|
Tranh Hạc |
Tản Đà đã dịch và bài dịch cho đến nay vẫn được coi là hay nhất : |
Lầu Hoàng Hạc |
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu, |
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ. |
Hạc vàng đi mất từ xưa, |
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay. |
Hán Dương sông tạnh cây bày, |
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non. |
Quê hương khuất bóng hoàng hôn, |
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. |
Đã có rất nhiều bản dịch thơ bài này, xin giới thiệu 2 bản dịch chọn lọc sau đây: |
Bản dịch của Trần Trọng San |
Người xưa cưỡi hạc bay đi mất, |
Riêng lầu Hoàng Hạc vẫn còn đây. |
Hạc đã một đi không trở lại, |
Man mác muôn đời mây trắng bay. |
Hán Dương sông tạnh, cây in thắm, |
Anh Vũ bờ thơm, cỏ biếc dày. |
Chiều tối, quê nhà đâu chẳng thấy ; |
Trên sông khói sóng gợi buồn ai. |
Bản dịch của Nguyễn Khuê |
Cưỡi hạc người xưa đi đã lâu, |
Còn đấy Hoàng Hạc chỉ trơ lầu. |
Hạc vàng biền biệt từ xưa ấy, |
Mây trắng lững lờ đứng mãi sau. |
Sông tạnh Hán Dương cây lắng bóng, |
Bãi thơm Anh Vũ cỏ tươi màu. |
Chiều buồn quê cũ nơi nào nhỉ, |
Khói sóng trên sông giục khách sầu. |
Cảm nghĩ của Nguyễn Du |
Khi đi sứ nhà Thanh, Nguyễn Du cũng qua lầu Hoàng Hạc . Hẳn là ông có biết giai thoại Lý Bạch từng vứt bút không làm thơ ở đây . Nhưng Nguyễn Du, trước lầu Hoàng Hạc, lại có cảm nghĩ khác . Ông viết : |
Hoàng Hạc Lâu |
Hà xứ thần tiên kinh kỷ thì |
Do lưu tiên tích thử giang mi |
Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng, |
Hạc khứ, lâu không Thôi Hiệu thi |
Hạm ngoại yên ba không diểu diểu |
Nhỡn trung thảo thụ thượng y y |
Trụng tình vô hạn bằng thùy tố |
Minh nguyệt thanh phong dã bất tri ... |
(Bắc Hành Thi Tập -Bài 64) |
Dịch Thơ: Lầu Hoàng Hạc |
Đâu chốn thần tiên trải mấy thì ? |
Dấu tiên, bờ bến dấu còn ghi |
Xưa qua, nay lại Lư sinh mộng, |
Hạc cũ, lầu không Thôi Hiệu thi |
Khói sóng ngoài hiên còn ngát ngút |
Cỏ cây trước mắt vẫn nguyên y |
Lấy ai bầy tỏ tình chan chứa |
Gió mát trăng trong có biết gì! |
Bản dịch của Ngô Văn Phú
|
Bài thơ của Nguyễn Du tỉnh hơn, nhưng đã bổ sung cùng Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu , một nỗi buồn khác . Một nỗi buồn không da diết bằng, tỉnh táo hơn, lạnh lùng hơn, nhưng sự chán nản với cuộc đời xem ra lại đậm đặc hơn : |
Xưa qua, nay lại Lư sinh mộng, |
Hạc cũ, lầu không Thôi Hiệu thi. |
Cảnh lầu Hoàng Hạc vẫn cứ mênh mang, vẫn cứ đẹp như thời Thôi Hiệu, mà nỗi cô đơn của Nguyễn Du, xem ra cũng đã tận cùng đỗi : |
Lấy ai bầy tỏ tình chan chứa |
Gió mát trăng trong có biết gì! |
Buồn đến nỗi sông tạnh, cỏ thơm, trăng trong, gió mát cũng không hay biết nữa ... |
Ngô Văn Phú |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét