Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Thơm thảo hương dừa

Thơm thảo hương dừa
Ghi lại từ https://www.youtube.com/watch?v=oYr0LxE9amU,video clip của THTPCT(Truyền hình Thành phố Cần Thơ) thời lượng 17'26'' ,đăng ngày 06-06-2014 , mục Tư Liệu.
Không biết từ thưở nào, cây dừa đã có phổ biến khắp vùng nhiệt đới châu Á, đặc biệt là các quốc gia ven biển. Sự khuyếch tán của cây dừa có lẻ cũng có sự trợ giúp của những người đi biển xưa kia trong nhiều trường hợp, hoặc do quả dừa nhẹ và nổi trên mặt nước nên đã theo biển đi khắp nơi nhờ những dòng hải lưu.
Tên gọi của dừa trong tiếng Phạn là Kalpa Vrisksha có thể dịch thành "cây đem lại mọi thứ cần thiết cho cuộc sống" , trong tiếng Mã Lai dừa được gọi là Pokok Serybu Guna tức là "cây có cả ngàn công dụng", tại Philippines dừa được gọi là Tree of life (Cây của sự sống) . Chính vì vậy mà ông Tám Thưởng (Đỗ Thành Thưởng) ở xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre - người được nhan dân trong vùng gọi là Vua Dừa - đã nhận được danh hiệu "Người trồng cây của cuộc sống" do Hiệp hội trồng dừa châu Á-Thái Bình Dương trao tặng.
Dừa Việt Nam có rất nhiều loại, nếu chia theo công dụng, có thể chia ra 3 nhóm chính: * Nhóm dừa để uống giải khát, gồm dừa xiêm xanh,xiêm lục, xiêm lửa, dừa ẻo nâu, ẻo xanh,dừa ba khoanh,... các giống này thường lùn, cho trái sớm , năng suất cao, nước ngọt có vị thanh , có loại chưa đầy 2 năm đã cho trái , mỗi cây có thể cho thu hoạch hơn 150 trái /nưm; *Nhóm dừa lấy dầu và làm đẻo gọt (?) gồm dừa ba xanh, ba dày, dừa dâu xanh, dừa đâu vàng, dừa lửa, dừa bung và nhiều giống mới khác. Dừa ở Bến Tre phổ biến thường có thân cao, trái to, cơm dày;* Nhóm dừa đặc sản có giá trị kinh tế cao như dừa dứa, sáp,sọc... Dừa dứa thuộc giống lùn, chủ yếu dùng để uống nước, vị ngọt thơm đặc trưng, từ nước đến cơm,vỏ,hoa,lá đều thơm mùi dứa .
Ngoài ra còn có dừa sáp (hoặc dừa kem, dừa đặc ruột) có giá trị kinh tế cao, cơm dày, nước sền sệt.
Cây dừa có rất nhiều công dụng với đời sống con người. Thân làm cầu, cột, ván, bàn ghế, giường, tủ, vật dụng bếp, đồ thủ công mỹ nghệ. Mụn cưa dừa dùng làm ván ép, trồng cây, lá dừa làm chổi, vách, mái, đồ thủ công và chất đốt. Gân lá làm que xiên thịt, giỏ đựng hoa trang trí và trái cây; Trái dừa non để uống nước, dừa già để lấy cơm làm nước cốt dừa, kẹo dừa, mứt dừa, ép dầu, làm mỹ phẩm; gáo dừa làm than hoạt tính, hàng thủ công mỹ nghệ.
Ở Bến Tre dường như mọi quan hệ trong cuộc sống đều liên quan đến dừa , nhiều người gọi Bến Tre là xứ mà ăn cũng dừa, uống cũng dừa, ngũ cũng dừa... Nói chung dừa hiện diện mọi lúc mọi nơi.
Với đặc thù như thế nên cây dừa được người dân Bến Tre sử dụng triệt để tất cả các thành phần của nó để tạo thành những sản phẩm có giá trị sử dụng. Trước tiên chúng tôi muốn tìm hiểu phần giá trị nhất của cây dừa đó là cái dừa, nguồn gốc tạo nên hương vị danh tiếng cho kẹo dừa vang xa trên thế giới. Nói đến kẹo dừa người Bến Tre ai cũng biết kẹo dừa có xuất xứ từ kẹo Mõ Cày, về sau nhiều người biết cách làm nên kẹo phổ biến dần và có tên là kẹo dừa vì kẹo được làm từ nước cốt dừa là chính.
Theo hướng dẫn của Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Bến Tre, chúng tôi về huyện Mõ Cày Nam để tìm thăm cơ sở sản xuất kẹo dừa Tuyết Phụng. Đây là xưởng chế biến của cơ sở xuất kẹo dừa Tuyết Phụng của chị Phạm Thị Tuyết Trang. Có thể thấy dựa trên phương pháp làm kẹo dừa dân gian mà chúng tôi đã có dịp xem người Bến Tre giới thiệu với khách du lịch cái nghề đậm nét dân gian của mình thì ở đây các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm để sản xuất hàng loạt được chú trọng. Tất cả công nhân đều làm việc trong phòng cách ly và phải đeo khẩu trang, găng tay cẩn thận.
Để kẹo dừa Bến Tre sánh ngang với nhiều loại kẹo bánh trong nước và quốc tế nhiều cơ sở đã không ngần ngại đầu tư bạc tỷ để có những chiếc máy đóng gói tự động.
Muốn làm kẹo dừa ngon, khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Nếp dùng để nấu mạch nha phải là nếp tốt, hạt to, chín đều. Để nẩy mầm, thóc phải được tưới bằng nước mưa sạch rồi đem nấu thành mạch nha. Thợ nấu mạch nha phải là thợ lành nghề, điêu luyện. Mua dừa khô lựa trái rám vàng mới vừa hái xuống được người thợ lột vỏ ngay để nạo dừa. Chúng tôi thật sự ái ngại khi nhìn cảnh lột dừa bằng cách thủ công này - bên dưới tay họ là mũi giáo bén ngót nhưng lột dừa kiểu này lại là một nghề phổ biến ở Bến Tre, họ bảo là không có gì nguy hiểm. Dừa mới lột có hương vị đặc trưng, nước có độ ngọt thanh được đem nạo ra, cho vào cối vắt lấy nước cốt rồi phối trộn với mạch nha và đường cát trắng. Tiếp đó cho hỗn hợp vào chão nấu - dân gian gọi là sên kẹo - sau quá trình cô đặc là kỹ thuật viên phối trộn màu và mùi. Đa phần người tiêu dùng thích kẹo dừa đậu phọng và sầu riêng nên cơ sở Tuyết Phụng phải trữ sầu riêng trong hàng chục chiếc tủ trữ đông để có nguyên liệu khi trái mùa.
Chị Tuyết Trang còn giới thiệu với chúng tôi món kẹo mới rất được thị trường ưa chuộng hiện nay là kẹo chuối cuốn với bánh tráng Mỹ Lồng rồi cắt lát ra. Vậy là bánh tráng Mỹ Lồng - đặc sản Bến Tre - lại có cơ hội đồng hành cùng kẹo chuối và kẹo dừa Bến Tre chu du khắp nơi phục vụ người tiêu dùng.
Mỹ Lồng là tên địa danh có làng nghề bánh tráng nổi tiếng lâu đời ở Bến Tre. Bột gạo pha với nước cốt dừa ở làng quê Mỹ Lồng này mới thực sự bí quyết làm nên tên tuổi bánh tráng Mỹ Lồng Giồng Trôm. Gạo được chọn không hẳn là gạo dẻo, mịn, tròn mà là gạo cơm vừa nở nang không quá khô là được. Đường, muối,mè cũng được cân định lượng, nhưng với người làm bánh lâu năm chỉ cần đong bằng mắt, bằng tay là không sai tí nào. Nhưng bí quyết chính có lẻ nằm trong phần nước cốt dừa béo ngậy của quê hương Bến Tre. Hai món đặc sản này phối hợp có lẻ sẽ làm nên một thương hiệu mới cho bánh kẹo Bến Tre.
Nễu có dịp về thăm Bến Tre, trong chúng ta chắc chắn cũng muốn có vài bọc kẹo dừa về làm quà cho người thân, để biết được thế nào là hương vị kẹo dừa Bến Tre. Chính vì vậy mà thế giới đã công nhạn rằng vài quốc gia châu Á gần đây đã sản xuát kẹo dừa nhưng đó chỉ là hàng nhái vì kẹo dừa chính hiệu chỉ có ở Việt Nam. Điều này nhiều nước đã công nhận khi mà chủ một doanh nghiệp kẹo dừa - Bà Hai Tỏ - đã mang đơn kiện sang tận đảo Hải Nam- Trung Quốc để đòi lại thương hiệu kẹo dừa Bến Tre bị họ làm giả mạo, và bà đã thắng kiện. Thương hiệu kẹo dừa Bến Tre, Việt Nam đã được trả lại cho Việt Nam hơn 10 năm nay.
Cây dừa - như nhiều quốc gia đã gọi - là "cây của cuộc sống" bỡi sự cống hiến của nó cho cuộc sống con người thật toàn diện, không phần nào là không có ích cho con người, như vỏ trái dừa làm bình giữ ấm, thố đựng nước, thân dừa làm đồ gia dụng như muỗng, nĩa,đủa... hoặc nhàng lưu niệm. Gáo dừa làm bình hoa, tạo hình vài động vật như khỉ,rùa,chó ... Cọng lá dừa thì đan thành những chiếc giỏ, lẳng hoa ; và cả những ngôi làm toàn bằng vật liệu từ dừa: cột, cửa, vách,mái, bàn ghế trong nhà.
Theo Đài Truyền hình Thành phố Cần Thơ

Không có nhận xét nào: