Bảo hộ,
giá đường trong nước gấp đôi giá thế giới |
Copy từ
http://sgtt.vn/Tieu-dung/171165/Bao-ho-gia-duong-trong-nuoc-gap-doi-gia-the-gioi.html
; đăng ngày 12/10/12 ; mục Tiêu dùng . |
SGTT.VN - Hiện
nay, ngành mía đường vẫn được bảo hộ bằng hạn ngạch. Đầu tháng 10 đến
nay, giá đường RE thế giới giảm còn hơn 400 USD/tấn. Nếu nhập từ khu
vực AFTA chịu 5% thuế suất, cộng thêm chi phí vận chuyển, bao bì… giá
về cảng chưa tới 10.000 đồng/kg, bán lẻ 11.000 đồng/kg là hợp lý.
Trong khi đó, các nhà máy đường vẫn duy trì giá đường RE trong nước
cao gần gấp đôi đường nhập, còn đường RS trên 15.000
đồng/kg |
Trong
cuộc họp mới đây với các doanh nghiệp tiêu thụ đường, mặc dù giá đường
thế giới giảm rất mạnh nhưng hiệp hội Mía đường Việt Nam vẫn khẳng
định không thể hạ giá đường vào lúc này. Hiệp hội Mía đường Việt Nam
thừa nhận nhược điểm lớn nhất trong cạnh tranh của ngành đường là giá
thành sản xuất luôn ở mức cao nhất thế giới. |
|
Bánh kẹo
Việt Nam sử dụng nguyên liệu đường giá cao, sẽ khó khăn trong cạnh
tranh với bánh kẹo ngoại nhập. Ảnh: Lê Quang Nhật |
|
Số ít được lợi,số đông chịu thiệt |
Trong
cuộc họp mới đây, ông Trương Phú Chiến, tổng giám đốc công ty cổ phần
Bibica, cho biết các hộ tiêu thụ đường trong nước rất mệt mỏi với cách
điều hành giá của các nhà máy. Thời gian qua, giá đường liên tục lên
xuống, trồi sụt thất thường và luôn cao hơn giá thế giới vài ba chục
phần trăm. Để xoá bỏ tình trạng này, ông Chiến đề nghị Nhà nước phải
dỡ bỏ ngay chính sách bảo bộ bằng thuế suất, hạn ngạch để các nhà máy
đường cạnh tranh. Nếu tiếp tục can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính,
theo ông Chiến, ngành mía đường không bao giờ… vươn ra thế giới
được. |
Cả
nước có 40 nhà máy đường, chỉ còn duy nhất nhà máy đường Trà Vinh là
chưa cổ phần hoá, Nhà nước nắm giữ 100% vốn. Hiện cũng có nhiều nhà
máy cổ phần hoá 100%, có nhà máy 100% vốn nước ngoài... Như vậy, việc
bảo hộ ngành đường, mà thực chất là bắt người tiêu dùng phải mua đường
với giá cao chỉ làm lợi cho một nhóm cổ đông. |
Theo
ông Trương Phú Chiến, chính sách bảo hộ ngành đường còn gây ra cạnh
tranh thiếu bình đẳng cho các doanh nghiệp ngành khác. “Doanh nghiệp
làm bánh kẹo phải cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu không bị hạn
ngạch, thuế suất nhưng lại phải mua đường giá cao từ các nhà máy đường
được bảo hộ”, ông nói. |
Cố ý... giá
thành cao? |
Hiệp
hội Mía đường cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do mía của Việt Nam giá
thành cao. Hiện tại, nông dân Thái Lan sản xuất mía quy mô nông hộ từ
vài chục tới vài trăm hecta và sử dụng cơ giới hoá, năng suất mía trên
100 tấn/ha, chất lượng trên 13 chữ đường. Ở nước ta, nhất là khu vực
miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long thì ngược lại, quy mô nhỏ lẻ, chỉ
0,5 – 1ha/hộ, làm thủ công nên chi phí tăng cao, chất lượng mía thấp,
bình quân chỉ 8 – 9 chữ đường. Ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch hiệp
hội Mía đường Việt Nam, cho rằng, để sản xuất ra 1 ký đường phải tốn
tới 12.500 đồng tiền mua mía; trong khi Thái Lan chỉ mất hơn 6.000
đồng. Các chi phí nhiên liệu, vận hành, lao động… làm ra 1 ký đường
tốn thêm 3.000 đồng, còn Thái Lan chi phí này thấp do nhà máy điều
khiển tự động. Vì vậy nên giá thành sản xuất 1 ký đường trong nước
khoảng 15.500 đồng (chưa kể lãi ngân hàng); còn Thái Lan chưa tới
10.000 đồng. |
Tuy
nhiên, khi xây dựng một nhà máy đường, chắc chắn yếu tố quy mô vùng
nguyên liệu đáp ứng công suất phải được nhà đầu tư đặt lên hàng đầu.
Thế nhưng, 13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long, quanh năm nằm trong
vùng ngập nặng lại mọc lên 13 nhà máy đường để rồi phải chia nhau vỏn
vẹn có 50.000ha mía. Trong số 13 nhà máy nói trên, riêng chỉ có nhà
máy đường Cần Thơ có vùng nguyên liệu hơn 14.000ha, còn lại Bến Tre,
Cà Mau, Kiên Giang hay Sóc Trăng mỗi nhà máy chỉ có 1.000 – 2.000ha
mía. |
“Đúng
là quy hoạch từ đầu có sai sót, tập trung quá nhiều nhà máy nên vào vụ
thiếu mía, chạy không hết công suất, làm tăng chi phí”, ông Long thừa
nhận. Chưa kể, nguyên tắc để một nhà máy đường hoạt động hiệu quả,
công suất ép phải trên 8.000 tấn mía/giờ. Tuy nhiên, 13 nhà máy ở
ĐBSCL hiện nay cũng chỉ có đường Cần Thơ công suất 6.000 tấn/giờ, còn
lại đều dưới 5.000 tấn, cá biệt có nhà máy chỉ 2.500 – 3.000 tấn như
Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh. |
Giá
thành sản xuất đường cao còn do các biện pháp thu hồi lợi nhuận từ các
sản phẩm sau đường như cồn, mật rỉ, điện… gần như đang bị nhà máy bỏ
trống. Thông thường, các sản phẩm phụ thu từ hoạt động chế biến đường
gồm bã mía (chiếm 25 – 30% trọng lượng mía đem ép), rỉ mật (chiếm 3 –
5%), bùn lọc (1,5 – 3%). Số phụ phẩm này, nếu đầu tư bài bản, sẽ mang
lại giá trị cao hơn sản phẩm chính là đường. Một nhà máy đường công
suất ép 6.000 tấn mía/ngày nếu đầu tư nhà máy phát điện bằng nguyên
liệu bã mía, ngoài đảm bảo đủ nguồn điện cho nhà máy đường hoạt động,
còn có thể tạo ra lợi nhuận từ việc bán điện giúp giảm giá thành sản
xuất đường từ 0,3 – 0,5%... |
|
Hoàng Bảy |
|
Hồi đó mạnh
tỉnh nào tỉnh ấy làm mọi cách xây dựng bằng được nhà máy đường cho
riêng tỉnh mình... |
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét