Sáng 2-11-12, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường. Một lần nữa, những vấn đề liên quan đến tử hình bằng thuốc độc và giải pháp nào để phòng, chống tham nhũng hiệu quả lại được nêu ra. |
Thiếu thuốc, tử tù chưa... được chết |
Luật Thi hành án dân sự (có hiệu lực từ 1-7-2011) cho phép thay đổi từ xử bắn tử tù sang tiêm thuốc độc và Nghị định 82 về thi hành án tử hình có hiệu lực từ tháng 11-2011 thế nhưng do những vướng mắc hiện nay về nguồn cung ứng thuốc khiến cho 500 tử tù chưa được thi hành án. |
Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình), khi thuyết phục để Quốc hội đồng ý với hình thức tiêm thuốc độc, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt điểm ưu việt. Nghị định ban hành sau đó cũng chỉ rõ tên 3 loại thuốc độc sẽ dùng và trách nhiệm của Bộ Y tế là phải cung cấp thuốc. Tuy nhiên, đến bây giờ khi cần thực thi thì lại không được vì không có thuốc. Tại sao Chính phủ đã dành bao nhiêu thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và chắc chắn là đi tham quan nước ngoài để biết rõ các loại thuốc cũng như quy trình thực hiện mà không tìm hiểu tiếp có ai bán các loại thuốc đó hay không. Bộ Y tế phải trả lời dứt khoát liệu có mua được thuốc hay nguyên liệu sản xuất thuốc hay không, hoặc có thể bào chế ngay trong nước. |
Một số đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần phải làm rõ và báo cáo Quốc hội về trách nhiệm của các bộ đối với việc thực hiện luật thi hành án nêu trên. Mặt khác cũng cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc trình dự án luật để Quốc hội thông qua, tránh tình trạng bế tắc như Luật Thi hành án hình sự. |
Phản hồi về các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, mọi công việc chuẩn bị để áp dụng tiêm thuốc độc cơ bản đã xong, từ xây cơ sở cho đến trang thiết bị, đào tạo nhưng hiện chỉ thiếu thuốc. Theo ông Cường, nguyên nhân là do là trong nghị định của Chính phủ lại ghi rõ tên thuốc trong khi đây là những loại trong nước chưa sản xuất được, phải nhập. Tuy nhiên, khi phía đối tác nước ngoài biết việc nhập thuốc về để xử án tử hình thì họ dừng việc nhập thuốc lại. Giải pháp cho thời gian sắp tới là hội đồng chuyên môn tối cao của Bộ Y tế nghiên cứu và xác định loại thuốc nào Việt Nam có thể sản xuất và thời gian thực hiện sẽ cố gắng sớm nhất. |
Nhiều hạn chế trong phòng, chống tham nhũng |
Đề cập đến ý kiến của các đại biểu về nguyên nhân công tác phòng, chống tham nhũng chưa giải trình đối với những ý kiến của các đại biểu xung quanh công tác phòng, chống tham nhũng còn nhiều hạn chế, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh thừa nhận, công tác phòng ngừa còn chưa hiệu quả dù việc tuyên truyền, tập huấn đã được làm rộng rãi. Trong các giải pháp về phòng ngừa, ông Huỳnh Phong Tranh cũng nhìn nhận các giải pháp về cải cách hành chính, công khai, xây dựng định mức tiêu chuẩn… hai giải pháp được đánh giá ở mức trung bình là chuyển công tác, trách nhiệm đứng đầu; giải pháp về hình thức kê khai, trả tiền qua tài khoản được nhìn nhận là yếu. |
Việc xử lý trách nhiệm đứng đầu, ông Huỳnh Phong Tranh lý giải vừa qua thấp là do quy định xử lý trách nhiệm có những điểm không rõ ràng nên khó xử lý. Bên cạnh đó là tình trạng tránh né, nể nang, sợ vi phạm, thành tích đơn vị nên một số cơ quan xử lý trách nhiệm người đứng đầu, tham nhũng ít. Mặt khác cũng có nguyên nhân là chính người đứng đầu tham nhũng. Chính vì vậy, để làm tốt công tác phòng ngừa tốt hơn thời gian tới, Luật Phòng, chống tham nhũng đang được sửa đổi trong đó đề cập cụ thể hơn các quy định về việc phòng ngừa và mong đại biểu Quốc hội ủng hộ |
Ngày 2-11-12, hội thảo trước đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 11, khu vực các tỉnh thành phía Nam do Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phối hợp với Bộ Phát triển Vương quốc Anh tổ chức tại Cần Thơ bước vào phiên cuối cùng, tập trung trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng, những kiến nghị, đề xuất, giải pháp. |
Phát biểu kết thúc 2 ngày làm việc, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng nhấn mạnh: “Phòng, chống tham nhũngthời gian qua chưa như mong muốn nhưng đạt kết quả đáng ghi nhận. Công tác này còn nhiều hạn chế như: việc tuyên truyền chưa thường xuyên, chưa phong phú; cơ chế chính sách pháp luật còn sơ hở trên một số lĩnh vực; việc công khai thủ tục hành chính trên cổng thông tin chưa phù hợp với một bộ phận người dân; trách nhiệm người đứng đầu nhiều nơi chưa cao; năng lực, ý thức cán bộ công chức nhiều nơi còn yếu kém; hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân về phòng, chống tham nhũng chưa sâu; vai trò của Mặt trận Tổ quốc chưa được phát huy đúng mức… Những kiến nghị, đề xuất tại hội thảo lần này sẽ được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện là thông tin đầu vào phục vụ đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 11 dự kiến diễn ra vào ngày 22-11 tại Hà Nội và phục vụ công tác sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng. |
B.ĐẠI |
Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012
Tăng vị thế, tính độc lập và chuyên trách của lực lượng phòng, chống tham nhũng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét