Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Khi Quảng Nam ứng tiền cho nhà đầu tư BOT làm quốc lộ!

Khi Quảng Nam ứng tiền cho nhà đầu tư BOT làm quốc lộ!
Copy từ http://sgtt.vn/Thoi-su/177925/Khi-Quang-Nam-ung-tien-cho-nha-dau-tu-BOT-lam-quoc-lo.html ; đăng ngày 25/05/13 ; mục Thời sự .
SGTT.VN - Trong khi ngay cả với công xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, nhà thầu còn chật vật “đòi nợ” sau khi đã hoàn thành, thì tại Quảng Nam, ngay cả với một dự án BOT, địa phương lại sốt sắng đi tìm nguồn tiền, sẵn sàng cho nhà đầu tư được ứng trước để triển khai sớm. Không những vậy, dù đi sau (khởi công sau) nhiều dự án mở rộng quốc lộ 1, nhưng lãnh đạo cao nhất tỉnh cũng “cá cược” dự án sẽ về đích sớm nhất. Sài Gòn Tiếp Thị trao đổi với ông Lê Phước Thanh, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam xung quanh câu chuyện này.
Trong số các dự án mở rộng quốc lộ 1 từ Thanh Hoá đến Cần Thơ thì dự án mở rộng quốc lộ 1 qua Quảng Nam khởi động sau nhiều dự án khác, nhưng ông vẫn cam kết dự án sẽ về đích sớm nhất, ông có lo lắng không, có khi nào ông nhìn sang các dự án khác?
Ông Lê Phước Thanh.
Những gì trong khả năng của địa phương thì mình đã và sẽ làm tốt. Như công tác đền bù giải phóng mặt bằng đang được chúng tôi triển khai thực hiện rất tốt, sẽ đúng và sớm hơn tiến độ. Còn lại là công việc của nhà đầu tư nữa chứ mình không thể làm thay được, song mình vẫn theo sát xem đang mắc ở đâu để mình hối thúc nhà thầu thực hiện làm đúng tiến độ cam kết. Tôi tin chúng tôi sẽ làm được.
Không chỉ tuyên bố giao mặt bằng đúng và sớm hơn, ông còn nói tỉnh sẵn sàng ứng tiền cho nhà đầu tư, rồi cả kiến nghị mở rộng gấp đôi dự án được duyệt để tỉnh tham gia làm cùng nhà đầu tư BOT, xuất phát từ đâu mà ông mạnh dạn vậy?
Vì mong đợi của địa phương đối với một dự án mở rộng quốc lộ qua địa bàn là quá lớn, lâu lắm rồi. Bởi quốc lộ 1 đi qua Quảng Nam có lưu lượng xe rất lớn, nên thường xảy ra tai nạn. Thống kê nhiều năm của chúng tôi cho thấy có đến 65% số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh diễn ra trên tuyến quốc lộ này. Chính điều đó mà chúng tôi mong ngóng có con đường rộng hơn để đỡ tai nạn, sau đó mới đến tạo thuận lợi trong vận chuyển hàng hoá, giao thương, thúc đẩy kinh tế địa phương.
Nhiều năm qua tai nạn do xe ngược chiều đối đầu trên quốc lộ rất nghiêm trọng, vậy tình trạng này ở Quảng Nam có đáng ngại, và ông có nghĩ rằng sau khi hoàn thành mở rộng thì tình trạng này sẽ được cải thiện?
Quốc lộ 1 qua Quảng Nam kéo dài gần 100km, nhưng chỉ mới làm được đoạn phía Bắc giáp với TP Đà Nẵng là có hai làn phân cách giữa, còn lại chủ yếu xe vẫn ngược chiều có thể lấn làn. Điều này đã diễn ra trong thực tế và chắc chắn sẽ còn tiếp diễn tai nạn đấu đầu, nhất là ban đêm. Chúng tôi thường xuyên gặp cảnh này, nên phải làm được hai luồng (làn) có phân cách ở giữa thì quá tốt để hạn chế tai nạn, do không còn tình trạng ngược chiều đối đầu với nhau.
Dự án mở rộng quốc lộ 1 qua Quảng Nam chỉ rộng 27m, nhưng ông có kiến nghị tỉnh sẽ bỏ thêm tiền làm cùng nhà đầu tư BOT để mở rộng ra đến 52m. Kiến nghị này đã được chấp nhận chưa?
Bộ Giao thông vận tải nói rằng dự án đã được duyệt rồi nên không được, thôi không điều chỉnh. Chúng tôi rất muốn bỏ tiền làm cùng nhà đầu tư BOT vì đoạn cửa ngõ vào TP Tam Kỳ và đoạn qua Tam Kỳ lưu lượng xe rất lớn, tỉnh muốn mở rộng để tạo ra bộ mặt thông thoáng cho thành phố.
Ký cam kết giải phóng mặt bằng giữa lãnh đạo bộ Giao thông vận tải (bên phải) và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam. Ảnh: TTXVN
Tiến độ các công việc mà ông đã cam kết cụ thể ra sao?
Khi bộ Giao thông có chủ trương mở rộng quốc lộ 1 theo hình thức BOT, chúng tôi nhận thấy để làm tốt, làm nhanh được thì đầu tiên cần hoàn thành khâu đền bù giải phóng mặt bằng. Trong khi chờ doanh nghiệp thu xếp vốn, thì tỉnh cũng đi tìm nguồn để giải phóng mặt bằng trước. Điều ấy chúng tôi đang làm được. Hiện nhiều đoạn đã giải phóng xong để nhà đầu tư có thể thi công.
Còn chuyện ứng tiền cũng vậy, hiện thực tế đã ứng tiền một số đoạn cho nhà đầu tư rồi. Tuy nhiên thời gian qua có một số điều chỉnh trong thiết kế kỹ thuật, thi công dự án và thiết kế dự toán trước đây có sự chênh lệch nên nhà đầu tư đang điều chỉnh lại. Khi nhà đầu tư điều chỉnh được đến đâu thì chúng tôi giải toả đến đấy. Chúng tôi vẫn theo sát nhà đầu tư để thúc giục đảm bảo tiến độ.
Thật ra chuyện muốn có đường mở rộng xong sớm thì địa phương nào có dự án đi qua cũng muốn, nhưng nhiều lãnh đạo địa phương kêu khó vì ngân sách địa phương bây giờ eo lắm, không làm được như Quảng Nam?
Chúng tôi (ngân sách) cũng khó, nhưng vì chúng tôi mong đợi lâu lắm rồi nên khi có dự án là chúng tôi hết sức quyết liệt. Quyết liệt bằng cách tập trung rất nhiều nguồn lực. Thú thật tôi cũng phải đi tìm nguồn tiền ở các quỹ tài chính của tỉnh, chỗ nào còn là chúng tôi tập trung rót vào cho nhà đầu tư trước và khi nhà đầu tư nhảy vào, thu xếp được tiền thực hiện dự án thì họ hoàn trả lại thôi.
Còn kinh nghiệm trong giải phóng mặt bằng là nếu muốn sớm thì trong khi nhà đầu tư còn đang chuẩn bị, thiết kế… chúng tôi đã đi trước một bước: cắm mốc bảo vệ để khi nhà đầu tư vào là giải toả ngay và có mặt bằng cho họ luôn.
Tiền tạm ứng cho nhà đầu tư được chúng tôi tạm sử dụng từ nguồn quỹ thu tiền sử dụng đất. Ở đây không phải là chi mà mình chỉ tạm ứng do doanh nghiệp vì nhà đầu tư đang làm thủ tục vay vốn của ngân hàng, sau khi ký được hợp đồng vay vốn, triển khai thi công thì nhà đầu tư phải hoàn trả lại.; font-size: 18px;">Ông có thể nói rõ hơn việc tạm ứng từ các quỹ tài chính cụ thể là quỹ nào, và các quỹ thì thu chi đều có nguyên tắc cả, vậy địa phương chi như thế có lo ngại không đúng?
Trên địa bàn Quảng Nam cũng có một dự án rất lớn và quan trọng khác đang được triển khai là dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, không rõ nhà đầu tư có được hưởng cơ chế ưu đãi đặc biệt tương tự hay không?
Về tạm ứng tiền cho nhà đầu tư thì không vì dự án này quá lớn (tổng mức đầu tư lớn, đi qua địa bàn nhiều tỉnh). Tuy nhiên vấn đề bàn giao mặt bằng thì tỉnh vẫn cam kết đúng tiến độ cho nhà thầu để thi công đúng tiến độ chung.
Chí Hiếu (thực hiện)
“Muốn nhưng không dễ làm được”
Đó là điều mà một số lãnh đạo địa phương có dự án đi qua bày tỏ khi trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị xung quanh cách làm này.
Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: tỉnh cũng hỗ trợ hết sức nhà đầu tư, nhưng chủ yếu là trong giải phóng mặt bằng để nhà đầu tư thi công. Còn vấn đề lấy ngân sách ứng cho doanh nghiệp thì chưa. Tỉnh sẽ xem xét trên cơ sở ngân sách có điều kiện và phù hợp các quy định của pháp luật trong trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu hỗ trợ.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài cũng than khó trong điều kiện ngân sách eo hẹp của một tỉnh còn nghèo. Theo ông Hoài, trong điều kiện hiện có thì địa phương chỉ có thể hỗ trợ nhà đầu tư bằng cam kết giao mặt bằng sạch đúng tiến độ (đã ký cam kết với bộ Giao thông vận tải), đảm bảo tổ chức giao thông để thi công an toàn trong hoàn cảnh đường vừa khai thác vừa thi công.

Không có nhận xét nào: