Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024

Hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây nhiễm mặn

 Thời sự

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 18/03/2024 12:50

Hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây nhiễm mặn

Hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), hồ chứa nước ngọt có sức chứa lớn nhất miền Tây, đã bị nhiễm mặn. Độ mặn hiện nay đo được là 0,7 phần ngàn.

Độ mặn trong hồ nước ngọt Kênh Lấp dù đã lên 0,7 phần ngàn nhưng vẫn là nguồn nước thô khá tốt để nhà máy nước gần đó khai thác, nhằm pha loãng độ mặn nguồn nước thô lấy từ kênh nội đồng - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Độ mặn trong hồ nước ngọt Kênh Lấp dù đã lên 0,7 phần ngàn nhưng vẫn là nguồn nước thô khá tốt để nhà máy nước gần đó khai thác, nhằm pha loãng độ mặn nguồn nước thô lấy từ kênh nội đồng - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Ngày 18-3-24, ông Phạm Quốc Phong - giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bến Tre, đơn vị quản lý hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp - cho biết trong thời gian tới khi độ mặn ngoài hồ giảm thì sẽ lấy nước vào để thay thế nguồn nước hiện tại.

"Ban đầu, khi lấy nước vào hồ thì độ mặn rất thấp. Nhưng theo thời gian, khi nước bay hơi thì độ mặn cũng theo đó tăng lên từ từ.

Nước trong hồ cũng thường xuyên được tháo ra, lấy vào nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm thông qua hệ thống nước sông Ba Lai và các tuyến kênh nội đồng", ông Phong cho hay.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, độ mặn nguồn nước trong hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp khoảng 0,7 phần ngàn. Độ mặn này có thể tăng thêm nếu trong những ngày tới thời tiết tiếp tục nắng nóng, nước trong hồ bốc hơi.

Tuy nhiên, ở một vùng giáp biển như Ba Tri, nguồn nước có độ mặn dưới 0,7 phần ngàn như hiện nay như một "món quà" đối với người dân.

Ông Trương Văn Ton - người dân sống ven hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp - cho biết hiện nay nước tại các tuyến kênh nội đồng đã nhiễm mặn trên 1 phần ngàn, nên ông không thể sử dụng để tưới cho vườn rau của mình.

"Cũng may nhà gần hồ chứa nước, bắt vòi xuống hồ là mình có nước để sử dụng ngay. Nhờ vậy mà vườn rau cũng tươi tốt ngay trong mùa hạn, mặn", ông Ton nói.

Ngoài ra, nguồn nước từ hồ chứa nước Kênh Lấp cũng được Nhà máy cấp nước sạch Kênh Lấp - N.I.D. khai thác nhằm pha loãng độ mặn nguồn nước thô để xử lý, cung cấp cho hơn 3.800 hộ dân xung quanh với công suất khoảng 5.000m3 mỗi ngày.

Tuy nhiên, việc sử dụng nước từ hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp cũng rất hạn chế, tiết kiệm để sử dụng lâu dài.

Hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp được xây dựng từ năm 2017 trên địa bàn huyện Ba Tri, với công suất chứa hơn 800.000m³ nước, phục vụ sinh hoạt cho khoảng 200.000 người tại 24 xã, thị trấn thuộc huyện Ba Tri.

Hồ được đầu tư 85 tỉ đồng, được đưa vào sử dụng từ tháng 8-2019 đến nay.

Hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp hiện đang là hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp hiện đang là hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Nguồn nước thô từ hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp sau khi hòa với nguồn nước thô từ các kênh nội đồng có độ mặn trên 1 phần ngàn thì độ mặn đã giảm - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Nguồn nước thô từ hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp sau khi hòa với nguồn nước thô từ các kênh nội đồng có độ mặn trên 1 phần ngàn thì độ mặn đã giảm - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre hiện độ mặn khoảng 0,7 phần ngàn - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre hiện độ mặn khoảng 0,7 phần ngàn - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Độ mặn tại hồ chứa nước Kênh Lấp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre có thể tăng lên trong những ngày tới nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng và nguồn nước không được thay mới - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Độ mặn tại hồ chứa nước Kênh Lấp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre có thể tăng lên trong những ngày tới nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng và nguồn nước không được thay mới - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Bến Tre muốn làm hồ chứa nước ngọt mới, phá vỡ kỷ lục hồ cũBến Tre muốn làm hồ chứa nước ngọt mới, phá vỡ kỷ lục hồ cũ

TTO - Hồ chứa nước Ba Tri, tỉnh Bến Tre là hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây tính đến thời điểm này. Tuy nhiên, tỉnh này đang muốn đầu tư thêm hồ chứa nước ngọt lớn hơn, cách hồ hiện hữu 7km dù vẫn còn nhiều tranh cãi về hiệu quả.

Không có nhận xét nào: