85 tác phẩm của 53 tác giả là giảng viên và sinh viên nhiều thế hệ của Trường đại học Mỹ thuật TP.HCM đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.
Các tác phẩm này nằm trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM và đa dạng về thể loại.
Thú vị với tranh bằng inox
Nhiều người xem tranh đã dừng lại khá lâu để ngắm nhìn tác phẩm Metro 1 của họa sĩ Nguyễn Ngọc Vinh được sáng tác năm 2021. Bức tranh này được làm bằng chất liệu mới, khá lạ: inox 304.
"Đây là lần đầu tiên em thấy tranh bằng chất liệu inox cảm thấy rất lạ và thú vị", Hoàng Long - sinh viên trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM, đến xem tranh nói.
Long bảo mình là sinh viên năm 2 khoa thiết kế đồ họa, dù ngành học không vẽ nhiều nhưng vẫn thường xuyên đến những buổi triển lãm như vậy để trau dồi tư duy, cách bố cục một bức tranh.
Ở một góc khác trưng bày bức tranh Tiếng vọng chất liệu sơn mài với hình ảnh cô gái tóc dài bên đàn bầu.
Họa sĩ Nguyễn Văn Minh tác giả bức tranh nói: "Tôi vẽ bức tranh này từ cảm xúc được nghe tiếng đàn bầu quê hương. Qua đó tôi muốn bày tỏ tình cảm của mình với âm nhạc truyền thống dân tộc. Bức tranh này hoàn tất năm 2009 thì đến 2010 Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM mua lại".
Đa dạng đề tài, thể loại
85 tác phẩm hội họa và điêu khắc được lựa chọn và trưng bày đa dạng về đề tài, thể loại. Thời gian sáng tác trải dài qua nhiều thời kỳ phát triển của đất nước.
Họa sĩ Trần Thanh Bình, giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cho biết: "Tác phẩm trưng bày là kết quả của trí lực và tình yêu mến nghệ thuật của nhiều họa sĩ là giảng viên và các sinh viên trường, đánh dấu sự gắn kết bền vững của Bảo tàng và Trường đại học Mỹ thuật TP.HCM".
Trường đại học Mỹ thuật TP.HCM tiền thân là Trường vẽ Gia Định do chính quyền Pháp thành lập năm 1913.
Trải qua 110 năm phát triển, trường có nhiều tên gọi khác nhau như Trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định (1940), Trường cao đẳng Mỹ thuật (1976) và từ năm 1981 đổi tên thành Trường đại học Mỹ thuật TP.HCM.
Triển lãm mỹ thuật Các tác phẩm của Giảng viên và sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM kéo dài đến ngày 11-9, mở đầu cho chuỗi hoạt động kỷ niệm 110 năm thành lập của trường.
Sáng 30-8, trường tổ chức hội thảo khoa học quốc tế chủ đề: "Đào tạo mỹ thuật trong thời đại 4.0"; Triển lãm Bản sắc và hội nhập; Chương trình giao lưu văn nghệ của các giảng viên, học viên, sinh viên và nhóm nhạc Cu Ba tại sân thể thao của trường.
Những bức ảnh, những tư liệu quý về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được trưng bày tại triển lãm ảnh "Hoàng Sa - Trường Sa trong lòng Quảng Ngãi" thu hút sự quan tâm của người dân.
Sáng nay 29-8-23, lễ truy điệu GS Trần Hồng Quân (nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT) sẽ diễn ra tại Nhà tang lễ quốc gia phía Nam (quận Gò Vấp, TP.HCM).
GS Nguyễn Lộc (nguyên phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) đã gửi đến Tuổi Trẻ bài viết tưởng nhớ GS Trần Hồng Quân.
Sôi nổi và say mê
Câu chuyện bắt đầu cách đây không lâu, sau COVID-19. Lúc đó, tôi có dịp tiếp cơm GS Trần Hồng Quân cùng phu nhân mà chúng tôi quen gọi là chị Năm. Ăn đến giữa buổi, tôi bắt đầu tranh thủ tham kiến giáo sư về giáo dục đại học.
Chủ đề xoay quanh các khía cạnh về đại chúng hóa giáo dục đại học, sự phát triển của giáo dục đại học tư thục và một số nội dung khác nữa.
Với vốn kiến thức uyên thâm, GS Quân đã bàn luận thật sôi nổi và say mê. Đến hơn 8h tối, chị Năm ngồi bên cạnh nhắc khẽ: "Mình bớt tranh luận đi, không tối về lại thao thức đó". Chị Năm cho biết thêm là anh Quân khi tham gia trao đổi vấn đề nào đó mà anh quan tâm, đặc biệt là giáo dục, thì tối về anh thường suy nghĩ, trăn trở và mất ngủ.
Chị Năm biết "quy luật" đó nên thường cố gắng nhắc nhở anh Quân bớt đàm luận, bớt suy nghĩ để bớt mất ngủ vì tuổi anh đã cao.
Việc chị Năm dùng từ "thao thức" thay cho từ "mất ngủ" làm tôi liên tưởng đến một tác phẩm của nhà văn nổi tiếng người Nga thời Xô viết có tên Alexander Kron. Tác phẩm này có tên gốc là "Бессонница", có nghĩa là "Mất ngủ". Song sách này được dịch ra tiếng Việt với tên là "Thao thức".
Dịch giả của cuốn sách này là kiến trúc sư Hoàng Hữu Phê. Người bạn đồng niên tài hoa của tôi cách đây nhiều năm có chia sẻ rằng trong tiếng Việt có từ hay hơn để thể hiện đúng nội dung của cuốn sách nói về sự tự bạch, sự suy tư của nhân vật chính của câu chuyện, vốn là người trí thức - đó là từ "thao thức".
Không biết chị Năm có biết đến tác phẩm "Thao thức" của Kron không, nhưng chị đã dùng đúng từ để nói lên sự suy tư của anh Quân về giáo dục. Sau này tôi đã trộm nghĩ, vì giáo dục anh Quân sẵn sàng "thao thức" cả cuộc đời.
Chuyện đại học, trường đại học
Đã âm ỉ kéo dài nhiều năm nay song những tranh luận về "đại học", "đại học quốc gia", "trường đại học"... lại bùng lên vào cuối năm vừa qua sau khi có công bố về thành lập "Đại học Bách khoa Hà Nội" trên cơ sở nâng cấp Trường đại học Bách khoa Hà Nội.
Lần này cuộc tranh luận có vẻ căng thẳng hơn, thu hút nhiều tầng lớp hơn và kéo dài đến tận Tết mà vẫn chưa có hồi kết.
Các tranh luận nhìn chung bày tỏ ý kiến băn khoăn về những điều không rõ ràng của mô hình "đại học"/ "đại học quốc gia" về các khía cạnh khác nhau như mục tiêu, chức năng, thuật ngữ, đối sánh quốc tế.
Các giải thích ít ỏi từ phía các cơ quan chức năng hầu hết đều dựa vào các văn bản hiện hành, kể cả Luật Giáo dục đại học nên cũng không làm dịu được những băn khoăn xung quanh vấn đề này.
Điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả là GS Trần Hồng Quân đã lên tiếng với cuộc tranh luận "đại học". Anh Quân lên tiếng rất khiêm tốn thông qua cộng đồng FB. Anh không giải thích đúng sai.
Anh chỉ nhận là bản thân anh cảm thấy đau vì đã để xảy ra những cuộc tranh luận quá nhiều chiều nhằm vào mô hình "đại học quốc gia" - mô hình được hình thành trong giai đoạn anh là lãnh đạo cao nhất của ngành giáo dục. Lúc đấy, anh có ước nguyện là mọi người bớt chỉ trích thôi.
Bản thân tôi cũng có dăm ba lần lên tiếng về cái không giống ai của mô hình "đại học quốc gia".
Khi biết được nỗi đau của anh Quân, tôi chựng lại, tìm hiểu kỹ hơn và tôi ngộ ra rằng đây là mô hình mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt muốn có để tạo nên những "quả đấm thép" để thúc đẩy kinh tế, thúc đẩy giáo dục trong bối cảnh hệ thống giáo dục đại học của ta quá èo uột. Và mô hình này đã mang lại những thành quả đáng trân trọng.
Mục đích đạt được mới là quan trọng, còn cách thể hiện còn chệch choạc thì có thể điều chỉnh được. Mô hình của Đại học Bách khoa Hà Nội mới thành lập gần đây đã nói lên điều đó. Sau này, tôi đã trộm nghĩ anh Quân đau vì những người nông nổi như chúng tôi.
Loạt bài cuối cùng về giáo dục
Cách đây không hơn nửa năm, GS Trần Hồng Quân có một loạt bài trên FB của mình đề cập đến sự giải phóng của giáo dục đại học Việt Nam qua sự kiện chính là Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học tại Nha Trang vào năm 1987. Và đây có lẽ là loạt bài viết cuối cùng của anh về giáo dục.
Anh linh cảm thời gian của anh không còn nhiều và dành những ngày tháng cuối đời để viết lại những gì anh tâm đắc nhất. Nhiều người có cách gọi khác nhau về đóng góp nổi bật nhất này của GS Trần Hồng Quân nhưng một lần nữa chỉ có giáo sư là người gọi tên đúng nhất đứa con tinh thần của mình là "giải phóng giáo dục đại học".
Có giải phóng giáo dục đại học mới có nhiều người được đi học, mới có nguồn nhân lực trình độ cao đông đảo để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tầm nhìn vượt trội
Năm 2003 UNESCO đã có một báo cáo với tựa đề "Higher education in Asia and the Pacific 1998-2003", trong đó có nêu sáu xu thế với xu thế đầu tiên là "Gia tăng về số lượng và đại chúng hóa giáo dục đại học".
Xem lại kỹ, ta dễ dàng nhận thấy rằng xu thế đầu tiên của UNESCO và ý tưởng "giải phóng giáo dục đại học" của GS Trần Hồng Quân là một. Vậy ta mới thấm thía tầm nhìn vượt thời đại của GS Quân.
Đặc trưng cốt lõi nhất của lãnh đạo là có tầm nhìn. GS Quân đã có một tầm nhìn. Chính tầm nhìn này đã đưa anh lên vị thế của một bộ trưởng giáo dục xuất sắc nhất trong vài thập niên gần đây.
Trong kỳ chi trả tháng 8-2023, BHXH TP.HCM đã chi trả lương hưu qua thẻ cho toàn bộ 178.511 người dân đã đăng ký nhận lương hưu và trợ cấp BHXH qua tài khoản. Hiện tại, người chưa đăng ký vẫn được chi trả bằng tiền mặt.
Theo BHXH TP.HCM, trước đó, để chuẩn bị cho việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng, đơn vị này đã lập danh sách người hưởng với mức hưởng mới theo quy định và chuyển danh sách cho Bưu điện TP.HCM.
Bưu điện cũng đã chuyển danh sách và tiền đến ngân hàng trong ngày 11-8 để bảo đảm tiền vào tài khoản người hưởng vào ngày 14-8-2023 theo lịch chi trả được cơ quan BHXH thông báo trước đó đến người dân.
Theo đó, thời gian chi trả qua ATM bắt đầu từ 14-8 đến 15-8, chi trả tiền mặt bắt đầu từ ngày 14-8 đến 25-8-2023.
Ngay trong ngày chi trả đầu tiên, bộ phận chi trả đã hoàn tất chuyển khoản cho 100% (hơn 178.500 người) số người đăng ký nhận lương hưu và BHXH qua tài khoản ngân hàng.
Với 73.104 người còn lại, BHXH vẫn tiếp tục thực hiện chi trả bằng tiền mặt tại các điểm chi trả cho đến hết ngày 25-8. Ngoài ra, trong kỳ chi trả tháng 8, người dân cũng đồng thời nhận được số tiền chênh lệch tăng thêm của tháng 7-2023 theo mức hưởng mới.
Thống kê chung từ cơ quan BHXH Việt Nam, cả nước hiện có hơn 3,3 triệu người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH trên toàn quốc.
Tổng số tiền chi trả trong tháng 8 khoảng 20.833 tỉ đồng, trong đó 18.654 tỉ đồng chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức hưởng mới của tháng 8-2023 và 2.179 tỉ đồng chi trả phần chênh lệch tăng thêm chưa lĩnh của tháng 7-2023 cho người hưởng.
Với việc đăng ký tài khoản ngân hàng, người dân có thể nhận tiền rất nhanh chóng, thuận tiện. Ngay trong ngày đầu tiên của kỳ chi trả tháng 8, BHXH đã hoàn thành chi trả qua tài khoản ngân hàng cho toàn bộ người hưởng có đăng ký.
Đã có hơn 1,24 triệu người đăng ký nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân (thẻ ATM) với tổng số tiền trên 8.801 tỉ đồng.
Hiện nay BHXH Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam vẫn duy trì hình thức nhận tiền mặt tại các điểm chi trả cho người có nhu cầu.
Nhưng với mục tiêu để người dân được phục vụ một cách nhanh nhất và an toàn nhất, BHXH Việt Nam tiếp tục khuyến khích người thụ hưởng đăng ký nhận chế độ qua tài khoản thẻ ATM.
Trước đó, đơn vị này cũng đã tích cực đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng (thẻ ATM) để phục vụ người tham gia ngày càng tốt hơn.
Sáu tháng đầu năm 2023, cả nước đã có khoảng 62% số người hưởng nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị.
Vì sao nhiều người chưa mặn mà?
Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh - trưởng phòng truyền thông BHXH TP.HCM - cho biết hiện nay việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản ngân hàng đã mang lại nhiều tiện ích cho người dân.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn không mặn mà với hình thức này bởi với người cao tuổi, tiếp cận Internet, sử dụng thẻ ATM còn nhiều khó khăn.
Lý do được các cô chú đưa ra là do lớn tuổi không rành về CNTT nên không biết sử dụng app của ngân hàng, ngại thao tác tại các trụ ATM. Đồng thời một số ngân hàng buộc phải duy trì số dư tài khoản nên lương hưu không được nhận đủ (do duy trì tài khoản).
Ngoài ra với một số cô chú, đi lãnh tiền mặt sẽ gặp được bạn bè hỏi han, trò chuyện thấy vui hơn. Một số cô chú khác lại lo lắng sợ bị lừa đảo qua mạng, hoặc không sử dụng điện thoại thông minh, điện thoại không kết nối với Internet.
Làm sao để đăng ký?
Với người đã cài đặt và đăng ký sử dụng app VSSID, bằng mã số sổ BHXH có thể đăng nhập app, vào mục Dịch vụ công để sử dụng tính năng Thay đổi hình thức lĩnh hoặc thông tin người hưởng chế độ BHXH.
Tại đây, người đang hưởng chế độ BHXH bằng tiền mặt chuyển sang lĩnh bằng tài khoản cá nhân và ngược lại. Ngoài ra, người nhận lương có thể liên hệ trực tiếp cán bộ chi trả tại điểm chi trả để được hướng dẫn đăng ký.
Việc Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này.
Ngày 28-8-23, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Đài Loan tiến hành tập trận bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ: "Việc tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này; đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải; gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông".
Bà cho biết Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan không tái diễn vi phạm tương tự.
Đảo Ba Bình là đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng bị Đài Loan chiếm đóng trái phép.
Theo thông tin (chưa kiểm chứng) đăng trên Thời báo Đài Bắc, Đài Loan đã triển khai tên lửa chống thiết giáp Kestrel phát triển nội địa trên đảo Ba Bình để "tăng cường khả năng phòng thủ của đơn vị đồn trú và chống đổ bộ".
Truyền thông Đài Loan cho biết đóng trên đảo Ba Bình hiện nay là đơn vị cảnh sát biển thay cho lực lượng thủy quân lục chiến Đài Loan.
Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố có đầy đủ chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Lực lượng chức năng đang tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ một công trình xây sai phép trên khu vực đồi Dõng Chum (cạnh hồ Ban Tiện, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) vì xây sai phép trên đất rừng phòng hộ.
Sáng 28-8-23, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, tại khu vực đồi Dõng Chum (cạnh hồ Ban Tiện, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), lực lượng chức năng đang tiến hành cưỡng chế tháo dỡ 1 trong 5 công trình, homestay xây sai phép trên đất rừng phòng hộ.
Video: Đang cưỡng chế nhà xây sai phép trên đất rừng ở Sóc Sơn, Hà Nội
Ngôi nhà bị cưỡng chế là trường hợp của hộ bà T.T.B.H..
Theo một đại diện thôn Ban Tiện, chủ của ngôi nhà xây sai phép trên có nguyện vọng xin tự tháo dỡ, tuy nhiên vì thời gian quá lâu nhưng chủ nhà không thực hiện, vì vậy lực lượng chức năng đã tiến hành cưỡng chế.
Cụ thể, trong sáng cùng ngày, UBND huyện Sóc Sơn đã phối hợp cùng UBND xã Minh Phú và các đơn vị liên quan huy động công nhân tháo dỡ công trình kể trên.
Ngôi nhà của bà H. bị cưỡng chế trong đợt này có diện tích khoảng 130m2. Khoảng 20 công nhân mang theo máy cắt sắt và các thiết bị chuyên dụng chia thành từng tốp nhỏ để tháo dỡ công trình sai phép.
Tại khu vực đồi Dõng Chum (gần điểm sạt lở làm vùi lấp nhiều ô tô hồi đầu tháng 8) có 5 công trình xây sai phép trên đất rừng phòng hộ. Tuy nhiên, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online sáng 28-8, hiện còn 4 homestay, nhà kiên cố khác vẫn đang tồn tại, chưa bị cưỡng chế.
Sáng 28-8, hàng chục công nhân được huy động để cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm - Ảnh: NAM TRẦN
Với 4 công trình này, ông Phạm Quang Ngọc - phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn - đã chỉ đạo chủ tịch UBND xã Minh Phú kiểm tra hồ sơ vi phạm và tổ chức xử lý 4 trường hợp này, xong trong tháng 9-2023.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo UBND xã Minh Phú cho biết việc cưỡng chế 5 công trình sai phép trên đồi Dõng Chum sẽ diễn ra 2 đợt: đợt 1 vào tháng 8-2023 và đợt 2 trong tháng 9-2023.
4 homestay còn lại dự kiến sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ trong tháng 9 này - Ảnh: NAM TRẦN
Nhiều homestay bị cưỡng chế
Trước đó, liên quan tới 5 công trình nhà ở và homestay xây trên đất rừng phòng hộ ở khu vực đồi Dõng Chum (xã Minh Phú), một lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết huyện sẽ tiến hành cưỡng chế các công trình này.
Theo vị này, ngoài ngôi nhà ở kiên cố được xây ở lưng chừng đồi, các homestay dọc hai bên đường bê tông nơi xảy ra vụ vùi lấp loạt ô tô sẽ bị cưỡng chế.
"Có 3 trường hợp chúng tôi đã lập hồ sơ cưỡng chế đầy đủ, dự kiến cưỡng chế hồi tháng 9 năm ngoái. Tuy nhiên vì có một bà cụ sống trong một ngôi nhà ở đây bị bệnh hiểm nghèo, lại sống một mình nên chúng tôi tạm hoãn. Ra Tết, bà ấy mất, nên dự kiến đến tháng 9-2023 chúng tôi sẽ xử lý" - vị này nói với Tuổi Trẻ Online.
Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, tại thôn Phú Ninh, xã Minh Phú ghi nhận hàng loạt khu nghỉ dưỡng, homestay được xây dựng kiên cố. Điều đáng nói, con đường bê tông dài khoảng 300m (nơi hàng loạt ô tô đỗ sau đó bị đất đá vùi lấp) là con đường được người dân tự ý xây dựng để làm lối đi cho một ngôi nhà xây trên đất rừng trên đồi Dõng Chum (núi Hàm Lợn).
Nhìn từ trên cao, khu vực trên hiện có hàng loạt điểm có dấu hiệu bị san gạt, xếp thành tầng cao hạ dần xuống thấp, lộ ra nhiều mảng đất đỏ trơ trọi, không còn cây cối.