ trách nhiệm đối với những cá nhân không xứng đáng với sự tín nhiệm, với lòng tin của nhân dân.
Đọc các báo cáo của các bộ trưởng chưa đủ, người dân đòi hỏi các đại biểu đối chiếu với nhiều nguồn thông tin khác nhau, không cảm tính, không dễ dãi “hòa cả làng” trong đánh giá các chức danh đó.
Người dân cũng đòi hỏi các đại biểu hãy soi xét kỹ lưỡng từng điều khoản, thậm chí từng câu chữ trong các dự án luật. Nước mắt nghị trường thật đáng trân trọng, nhưng hãy làm hơn thế nữa. Chính sách, pháp luật cần xuất phát từ con tim để có thể bắt được nhịp đập của đời, nhưng chính sách, pháp luật cũng phải trải qua sự suy xét lạnh lùng, khắt khe bởi bộ óc của nhà lập pháp.
 
NGUYÊN LÂM

Khi Quảng Nam ứng tiền cho nhà đầu tư BOT làm quốc lộ!

Khi Quảng Nam ứng tiền cho nhà đầu tư BOT làm quốc lộ!
Copy từ http://sgtt.vn/Thoi-su/177925/Khi-Quang-Nam-ung-tien-cho-nha-dau-tu-BOT-lam-quoc-lo.html ; đăng ngày 25/05/13 ; mục Thời sự .
SGTT.VN - Trong khi ngay cả với công xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, nhà thầu còn chật vật “đòi nợ” sau khi đã hoàn thành, thì tại Quảng Nam, ngay cả với một dự án BOT, địa phương lại sốt sắng đi tìm nguồn tiền, sẵn sàng cho nhà đầu tư được ứng trước để triển khai sớm. Không những vậy, dù đi sau (khởi công sau) nhiều dự án mở rộng quốc lộ 1, nhưng lãnh đạo cao nhất tỉnh cũng “cá cược” dự án sẽ về đích sớm nhất. Sài Gòn Tiếp Thị trao đổi với ông Lê Phước Thanh, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam xung quanh câu chuyện này.
Trong số các dự án mở rộng quốc lộ 1 từ Thanh Hoá đến Cần Thơ thì dự án mở rộng quốc lộ 1 qua Quảng Nam khởi động sau nhiều dự án khác, nhưng ông vẫn cam kết dự án sẽ về đích sớm nhất, ông có lo lắng không, có khi nào ông nhìn sang các dự án khác?
Ông Lê Phước Thanh.
Những gì trong khả năng của địa phương thì mình đã và sẽ làm tốt. Như công tác đền bù giải phóng mặt bằng đang được chúng tôi triển khai thực hiện rất tốt, sẽ đúng và sớm hơn tiến độ. Còn lại là công việc của nhà đầu tư nữa chứ mình không thể làm thay được, song mình vẫn theo sát xem đang mắc ở đâu để mình hối thúc nhà thầu thực hiện làm đúng tiến độ cam kết. Tôi tin chúng tôi sẽ làm được.
Không chỉ tuyên bố giao mặt bằng đúng và sớm hơn, ông còn nói tỉnh sẵn sàng ứng tiền cho nhà đầu tư, rồi cả kiến nghị mở rộng gấp đôi dự án được duyệt để tỉnh tham gia làm cùng nhà đầu tư BOT, xuất phát từ đâu mà ông mạnh dạn vậy?
Vì mong đợi của địa phương đối với một dự án mở rộng quốc lộ qua địa bàn là quá lớn, lâu lắm rồi. Bởi quốc lộ 1 đi qua Quảng Nam có lưu lượng xe rất lớn, nên thường xảy ra tai nạn. Thống kê nhiều năm của chúng tôi cho thấy có đến 65% số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh diễn ra trên tuyến quốc lộ này. Chính điều đó mà chúng tôi mong ngóng có con đường rộng hơn để đỡ tai nạn, sau đó mới đến tạo thuận lợi trong vận chuyển hàng hoá, giao thương, thúc đẩy kinh tế địa phương.
Nhiều năm qua tai nạn do xe ngược chiều đối đầu trên quốc lộ rất nghiêm trọng, vậy tình trạng này ở Quảng Nam có đáng ngại, và ông có nghĩ rằng sau khi hoàn thành mở rộng thì tình trạng này sẽ được cải thiện?
Quốc lộ 1 qua Quảng Nam kéo dài gần 100km, nhưng chỉ mới làm được đoạn phía Bắc giáp với TP Đà Nẵng là có hai làn phân cách giữa, còn lại chủ yếu xe vẫn ngược chiều có thể lấn làn. Điều này đã diễn ra trong thực tế và chắc chắn sẽ còn tiếp diễn tai nạn đấu đầu, nhất là ban đêm. Chúng tôi thường xuyên gặp cảnh này, nên phải làm được hai luồng (làn) có phân cách ở giữa thì quá tốt để hạn chế tai nạn, do không còn tình trạng ngược chiều đối đầu với nhau.
Dự án mở rộng quốc lộ 1 qua Quảng Nam chỉ rộng 27m, nhưng ông có kiến nghị tỉnh sẽ bỏ thêm tiền làm cùng nhà đầu tư BOT để mở rộng ra đến 52m. Kiến nghị này đã được chấp nhận chưa?
Bộ Giao thông vận tải nói rằng dự án đã được duyệt rồi nên không được, thôi không điều chỉnh. Chúng tôi rất muốn bỏ tiền làm cùng nhà đầu tư BOT vì đoạn cửa ngõ vào TP Tam Kỳ và đoạn qua Tam Kỳ lưu lượng xe rất lớn, tỉnh muốn mở rộng để tạo ra bộ mặt thông thoáng cho thành phố.
Ký cam kết giải phóng mặt bằng giữa lãnh đạo bộ Giao thông vận tải (bên phải) và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam. Ảnh: TTXVN
Tiến độ các công việc mà ông đã cam kết cụ thể ra sao?
Khi bộ Giao thông có chủ trương mở rộng quốc lộ 1 theo hình thức BOT, chúng tôi nhận thấy để làm tốt, làm nhanh được thì đầu tiên cần hoàn thành khâu đền bù giải phóng mặt bằng. Trong khi chờ doanh nghiệp thu xếp vốn, thì tỉnh cũng đi tìm nguồn để giải phóng mặt bằng trước. Điều ấy chúng tôi đang làm được. Hiện nhiều đoạn đã giải phóng xong để nhà đầu tư có thể thi công.
Còn chuyện ứng tiền cũng vậy, hiện thực tế đã ứng tiền một số đoạn cho nhà đầu tư rồi. Tuy nhiên thời gian qua có một số điều chỉnh trong thiết kế kỹ thuật, thi công dự án và thiết kế dự toán trước đây có sự chênh lệch nên nhà đầu tư đang điều chỉnh lại. Khi nhà đầu tư điều chỉnh được đến đâu thì chúng tôi giải toả đến đấy. Chúng tôi vẫn theo sát nhà đầu tư để thúc giục đảm bảo tiến độ.
Thật ra chuyện muốn có đường mở rộng xong sớm thì địa phương nào có dự án đi qua cũng muốn, nhưng nhiều lãnh đạo địa phương kêu khó vì ngân sách địa phương bây giờ eo lắm, không làm được như Quảng Nam?
Chúng tôi (ngân sách) cũng khó, nhưng vì chúng tôi mong đợi lâu lắm rồi nên khi có dự án là chúng tôi hết sức quyết liệt. Quyết liệt bằng cách tập trung rất nhiều nguồn lực. Thú thật tôi cũng phải đi tìm nguồn tiền ở các quỹ tài chính của tỉnh, chỗ nào còn là chúng tôi tập trung rót vào cho nhà đầu tư trước và khi nhà đầu tư nhảy vào, thu xếp được tiền thực hiện dự án thì họ hoàn trả lại thôi.
Còn kinh nghiệm trong giải phóng mặt bằng là nếu muốn sớm thì trong khi nhà đầu tư còn đang chuẩn bị, thiết kế… chúng tôi đã đi trước một bước: cắm mốc bảo vệ để khi nhà đầu tư vào là giải toả ngay và có mặt bằng cho họ luôn.
Tiền tạm ứng cho nhà đầu tư được chúng tôi tạm sử dụng từ nguồn quỹ thu tiền sử dụng đất. Ở đây không phải là chi mà mình chỉ tạm ứng do doanh nghiệp vì nhà đầu tư đang làm thủ tục vay vốn của ngân hàng, sau khi ký được hợp đồng vay vốn, triển khai thi công thì nhà đầu tư phải hoàn trả lại.; font-size: 18px;">Ông có thể nói rõ hơn việc tạm ứng từ các quỹ tài chính cụ thể là quỹ nào, và các quỹ thì thu chi đều có nguyên tắc cả, vậy địa phương chi như thế có lo ngại không đúng?
Trên địa bàn Quảng Nam cũng có một dự án rất lớn và quan trọng khác đang được triển khai là dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, không rõ nhà đầu tư có được hưởng cơ chế ưu đãi đặc biệt tương tự hay không?
Về tạm ứng tiền cho nhà đầu tư thì không vì dự án này quá lớn (tổng mức đầu tư lớn, đi qua địa bàn nhiều tỉnh). Tuy nhiên vấn đề bàn giao mặt bằng thì tỉnh vẫn cam kết đúng tiến độ cho nhà thầu để thi công đúng tiến độ chung.
Chí Hiếu (thực hiện)
“Muốn nhưng không dễ làm được”
Đó là điều mà một số lãnh đạo địa phương có dự án đi qua bày tỏ khi trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị xung quanh cách làm này.
Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: tỉnh cũng hỗ trợ hết sức nhà đầu tư, nhưng chủ yếu là trong giải phóng mặt bằng để nhà đầu tư thi công. Còn vấn đề lấy ngân sách ứng cho doanh nghiệp thì chưa. Tỉnh sẽ xem xét trên cơ sở ngân sách có điều kiện và phù hợp các quy định của pháp luật trong trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu hỗ trợ.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài cũng than khó trong điều kiện ngân sách eo hẹp của một tỉnh còn nghèo. Theo ông Hoài, trong điều kiện hiện có thì địa phương chỉ có thể hỗ trợ nhà đầu tư bằng cam kết giao mặt bằng sạch đúng tiến độ (đã ký cam kết với bộ Giao thông vận tải), đảm bảo tổ chức giao thông để thi công an toàn trong hoàn cảnh đường vừa khai thác vừa thi công.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Quảng Bình : phát hiện hang động lớn hơn cả Sơn Đoòng

Quảng Bình: phát hiện hang động lớn hơn cả Sơn Đoòng
Copy từ http://sgtt.vn/Am-thuc-du-lich/177899/Quang-Binh-phat-hien-hang-dong-lon-hon-ca-Son-Doong.html, đăng ngày 24/05/13 , mục Ẩm thực- Du lịch.
SGTT.VN - Ngày 23.5.13, chuyên gia hang động hàng đầu Howard Limbert đang có mặt tại tỉnh Quảng Bình, cho biết ông cùng các nhà thám hiểm và một số nhà khoa học khác đã tìm thấy một hang động lớn hơn cả hang động Sơn Đoòng hiện đang giữ danh hiệu hang động lớn nhất thế giới.
Hang động thẳng đứng, dạng hang động mới phát hiện. Ảnh: đoàn thám hiểm cung cấp.
Theo đó, hang động có vị trí nằm ở giữa hang Én đến đoạn cửa chính của Sơn Đoòng. Đó là hang động lớn hơn và cao hơn Sơn Đoòng, nhưng không may nó đã bị đổ sụp trước khi con người chứng kiến do các trận lũ bào mòn vách hang. Các chuyên gia Anh và Mỹ đã dày công khám phá vết tích hang động này và kết luận từ hang Én đến Sơn Đoòng có một hang động dài 2km. Dấu tích của nó để lại là các gãy đổ của đá vôi khổng lồ, kèm theo vết tích của vô vàn thạch nhũ lộ thiên đã bị rêu hoá và gãy đổ dọc 2km dẫn đến Sơn Đoòng. Những mẫu đá cổ, thạch nhũ gãy đổ này đã được đưa sang Mỹ phân tích và các nhà khoa học xác định chúng gãy đổ từ cách đây khoảng 370.000 năm đến gần 2 triệu năm.
Theo ông Howard Limbert, nếu đoạn hang này còn tồn tại, nó có chiều dài 2km, to lớn hơn Sơn Đoòng nhiều lần, bởi ở đoạn hang này, theo mô phỏng của vi tính, nó là nơi nước lũ hoạt động mạnh, bào mòn lớn, tạo lỗ rỗng khổng lồ. Các nhà khoa học của Anh, Mỹ xác nhận, chính nước tạo ra hang động ở Phong Nha – Kẻ Bàng, nhưng cũng chính nước tạo lũ và làm sập kỳ quan hang động lớn hơn cả Sơn Đoòng. Hiện để chiêm ngưỡng nó, mới chỉ qua mô hình của các nhà khoa học, công chúng còn phải chờ đợi một mô hình 3D hoàn hảo hơn trong thời gian tới.
Cùng ngày, ông Howard Limbert đã có báo cáo khoa học về việc phát hiện hang động mới ở Phong Nha – Kẻ Bàng tại hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng”, theo đó, đã phát hiện mười hang động thẳng đứng; chúng có độ sâu từ 97 – 355m, trong đó, kỳ vĩ nhất là hang thẳng đứng Vực Tặng, khi đến độ sâu 323m đã có một đường hang dài 3,4km nằm dưới mực nước biển. Đoàn thám hiểm dự báo còn một số ngách hang kéo dài hơn nữa, nhưng kỹ thuật dây thừng đưa theo không đủ để thám hiểm thêm nên phải dừng lại ở đó.
Cũng tại hội thảo này, các nhà khoa học chính thức công nhận hố sụt trong động Sơn Đoòng sâu nhất châu Á với độ sâu 450m. Tại hai hố sụt của Sơn Đoòng, hơn 200 loài thực vật được tìm thấy và được xem là kỷ lục mới về số loài vật sống trong hang động, bao gồm có cả loài thân gỗ cao đến hơn 30m.
Quốc Nam

Gạo giá rẻ: không phải lỗi của thời thế

Gạo giá rẻ: không phải lỗi của thời thế
Copy từ http://sgtt.vn/Kinh-te/177936/Gao-gia-re-khong-phai-loi-cua-thoi-the.html ; đăng ngày 24/05/13 ; mục Kinh tế .
SGTT.VN - Không lâu trước đây, VFA đưa tin gạo Việt gặp khó khăn khi gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ, mà trong đó điển hình nhất là Ấn Độ với chiêu bài giá rẻ. Rồi đến gần đây, gạo Việt Nam dù có giá rẻ cũng không bán được...
Dù có chính sách tạm trữ, người nông dân vẫn phải thường xuyên bán gạo giá rẻ. Ảnh: Ngọc Tùng
Giai đoạn cuối năm 2011, giá gạo Việt cao hơn 1/3 so với giá gạo Ấn khiến doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt gặp khó. Và chỉ trong vòng chưa đầy hai năm, thị trường gạo thế giới đã bị Ấn Độ “thâu tóm” gọn các phân khúc thị trường trung bình và thấp. Trong khi trước đó, Việt Nam lại rất kỳ vọng làm được điều này khi Thái Lan tiến sâu vào thị trường gạo chất lượng cao. Như vậy, việc gạo Việt Nam gặp nạn rẻ mà bán không được như hiện nay có lẽ không phải do thời thế khi hiện nay giá gạo Ấn cao hơn gạo Việt gần trăm USD/tấn.
Lỗi của thời thế?
Lỗi lớn nhất có lẽ là lỗi trong xây dựng hệ thống cung ứng gạo cũng như thực hiện các mô hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Thực tế cho thấy Việt Nam đã học hỏi và xây dựng nhiều mô hình trong việc sản xuất cung ứng lúa gạo cho thị trường trong nước và quốc tế. Xét về lý thuyết, các mô hình đều có những đặc tính ưu việt hứa hẹn mang về hiệu quả cao. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chưa mô hình nào được thực hiện đến nơi đến chốn, thậm chí là còn để lại những di chứng.
Mô hình “4 nhà” trước đây bao gồm: nhà nước – nhà khoa học – doanh nghiệp – nhà nông, thì giờ đây biến hình thành “5 nhà” trong đó nhà thứ 5 chính là “thương lái”. Đó là chưa kể nhà khoa học vẫn loay hoay với các giống lúa chưa được thống nhất, doanh nghiệp với vùng nguyên liệu “khi thừa lúc thiếu”, nông dân gặp khó khi giá đầu vào cao còn Nhà nước vẫn chưa ban hành và thực thi hiệu quả các quy định, hỗ trợ sản xuất cũng như xuất khẩu.
Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ra đời với mục đích kết nối doanh nghiệp và nhà nông nhằm tăng tính tương tác giữa các lực lượng cung ứng nhằm tối thiểu rủi ro, tạo thế mạnh để đạt thặng dư cao nhất. Tuy nhiên, thực tế thì đây vẫn chỉ dừng ở mức cơ hội cho các nhà sản xuất vật tư nông nghiệp. Thậm chí còn mang về bất lợi cho nhà nông khi các giải pháp đầu ra cho cánh đồng mẫu lớn chưa có, hoặc giả chưa được thực hiện hiệu quả khiến “gạo nhiều tiền chẳng bao nhiêu” do bị ép giá.
Gần đây nhất là mô hình mua tạm trữ lúa gạo hỗ trợ đầu ra cho người nông dân và đầu vào cho doanh nghiệp cũng gặp không ít những hạn chế. Việc mua tạm trữ trong khi Việt Nam còn hạn chế về nguồn lực (vốn, quản lý) và hệ thống hạ tầng khiến các đối tượng tham gia ít được lợi. Thế nên giá vẫn rẻ, doanh nghiệp nhận ưu đãi vẫn chậm mua hàng. Lẽ ra mô hình tạm trữ phải song song mô hình cải thiện hệ thống xuất khẩu để đảm bảo “cửa này vào, cửa kia ra” nhằm giảm áp lực tài chính, kho chứa.
Ảnh tham khảo
Xem chiến lược của Ấn Độ
Có người đặt câu hỏi về thành công tính đến nay của gạo Ấn Độ, thiết nghĩ Việt Nam phải nghiên cứu vấn đề này. Nên biết rằng, gió mùa ảnh hưởng đến hơn 70% lượng mưa hàng năm của Ấn Độ, nghĩa là sản lượng gạo nước này phụ thuộc nhiều vào thời tiết, trong khi ở Việt Nam, yếu tố thời tiết thuận lợi hơn rất nhiều. Hơn nữa, Ấn Độ chỉ vừa đẩy mạnh động thái xâm nhập thị trường lúa gạo trong vài năm gần đây so với lịch sử khá dài của gạo Việt Nam.
Thứ nhất, Ấn Độ đã “lấp lỗ trống” khi Việt Nam lơ là các thị trường truyền thống. Năm 2011, 2012 là năm Việt Nam bùng nổ trong việc xuất khẩu gạo đến thị trường Trung Quốc. Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu trong xuất khẩu gạo tại Trung Quốc và xem nước này là đối tác tiềm năng trong xuất khẩu lúa gạo. Trong khi đó, Ấn Độ tập trung vào các phân khúc thị trường đa dạng hơn, rõ ràng hơn như thị trường gạo cấp thấp gồm châu Phi, Bangladesh hay thị trường gạo cấp cao hơn tại Trung Đông, Iran và châu Âu. Việc nhắm đến thị trường Trung Quốc trong khi đây lại là đối tác “thiếu ổn định”, bắt nguồn từ bộ phận thương lái Trung Quốc cũng như những bất ổn về xã hội khiến gạo Việt không chỉ mất thị trường cũ mà còn không “ăn được miếng bánh” từ thị trường mới.
Thứ hai, đi kèm với phân khúc và mở rộng thị trường chính là việc nghiên cứu sản xuất các loại lúa phù hợp với nhu cầu thị trường. Việc chạy theo “tin đồn” thị trường khiến Việt Nam mất ổn định nguồn cung khi thời gian qua, gạo chất lượng cao “thừa” do nhu cầu thị trường giảm. Khác Việt Nam, việc phát triển gạo chất lượng cao của Ấn Độ mang về hiệu quả trông thấy khi loại gạo Basmati xuất khẩu với giá 990 USD mỗi tấn, và sản lượng xuất khẩu chiếm đến 25% trên tổng kim ngạch xuất khẩu gạo.
Như vậy, chính sự yếu kém trong thực hiện các biện pháp cung ứng lúa gạo, cùng với sự sai lầm trong chiến lược xuất khẩu (xác định sai đối tác tiềm năng) khiến gạo Việt mất cả sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu. Gợi ý duy nhất cho Việt Nam vẫn chỉ là câu “sai chỗ nào thì bắt đầu lại từ nơi đó”. Tất nhiên, nguyên tắc linh hoạt, nói và làm cần được đảm bảo.