Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Sáu mươi ngày ở Sài Gòn -1


Sáu mươi ngày ở Sài gòn -1 (Nhật ký)
      Tác giả: Thành Tín (Bùi Tín)

      Nhà xuất bản Văn học ấn hành – Năm 1974
      In lần thứ nhất 10.200 cuốn – Nộp lưu chiểu tháng 7 năm 1974
      Số hóa: Huytop
dvnien copy từ http://www.vnmilitaryhistory.net/

..............................................................................

     Thứ hai ngày 29-1-1973

     8 giờ 15. Lên đường

     Đoàn xe dài theo đường Điện Biên Phủ qua Bờ hồ Hoàn Kiếm, ra bờ đê sông Hồng; đường phố
 Hà Nội rợp cờ đỏ sao vàng. Niềm vui chiến thắng trên gương mặt mỗi người dân thủ đô.

     Ở các góc đường, hàng dài người mua báo. Báo Nhân dân và Quân đội nhân dân ra số đặc biệt.
      Nhiều hàng chữ đỏ tươi.

     Xe qua cầu phao, qua phố Gia lâm vào sân bay Gia lâm.

     8 giờ 40 phút, đoàn xe đỗ trước phòng khách sân bay.

     Không khí nhộn nhịp, những hố bom B52 phía sân trước đã san phẳng. Lá cờ phấp phới trên
     Đài chỉ huy tươi hẳn lên giữa nắng mới.

     Anh em ta quân phục chỉnh tề. Nữ đồng chí B phục vụ ở sân bay khen: “Anh em mình hôm
     nay đẹp quá!”. Mũ lưới trai, quần áo Ga-bác-đin, cuống huân chương, giày đen cao cổ bóng
    loáng. Có tiếng cười: “Sắp nhập thành Sài gòn mà! Oách quá!”

     Nét mặt ai cũng tươi tắn, nghiêm trang. Niềm vui trước chiến thắng lịch sử. Nhiệm vụ mới ở
    Sài Gòn, ở miền Nam là một sứ mạng nặng nề. Thời kỳ mới, một cuộc chiến đấu mới, gay go,
    phức tạp bắt đầu.

     Từng nhóm, từng nhóm nói chuyện. Những cuộc gặp thú vị. Các chiến sĩ bên nhau. Các binh
    chủng gặp nhau. Những chiếc máy ảnh bấm lách tách. Kỷ niệm.

      Vài mái tóc lốm đốm bạc bên những thanh niên mười tám đôi mươi.. Giọng Nghệ Tĩnh, giọng
     Hà Nội hòa với tiếng Sài Gòn, tiếng Khu Năm. Một cuộc hội ngộ thú vị giữa những người vừa
     rời vị trí chiến đấu đi làm nhiệm vụ mới.

      9.30: Đài chỉ huy sân bay rộn rã. Hai chiếc máy bay Hoa Kỳ xin phép chuẩn bị hạ cánh để
    đón đoàn Đại biểu quân sự ta. 9 giờ 58 phút, hai chấm đen xuất hiện từ phía đông nam.
    Hệ thống  ra-đa ta đã quản lý hai máy bay đối phương rất chặt. Đường bay qua Đà Nẵng, ven
    bờ biển đến Cửa Đáy. Rồi Cửa Đáy – Nam Định – Hà Nội. Độ cao 6000 mét. Tốc độ 600km/giờ.
   Đồng chí Yên theo dõi đường bay cười rất tươi: “Sau khi nó phải ký hiệp định rồi có khác. Lần
   đầu tiên máy bay Mỹ xin phép vào vùng trời ta và bay theo đúng hành lang, độ cao, tốc độ do
   ta qui định”.

     Đúng 10 giờ 5 phút, chiếc C 130 thứ nhất chạn bánh trên đường băng, giảm dần tốc độ, từ từ
    quặt sang bên trái, vòng vào sân đỗ, dừng lại theo sự chỉ dẫn của sân bay ta bằng những ký
    hiệu quốc tế. Bốn động cơ lần lượt tắt ba, một động cơ vẫn nổ.

     Chiếc máy bay vận tải quân sự tên Héc-quyn-lơ này mang số hiệu 21794. Sơn loang lổ xanh
    và màu đất thô. Mình cá trắm, bụng sát đất, đuôi vắt lên.

     Mười phút sau, theo đúng qui định, chiếc C 130 thứ hai hạ cánh. Số hiệu 21857. Đậu bên trái
    chiếc thứ nhất.

     Viên thiếu tá No-en To-mớt, gày, cao cùng với trung sĩ phiên dịch Oa-ren Ru-xô, nhân viên
    của đoàn Mỹ trong Ban liên hợp quân sự bốn bên, đến gặp Ban giám đốc sân bay Gia Lâm.

      Họ đưa giấy giới thiệu. Ngượng nghịu, dè dặt. Tay cầm mũ mềm: “Thưa quý ngài, thưa quý
     ngài. Chúng tôi ra đây để rước quý ngài vô Sài Gòn".
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2015, 10:55:46 PM gửi bởi huytop » Logged

huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #1 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2015, 07:41:57 AM »

     Ta đối xử lịch sự. Mời ngồi. Nước giải khát.

     Tổ lái C 130 được đưa vào nơi nghỉ. Lái chính E-pon-bao, lái phụ Con-son, hoa tiêu Pi-tơ-xơn, kỹ sư hàng không  Ghi-li-ê-nô, thợ máy Co-vit và Spê-na-li…thay nhau bảo dưỡng máy bay rồi vào uống nước cam, cà-phê, bánh ngọt. Dè dặt, có phần sượng sùng lúc đầu, sau tự nhiên hơn. Hai tên ngụy làm nhiệm vụ thông tin liên lạc cho Mỹ đứng trên sân bay nhìn ngang ngửa, trơ trẽn.

     Đúng 11 giờ. Đoàn ta tập hợp trên sân bay.

     Anh Đạo, anh Đôn cùng đông đảo các tư lệnh và chính ủy các quân chủng, binh chủng, các đồng chí ở cơ quan Bộ quốc phòng, Tổng tư lệnh ra tiễn. Bắt tay chặt. Những chiếc hôn thắm thiết. Anh Đạo ôm hôn anh Hòa một hồi lâu. Một đồng chí bộ đội nữ tặng đoàn một bó hoa. Hoa dơn Ngọc Hà trắng muốt; mọc bên xác B.52 Mỹ đen xì còn ám khói chăng.

     Lên máy bay. Ngồi theo bốn hàng dài. Ghế khung đuya-ra chằng dây ni-lông đỏ.

     11 giờ 25. Cất cánh. Qua cửa kính ô tròn, chào tạm biệt sông Hồng! Chào tạm biệt phố phường Hà Nội đỏ cờ dưới nắng! Chào cột an-ten đài phát thanh Mễ trì Tiếng nói Việt Nam bất khuất.

     Gần 13 giờ. Tô-mớt báo tin qua Cửa Việt – Quảng Trị. Chào các đồng chí Quân giải phóng thân yêu! Dưới kia là phòng tuyến kiên cố nhất của Mỹ-ngụy dọc đường 9 tan tành. Khe Sanh, Cam Lộ, Đông Hà, Ái Tử, Cửa Việt…chắc lúc này cũng đỏ rực cờ sao vàng trên hai màu xanh, đỏ.

     25 phút sau, qua Đà Nẵng.

     14 giờ 30, Tô-mớt lại báo, máy bay vừa qua Vũng tàu. Sắp đến Sài Gòn.

     Hạ dần độ cao. Sông Sài Gòn kia rồi. Một khúc sông uốn vòng, những dãy nhà thấp, xe cộ. Rồi sân bay Tân Sơn Nhất đây rồi. Vụt nhớ đến Lê Anh Xuân và “Dáng đứng Việt Nam”. Sân bay lớn này đã bao lần rung chuyển dưới những làn đạn của Quân giải phóng. Hai bên đường băng trống trải. Những chiếc C 47 nằm trong công sự có mái cong.

      14 giờ 48 máy bay chạm đất. Từ từ đi thêm một quãng, vòng trái, qua đài chỉ huy, ngoặt phải. Đỗ. Tắt máy. Cửa lên xuống mở, ba nhân viên hải quan Sài Gòn lên. Một thiếu tá, một đại úy, một thiếu úy. Mũ lưỡi trai, áo trắng, quần mầu tro, cấp hiệu xanh trên vai. Cả ba giơ tay chào. Viên thiếu tá , giọng Sài Gòn: “Kính chào quí vị, xin mời quí vị làm thủ tục nhập cảnh”. Họ chìa ra một tập giấy cứng dày.

      Một đồng chí ta trả lời: Theo thỏa thuận ở Pa-ri, đoàn chỉ đưa một danh sách gồm tên, cấp bậc, không cần một thủ tục gì khác. Ba người quay xuống.

      Trên sân bay, người qua lại ồn ào. Quân cảnh ngụy mũ in hai chữ Q.C to. Cảnh sát. Tuần cảnh. Hai lính Sài Gòn gác hai đầu máy bay. Súng Mỹ M.16 cầm một tay, báng tỳ trên đùi chĩa lên trời theo kiểu anh chị. Hai tên mặc thường phục chĩa máy ảnh qua cửa, bấm lách tách.

       15 giờ 20, To-mớt trở lại cùng Rút-xô: “Rất tiếc. Rất tiếc, không yên tâm vì các ngài chưa xuống được. Vì họ. Chúng tôi thuyết phục, họ không nghe…”

        “Ở Gia lâm, chúng tôi không phải làm thủ tục gì, lại được vào buồng khách nghỉ. Được uống bia, cà-phê…”. Họ thanh minh, ngượng ngùng và gượng gạo.

       Ta trả lời: “Chúng tôi đến đây để làm việc. Chậm trễ, phía Hoa Kỳ và Sài Gòn chịu hoàn toàn trách nhiệm”.

       15 giờ 35. Ba nhân viên hải quan lại lên: “Các vị chắc mệt. Mời các vị khai cho xong để về nghỉ sớm. Dạ, giấy nhập nội này, tổng thống chúng tôi đi quốc ngoại về cũng phải khai”.

      Ta trả lời: “Chúng tôi không bao giờ làm một điều gì khác ngoài thỏa thuận cả”.

       16 giờ, rồi 17 giờ 30, Mỹ cho xe ô-tô đến, đưa lên nước cam, sữa, thịt hộp, đậu hộp, bánh…Xe chở cả thùng vệ sinh, giấy. Ta trả lời: “Cám ơn. Nhưng chúng tôi không cần gì cả. Chỉ cần xuống ngay về trụ sở làm việc”.

      Mỹ báo tin: “Cấp cao nhất của chúng tôi ở đây (Đại sứ Mỹ) đang can thiệp với cấp cao nhất của Việt Nam Cộng hòa (Nguyễn Văn Thiệu) để các vị xuống. Có tin sắp xong rồi. Chúng tôi rất sốt ruột. Mà các ông lại rất bình tĩnh..”

      Thật vậy, anh em ta rất bình tĩnh. Tinh thần vững vàng.

      Ở nhà chuẩn bị cho đoàn rất đầy đủ. Ăn tạm ít bánh khô, hương vị chiến trường. Bánh chưng và mứt gừng, mứt sen của các gia đình tiễn chân, hương vị Tết. Ai nấy đều có bi-đông nước. Trời bức, các đồng chí cắt ngay các-tông, làm hàng loạt “quạt ứng dụng”.

     Anh Hòa rất vui. Kể chuyện đấu tranh ở nhà tù Sơn la, tuy tình hình ở đây khác. Họ dở trò xấu xí vì họ sợ ta.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2015, 10:55:26 PM gửi bởi huytop » Logged

huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #2 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2015, 06:45:41 PM »

     Nhớ quá, câu nói sáng hôm qua của đồng chí Phạm Văn Đồng khi tiếp các đồng chí lãnh đạo của Đoàn tại Phủ chủ tịch. Thủ tướng rất vui. Ngừng bắn vừa mới bắt đầu có hiệu lực được hơn một giờ. Thủ tướng chỉ thị nhiều điều. Câu nhắc nhở cuối cùng sau hai giờ nói chuyện là: “Các đồng chí a., chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là những kẻ xấu xa tệ hại nhất… Họ sẽ không từ một thủ đoạn … nào để phá hoại và cản trở công việc thi hành Hiệp định. Họ có thể giở những thủ đoạn hèn hạ vô cùng, mà chúng ta không thể tưởng tượng được tới nữa kia. Nhưng chúng ta có chính nghĩa, có chỗ dựa pháp lý, có nhân dân, có dự luận tiến bộ trên thế giới. Họ sẽ thất bại”.

      21.00. Đài Hà Nội báo tin Chính phủ ta đã phản đối Hoa Kỳ và Sài Gòn về thái độ sai trái này. Anh em xúc động. Cả nước đang quan tâm đến việc thi hành nhiệm vụ của Đoàn”.

      Trên máy bay, công việc và sinh hoạt vẫn tiến hành đàng hoàng. Hội ý Ban lãnh đạo. Các bộ phận bàn công việc sắp tới. Xem báo. Nghe đài. Phân công trực. Bố trí nơi nằm nghỉ. Nhường nhau chỗ tốt. Những luồng gió mát lùa vào sau những giờ nóng bức.


     Thứ ba ngày 30-1-1973


      Tờ mờ sáng. Một thiếu tá Hoa Kỳ đến báo tin: “Đã giải quyết xong. Mời các vị chuẩn bị xuống”.

      Một bước thắng lợi cụ thể. Họ buộc phải nhượng bộ. Nhưng họ vẫn trì hoãn. Họ thanh minh: “Vì phải truyền lệnh qua nhiều cấp. Còn phải bàn việc thực hiện….”.

      Đến 11.20 mọi việc mới xong. Đoàn ta xuống máy bay. Có đại diện Ủy ban Quốc tế đón. Một hàng 12 chiếc xe du lịch và sáu chiếc xe ca quân sự đưa đoàn về trụ sở. Không một nhà báo nước ngoài nào có mặt. Họ bị chặn ở cổng vào.

      Sau tám phút, đến trại Đa-vít, ở phía đông nam sân bay.

      Những dãy nhà gỗ. Sàn gỗ cao. Lính Mỹ chuẩn bị sẵn giường nêm, khăn trải giường mới, gối trắng mới, Lính Mỹ đưa nước cam, sữa ra mời. Lính Mỹ làm bếp, phục vụ buồng ăn. Thịt gà rán, rau trộn, xúp trứng, bánh ga-tô…Để đỡ mang tiếng thiếu văn hóa, thái độ thô bạo ở sân bay vừa qua chăng Huh

       Lao ngay vào công việc.

       Anh Lưu Văn Lợi từ Pa-ri qua Băng-cốc đến thẳng đây từ hôm kia, cho biết tình hình.

       Sáng và chiều nay, các phó đoàn đã họp. Uých-khâm, chuẩn tướng, phó đoàn Mỹ đề nghị bàn ngay kế hoạch trao trả những nhân viên bị bắt. Báo tin Mỹ đã cử  một đô đốc sẵn sàng đến miền Bắc nước ta bàn việc gỡ mìn. Phan Hòa Hiệp, chuẩn tướng, phó đoàn Sài Gòn, giở ngay giọng khiêu khích, đổi trắng thay đen, vu khống Quân giải phóng lấn chiếm Cửa Việt. Ta đòi hỏi họ phải tôn trọng triệt để các điều khoản ngừng bắn, bảo đảm cho các đoàn ta vào Sai Gòn đầy đủ và an toàn. Hiệp lộ ngay chân tướng, mặt đỏ gay, la hét: Một hiệp định chứ một trăm hiệp định chúng tôi cũng không cần! Lắp đi lắp lại yêu cầu ngang trái: Các ông phải trả lại Cửa Việt cho Việt Nam cộng hòa.

       Uých-khâm người gầy, cắt tóc ngắn, bạc trắng, nói năng kiểu nhà binh, cộc lốc. Hiện là tham mưu phó trong Bôh chỉ huy MACV. Hiệp râu quai nón, như Tây lai, nói giọng Bình Định. Nguyên là sư trưởng sư 3, bị gọi về Sài Gòn sau khi Quân giải phóng đánh chiếm quận lỵ Quế Sơn.

      Sài Gòn nóng. Hàn thử biểu chỉ 29-30 độ. Trong khi ở Hà Nội là 18-20 độ.

      Ồn ào. Tiếng máy bay phản lực, máy bay lên thẳng suốt ngày và đêm. Nhiều chiếc F5, A 37 mang bom lao đi các hướng. Đó, chúng nó thi hành hiệp định theo kiểu tuyên bố của Phan Hòa Hiệp.

     Từ chập tối đến mờ sáng, đèn dù bắn lên không ngớt, soi sáng cả sân. Đèn dù nhiều nhất là ở phía tây; Củ Chi ở hướng này. Và khá nhiều ở phía Tây nam, mạn đường 4, Cai Lậy..Tiếng pháo bắn ì ầm từng đợt.



      Thứ tư 31-1-1973


      Họp các phó đoàn buổi sáng. Tại phòng họp của Ban liên hợp, cách trại Đa-vít chừng một km. Bàn xong việc, đón Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do trung tướng Trần Văn Trà dẫn đầu. Ngày mai, đoàn từ Lộc Ninh vào Sài Gòn bằng ba đợt máy bay lên thẳng. Thỏa thuận sau một số thủ tục: Cờ liên hợp và giấy chứng minh chung. Về cờ, Uých-khâm đề nghị lấy bốn màu từ “quốc kỳ” của bốn bên: Đỏ, vàng, xanh, trắng. các đoàn ta bác với lý do: Bốn màu phức tập, làm sao vẽ trên máy bay? Sau ta và Mỹ đồng ý cờ màu da cam quốc tế, trên có con số 4. Cờ sẽ treo ở trụ sở, ở xe ô-tô, sơn bốn khoanh trên máy bay. Họp kéo dài đến 17.00 giờ. Hiệp lúng túng, cuối cùng phải nhận. Thỏa thuận giao cho tiểu ban thủ tục bàn cụ thể việc thực hiện.

      Về giấy chứng minh, ta bác mọi giấy tờ do Bộ nội vụ, quố phòng hay cơ quan nào khác của chính quyền Sài Gòn cấp khi đi công tác trong vùng họ còn kiểm soát. Ta đặt vấn đề: Một giấy chứng minh chung giống nhau cho mọi sĩ quan và nhân viên cả bốn bên: Mang chữ ký bốn trưởng đoàn. Giơ tay biểu quyết nhất trí. Hiệp giơ tay, nhưng chậm và gượng gạo.

      Anh Lợi phát biểu thêm:Đề nghị cờ liên hợp chỉ được dùng trong công việc chung của liên hợp, cấm lợi dụng cờ da cam dùng bừa bãi để làm công việc khác, với những mục đích riêng.

      Uých-khâm tự ái đỏ mặt, gay gắt: Tôi sẽ báo về Chính phủ tôi về sự nhục mạ này của phía các ngài. Các ngài có khả năng vô tận để hoài nghi mọi thứ.

      Anh Lợi từ tốn: Chúng tôi đã có kinh nghiệm. Cần thẳng thắn nói trước. Đây là một dấu chấm trên chữ i rất cần thiết.

     Hiệp cúi gầm mặt, im!

     Anh Thu, phó đoàn của Chính phủ Cách mạng lâm thời tố cáo Sài Gòn từ sáng nay cho quân cảnh ngăn cản không cho người Mỹ vào trại Đa-vít để nấu ăn, không tiếp tế gì cho các đoàn ta. Một thái độ thiếu thiện chí, thiếu văn hóa tối thiểu. Hiệp lúng túng ho, đấu dịu: “Dạ, chúng tui không được biết chuyện nầy, thật đáng tiếc! Chúng tui sẽ cho kiểm tra ngay, chúng tôi sẵn sàng cung cấp gạo và thực phẩm cho quí vị…”

   Sinh hoạt các đoàn ta vẫn bình thường. Vì đã chuẩn bị với mọi bất trắc.

    Sài gòn đưa tin, Ác-niu hôm nay đến Sài Gòn, Phó tổng thống Mỹ đến để trấn an tinh thần và ra chỉ thị cho bộ hạ đang hốt hoảng trong tình hình mới.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2015, 07:43:46 PM gửi bởi huytop » Logged

huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #3 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2015, 05:27:19 PM »

    Thứ năm 1-2-1973

      Đoàn đón anh Trà vào.

      Sân bay rộn rã. Mỹ cử một trung tá đi cùng đoàn máy bay lên thẳng ra Lộc Ninh đón. Đến Tân Sân Nhất, các tổ lái Mỹ sắp hàng bên máy bay, đứng nghiêm chào tạm biệt trung tướng và các sĩ quan cao cấp quân giải phóng. Họ cảm tình vì được đón tiếp lịch sự ở Lộc Ninh, được chứng kiến không khí ngày hội của vùng giải phóng tiễn đưa Đoàn vào Sài Gòn làm nhiệm vụ. Quân cảnh ngụy trố mắt đứng nhìn.

      Anh Hòa ôm thắm thiết anh Trà trên sân bay Tân Sơn Nhất. Hai quân đội ruột thịt. Hai quân đội chiến thắng. Bó hoa dơn trắng muốt và hồng tươi từ thủ đô Hà Nội dặt giữa lòng miền Nam. Cán bộ và chiến sĩ ta ôm nhau, hôn nhau và nhìn nhau thắm thiết. Quân hiệu nền đỏ sao vàng xen với quân hiệu sao vàng trên nền đỏ và xanh. Quân phục Quân đội nhân dân xen với quân phục Si-mi-li màu lá cây Quân giải phóng. Chuyện ríu rít.

     Sĩ quan và lính Mỹ, ngụy tò mò đứng nhìn, ngẩn ngơ, ngơ ngác. Phải chăng họ nghĩ, sao hai quân đội kia, người ta đàng hoàng vậy, vui vậy, trẻ vậy, tình cảm vậy? Mà lại ở ngay trên đất Sài Gòn này!

     Tại phòng họp, các phó đoàn tiếp tục công việc. Chuẩn bị gấp cho buổi khai mạc họp các trưởng đoàn chiều mai.

     Đoàn Mỹ đưa ra bản mẫu giấy chứng minh. Anh Thu nhận xét: Danh nghĩa của các đoàn viết tắt, nhưng phải đầy đủ: Sáu chữ CPCMLT (Chính phủ Cách mạng lâm thời) nay phải thêm sáu chữ nữa CHMNVN (Cộng hòa Miền nam Việt nam). Hiệp phàn nàn: Dài quá! Anh Lợi nói: Dài không phải là lý do để bớt, cứ theo đúng danh nghĩa ghi trong hiệp định. Họ đuối lý, phải chịu ghi thêm sáu chữ nữa.

     Một buổi tối vui, đầm ấm tình Nam Bắc. Hai Đoàn gặp nhau. Chuyện đánh B.52, bắt giặc lái Mỹ ở Hà Nội. Chuyện xe tăng Quân giải phóng vào Lộc Ninh; Chuyện đánh thắng to ở Quảng Trị; Chuyện phá vỡ phòng tuyến Đắc Tô, Tân Cảnh…Bàn công việc chung đến khuya. Sài Gòn nóng, nhưng về đêm lại mát. Gió nhẹ, từ biển vào. Cảm giác khỏe khoắn; Vì gió? Vì chiến thắng? Vì cái thế mới của ta…
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2015, 01:57:04 PM gửi bởi huytop » Logged

huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #4 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2015, 01:56:35 PM »

      Thứ sáu  2-2-1973

      Đã 30 Tết rồi. Công việc lôi cuốn quên bẵng cả những ngày Tết đến gần.

     Trời vẫn nắng khô. Dọc đường chạy qua trước trụ sở, một vài nhà có cây đào trồng giữa sân. Nhìn kỹ, toàn đào ni-lông.

     14.40, các đoàn ta ra xe đi họp. Phiên họp khai mạc cấp trưởng đoàn.

     Hẹn quân cảnh đến 14.30, nhưng 14.45 vẫn không thấy. Bốn ngày bốn lần đi, bốn lần đều chậm. Khi thì người lái xe đến chậm. Khi thì giấy chứng minh của lái xe “chưa hợp lệ”; lúc thì xe “hỏng” phải chờ. Nay thì quân cảnh đến muộn. Một sự cố tình cản trở; một :chánh sách” phá đám khá lộ liễu.

     15.10 mới đến được nơi họp. Các đoàn về phòng riêng của mình. Hai phòng của đoàn ta ở phía Đông. Hai phòng của Mỹ và Sài Gòn ở phía Tây. Mỗi phòng có hai bàn lớn, máy đánh chữ, các loại văn phonggf phẩm, điện thoại tự động, máy điều hòa không khí. Từ kim găm, bút chì, tẩy, giấy…đến đồng hồ, đèn điện đều mang nhãn hiệu của Mỹ cả.

     15.15, vào phòng lớn. Mỗi đoàn sáu đại biểu chính thức và một phiên dịch. Các đoàn của ta vào chung một cửa. Các đoàn Mỹ và Sài Gòn vào cửa đối diện. Căn phòng dài 8 mét, rộng bốn mét rưỡi.

     Bàn họp vuông, mỗi cạnh hai mét rưỡi, phủ da xanh. Ghế bọc da nâu, có tay vịn. Sàn gỗ thông phủ nệm vàng nhạt. Tường treo nỉ vàng, gắn hai đồng hồ tròn.

    Trên đoàn trước mỗi đoàn có thanh gỗ lát trên dán các hàng chữ to:

     -Đoàn dại biểu CPCMLTCHMNVN (Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam)

    -Đoàn đại biểu VNDCCH (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)

    -Đoàn đại biểu HK (Hoa Kỳ)

    -Đoàn đại biểu VNCH (Việt Nam Cộng hòa)

     Đối diện Đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời là đoàn Sài Gòn., trước mặt đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hòa là đoàn Hoa Kỳ.

      Mười phút cho nhiếp ảnh và quay phim hoạt động. Các đồng chí Tài và Quế (Quân giải phóng) cùng các đồng chí Kha và Ly (Quân đội nhân dân) khẩn trương làm việc. Hai quân nhân Hoa Kỳ và hai quân nhân Sài Gòn kê ghế cao tìm các góc độ quay phim. Ống kính dừng lại lâu trước trung tướng Trần Văn Trà và thiếu tướng Lê Quang Hòa. Hàng chữ in “Đoàn dại biểu CPCMLTCHMNVN” được ống kính nhiều lần đặt sát.

     Trải qua biết bao chặng đường hy sinh và chiến thắng, hàng chữ ấy ngang nhiên trước mặt những người từ trước đến nay vẫn khăng khăng phủ nhận một sự thật hiển nhiên.

     Đúng 15.30, các trưởng đoàn trao đổi thư ủy nhiệm. Út-uốt tiếp nhận công văn từ tay anh Trà, mang kính vào chăm chú đọc và chìa sang cho Ngô Du. Chữ ký của Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Huỳnh Tấn Phát có in dấu nổi “Chủ tịch Chính phủ” công khai và chính thức có giá trị đối với đối phương ở ngay giữa Sài Gòn. Chính nghĩa và chân lý đi từng bước vững chắc. Từ giờ phút nầy, bắt đầu vang lên trong phòng họp nầy những lời : “Kính thưa Trung tướng Trần Văn Trà, trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam..” rõ ràng và đầy đủ.

     Giấy ủy nhiệm của Thiếu tướng Lê Quang Hòa mang chữ ký của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng.

     Uây-en - Đại tướng Mỹ, cầm đầu bộ chỉ huy MACV, thực tế là Tổng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ và quân ngụy, được ủy nhiệm của Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ký giấy giới thiệu Út-uốt, thiếu tướng lục quân làm trưởng đoàn đại biểu quân sự Hoa Kỳ. Trần Thiện Khiêm ký thư ủy nhiệm cử Ngô Du, Trung tướng, làm trưởng đoàn đại biểu quân sự của Việt nam Cộng hòa.

     Các trưởng đoàn lần lượt giới thiệu các phó đoàn, các ủy viên của đoàn. 
 Logged

Không có nhận xét nào: