Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Sáu mươi ngày ở Sài Gòn -4

 Sáu mươi ngày ở Sài gòn (Nhật ký)

      Tác giả: Thành Tín (Bùi Tín)



      Nhà xuất bản Văn học ấn hành – Năm 1974

      In lần thứ nhất 10.200 cuốn – Nộp lưu chiểu tháng 7 năm 1974

      Số hóa: Huytop 

dvnien copy từ http://www.vnmilitaryhistory.net/


 .............................................................................. 

Thứ ba 13-2-1973



       Trao trả ở Quảng Trị, Lộc Ninh vẫn tiếp tục.

        Tin Kít-xinh-giơ đến Hồng Công và Xa-li-vơn, trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Mỹ đến Sài Gòn. Cuộc thương lượng  Viên-chăn giữa Pa-thet Lào và nhà cầm quyền Viên-chăn sắp kết thúc.

       10 giờ 30, anh Hòa đi thăm đoàn Ba-lan trong Ủy ban quốc tế. Tại khách sạn, hãng vô tuyến truyền hình Pháp ORTF phỏng vấn. Chiều anh Hòa tranh thủ nghỉ, chơi bóng bàn với anh em vệ binh. Anh Hòa được liền 4 séc. Một đại úy sĩ quan liên lạc Sài Gòn đến đưa công hàm, nhìn hoài vào phòng giải trí. Cảnh vui vẻ, hồn nhiên, đầy sức sống thế này giữa cấp tướng và chiến sĩ đâu có ở bên họ !


        Thứ tư 14-2-1973



       10 giờ. Họp các trưởng đoàn.

       Lần đầu tiên Du Quốc Đống xuất hiện. Mặt đen xạm. Hai mắt xếch, lại ty hý mắt lươn, lòng mắt vàng khè. Gò má cao. Môi dầy, thâm xịt. Quần áo rằn ri, với ba sao đen trên ve áo.

       Đống đến với một tư thế đáng buồn. Cố lên gân nhưng lại ở thế lép. Hôm kia Đống bảo Hiệp mời các trưởng đoàn đến dự một tiệc rượu vào hồi 16 giờ «để làm quen với nhau sau khi mới nhận chức». Mới đầu báo ở Câu lạc bộ không quân đường Huỳnh Hữu Bạc. Sau họ lại cho văn phòng báo : ở tại buồng giải lao của phòng họp. Mời mọc chẳng giấy tờ; địa điểm thì tùy tiện. Các đoàn ta trả lời: bận, không dự dược. Cho Đống một bài học mở đầu...

       Nghỉ giải khát. Đống tự giới thiệu lai lịch. Quê Rạch Giá. Chỉ huy sư đoàn nhảy dù. Cấp trên trực tiếp của đại tá Thọ bị ta bắt ở Nam Lào. Ốm, đau gan nặng, nghỉ mấy tháng nay. Mới nhận nhiệm vụ hôm chủ nhật. Còn bỡ ngỡ.

       Nhớ lại những điều Thọ kể về Đống: Hách dịch, rất hiếm khi ra trận ; dốt về quân sự, lên cấp tướng chỉ do vây cánh. Thọ đã từng tả Đống đáp máy bay trực thăng đến thị sát chớp nhoáng căn cứ của lữ đoàn 3 ở phía đông Sê-pôn, với lời chỉ thị rất ư là kỳ quặc : “Ráng mà giữ ! Có thân thì phải lo ! Người Mỹ và Bộ tư lệnh sư đoàn ráng hết sức rồi đó ! “.
        Ba cuộc họp gần đây, Út-uốt hầu như chỉ ngồi đòi Chính phủ cách mạng đưa ra tên các cửa khẩu. Ngồi họp đòi, ngồi giải khát cũng đòi. Anh Trà trả lời rất đanh thép: phải làm xong quy chế đã. Đưa ra tên các cửa khẩu để làm gì ? Ở Cần Đăng (Tây Ninh), Câu Hạc (đường số Cool, Rạch Tràm Tróc (Cần Thơ), làng Dịt (Plây-Cu), ở bờ bắc Thạch Hãn cũng vậy, cứ nơi nào ta cho biết địa điểm trao trả hoặc đón người vào là lập tức bị bắn phá, ném bom.

      14 giờ Xa-li-vơn, trợ lý Bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ, đến gặp các trưởng đoàn ta. Xa-li-vơn đã từng là đại sứ Mỹ ở Lào, đã dự các cuộc thương lượng ở Pa-ri. Cố giữ vẻ lịch sự. Xa-li-vơn phải nhận rằng: «Cái gọi là vụ Cửa Việt, chúng tôi cho rằng sự thật thuộc về phía các ngài...»



       Thứ năm 15-2-1973


       Chiều, ở trụ sở. Trước bàn gỗ dài bên nhà số 538, anh em ở các nơi về kể lại công việc trong ngày, như thường lệ. Sĩ quan liên hợp, sĩ quan trao trả, sĩ quan báo chí, sĩ quan liên lạc, sĩ quan trong tiểu ban quân sự, trong tiểu ban thủ tục. Từ Quảng Trị mới về, từ Plây-cu vào, từ Phú Quốc, Cần Thơ lên... Công việc trong ngày thật sôi nổi, chuyện kể không dứt. Đại thể : Ở Lộc Ninh, viên thiếu tá Sài Gòn Ch. thấy cảnh anh em ta trở về phấn khởi, tư thế hiên ngang, vứt lại quần áo nhà tù ngụy; trong khi có một số sĩ quan ngụy được phía ta trao trả thì lại ngượng ngùng. Ch. than thở : các ông quay phim những cảnh này làm cho chúng tôi nhục quá. Cũng viên thiếu tá này mới hôm kia ở sân bay Tân Sơn Nhất thốt lên một câu khi sĩ quan ta phản đối quân cảnh ngụy có những hành động láo xược: «Xin các ông hiểu cho. Chế độ chúng tôi mà không có quân cảnh và dây thép gai thì làm sao đứng được!». Ở Thiện Ngôn, Sài Gòn giở trò cưỡng bách chiêu hồi, bị anh em ta vạch trần trước mặt tổ quốc tế, bọn sĩ quan ngụy chuồn mất trong sự khinh bỉ. Ở trụ sở ta, chiều nay một đại úy ngụy khiêu khích : « Các ông lên C. 130 mà không biết gài nịt ra sao, làm sao đánh Mỹ nổi ? ». Đồng chí thượng sĩ ta quật lại : « Các người quen ngồi máy bay Mỹ thì tất nhiên là quen gài nịt Mỹ. Chúng tôi không quen gài nịt, nhưng chúng tôi biết trị B. 52 Mỹ, biết làm chủ khoa học kỹ thuật để bắn tan xác những trang bị và vũ khí Mỹ hiện đại nhất. Điều đó các người không hiểu sao?».
 Logged

huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #16 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2016, 07:05:11 PM »

  

       Thứ sáu 16-2-1973.


      Tối qua khu vực Huế điện vào báo cáo tỉ mỉ vụ khiêu khích trước khách sạn Hương Giang. Bọn côn đồ tay chân Thiệu ném nước bẩn, trứng vào các sĩ quan ta ngay trước, trụ sở Ủy ban quốc tế. Ta gửi ngay công hàm phản dối. Nhắc lại vụ khiêu khích ở Ban Mê Thuật, đòi họ phải chấm dứt ngay.

       Mỹ báo tin khẩn cấp: một C.47 bị bắn rơi ở Nam An Lộc, hai nhân viên phi hành Mỹ bị thương nặng. Đoàn Chính phủ cách mạng trả lời: chưa biết gì tin này, nhưng nhắc lại rằng máy bay nào bay qua vùng kiểm soát của Chính phủ cách mạng phải báo trước và được phép mới được bay, để bảo đảm an toàn.

       Không khí căng thẳng.

      10 giờ. Các trưởng đoàn ta đến phòng họp. Phó đoàn Mỹ báo tin : Út-uốt ốm. Một trung tá Mỹ lại báo tin khác : Út-uốt bận gặp Xa-li-vơn. Hiệp báo: Đống bận không đến được. Anh Trà phản đối : Họp cấp trưởng đoàn sáng nay như đã thỏa thuận là để thảo luận những vấn đề rất quan trọng; phía họ vắng mặt không lý do chính đáng, không báo trước. Anh Hòa phản đối thái độ thiếu thiện chí của Mỹ và Sài Gòn, phê phán vụ khiêu khích ở Huế rồi cả hai anh đứng dậy, ra về. Các phó đoàn vẫn họp. Găng. Anh Thu phó đoàn Chính phủ cách mạng, và anh Lợi đấu quyết liệt. Hiệp lúng túng. Uých-khâm chỉ ngồi đòi cửa khẩu. Anh Thu bác ngay, chỉ rõ : những việc cấp bách, nghiêm trọng như thực hiện ngừng bắn, chấm dứt khiêu khích phá hoại... sao không quan tâm, lại cứ đòi cửa khẩu hoài, định giở âm mưu đen tối gì đây ?

      Chiều không khí dịu bớt.

       Thư kêu gọi của Ban liên hợp được thông qua theo dự thảo của phía ta, có bớt hai đoạn nhỏ. Thỏa thuận sẽ công bố và phổ biến rộng rãi ngay.

        Họ buộc phải chịu đưa máy bay lên đón các đồng chí ta bị hành hung ở Ban Mê Thuột về Sài Gòn.

       19 giờ họ gửi công hàm cho ta, chính thức chịu để các tổ liên hợp 4 bên đến quan sát các địa điểm rút quân của Mỹ và Nam Triều Tiên, có chụp ảnh. Chính thức báo bằng giấy trưởng đoàn Mỹ Út-uốt vắng mặt sáng nay là vì bị «cúm », sáng mai sẽ có mặt ở cuộc họp trưởng đoàn.

       Phía Mỹ buộc phải lùi, anh Hòa đến thăm xã giao Út-uốt. 19 giờ 30, một đại tá Mỹ đến đón. Út-uốt ở cách trụ sở ta chỉ 2 ki-lô-mét, phía tây nam Tân Sơn Nhất, trên một chiếc ô-tô va-goong (Mỹ gọi là trê-lơ : trailer), bằng gỗ thông, dài chừng 7 mét, rộng 3 mét. Bên ngoài trông giống kiểu xe công chính đi sửa đường, sơn trắng, Út-uốt cố tỏ ra lịch sự, vui vẻ : mong có những cuộc gặp riêng cởi mở ; « các ông làm tuyên truyền giỏi lắm ; chính vì vậy mà phía Việt Nam cộng hòa họ ngại các ông lắm ; mỗi người phía các ông là một agít-prốp...» (agít-prốp : nhân viên tuyên truyền cổ động). Rồi Út-uốt xum xoe, ranh mãnh, nâng cốc rượu uýt-ki : nhờ ngài nói với trung tướng Trà đưa ra những cửa khẩu ; nếu các ngài ưng thuận, tôi sẽ xin biếu ngay ngài và tướng Trà mỗi vị một xe trê-lơ như thế này, với đủ tiện nghi.

      Trong xe trê-lơ, sàn trải thảm màu tro, có tủ búp- phê đựng đủ loại rượu và giải khát, có tủ lạnh. Có phòng tiếp khách ; bên cạnh là chiếc vô tuyến truyền hình nhỏ, phía trong có phòng làm việc, bàn giấy, điện thoại, tủ sách, có giường ngủ với nệm mút, máy điều hòa không khí ở hai đầu. Vải dày màu xanh nhạt có hoa phủ kín xung quanh.

       Anh Hòa trả lời thẳng thắn : theo tôi biết, ông Trà đã có sẵn các cửa khẩu để thông báo, nhưng phải bảo đảm thể thức thay vũ khí đã; xe trê-lơ này tốt, có tiện nghi đầy đủ, nhưng vấn đề quan trọng là các ông phải cung cấp đầy đủ tiện nghi, phương tiện làm việc cho tất cả hai đoàn đại biểu chúng tôi kia.

       Út-uốt ngượng quá, cười nhạt, lảng sang chuyện thời tiết...



      Thứ bảy 17-2-1973.



       Họp các trưởng đoàn, Út-uốt làm chủ tọa điều khiển, nêu vấn đề chiếc C.47 Mỹ bị bắn rơi Nam An Lộc, rồi lại đòi cửa khẩu. Làm ra vẻ tích cực thực hiện thỏa thuận chiều qua, Út-uốt đưa ra tờ báo Sao và vạch của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương đăng lời kêu gọi chung của Ban liên hợp.

       Phía ta nêu mạnh vân đề đối xử xấu, thiếu văn hóa của phía Sài Gòn đối với các đoàn đại biểu ta ở các khu vực. Cung cấp thực phẩm kém phẩm chất ; chỗ ở quá chật chội, không có chỗ làm việc ; đi lại luôn luôn bị cản trở, chậm trễ vì những lý do «kỹ thuật» ; cần phải có tổ liên hợp của trung ương đi kiểm tra và giải quyết gấp. Anh Trà nói thêm : Nếu các vị có dịp ra vùng giải phóng, các vị sẽ thấy chúng tòi đối xử đúng theo truyền thống mến khách của dân tộc Việt Nam….

      Đống phải nhận tổ chức kiểm tra tình hình ăn ở đi xuống cả 7 khu vực. Nhưng cuối cùng Đống lại lèo thêm : xin trung tướng Trà cho biết sớm các cửa khẩu của Chính phủ cách mạng ấn định ở đâu ; việc này chánh phủ chúng tôi rất quan tâm. Nếu chậm trễ thì xin các vị hiểu cho rằng việc phổ biến lời kêu gọi cũng sẽ bị chậm trễ tương tự...
      Gắn hai việc lại theo kiểu cò kè con buôn, họ càng lộ tẩy là kẻ phá đám…..
 Logged

huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #17 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2016, 08:54:16 AM »

 

        Chủ nhật 18-2-1973.



       Đoàn ta đi thăm đoàn Hung-ga-ri trong Ủy ban quốc tế, tại khách sạn Ma-giét-tích, đầu đường «Tự do», nhìn ra sông Sài Gòn.

      Phố xá Sài Gòn tấp nập. Lính Mỹ thưa hơn. Mâu thuẫn xã hội khá nổi bật. Vừa ra khỏi Tân Sơn Nhất, những đống rác to tướng bên bãi xe, xế bệnh viện quân sự Mỹ ; ngay cầu Công lý, những dãy nhà thấp bằng gỗ, tre trên mặt nước, lộn xộn, tiều tụy, nhìn thẳng ra chùa Vĩnh Nghiêm kiến trúc kiểu mới, cao vút, với những cột vuông bề thế. Dọc đường Phan Bội Châu, những nhỏm hành khất bồng bế trẻ nhỏ gầy yếu đứng bên vỉa hè, bên những xe du lịch Toyota sang trọng. Trên đường «Tự do», vài nhà hàng «bar» với những cô gái môi đỏ, váy ngắn, mồm ngậm thuốc lá, mệt mỏi, buồn chán, ế ẩm.

       Quân cảnh đã chờ sẵn ở cửa khách sạn để ngăn đồng bào tập trung. Nhưng vẫn đông. Nhớ lại lời người lái xe : đồng bào « khun » lắm ; muốn gặp các ông, cứ thấy quân cảnh tới đông đông là ào tới.

       Xuống xe. Các đồng chí Hung-ga-ri chờ sẵn. Nói chuyện một hồi trên vỉa hè đã. Hai đồng chí ta đi một vòng, vẫy tay, chào các mẹ, các chị, các em, mặc cho quân cảnh dàn thành hàng rào. Có tiếng một bà má :
«Tướng Lê Quang Hòa đứng giữa phải không ? Đội mũ cát-két phải không ? To lớn đẹp thật, cười hoài !». 

Nghe rõ tiếng một chị dắt hai con nhỏ : «Các ông miền Bắc vô đây làm việc đó », và chị nói như rỉ tai chúng tôi : «Khỏe chớ mấy anh !». Chỉ bốn chữ ấy thôi, mà vang hoài trong lòng hai chúng tôi.

        Lên thang máy. Hai em bé mặc đồng phục trắng, ở cổ có thêm hai chữ H.M. (Hotel Majestis), chuyên bấm nút cho thang lên xuống: «Dạ, em tên là Hòa. Em 12 tuổi, hết học hai năm nay». Qua buồng giải khát. Anh chị em làm công ngừng hết công việc, chạy ra sát thang máy, đứng nhìn đoàn ta. Có những cặp mắt thông cảm không thể nhầm lẫn. Những nụ cười kín đáo. Một lô thám báo đứng quanh. Họ lườm người này, chặn người kia, xoi mói, lấc láo. Có kẻ cầm máy ảnh bấm lia lịa. Ta đàng hoàng bao nhiêu thì chúng nó càng nhốn nháo, hoảng hốt bấy nhiêu.

       Khi ra về, Trê-xy Út và Pôn Vô-gơn, phóng viên UPI chờ sẵn ở cầu thang. Anh Hòa bắt tay, nhận những câu hỏi phỏng vẩn, nói thêm : «Chúng tôi sẵn sàng gặp và nói chuyện lâu hơn với các bạn. Lập trường của chúng tôi là thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định, giữ vững hòa bình lâu dài, thực hiện hòa giải và hòa họp dân tộc... ».

        Lên xe. Hỏi chuyện trung tá Trí, người Quảng Ngãi, cầm đầu sĩ quan liên lạc Sài Gòn. Trí nói rất khéo : «Dạ, hôm nay chủ nhặt, nhưng được biết thiếu tướng Hòa đi, nên tôi phải đích thân đi thu xếp chuyến đi này. Quân cảnh nó hay làm nhiều chuyện bậy bạ, trở ngại công việc của mình (!) Dạ, nhiều lúc tôi cũng thấy trẽn (xấu hổ) vì họ làm bậy...!». Những lời nói thực tâm ? Hay những câu giả dối ? Thật khó mà khẳng định...




       Thứ hai 19-2-1973




       Họp trưởng đoàn. Anh Trà điều khiển. Mỹ cố làm rùm beng thêm về vụ chiếc C47.

      Ta nêu mạnh vụ quân Sài Gòn lấn chiếm khu vực Sa Huỳnh.

      Đống cố tình nêu vẩn đề «khu vực đóng quân » thay cho «vùng kiểm soát » ; bị bác bỏ ngay.

       Đạt được thỏa thuận : Mai, Ban liên hợp trung ương cử tổ kiểm tra đi Sa Huỳnh.

        Chiều anh Trà gặp Đống. Sau hon một giờ thảo luận, Đống phải lùi, từ chỗ đòi 9 cửa khẩu đã chịu con sổ 6 cửa khẩu. Theo kế hoạch dự định, để tỏ ngay thiện chí, anh Trà cho Bống biết tên 3 cửa khẩu : Gio Linh, Sa Mát, Đức Cơ và đòi phải bảo đảm an toàn cho các cửa khẩu đó, phải bàn ngay thủ tục, hành lang thay thể vũ khí ; nếu thực hiện tốt mới đưa thêm 3 cửa khấu khác.

       Giờ nghỉ, gặp Phan Văn Chuân, đại tá Sài Gòn, vừa đến nhận nhiệm vụ. Chuân cố giữ vẻ lịch sự. Đưa ra mấy câu triết lý : «Trong thời này, không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi mà thôi! ». Một luận điệu chiến tranh tâm lý xảo quyệt và nguy hiểm, lẫn lộn trắng đen, reo rắc những luận điểm sặc mùi vị chủ nghĩa cơ hội...

       Khi nghe nói đến thái độ xấu, nhỏ nhen của Sài Gòn đối với ta : cho đến nay ở sân bay Tân Sơn Nhất vẫn không có ghế ngồi, không có buồng đợi, không co phòng vệ sinh cho các đoàn ta, trong đó có cả một số phụ nữ…, cung cấp thực phẩm hư hỏng, gây chậm trễ khi đi lại, cắt điện thoại... Chuân không thể thanh minh nổi. Đành phải nhận : « Đây là một số người thừa hành. Bên chúng tôi nhiều tổ chức khác nhau. Có quân cảnh, có tuần cảnh, có không quân, tổng cục dân vụ, chủ trương khác nhau. Mất ảnh hưởng quá !... ».
 Logged

huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #18 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2016, 06:04:40 PM »

 

        Thứ ba 20-2-1973


       Đống đến thăm đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đúng vào lúc đoàn anh Trà đi thăm xã giao Ủy ban quốc tế. Cố tình tránh gặp đoàn anh Trà? Vẫn trong âm mưu vô ích hạ thấp đoàn Chính phủ cách mạng. Đống đi quanh trại Đa-vít rồi nói với anh Hòa ở phòng khách : 
      «Thưa thiếu tướng, đây là doanh trại tốt nhất ở miền Nam Việt nam ! ».

       Anh Hòa đáp lại:
      «Thế thì doanh trại Mỹ thiếu thốn, chật và mất vệ sinh quá! Chúng tôi đã bỏ nhiều công sức mà vẫn còn bẩn». 

       Đống ngượng, mang hai gói quà ra:
      «Để tỏ tình thân hữu với thiếu tướng, xin thiếu tướng nhận cho chút quá nhỏ này. 

      Để «quà» trên bàn.

       Giở ra: một lọ nước hoa Mỹ. nhãn hiệu «Coryse Salomé», và một hộp bánh quy cũng Mỹ nốt!

     Đống vừa đi được 20 phút thì hai chiếc loa to mắc từ nhà sửa máy bay của không quân Sài Gòn, sát hàng rào trự sở ta ở phía bắc, bắt đầu chõ sang oang oang, nói theo giọng đài Sài Gòn. Khiêu khích, xuyên tạc. Ta lập tức gọi điện thoại đến đoàn Sài Gòn phản đối. Văn phòng của đoàn Sài Gòn thanh minh: «Dạ, đó là của bên Sư đoàn 5 không quân. Họ tự ý làm chuyện này. Dạ. Chuyện này họ làm chướng quá! Chúng tôi sẽ can thiệp ngay...». Ta trả lời: «Không biết chủ trương và hành động của ai. Chúng tôi chỉ biết là của phía các ông. Nhằm mục đích gì? Chỉ có thể là phá hoại và khiêu khích… ».

        15 phút sau, hai chiếc loa câm bặt. Lính Sài Gòn buộc phải leo lên thang gỡ ngay xuống.



        Thứ tư 21-2-1973.



        Các đoàn ta đấu rất quyết liệt về vụ Đức Cơ. Hôm kia, anh Trà vừa thông báo cho Đống biết ba cửa khẩu của Chính phủ cách mạng, trong đó có Đức Cơ ở Tây Nguyên, máy bay Sài gòn đã đến ném bom ngay địa điểm này, làm bị thương một số công nhân đang xây dựng nhà ở cho Ủy ban quốc tế, làm hư hỏng nhà cửa...

       Một vụ phá hoại, lật lọng nhất! Phía Sài Gòn vừa được biết lúc 16 giờ 05 phút thì 17 giờ 35, máy bay của họ đã đến thả bom.

       Vừa vào họp, anh Trà tiến công luôn. Giọng rất đanh : «Chúng tôi đã hiểu vì sao cả tuần nay phía các ông cứ ngồi đòi đưa ra cửa khẩu. Vì sao ông Xa-li-vơn đến đây gặp tôi cũng đòi cửa khẩu. Vì sao ông Kít-xinh-giơ nữa cũng lên tiếng đòi chúng tôi cho biết cửa khẩu.. 

      Những sự việc này chỉ có thể đưa đến kết luận là phía quý vị có cả một âm mưu đen tối đã được sắp xếp và chuẩn bị từ trước.

       Với việc làm xấu xa, với thái độ phá hoại như thế này thì công việc thi hành Hiệp định làm sao bảo đảm được.

       Quý vị phải trả lời về vụ này, trả lời rõ ràng trước nhân dân Việt Nam, trước dư luận trên thế giới về thái độ lật lọng có tinh toán này.... ».


       Anh Lợi bồi tiếp, vẫn cách phát biểu từ tốn, lập luận chắc, buộc tội chặt:
        «Tội ác này nghiêm trọng vì là tội ác có tính toán. Nó diễn ra ngay giữa lúc lời kêu gọi chung được phổ biến...

      Đây chỉ có thể gọi là một vụ bội ước... Trưởng đoàn Việt Nam cộng hòa đã được yêu cầu bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các cửa khấu trước khi phía Chính phủ cách mạng thông báo...Quan niệm của các ngài đối với chữ ký, đối với lời hứa như thế nào? Thỏa thuận xong rồi thì thực tế ra sao. Còn có thể tin ở lời hứa, ở những lời cam kết và thỏa thuận của phía các ngài được đến đâu? Phải nói thật rõ ràng cho các ngài biết rằng: sự phẫn nộ của chúng tôi, của nhân dân Việt Nam, của các lực lượng vũ trang nhân dân, của dư luận thế giới là vô cùng sâu sắc…».

        Hiệp chống đỡ rất yếu. Đống vắng mặt. Hiệp lải nhải : « Chúng tôi chưa hay biết vụ này. Phải được biết tường tận mới có ý kiến. Xin sang vấn đề khác... ».

       Út-uốt cố làm ra vẻ khách quan, giấu mặt đồng lõa của Mỹ : «Nhiều vi phạm quá rồi ! Ở cả các bên, chúng ta phải hợp tác để chấm dứt các vụ vi phạm ! Phải tiến hành những cuộc điều tra có kết quả, có hiệu lực…»

       Nghỉ uống nước. Một đại tá Sài Gòn xoa dịu : « Ông Trà hôm nay nổi giận. Nếu qua có vụ này thì ông Trà nỗi giận là điều dễ hiểu...», và nhận xét:
       « Ông Lợi ở Pa-ri về đây? Ông ta có phải là luật sư, thày cãi ngoài đó không nhỉ ? Thú thật, các ông có những nhà ngoại giao rất cừ ! » - Trả lời :  « Điều chủ yếu là vì chúng tôi có lý lẽ ; vì chúng lôi nắm chắc Hiệp định ; vì lập trường phía chúng tôi là thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định ; vì sự thật, lẽ phải thuộc về phía chúng tôi….»

       Ba phiên họp gần đây, Đống và Hiệp không còn lải nhải về cái gọi là «vụ lấn chiếm Cửa Việt» nữa. Mỹ đã mở mồm nhận sự thật thì Sài Gòn phải im thôi. Qua vụ Cửa Việt, một kinh nghiệm quý báu : phải sử dụng quyền giáng trả thật đích đáng; buộc đối phương vào khuôn phép...
 Logged

huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #19 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2016, 11:20:28 AM »

     
        Thứ năm 22-2-1973.




       Đêm qua nghe tin đầy đủ Hiệp định Viên-chăn. Anh em tổ tê-lê-típ thức đêm ghi đủ cả các điều khoản. 12 giờ hôm nay, lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực.

       Không khí các đoàn ta càng phẩn khởi. Chăm chú nghe đài Tiếng nói Việt-nam bình luận về thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân Lào anh em.

       Tối, toàn đơn vị tập trung ở sân, nghe nói chuyện thời sự. Đã thành nếp, 10 ngày một lần, nghe tổng hợp tình hình về: thi hành Hiệp định, miền Bắc (đang nỗ lực khôi phục kinh tế, thế giới ca ngợi thắng lợi của Việt Nam. Rồi tình hình Mỹ la-tinh, Trung Đông... Sau cùng tập trung vào tình hình mới ở Lào. Ban liên hợp 2 bên trung ương sẽ làm việc ở Viên-chăn, thành phố trung lập, cũng như kinh đô trung lập hóa Luông Prabăng. Mặt trận yêu nước Lào tham gia Chính phủ dân tộc, số bộ trưởng ngang với chính quyền Viên-chăn... Lực lượng đặc biệt do Mỹ tổ chức, nuôi dưỡng và chỉ huy phải giải tán. Bước đi vững chắc của cách mạng Lào...

       Nhớ lời của một trung tá Sài Gòn chiều qua : «Chúng tôi vừa nghe tin về Hiệp định Viên-chăn. Nhưng nó khác, rất khác với những điều người Mỹ cam đoan với bọn tôi. Họ nói ở Lào sẽ ký. Khu vực đường mòn sẽ trở về chánh phủ trung ương ở  Viên-chăn, việc tiếp tế của bộ dội các ông sắp bị bóp nghẹt. Vậv mà nghe tin mới thì đâu có những chuyện đó !».

       Viên trung tá Sài Gòn buồn rầu thổ lộ; «Người Mỹ và chúng tôi quan tâm đầu tiên đến cái đường mòn. Nay nó vẫn thuộc các ông Pa-thét. Chúng tôi lại bị người ta gạt (lừa) một lần nữa!». 

      Nghe kể lại chuyện này, anh em ta cười vang, thích thú.

Không có nhận xét nào: