Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

Sáu mươi ngày ở Sài gòn -8

Sáu mươi ngày ở Sài gòn (Nhật ký)

      Tác giả: Thành Tín (Bùi Tín)



      Nhà xuất bản Văn học ấn hành – Năm 1974

      In lần thứ nhất 10.200 cuốn – Nộp lưu chiểu tháng 7 năm 1974

      Số hóa: Huytop 

dvnien copy từ http://www.vnmilitaryhistory.net/


 .............................................................................. 
Thứ ba 27-3-1973

        Đoàn ta đến gặp đại sứ Gô vin, trưởng đoàn Ca-na- đa ở đường Trần Quốc Toản. Lần thứ mười hai đi vào trung tâm Sài Gòn. Phố xá vơi rõ lính Mỹ rồi. Lác đác một số mặc thường phục. Cố vấn quàn sự mới thay quân phục chăng ?

        Gô-vin cố giữ vẻ "trung lập"! nhưng khi tiễn, nhắc đến:" Tôi đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là một nhà lãnh đạo rất đáng kính trọng. Tỏi sẽ không hao giờ quên buổi gặp gỡ ấy!".

        Ở trụ sở Ủy ban quốc tế, Le-xli nói với ta về lá cờ đảng Dân chủ của Thiệu mới ra đời: " Họ chọn cờ vàng, sao đỏ là có thâm ý. Vì in lên báo, lên vô tuyến truyền hình, không khác lá cờ đỏ sao vàng. Mánh khóc tuyên truyền đế thu hút nông dân ! ".

        Trước khi lên xe, Đoàn ta còn gặp và trả lời phỏng vấn của 2 nhà báo Ca-na-đa : Guy Trăm-lây và Giắc Moi- xan từ Kê-béc mới sang. Trăm-lây kẽ: "Phần lớn Việt kiều sống ở Ca-na-đa ủng hộ Chính phủ cách mạng".

        Báo Tiền tuyến hôm nay đăng tin: Bộ nội vụ Sài Gòn công bố sắc lệnh chỉ cho 3 đảng được tồn tại và được hoạt động từ ngày hôm nay 27-3. Đó là: đảng Dàn chủ của Thiệu; đảng Tự do của cánh cực hữu trong công giáo gồm những lực lượng cách mạng cực đoan: lực lượng đại đoàn kết, đảng Nhân xã; và Liên minh dân chủ xã hội (gồm Quốc dân đảng, đảng Công nông...).

        Đấy, Thiệu đang thực thi điều khoản tự do dân chủ của Hiệp định.

        16 giờ, Mỹ gửi công hàm đến báo tin tỷ mỷ về ngày rút quân cuối cùng 29-3. Tân Sơn Nhất: 13 chuyến máy bay chở 1.924 người. Đà Nẵng : 6 chuyến chở 577 người. Tất cả 2.501.

        Ngày 29-3 đang đi vào lịch sử. Kết thúc sự có mặt của quân chiến đấu Mỹ và chư hầu.

        22 giờ ta gọi điện cho AP và AFP báo tin: Chiều ngày kia khoảng 3 giờ sẽ có sự kiện quan trọng ở sân bay

        Tân Sơn Nhất: Ban liên hợp đến giám sát cuộc rút quân cuối cùng của quân Mỹ. Nếu các bạn có mặt được thì chúng tôi rất hoan nghênh.

        Trả lời: Cảm ơn. Chắc chắn chúng tôi sẽ cố vượt qua khó khăn để có mặt. Đây là một sự kiện rất lý thú, không thể bỏ qua...



        Thứ tư 28-3-1973

        Phiên họp cuối. 9 giờ 50 Đoàn ta đến. Chụp ảnh các đoàn trước trụ sở. Cái bảng : "Liên ủy ban quân sự 4 phe trung ương". Văn kiều Sài Gòn !

        Vào phòng họp 4 bốn chụp ảnh, quay phim 10 phút. Các đoàn đông đủ.

        Út-uốt cố tỏ vẻ lịch thiệp : về cá nhân vói nhau, tôi rất thích quen biết các ngài, xin chúc các vị trường thọ, đất nước thanh hình, tái thiết quý quốc...

        Thỏa thuận về tổ liên hợp 4 bên về mồ mả và những người mất tích. Mỗi bên chừng 30 người. Bắt đầu công việc ngay.

        Thỏa thuận Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ rút trong 2 ngày 30 và 31.

        Sau khi bế mạc, Út-uốt gặp riêng anh Hòa: có tình hình đặc biệt cần trình bày. Tôi và vợ tôi xin ở lại đây thêm một đèm, sáng 1-4 sang Băng-cốc trên 1 chiếc U21, vì cả ngày 31-3 phải thu xếp cho những người Mỹ cuối cùng trở về Hoa Kỳ cho xong. Làm ra vẻ sòng phẳng, thẳng thắn.

        Ta trả lời : "Tối nay sẽ báo cáo việc này ra Chính phủ chúng tôi ở Hà Nội. Chúng tôi cho rằng đây là việc

        có thể được. Ông ở lại một đêm, chúng tôi sẽ không cho là vi phạm. Nhưng chỉ ở lại một đêm thôi nhé!".

        Tin AFP hôm nay: " Chế độ Sài Gòn ngày càng thấy tình trạng gay go nghiêm trọng đến khi hàng chục vạn quân Mỹ tiêu tiền như nước sắp rút đi hết. Cái vòi đô la sắp thít chặt. Nền kinh tế Sài Gòn sắp làm nguy ! Tình trạng khủng hoảng chính trị có thể đến ".

        Đài Sài Gòn báo tin : Thiệu đi với Bân-cơ và Uây-en đến gần căn cứ Tân Sơn Nhất. Giở trò đặt viên gạch đầu tiên xây tượng lính Mỹ và đồng minh. Hắn đang "tri án" một lần nữa ông chủ của hắn. Một số nhân vật chính trị đối lập Thiệu ở Sài Gòn vẫn gọi Thiệu là tên Lê Chiêu Thống mới, với cái tội tày đinh : cõng rắn cắn gà nhà.

        22 giờ, Bri-xtôn trung úy phiên dịch của đoàn Mỹ, 23 tuổi, quê bang Ổ-hai-ô-đen đưa công hàm. Ngồi nán lại lâu ở phòng thường trực. Kể chuyện gia đình, què hương. Những suy nghĩ về cuộc chiến tranh. Thổ lộ: "Trở về Mỹ, việc đầu tiên là ra khỏi quân đội, từ bỏ bộ quân phục này..." ;... "các ông là những người yêu nước, sống có mục đích rất đáng kính trọng". Vẻ mặt chân thành. Đã ra Hà Nội 7 lần. Nói tiếng Việt khá thạo. Rất trân trọng đổi với những cuốn lịch sử và tiểu thuyết xuất bản ở Hà Nội đã được đọc...
 Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 18220

« Trả lời #38 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2017, 05:28:24 AM »


        Thứ năm 29-3-1973

        10 giờ. Đoàn Mỹ báo tin: hôm nay hệ thống điện thoại quân sự Mỹ (bắt đầu bằng ba con số 924) chấm dứt hoạt động. Tháo dỡ ngay chiều nay: gồm hơn 7 000 máy ở khu vực Sài Gòn - Biên Hòa.

        Hệ thống phát vô tuyến truyền hình của quân đội Mỹ ở Việt Nam (băng số 7) chấm dứt phát từ nửa đêm qua.

        Thông báo rút quân Mỹ buổi cuối cùng do đoàn Mỹ gửi ta có đoạn ghi rõ: " Phi-đrích Uây-en, đại tướng, tổng chỉ huy MACVI,cũng khỏi Nam Việt Nam ngày cuối cùng, cùngvới 5 sĩ quan tham cao cấp tùy tùng của ông ta". Một văn kiện "lịch sử" của Hoa Kỳ.

        Công hàm của đoàn Mỹ còn ghi thêm: quân nhân Hoa Kỳ ở lại miền Nam Việt Nam sau ngày 29-3 chí còn 209 người gồm: 50 sĩ quan làm việc ở cơ quan DAO (phòng tùy viên quốc phòng) thuộc sứ quán Mỹ và (59 binh sĩ hải quân lục chiến làm nhiệm vụ canh gác sứ quán Mỹ. Có vẻ sòng phẳng(l). Nhưng để xem, họ cỏ làm đúng như thế không.

        Chiều: Kiểm tra rút quân cuối cùng. Trời nắng. Gió nhẹ. Rất đẹp.

        Đúng 12 giờ, các tổ kiểm soát của ta ra sân bay Tân Sơn Nhất. Bùi Duy Ly chụp ảnh. Nguyên Kha quay phim.

        Bến bãi đậu DV3. Bèn phải 2 chiếc C130. Phía trước một Bô-inh 747 loại lớn nhất của Mỹ; thêm 2 chiếc DC9 của không quân Mỹ ở phía trái,

        14 giờ 20, từ cổng chính, một đoàn hơn 50 người chạy đến phía các đoàn ta. Đội quân ký giả. Lỉnh kỉnh máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm. Một số phụ nữ.

        Đến gần. Nhận ra một số đã quen. Phê-lích Bô-lô (AFP), U-lích (AP), Loi No-man của Tuần tin tức Mỹ... Hơn một chục phóng viên Nhật. Rồi cả Ô-li-vi-ê Tốt và cô Săng-tan Các-păng-chi-ê mới từ Pa-ri đến, của báo Người quan sát mới.Một số nhà báo Ca-na-đa, Thụy Điển, Ý, Phi-líp-pin. "Chào các ông ! Chúng tôi vào được sân bay, thế là lại ngay cả đây"

        Bô-lô kể : được tin sự kiện này, Hiệp hội ký giả nước ngoài chúng tôi phải bàn kế, nghĩ ra "mẹo du kích", xin bộ ngoại giao Sài Gòn nói là vào dự lễ tiễn chân tướng Uây-en kia (chỉ ra phía công, nhiều cờ quạt), họ làm lễ, nhưng nhìn thấy băng đeo tay của các ông (chỉ băng da cam của ta) thế là chúng tôi chạy hết lại đây".

        Nói chuyện lâu. Họ chen nhau phỏng vấn. Chụp ảnh. Ta giới thiệu ý nghĩa lịch sử của việc quân Mỹ phải rút.

        15 giờ 25. Tốp lính Mỹ cuối cùng: kiểm tra kỹ tên từng người một: đại tá Nơ-đoóc, trung úy Xmít, rồi hạ sĩ É-lê-a-no. Rồi đến Mắc Bi-en-ki, thượng sĩ, lên chiếc DC9 thuộc bộ chỉ huy vận tải quản sự Mỹ mang số hiệu 40.619. Tên đại tá Ô-đen gày, mặt nhăn nheo, mũi quặp, lên máy bay từ trước lại nhảy xuống, mở chai rượu vang tu từng hớp rồi chìa cho viên đại tá cảnh sát Sài Gòn tên là Ngưu tu tiếp, mừng cho sổ phận của hắn: được về Mỹ an toàn.

        Máy bay đóng cửa, từ từ lăn ra bãi. Rồi cất cánh. Thẳng hưởng đông. Đủng 16 giờ 25 phút - giờ Hà Nội.

        Chứng kiến sự kiện độc đảo này có các đại diện Ủy ban quốc tế: trung tả Ẻt-man, đại ủy Chi-ghi của Ba Lan : thiếu tá Đê-ri, trung úy Sơớc-cơ của Hung-ga-ri: thiếu tả Be-vit, đại úv Ru-lơ của Ca-na-đa và trung tá Si-a-co của In-đô-nê-xỉ-a.

        Thiều tá Hung-ga-ri Đê-ri ôm hôn sĩ quan ta, cảm kích : "Xin chúc mừng các đồng chí giữa giây phút lịch sử này. Các đồng chỉ có 8 người, phía họ mấy nghìn, nhưng ai cũng tập trung chủ ý đến các đồng chí, đến công việc của các đồng chí. Chủng tôi ghi nhở mãi quang cảnh và sự kiện hôm nay ".

        Các nhà bảo lại xúm quanh 8 đồng chí hai Đoàn ta. Một số bắt tay chúc mừng.

        "Hơn một thế kỷ, từ nay đất nước Việt Nam lại hết bóng quân chiến đấu nước ngoài, hết bóng quân xàm lược!"..

        Một nhà báo hỏi:

        -Các ông nghĩ đến điều gì lúc này?

        -Nghĩ đến đồng bào và đồng đội chủng tôi ở cả hai miền Nam Bắc, đã chiến đấu anh dũng để có sự kiện này.

        Giữa giờ phút lịch sử, gặp một nhà báo tiến bộ Mỹ Gim Goóc-đơn, 42 tuồi. Râu quai nón. Nét mặt đôn hậu, quê ở Pen-xin-va-ni-a. Tự giói thiệu:

        -Tôi là kỹ sư làm cầu cống, xây dựng căn cứ cho quân Mỹ. Thấy máy bay Mỹ ném bom giết chết trẻ con. Tòi bỏ nghề. Viết báo. Giải thích về chiến tranh Việt Nam. Tôi đọc nhiều sách của ông Hồ Chí Minh. Nguyễn Ái Quốc là cái tên rất đẹp. Cả thế giới biết tiếng tăm Nguyễn Ái Quốc trong 50, 60 năm nay !

        Goóc-đơn nhận chiếc huy hiệu Bác Hồ gài trên ngực,, mắt chớp chớp cảm động, rồi nói bằng tiếng Việt khá rõ :

        -Việt Nam không phải là của người Nhật Bản, không phải là của người Pháp, không phải là của người Mỹ, Nước Việt Nam phải là của người Việt Nam!

        18 giờ. Về trụ sở. Hai Đoàn ta đang họp ở hội trường mừng thắng lợi quân chiến đấu Mỹ phải rút hết. Chạm cốc rượu cam. Mở máy ghi âm nghe lại tiếng người Mỹ tiến bộ ca ngợi Bác Hồ. Nhớ Bác Hồ. Nhớ đồng bào đồng chí ta ở cả hai miền Nam Bắc đánh giặc suốt mấy chục năm ròng. Biết bao hy sinh, biết bao gian khố khó khăn. Tất cả xúc động !

Thứ sáu 30-3-1973

        Bận rộn đến khuya.

        Các tiểu ban làm báo cáo, tổng kết. 
Hai đoàn quyến luyến. Các cò giải phóng tiu tít đến thăm "các anh sắp ra Bắc". Chụp ảnh. Những chiếc khăn thêu gửi ra Bắc: " Nam Bắc sẽ đoàn tụ".

        Trưa: Tiễn anh Trà ra thăm miền Bắc. Sân bay nhộn nhịp.

        Chiều, đấu bóng rổ giữa 2 đoàn trước khi chia tay.



        Thứ bảy 31-3-1973

        8 giờ: các báo nước ngoài đến. Từ biệt. Anh Hòa bắt tay suốt lượt. Rô-bin-xơn (AP) biếu đoàn 12 bức ảnh chụp lúc kiểm tra rút quân Mỹ cuối cùng.

10   giờ ra sân bay. Đông quá! Đoàn Ba Lan và đoàn Hung-ga-ri đi gần hết. Đoàn Ca-na-đa đi hơn một nửa. Đoàn In-đô-nê-xi-a ra cũng đông, Út-uốt mang cả vợ mặc áo trắng ra tiễn đoàn ta.

        Anh Hòa ôm hôn thân thiết anh Hoàng Anh Tuấn.

        12 giờ 10. Cất cánh.

        15 giờ 20. Đến Hà Nội.

        Hoa dơn Ngọc Hà hồng thắm. Gia Lâm đây, Hà Nội thân yêu đây rồi !

        Các đồng chí lãnh đạo trong Quân ủy bắt tay suốt lượt anh em trong Đoàn hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trở về. Các tùy viên quân sự các nước anh em cũng có mặt ở sân bay vui chung với chúng ta niềm vui chiến thắng.

        Tại nhà khách Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe Đoàn báo cáo. Đồng chí rất vui; thắng lợi của nhân dân ta có tầm vóc lịch sử, có ý nghĩa thời đại. Nhưng còn phải nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ cách 
mạng trong thời kỳ mới, đập tan những âm mưu mới của kẻ địch ngoan cố. Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh và Quân ủy rất hài lòng về công việc của Đoàn ta. Quân đội ta được Đảng giáo dục, anh dũng mưu trí trong chiến đấu, kiên cường trong đấu tranh trực diện với đối phương, một lòng son sắt với đồng bào cả nước.



        Chủ nhật 1-4-1973

        Đoàn ta đến Phủ Chủ tịch báo cáo công việc 60 ngày qua ở Sài Gòn và miền Nam... Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đón, ôm hôn hai bên má, hôn rất lâu từng đồng chí một. Những cái hôn nòng thắm. Anh em hiểu, đây là những cái hôn yêu quý gửi chung cho các Đoàn ta, cho quân đội ta ; gửi miền Nam, gửi đồng bào Sài Gòn yêu quỷ.

        Cuộc chiến dấu còn gay go, phức tạp. Nhưng chủng ta đã giành thắng lợi vĩ đại. Cách mạng Việt Nam chuyển bước. Với ỷ chí tiến công, chúng ta nhất định vượt qua mọi khó khăn, thực hiện ý muốn của Bác Hồ kính yêu là: Nước ta nhất định độc lập. Nhàn dân cả nước ta nhất định được tự do. Tổ quốc ta nhất định thống nhát; Nam Bắc sum họp một nhà, góp phần xứng đảng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.

        Từ trên thềm cao phía sau Phủ Chủ tịch nhìn về phía nhà Bác Hồ. Ánh nắng mùa xuân tỏa rộng. Ở đó cày vú sữa miền Nam của Bác vẫn lớn, như vẫn được Bác chăm sóc hàng ngày vậy.

HẾT

Không có nhận xét nào: