Liên Hiệp Quốc - Việt Nam - Giàn khoan Hải Dương 981
(Copy từ http://www.mofa.gov.vn/vi/nr140319210702/ns140611165203, bài đăng ngày 12/06/14, mục Chính sách đối ngoại)
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc hoan nghênh chủ trương của Việt Nam giải quyết vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981
(MOFA - 11/06/2014) - Ngày 10/06/2014, tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gặp Ngài Giôn A-sơ (John Ashe), Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (Khóa 68) để tiếp tục trao đổi về việc Trung Quốc từ ngày 1/5/2014 hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở biển Đông.
Tại cuộc gặp, Đại sứ Lê Hoài Trung đã nêu rõ từ khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981, Trung Quốc sử dụng nhiều tàu và phương tiện, kể cả tàu quân sự, nhằm ngăn cản các cơ quan Việt Nam thực thị pháp luật tại vùng biển của Việt Nam, thậm chí còn chủ động đâm húc, sử dụng vòi rồng tấn công tàu thực thi pháp luật và tàu cá của Việt Nam, gây thương tích cho một số cán bộ kiểm ngư và mới đây nhất còn đâm chìm một tàu cá của Việt Nam đang hoạt động tại ngư trường truyền thống.
Đại sứ cũng trình bày các cơ sở để khẳng định rõ hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đồng thời vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) cũng như thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về vấn đề này, đe dọa hòa bình, ổn định khu vực cũng như an ninh, an toàn và tự do hàng hải. Vì vậy, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, các tàu và phương tiện ra khỏi vùng biển của Việt Nam, đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh chấp trên biển cũng như liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Đại sứ Lê Hoài Trung cũng khẳng định rõ Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời bác bỏ những lý lẽ trái với thực tế, không có cơ sở pháp lý quốc tế về các vấn đề trên trong các tài liệu Trung Quốc đã lưu hành tại Liên hợp quốc, trong đó có những nội dung được đề cập tại Tuyên bố ngày 08/6/2014 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Đại sứ Lê Hoài Trung cũng khẳng định xuất phát từ chính sách nhất quán là giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế theo luật pháp quốc tế và mong muốn gìn giữ, phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, Việt Nam kiềm chế tối đa, nỗ lực giải quyết tình hình hiện nay thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình khác phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS. Đại sứ thông báo Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp song phía Trung Quốc không những không đáp ứng đề nghị của Việt Nam mà còn gia tăng những hành động gây căng thẳng nêu trên. Đại sứ Lê Hoài Trung cũng đề nghị Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế tiếp tục quan tâm, ủng hộ những yêu cầu, đề nghị thiện chí của Việt Nam.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Ashe bày tỏ và chia sẻ quan ngại của cộng đồng quốc tế về tình hình đang diễn ra tại biển Đông, ủng hộ chủ trương của Việt Nam nhằm tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết căng thẳng hiện nay theo Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Ông cũng cho rằng các bên liên quan không nên có các hành động đơn phương có thể làm căng thẳng gia tăng. Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc cho biết văn phòng của ông theo dõi sát sao tình hình và khẳng định ông luôn sẵn sàng hỗ trợ các bên giải quyết tình hình hiện nay./.
Đại sứ cũng trình bày các cơ sở để khẳng định rõ hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đồng thời vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) cũng như thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về vấn đề này, đe dọa hòa bình, ổn định khu vực cũng như an ninh, an toàn và tự do hàng hải. Vì vậy, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, các tàu và phương tiện ra khỏi vùng biển của Việt Nam, đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh chấp trên biển cũng như liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Đại sứ Lê Hoài Trung cũng khẳng định rõ Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời bác bỏ những lý lẽ trái với thực tế, không có cơ sở pháp lý quốc tế về các vấn đề trên trong các tài liệu Trung Quốc đã lưu hành tại Liên hợp quốc, trong đó có những nội dung được đề cập tại Tuyên bố ngày 08/6/2014 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Đại sứ Lê Hoài Trung cũng khẳng định xuất phát từ chính sách nhất quán là giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế theo luật pháp quốc tế và mong muốn gìn giữ, phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, Việt Nam kiềm chế tối đa, nỗ lực giải quyết tình hình hiện nay thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình khác phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS. Đại sứ thông báo Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp song phía Trung Quốc không những không đáp ứng đề nghị của Việt Nam mà còn gia tăng những hành động gây căng thẳng nêu trên. Đại sứ Lê Hoài Trung cũng đề nghị Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế tiếp tục quan tâm, ủng hộ những yêu cầu, đề nghị thiện chí của Việt Nam.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Ashe bày tỏ và chia sẻ quan ngại của cộng đồng quốc tế về tình hình đang diễn ra tại biển Đông, ủng hộ chủ trương của Việt Nam nhằm tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết căng thẳng hiện nay theo Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Ông cũng cho rằng các bên liên quan không nên có các hành động đơn phương có thể làm căng thẳng gia tăng. Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc cho biết văn phòng của ông theo dõi sát sao tình hình và khẳng định ông luôn sẵn sàng hỗ trợ các bên giải quyết tình hình hiện nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét