Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

Sáu mươi ngày ở Sài gòn -6

Sáu mươi ngày ở Sài gòn (Nhật ký)

      Tác giả: Thành Tín (Bùi Tín)



      Nhà xuất bản Văn học ấn hành – Năm 1974

      In lần thứ nhất 10.200 cuốn – Nộp lưu chiểu tháng 7 năm 1974

      Số hóa: Huytop 

dvnien copy từ http://www.vnmilitaryhistory.net/


 .............................................................................. 
Tối hôm kia, ở Biên Hòa, một đại úy Sài Gòn hỏi một đồng chí ta: «Ông thiếu tá, ông làm cách mạng hơn 20 năm, nằm gai nếm mật, tóc bạc hết trọi mà mới được một chút thiếu tá thôi à? Ông có chán không?». Đồng chí ta đáp: «Này, từ nay phải bỏ ngay cái trò chiến tranh tâm lý bẩn thỉu ấy đi. Làm lính cách mạng còn vinh hơn làm tướng phản cách mạng, rõ chưa?».

      Mấy thứ bảy liền ở Ban Mê Thuột chúng cho bọn gái điếm đến ưỡn ẹo, múa hát, rượu chè ngay ở nhà bên đến khuya. Anh em ta thản nhiên mở đài nghe Tiếng nói Việt Xam và mở dây ghi âm nghe nhạc của ta. Thứ bảy trước chúng phải dẹp hết. Để chuẩn bị giở trò khác nữa chăng? Sự xuẩn ngốc và lố bịch của họ thật không có giới hạn.

       Chiều qua, một tổ sửa chữa máy nước do phía Sài Gòn đưa vào trụ sở ta làm việc. Ba người cặm cụi làm việc tốt. Riêng một tên khác làm qua quít, chuyên nhìn ngó, xoi mói. Anh em ta cần đinh, dây thép. Nó liền đưa ra khoe : «Chao đinh Huê Kỳ đây, tốt hung. Dây này nhỏ, căng mấy cùng không đứt, lại không gỉ. Của Huê Kỳ cái chi cũng tốt ». Đồng chí thiếu úy ta bảo nó luôn: «Ông bảo Hoa Kỳ cái gì cũng tốt ư? Không đúng! Hoa Kỳ tốt từ cái đinh nhỏ, từ cái dây thép này. Nhưng họ xấu thì xấu từ tổng thống của họ trở xuống. Cái xấu này thì nói không sao hết».



       Chủ nhật 25 2-1973.



       Đêm qua, một cuộc gặp gỡ ở điện thoại thật lý thú.

       Đúng 12 giờ 20 phút, chuông điện thoại kêu ởđầu giường.

      Đầu giãy bên kia : «Xin kính chào quý ông. Xin lỗi vì làm phiền giấc ngủ. Xin tự giới thiệu. Tôi là X.Y. (xin dùng chữ khác), ký giả của báo Z. và tạp chí B.K... Xin thay mặt phong trào chúng tôòi gửi lời chào đế các ông. Xin phép cho được gọi là «các anh» cho thân mật. Anh em sinh viên và thanh niên trong tổ chức chúng tôi rất mừng được tin đoàn vào đây. Mấy chủ nhật liền, chờ đoàn dọc đường Công Lý ; mồng 3 tây (dương lịch), thật sung sướng không thể tả được, một số chúng tôi thay mặt các anh... Báo nước ngoài, bọn tây được gặp các anh mà anh em Việt minh với nhau, họ lại không cho gặp! Bọn tôi tìm hết cách để biết được số điện thoại của Đoàn. Và đêm nay, chúng tôi phải chờ nửa đêm để gọi cho kín đáo. Anh biết chớ, mật vụ nó gài khắp; máy nghe nó đặt cùng chốn. Gặp các anh lúc nửa đêm, cũng không chắc có an toàn. Nhưng mà chúng tôi cứ gọi.

      Trước hết xin gửi lời hỏi thăm sức khỏe tất cả các anh và gửi lời chúc mừng thắng lợi của phong trào chúng tôi đến các anh.

      ... Miền Bắc mình giỏi quả! Miền Bắc mình thật là kiêu hùng ! Nghe tin miền Bắc đánh bọn không quân Mỹ mà chúng tôi sướng hết mức, hả hết mức...


      ... Ở Sài Gòn này, bọn Thiệu kèm rất gắt gao. Trước khi hiệp định ký, chúng nó ruồng bố, phong trào chúng tôi bị hơn 60 anh chị em vô tù. Hoạt động rất gay, lộ là chúng nó bắt, có khi thủ tiêu liền liền. Nhưng có thể bảo đảm với các anh rằng Sài Gòn là thùng thuốc nổ. Có cơ hội là bùng nổ thôi!... Đảng dân chủ Thiệu hoạt động riết. Nó bắt ghi tên vào cả loạt...

... Không tiện nói chuyện lâu. Dù sao chúng ta cũng luôn luôn gặp, gặp nhau hàng ngày trên giao điểm của hành động. Hẹn gặp mặt các anh trong ngày hoan lạc, trong những ngày đẹp trời nhất của đất nước Việt chúng ta đang hồi sinh ».


      Chỉ có năm phút. Mà xúc động lạ thường! Trằn trọc mãi đấn gần sáng. Tấm lòng của đồng bào, của những người yêu nước vẫn rực sáng trong đêm đen tàn bạo của một chế độ đã bị lịch sử và nhân dân kết án...

      Trưa nay, 12 giờ chủ nhật, sĩ quan liên lạc ta đi đưa công hàm cho các đoàn trong Ủy ban quốc tế. Đến trụ sở một đoàn; chờ ở phòng khách. Một công chức trạc 50 tuổi bước vào, bắt tay, nhìn trước nhìn sau, nói nhỏ với hai đồng chí của  ta, giọng run run cảm động:
      «Trời! Hôm nay được bắt tay các ông. Muốn nói chuyện nhiều. Nhưng lúc này chỉ có thể nói với các ông một câu : các ông là anh hùng đệ nhất, là anh hùng đệ nhất ! ».
      Chỉ một câu thôi, mà xiết bao thương yêu, cảm phục chất chứa…..
 Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #21 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 07:44:27 PM »

   

       Thứ hai 26-2-1973



      Ta đấu tranh mạnh về vụ hành hung ở Huế xảy ra sáng qua, làm bị thương sáu đồng chi ta ở trong trụ sở của đoàn. Đống xoa dịu. Tỏ ra tiếc (!).

     Út-uốt cũng xoa diu. Thật là đáng tiếc về thái độ các nhà chức trách ở Huế không làm gì để ngăn chặn ngay sự việc này.

      Sau đó các trưởng đoàn ta đọc bản tổng hợp tình hình một tháng thi hành Hiệp định, vạch trần có hệ thống âm mưu và hành động phá hoại của Mỹ — Thiệu.

       Út-uốt tự bóc trần bản chất. Ngồi ngáp; lắc đầu; cười láo xược, thầm thì với Xô-va-giô, thiếu tá phiên dịch của đoàn Mỹ, mang dấu hiệu lính đặc biệt mũ nồi xanh, ngồi sát bên tay phải. Đến lượt, Út-uốt phát biểu rất xược; «Tôi đã ngán đến tận cổ khi phải nghe những bài diễn văn dài như vừa rồi! Tôi đã quen ngồi nghe hàng tháng trời những bài diễn thuyết tràng giang đại hải ở Bàn môn điếm. Các ngài định tuyên truyền ở đây hay sao? Nếu vậy thì tôi sẵn sàng nghe nữa, nhưng những bài diễn thuyết như vậy chỉ uổng công vô ích. Hay là chúng ta nghỉ ở đây, để về nhà các ngài có thì giờ viết những bài diễn văn tuyên truyền dài hơn, hay ho hơn nữa!». Hắn bĩu môi, nhún vai, lắc đầu. Cái mồm vẩu càng dài thượt ra.

      Anh Trà đập ngay, đập rất mạnh, đại thể : «Vừa đúng một tháng thi hành Hiệp định. Cần làm rõ tình hình. Cần truy ra trách nhiệm. Phản ứng của các ngài là phản ứng của những kẻ bị cáo. Những điều chúng tôi đề ra là rất cụ thể, rất hợp lý : phải triệt để ngừng bắn, phải trao trả hết, phải thực hiện đầy đủ quyền ưu đãi miễn trừ. Đó là những đòi hỏi cấp bách. Chúng tôi không cần diễn thuyết với các ông. Chúng tôi cần làm cho dư luận hiểu đúng tình hình; thấy đúng nguyên nhân. Cách phát biểu của các vị, sự phản ứng thiếu lịch sự vừa rồi thật không xứng đáng với chức vụ trưởng đoàn đại biểu của một chính phủ, thật đáng hổ thẹn !».

       Út-uốt và Đống đều đỏ mặt, im thin thít, ngồi lặng người, không cười, không thầm thì với người ngồi bên nữa.

       Anh Hòa đập tiếp: «Chúng tôi không cần tuyên truyền các vị. Chúng tôi có khối phương tiện khác để tuyên truyền, có bao nhiêu chỗ thích hợp khác để tuyên truyền, mang lẽ phải và chân lý soi tỏ dư luận. Chúng tôi cần gì đến đây ngồi trong cái buồng kín này, đến giữa trại Đa-vít đầy giây thép gai để mà tuyên truyền ! Chúng tôi nói lên sự thật của một tháng qua. Chúng tôi vạch trần một cách có hệ thống những âm mưu và hành dộng thiếu thiện chí của phía các vị.

      Tại sao phía các vị lại phản ứng một cách không bình thường, như hôm nay? Chỉ có thể tìm thấy nguyên nhân ở chỗ những lời lên án của chúng tôi đã chỉ rất trúng những kẻ chịu trách nhiệm về tình hình rất nghiêm trọng hiện nay, về tình hình gần như là bế tắc trong công việc của Ban liên hợp quân sự...»


       Du Quốc Đống càng lúng túng: «Tôi đề nghị chúng ta không nói đến chính trị ở đây. Xin bàn sang những việc làm cụ thể ».

       Đến lượt Út-uốt, viên thiến tướng Hoa Kỳ này đành im lặng, ngượng ngùng. Hôm nay họ được một bài học nên thân. Để cho họ hiểu rằng thái độ khiêu khích, láo xược không bao giờ đem lại cho họ điều gì tốt lành cả.



      Thứ ba 27-2-1973



       Điện ở nhà vào nhận định rất khớp với nhận định của các đoàn ta. Âm mưu của đối phương : Lấn chiếm, gặm dần vùng giải phóng, đẩy các vụ khiêu khích, xung đột đến mức cao hơn ; trì hoãn kéo dài việc gỡ mìn ở miền Bắc ; ngăn cản hoạt động các đoàn ta; kéo dài, gây khó khăn, phá hoại việc trao trả, đàn áp nhân dân...

       Chính phủ cách mạng và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra tuyên bố ; họp báo ở Hà-nội ; gửi công hàm cho các bên trong Ủy ban quốc tế.

       Ta chủ trương đòi rút ngay các đoàn ta ở Huế và Đà Nẵng về Sài Gòn. Đưa các đồng chí  bị hành hung ra Hà Nội. Đòi Mỹ và Sài Gòn bảo đảm các quyền ưu đãi và miễn trừ rồi mới triển khai lại.

       Tình hình rất găng.

       Anh Hoàng Hoa phó đoàn ta ra Hà Nội từ chủ nhật 18-2 nay vẫn chưa vào được vì trao trả đình trệ, không có máy bay.

       Hoa Kỳ tích cực thăm dò việc trao trả quân nhân Mỹ đợt 2 vì đã sắp hết hạn đợt 2 theo dự định chung.

       Nhà trắng phản ứng mạnh hòng gây áp lực. Dích-lơ họp báo phản đối «Bắc Việt cố tình hoãn việc trao trả quân nhân Mỹ, vi phạm các điều cam kết » (!)
       Theo tin UPI, «Ních-Xơn ra lệnh cho Râu-giơ đang ở Pa-ri để dự hội nghị quốc tế về Việt Nam phải ưu tiên gặp đại diện ta, đòi giải quyết việc trao trả quân nhân Mỹ đã ».

      Các báo tới tấp gọi điện thoại đến đoàn ta, hỏi tình hình, thăm dò. Từ trưa đến đêm, 17 nơi gọi đến.

      Ta trả lời rất từ tốn, lý lẽ rõ ràng: «Phải bàn và triển khai cùng một lúc các điều khoản của hiệp định. Mỹ tỏ ra không biết điều, hầu như chỉ ngồi đòi trao trả quân nhân Mỹ, còn đối với các điều khoản khác thì tỏ ra vô trách nhiệm. Mỹ hứa cùng Sài Gòn giải quyết sớm vấn đề ăn ở, đi lại của các đoàn chúng tôi, nhưng chẳng có một chút cải thiện nào, tình hình lại tồi tệ hơn với hàng loạt vụ hành hung mới... Chúng tôi không gắn điều khoản này với điều khoản kia, nhưng thật là không hợp lý, trái với lẽ phải khi quân nhân Mỹ được trở về mà hàng chục vạn người yêu nước Việt Nam vẫn bị giam cầm và hành hạ, khủng bố... »
       Hơn 2 phần 3 các báo phương Tây tỏ ra hài lòng được biết ý kiến đoàn ta, cho thái độ ta là «hợp lý, dễ hiểu», «các ông rất có lý». Phóng viên Ý Béc-na Va-li nhận xét: «Đoàn Hoa kỳ quả thật đã gây nên cảm tưởng rằng họ chỉ ngồi đòi quân nhân Mỹ về; thái độ ấy thật không tốt ! ».
 Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #22 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2017, 10:31:43 AM »

     


        Thứ tư 28-2-1973


       Mở đầu cuộc họp trưởng đoàn, phía ta tuyên bố quyết định rút các đoàn ở Huế và Đà Nẵng về vì không bảo đảm an toàn. Anh Hòa nhấn mạnh : «Là cấp chỉ huy có trách nhiệm, tôi không thể để các đồng đội dưới quyền tôi ở trong tình hình bị đe dọa, an ninh không được bao đảm như nghị định thư đã quy định ».

      Đống chống đỡ bằng thanh minh, xoa dịu: «Chính phủ chúng tòi đã gửi công điện cảnh cáo các giới chức ở Huế về vụ này; viên tỉnh trưởng Thừa Thiên cũng đã bị cảnh cáo. Xin thiếu tướng bình tĩnh và yên tâm... »

      Út-uốt vẫn lải nhải về cái gọi là vụ «hỏa tiễn ở Khe Sanh 9, rồi lu loa về việc trì hoãn trao trả quân nhân Mỹ”.

      Nghỉ giải khát. Út-uốt đấu dịu, chính tay y đưa đĩa bánh ngọt mời các trưởng đoàn ta, rồi hứa giải quyết một loạt yêu cầu của ta : sẽ cho máy bay C17 hàng tuần ra Hà Nội thực hiện các chuyến liên lạc của đoàn ta; cho ngay máy bay Mỹ chở các đoàn ta ở Huế và Đà Nẵng về Sài gòn mà không cần chờ Sài Gòn thỏa thuận; sẵn sàng cung cấp cho trung tướng Trà máy bay đặc biệt nếu trung tướng thấy cần ra Lộc Ninh gặp Chính phủ cách mạng ; cho ngay lập tức một C130 ra Hà Nội để đón đại tá Hoàng Hoa vào, và «mong rằng đại tá sẽ mang theo danh sách quân nhân Mỹ trao trả đợt 2» và cuối cùng là « Mỹ sẽ can thiệp ở cấp cao nhất tại Sài Gòn để việc trao trả nhân viên dân sự Việt Nam sớm được giải quyết».

      Tối anh Hoàng Hoa từ Hà Nội vào đến Sài Gòn.

      Ở sân bay, một trung tá Hoa Kỳ nói với sỹ quan ta: Hôm trước chúng tôi trả lời các ngài rằng mang C130 để đón vài chục người là lãng phí, không thích hợp. C130 phải chở 50 người trở lên cùng hàng chục tấn đồ đạc mới xứng đáng, vì lúc đó chúng tôi không biết được đại tá Hoa mang theo danh sách quân nhân Mỹ trao trả đợt này. Nếu biết vậy, chúng tôi đã cho C130 ra đón ngay từ ngày 20 rồi !

     Thật là chủ nghĩa thực dụng đặc Mỹ.



     Thứ năm 1-3-1973


     Đoàn ta ở Huế và Đà nẵng rút vào Sài Gòn. Trưởng đoàn ta ở khu vực Huế kể lại: khi đến sân bay Phú Bài, nơi đoàn xuống xe ô tô, đầy quân cảnh. Bốn tên mặc áo ca-rô, trong đó có 2 tên chỉ chừng 14 tuổi, đứng sau ba tên quân cảnh, ném những hòn đá nhỏ vào đoàn ta. Anh em ta cúi xuống tránh, đá rơi trúng vai một viên trung tá Mỹ. Ta quay lại phản đối viên viên trung tá Sài Gòn. Trong khi dó 2 tên « côn đồ » lóc nhóc cười một cách nhút nhát rồi chuồn đi cùng mẩy tên quân cảnh. Đó, chúng nó dàn cảnh cái gọi là « nhân dân, đồng bào căm ghét cộng sản» (!). «Đồng bào» chỉ là mấy tên nhóc con ham tiền, bị thuê đi ném đá ném đất.

      Trưởng đoàn ta bảo tên sĩ quan Sài Gòn phụ trách sân bay Phú Bài: «Chúng tôi chưa thấy một sân bay nào trên thế giới lại lộn xộn như cái sân bay này» ...

      11 giờ họp trưởng đoàn.

      Út-uốt mở mồm là đòi danh sách và kế hoạch trao trả quân nhân Mỹ.

      Các đoàn ta đặt liền 3 vấn đề : ngừng bắn thực sự, hoạt động bình thường và an toàn cho Ban liên họp, trao trả.

      Út-uốt lại buộc phải có một số nhượng bộ cụ thể:
      — Mỹ sẽ cung cấp máy bay định kỳ đi Hà Nội và Lộc Ninh. Khi đột xuất, báo trước 24 giờ, Mỹ cũng sẽ thu xếp để có máy bay cho các đoàn ta.

      — Mỹ đồng ý sớm bàn tình hình ở các khu vực : nơi ở, an toàn, đi lại liên lạc của các Đoàn ta ở 7 khu vực..

      Đống phá đám, nói bừa theo kiểu bất cần lẽ phải : « Các ngài đòi gì nữa? Các ngài đi đâu, chúng tôi đã phái quân cảnh đi hộ tống như những siêu đại sứ rồi ! »

... «Tổng thống chúng tôi đi cũng chỉ một xe cảnh sát mở đường, các vị đi có xe mở đường, có xe hộ tống phía sau. Thế là hơn cả tổng thống chúng tôi rồi, còn đòi gì nữa !». Rồi chuyển sang than vãn: « Chúng tôi cực quá đỗi. Các ngài vào đây, phải lo đủ chuyện : chỗ ăn, ở, cung cấp nhu cầu, canh gác, lo an ninh cho quý vị. Mà có sơ xuất là các vị kêu la dữ quá, thiệt cực cho chúng tôi ! Rồi lại quay sang nói bậy :«. Ban đêm các vị muốn đi chơi ăn lạc rang cũng đòi chúng tòi phải đi theo bảo vệ à ? »..

       Anh Hòa từ tốn phân tích: «Chúng tôi yêu cầu những điều hợp lý, theo đúng các điều khoản trong Hiệp định... Phải bảo đảm an ninh nhưng đồng thời không được ngăn cản hoạt động bình thường của Đoàn. Phải bỏ những thái độ đối xử xấu: chỗ ở chật hẹp, thực phẩm ôi thối, đi lại chậm trễ, ngăn cản quan hệ với Ủy ban quốc tế, với báo chí, dư luận... Những lời của tướng Đống không xuất phát từ ý thức xây dựng, không dựa trên lẽ phải..»

         Bống chuyển sang làm ra vẻ biết điều. Báo tin từ nay sẽ có các chuyến liên lạc thường xuyên đi các khu vực: thứ 2, thứ 5 có máy bay U21 đi các khu vực 1 (Huế), 2 (Đà Nẵng) và 3 (Plây Cu); thứ 3, thứ 7 có máy bay lên thẳng đi khu vực 4 (Phan Thiết), (5 Mỹ Tho), 7 (Cần Thơ); thứ 4, thứ 6 có xe ô tô tới khu vực 5 (Biên Hòa).


 Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #23 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2017, 10:18:16 AM »




       Thứ sáu 2-3-1973


      Họp trưởng đoàn bàn riêng về tình hình các khu vực. Tiểu ban thủ tục gồm sĩ quan của cả bốn bên vừa đi kiểm tra tại chỗ cả 7 khu vực về báo cáo. Phía Mỹ và Sài Gòn buộc lòng phải công nhận những sự thật rành rành : trụ sở khu vực Huế quá chật; khu vực Plây Cu thiếu vệ sinh ; khu vực Biên Hòa, nhà ở, nhà làm việc đều thiếu lại quá nóng ; khu vực Cần Thơ thiếu hẳn 3 dãy nhà ở ; khu vực Mỹ Tho thiếu vệ sinh... Việc cung cấp thực phẩm thất thường, có khi thực phẩm quá hạn, hư hỏng.

      Họ hứa sửa sang gấp, làm nhà thêm, thêm trang bị...Út-uốt lắc đầu, giả hộ ngây thơ, đẩy trách nhiệm cho Sài Gòn : «Phía Hoa Kỳ không hay biết những sơ xuất này. Thật đáng tiếc. Vì phía Việt Nam cộng hòa đảm nhận các việc này, và họ báo cho chúng tôi rằng mọi việc đã hoàn tất! »

      9 giờ 30, có chuyến ô tô liên lạc định kỳ đi Biên Hòa. Đường xa lộ Sài Gòn — Biên Hòa rộng lớn hơn 20 mét. Qua câu lớn. Hai bên đường nhà lộn xộn đủ kiểu, bằng gạch, tôn, gỗ ván... cửa hàng ăn, cửa hàng giải khát xen với nhà ở, quán hàng. Bãi xe khách bẩn, đầy rác. Kia là đường rẽ đi Thủ Đức. Phía xa xí nghiệp xi-măng Hà Tiên. Xa nữa: «làng Đại học», khu vực nhà ở của các giáo sư và sinh viên ; kề bên là dãy «quán tình yêu», những ô nhà bé xíu, dơ dáng, nơi lính Mỹ và lính Sài Gôn đến nhậu với gái điếm, làm tình công khai trong ánh sáng xanh mờ... Cặn bã của nền văn hóa Mỹ hóa..

     Gần Biên Hòa là bãi đổ phế thải. Từng đống sắt vụn; bãi rác mênh mông... khung xe ô tô, khung xe gắn máy, khung xe tăng lổng chổng, bừa bãi. Đến Tam Hiệp. Rẽ vào thị xã Biên Hòa ghé trụ sở Ủy ban quốc tế. đóng tại khách sạn lớn ở cuối phố. Gặp các đồng chí Hung-ga-ri, Ba Lan, thăm hỏi thân mật; một số sĩ quan Ca-na- đa ra chào, lịch sự, mời vào phòng khách. Ở cổng, đồng bào kéo đến đông. Một số tò mò. Một số tỏ cảm tình, cười, gật đầu, mấy em nhỏ vẫy vẫy.

      Xe vòng qua «trại cải huấn Biên Hòa»; linh mục Trương Bá Cần đã có lần tố cáo: «Trại cải huấn thật ra là lò giết người, lò thủ tiêu.,, » ; quanh trại tường cao, có chòi canh...

      Xe rẽ vào trụ sở khu vực 5. Một trung tá Sài Gòn ra đón. Hướng dẫn vào nơi ở của đoàn ta. Ở đây họ phá dữ. Nhà ở này mới làm thêm. Sân không một bóng cây. Phía sau, một trạm gác của lính Sài Gòn chĩa súng, ống nhòm vào dãy nhà ta ở. Đồng bào rất tốt. Có dịp là tỏ cảm tình với ta. Hai chị công nhân vào làm buổi sáng, ta mời uống nước, thế là buổi chiều không thấy nữa! Bọn mật vụ, chỉ điểm rất thâm độc, tàn ác. Một số đồng bào tốt vẫn có dịp nói chuyện với ta. Những tấm lòng son sắt trong lưới kềm kẹp của quân thù! Hỏi chuyện Hà Nội, chuyện đánh Mỹ. Hy vọng tương lai hòa hợp, đoàn tụ... Chiếc kẹo Hải Châu, điếu thuốc Điện Biên, gói chè Thanh Tâm của miền Bắc ruột thịt, đồng bào trân trọng tiếp nhận để chuyển về cho gia đình, cho bà con cô bác trong xóm...

     Tối, ta triệu tập đại diện Hoa Kỳ là đại tá Rớt-xơn đến trụ sở ta, trao danh sách trao trả, thông báo thời gian và địa điểm trao trả ; yêu cầu các bên lập ngay kế hoạch cụ thể trao trả đợt 2.



    Thứ bảy 3-3-1973



     Sáng nay Út-uốt đá Đống liền 3 phát, trước mặt các đoàn ta.

     1 — Ta yêu cầu Hoa kỳ cung cấp máy bay để phó đoàn ta sáng mai ra Hà Nội báo cáo và nhận chỉ thị của Chính phủ ta. Út-uốt đẩy sang cho Đống « vì đã có phân công, ViệL Nam cộng hòa đã đảm nhận trường hợp này». Đống nói loanh quanh: máv bay hỏng nhiều; gấp quá, sợ chuẩn bị không kịp. Thực tế là phá đám. Đống chần chừ đến 15 phút, xem chừng chờ trên giặt dây. Út-uốt nổi nóng, cắt lời Đống: «Thôi! không ý kiến gì thêm nữa. Sáng mai sẽ có C.130 Hoa Kỳ đi. Sao một việc chỉ cần giải quyết trong 1 phút mà lại để mất thì giờ chung đến thế ! »

     2— Chính phủ cách mạng cần máy bay đưa 2 sĩ quan Quân giải phỏng từ Tam Kỳ ra Trà My (vùng giải phóng Quảng Nam). Đống lại phá đám, nói ngang: « Ra Trà My làm gì? Sao không đưa về Sài Gòn. Ra đó để liên lạc với giải phóng tiến công vào chúng tôi à? » Anh Thu ôn tồn đáp lại: «Cần liên lạc, chúng tôi đã có đủ phương tiện», Út-uốt trả lời, mặc lời ngăn của Đống: «Máy bay lên thẳng Hoa Kỳ sẽ dưa 2 sĩ quan của Chinh phủ cách mạng đi Trà My. Tôi đã giải quvết xong ; xin sang vấn đề khác».

      3 — Vấn đề trao trả nhân viên quân sự cho Chính phủ cách mạng. Đống phá bĩnh. Từ mức thỏa thuận 7.000, tụt xuống 3.000 cho đợt 2. Lý do: «Tôi được lệnh của chính phủ chúng tôi như vậy. Vì ngừng bắn chưa thực hiện hoàn toàn, thả nhiều quá để các vị lại tổ chức hàng trung đoàn tấn công chúng tôi thì sao ! ».

     Ta nhắc lại thỏa thuận ở Pa-ri : trao trả làm 4 đợt, mỗi đợt không được dưới tỷ lệ 25% tổng số đã công bố. Đống cãi : không được biết gì về tỷ lệ này hết trọi!

     Ta chất vấn Út-uốt: « Chính ông đã có mặt trong các cuộc thương lượng ở Pa-ri, ông hãy trả lời có hay không những điều thỏa thuận đó ? » Út-uốt không thể cãi, giở tài liệu xem lại rồi buộc phải xác minh : «Có, các bên có thỏa thuận điều đó ở Pa-ri ». Đống ngớ người.

     Phải chăng, Mỹ thiện chí hơn bọn Thiệu ? Không ? Vì ta đấu có lý, có lẽ, còn Út-uốt thì đang quan tâm trước hết đến việc trao trả số quân nhân Mỹ ngày mai, sợ rằng Sài Gòn dở bài bây, mọi công việc bị đình hoãn..!
 Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #24 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2017, 04:11:00 PM »

 



      Chủ nhật 4-3-1973


     7.00 giờ . Đi Hà nội trên chiếc C.130 dự trao trả nhân viên quân sự Mỹ đợt 2. Tổ kiểm tra trao trả của Ban liên hiệp Trung ương, mỗi bên 3 người. 12 sĩ quan của Ủy ban quốc tế (mỗi bên cũng ba người) ; 6 đồng chí trong vụ hành hung ở Huế cũng ra Hà nội.

     10 giờ 38 đến Gia Lâm. Ta mời tổ kiểm tra của Ban liên hợp và Ủy ban Quốc tế vào phòng nghỉ :Hai buồng sát nhau. Ghế sa-lông mây, bia Hà nội, thuốc lá Thăng long. Trung tá In-đô-nê-xi-a nói riêng : « Các ông đối xử lịch sự, tốt quá. Khác hẳn với sân bay Tân Sơn Nhất. Họ chỉ để các ông đứng ngoài trời, không ghế, không nước (rồi chỉ viên Thiếu tá Sài gòn Đức đang nốc bia. Vậy mà ở đây họ uống ngon lành như thế kia được !». Ta nói thêm : « Ông biết chứ ? Ở Tân Sơn Nhất chúng tôi không sợ đứng mỏi, khát nước, mà lo nhất là không có buồng vệ sinh!». Cùng cười. Thì ra trong đoàn In-đô-nê-xi-a cũng có một vài người biết lẽ phải, khá hiểu biết trước thái độ lịch sự của ta, chê trách những biểu hiện thiếu văn hóa đáng hổ thẹn của phía Sài Gòn. Qua cầu Long Biên. Vừa thông cầu sáng nay. Cờ đỏ từng hàng tung bay. Anh chị em công nhân ta giỏi quá. Khí thế lao động trong thời kỳ mới bừng bừng.

     Đây Hin-tơn Hà nội. Đại úy trưởng trại dẫn các đoàn đi quanh trại. Rồi vào hẳn các buồng giam. Giặc lái Mỹ đều khỏe mạnh, sạch sẽ. Vào buồng giam lớn, tên đại úy Sài Gòn Tuyến lẩn ra sân ; có lẽ ngượng ? Lúc nãy họ bị những tên lính Mỹ này vỗ vai một cách trịch thượng : «Cố lên ! Chúng tao về, chúng mày ở lại, nghe không! ». Lúc ấy, hai tai Tuyến đỏ tía.

      Trung tá Mỹ Pich-mai-ơ hai lần nói với đoàn ta:«Xin cám ơn, rất cám ơn các ông, quân nhân Mỹ rất khỏe, tinh thần tốt ». Ra cổng, lại cám ơn một lần thứ ba trưởng trại ta : «Chúng tôi được vào xem đủ mọi nơi. Xin cám ơn ngài một lần nữa. Trại giam rất sạch sẽ, cao ráo. Quân nhàn Mỹ rất khỏe». Về khách sạn Hòa Bình, đường Lý thường Kiệt. Hai phòng ăn lớn. Ta mời cơm. Các món dân tộc : chả rán, giò lụa; thịt bò xào ; cá xốt... rượu Lúa mới... Viên đại úy Phan Nhật Nam, người loắt choắt, lấc cấc, khen lấy khen để : «Bữa cơm ngon nhất mà tôi được ăn trong cuộc đời tôi ». Xin giấy gói hai bát cơm tám bỏ vào túi xách : «Đích thị là cơm tám đất Thăng Long. Thơm quá ! Để mang về cho gia đình ». Ăn bánh ngọt. Nam lại xin giấy gói : « Bánh ga-tô ngon tuyệt, xin phép quý vị mang về cho trẻ nhỏ ».

      Đức hơi ngượng thấy Nam uống nhiều rượu, và chỉ hăm hở nói đến chuyện ăn uống...

      12 giờ 30 sang sân bay.

      Đồng chí phóng viên phát thanh quân đội phỏng vấn đoàn ta trong phòng khách. Trả lời, ta nhấn mạnh : «Hôm nay Ban liên hợp và Ủy ban quốc tế đi xem tỉ mỉ trại giam, gặp những quân nhân Mỹ bị giam giữ. Phía Hoa Kỳ công nhận rằng chinh sách ta nhân đạo, quân nhân Mỹ khỏe mạnh, trại giam sạch sẽ cao ráo. Mới đây Chính phủ cách mạng lâm thời cũng đã để Ban liên hợp và Ủy ban quốc tế đến thăm nơi giam giữ cuối cùng nhân viên quân sự Hoa kỳ và Sài Gòn ở vùng Lộc Ninh. Trong khi đó, Mỹ và Sài Gòn cho đến nay vẫn chưa để Ban liên hợp và Ủy ban quốc tế đến thăm trại giam của phía họ. Hai lần các đoàn ta đi Phú Quốc đều trở về không ! »

     13 giờ 20, trao trả bắt đầu. Mỹ đã cho 3 mảy bay C.141 từ Clác (Phi-líp-pin) sang.

     Kia, Ca-xlơ, «Con chim ưng vàng» (!) của không quân Mỹ trong bộ quần áo xanh da trời ta may cho. Nhớ lại ngày vào trại, hẳn khóc vì chân gẫy, đau. Tiếp sau, viên đại tá No-man Ga-đi-xơ, lầm lì, béo, do đồng chí Ngô Đức Mai hạ ở cửa ngõ Thủ đô để mừng sinh nhật Bác. Ga-đi-xơ đã từng là chuyên viên ở Lầu năm góc, giáo viên học viện không quân. Nhớ lại hai lần gặp Ga-đi-xơ, y đã thú nhận về hiệu lực rất hạn chế của không quân Mỹ.

     Trao trả nhanh, gọn, 14 giờ 20 xong. Ký biên bản. 106 nhân viên quân sự Mỹ và 2 nhân viên quân sự người Thái Lan làm thuê cho Mỹ đã được trao trả.

     15 giờ 10. Lên C.130 trở về Sài Gòn. Nghĩ về sân bay Gia Lâm. Nhỏ bé mà oanh liệt. Từ đó các đồng chí lái trẻ ta bay lên lập công. Sân bay Gia Lâm đã đi vào lịch sử. Ở đó, ta duyệt một lần cuối lũ tù binh Hoa Kỳ, những bằng chứng biết nói về thất bại sâu cay của không quân Mỹ...

      Nói chuyện trên máy bay. Đồng chí Đại tá Ba-lan Rô-ki-ta Bi-ghi-ép xúc động: «Những buổi trao trả ở Gia Lâm rất độc đáo. Bọn lái phản lực Mỹ trước kia kiêu ngạo, tự phụ bao nhiêu thì thất bại của chúng ở Việt Nam càng sâu, càng nặng...».Viên trung tá In-đô-nê-xi-a cùng góp chuyện : «Đi một vòng Hà Nội, các ông biết tôi chú ý điều gì không ? Giương mặt của người Hà Nội : nét mặt rất tự nhiên, họ có vẻ hài lòng và tự hào về cuộc sống của họ ».
      Đó là sự thật. Gương mặt người Hà Nội chúng ta đẹp thật ! Cái vẻ đẹp của những chiến thắng và làm chủ cuộc đời mình. Khác hẳn ở Sài Gòn, những nét mặt đăm chiêu, lo lắng, giữ mình, phải đề phòng mọi bất trắc, giữa một bộ máy kìm kẹp tà ác...

 Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 18220

« Trả lời #25 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2017, 11:23:52 PM »

        
        Thứ hai 5-3-1973

        Vấn đề trao trả nhân viên quân sự Việt Nam vẫn bế tắc.

        Đống không có lý do để cãi. Chỉ còn biết đổ cho trên: "Chúng tòi không ngoan cố!", "Chúng tôi bị kẹt với trên !", "Tôi là quân nhân, tôi phải phục tùng thượng cấp".

        Các đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ cách mạng đọc tuyên bố nêu rõ trách nhiệm của phía Sài Gòn và Hoa Kỳ. Do thái độ phá hoại này, toàn bộ công việc trao trả có thể bị đình trệ.

        Út-uốt lo ra mặt. Vì chiều nav đã dự định trao trả hon 20 nhân viên quân sự Mỹ ở Hà Nội, do đoàn đại diện Cộng hòa miền Nam Việt Nam giao cho phía Hoa Kỳ. Viên thiếu tướng Hoa Kỳ béo với 3 cằm này càng xị mặt, rồi hích Đống thêm một cú : "Như hôm kia tôi đã tuyên bố, giữa các bên đã có thỏa thuận mỗi đợt phải trao trả không dưới một phần tư. Chỉ có người điếc, không muốn nhận lẽ phải mới cứ cố phủ nhận điều này...".

        Đống phải lùi một bước, lùi chiến thuật: "Tôi đi xin ý kiến chánh phủ chúng tôi ngay về việc này", rồi chuồn.

        15 giờ, ta triệu tập trung tá Trí cầm đầu sĩ quan liên lạc Sài Gòn đến trụ sở ta. Phản đổi miệng các vụ gây sự, cản trở, thiếu lễ độ, phá hoại của quân cảnh Sài Gòn : làm chậm trễ, trì hoãn các chuyến di của đoàn ta; chỉ mặt sĩ quan ta đếm đi đếm lại mỗi khi đoàn ta đi và về ; gây sự với các đoàn Ba-lan và Hung-ga-ri, ngang ngược với các nhà báo.

        Trí buộc phải thốt ra: "Chúng tôi thấy trơ mặt trước những vụ này !. Bọn quân cảnh này của bên không quân, thiệt khó bảo!" Rồi Trí mở mồm thú nhận : "Bọn nó được lệnh từ trên làm những chuyện như vậy, theo hệ thống của không quân...".

        Xoay sang gọi ta bằng các anh, nói ngọt xớt: "Chỉ mong bình thường hóa được, chúng tôi dắt các anh đi chơi phổ Sài Gòn", rồi lại thủ nhận : "Các anh thắng về chính trị...".

        Những lời đưa đẩy ? Có chút nào chân thật ? khỏ mà đánh giá được cho đủng.



        Thứ ba 6-3-1973

        Đón anh Trà ra Lộc Nịnh từ 2-3, hôm nay trở vào. Nhiều cán bộ Đoàn Chỉnh phủ cách mạng và Đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa ra tận sân bay Tân Sơn Nhất đón.

        Trời nắng dịu. Giỏ nhẹ. Phía văn phòng đoàn Hoa Kỳ báo: 16 giờ 35 mảy bay đến. Các đồng chí Quân giải phóng giới thiệu trên bản đồ phía bắc Sài Gòn, cả một hệ thống sân bay dưới quyền kiêm soát của Chinh phủ cách mạng. Đây sân bay Thiện Ngôn, ở phía Tây Ninh ; bèn trái, sân bay Dầu Tiếng; phía dưới, sân bay Minh Hòa; cạnh dó sân bay Rang Rang trong tỉnh Biên Hòa ; phía bắc, sân bay phản lực Tếch-ních, rồi sân bay lớn Lộc Ninh. Phía trên nữa còn có sân bay Cà Tum. Tất cả chỉ cảch Sài Gòn từ 50 ki-lô-mét đến 120 ki-lô-mét. Mỹ đổ bao nhiêu công của vào hệ thống sân bay miền Bông Nam Bộ này. Mới ngày nào không quân Mỹ tung hoành trên các sân bay, nay bộ binh, công binh Quàn giải phóng chiếm lĩnh và sửa sang; cờ cách mạng bay rợp trời.

        Kìa, những chấm đen ở hướng bắc. 3 chiếc HU1B có sọc da cam hạ dần độ cao. Đỗ. Anh Hòa bước ra, ôm hôn anh Trà. Chào mừng suốt lượt; ngay giữa hơn 20 quân cảnh và hơn 10 tên mật vụ Sài Gòn. Một trung tá và một thiếu tả Mỹ trong ban liên họp hớn hở, tay xách 4 quà dừa , đặt xuống, giơ tay len mũ chào từ biệt Trung tướng Trà, và "rất cảm ơn sự đối xử của Ngài ở Lộc Ninh". 3 tốp lái HU1B cũng đứng nghiêm trịnh trọng chào. Anh Trà kể: "Chà, họ tới Lộc Ninh, ta dắt cho đi xem các nơi, cho ăn ngon, rồi cho uống dừa thả sức. Cho mang theo về những trải dừa bự (to) nhất. Cho mỗi anh một gói cà phê nữa. Họ mới biết vùng giải phỏng ta người thì tốt, của thì giàu, cảnh lại đẹp, họ ngạc nhiên hoài...".

        Về trụ sở ta. Anh Trà qua chơi Đoàn ta ngay. Hai đồng chí giải phóng mang theo hai xách đầy vú sữa, "đề dành riêng cho anh em miền Bắc". Vừa nói chuyện vừa ăn vú sữa. Những giây phút lắng đọng tình Nam Bắc, ấm áp lạ thường!... Anh Trà rất vui: "Anh Ba..., anh Tư..., anh Mười..., chị Ba Định hỏi thăm anh chị em các đoàn ta. Ngoài đó thương anh chị em ta ghê lắm. Cứ lo hoài, trong này ăn ở ra sao? Sống thế nào? Nó làm khó dễ vậy thì làm việc, sinh hoạt thế nào ? Thương quá đi là thương! Nhất là anh em miền Bắc...".

        Anh Trà cho biết tỉ mỉ tình hình các nơi; công việc xây dựng vùng giải phóng đang phát triển; nhiều nơi chống lấn chiếm tốt từ đầu. Có nơi Mỹ - Thiệu lọi dụng thiện chí của ta, gặm một số vùng, nay ta đã chặn chúng lại... Long Thành, Giồng Trôm đẩu tranh quàn sự kết hợp với đấu tranh chính trị rất "ngon"... Nơi nào giáng trả mạnh từ đầu thì buộc nỏ phải co lại... Tình hình chuyển biến tốt.

        Bàn chuyện công tác đến khuya... Ngọt ngào biết mấy những quả vú sữa căng mọng và những trái dừa xiêm nưởc mát lịm, từ vùng giải phóng rộng lớn vào đây. Anh Trà cười vui: "Chị Ba Định cử tiếc hoài là sầu riêng chưa chín, để gửi vô đây cho anh em miền Bắc ăn thử!".

        Những phút dạt dào tình nghĩa Bắc Nam ruột thịt, đầm ấm. Càng nhận rõ trách nhiệm chung của các đoàn ta trong đấu tranh trực diện với đối phương.
 Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 18220

« Trả lời #26 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2017, 10:36:57 AM »

       
        Thứ tư 7-3-1973

        Hoa Kỳ và Sài Gòn đều cỏ vẻ bớt găng.

        Vào họp, Út-uốt cám ơn ngay anh Trà về sự đối xử đối với những người Mỹ đi theo trung tướng ra Lộc Ninh : "Trung tướng ở Lộc Ninh về có vẻ khỏe và vui".

        Tiếp tục nghe báo cáo của tiểu ban thủ tục. Thảo luận về bảo đảm an toàn cho các chuyến bay. Phải báo trước đường bay, phải bay đúng hành lang quy định. Nghỉ giải khát. Đống lại ngồi bên anh Trà. Mời cà phê. Xúc đường cho anh Trà. Nói khéo: "Tôi mà làm ông chánh phủ thì tôi trả hết trọi cho trung tướng chớ giữ mà làm chi!". Rồi hỏi gạn: "Đợt này phía chúng tôi trao trả bao nhiêu thì trung tướng vừa lòng?" Anh Trà cười đáp ngay: "Cứ như đợt 1 là được".

        Một lúc sau Đống xin phép vắng mặt.

        14 giờ ở tiểu ban trao trả, đại tá Sài Gòn Đắc báo tin: Con số trao trả đợt 2 là 6.300, tức là sát 25 phần trăm toàn bộ danh sách.

        Đợt này sẽ tiến hành ngay từ ngày mai 8-3, kết thúc ngày 13-3; ở Lộc Ninh, Quảng Trị, Bồng Sơn, Đức Phổ...

        Thế là họ lại phải lùi một bước.



        Thứ năm 8-3-1973

        Cuộc họp bàn tiếp về thủ tục. Đến mục quan hệ với báo chí. Ta tố cáo có hệ thống thái độ của Mỹ và Sài Gòn đối với báo chí: thô bạo, ngăn cản các nhà báo quan hệ với các đoàn ta. Lũng đoạn dư luận, xuyên tạc sự thật, lừa dổi công chủng.

        Ta đề ra dự thảo về quan hệ với các CO' quan thông tin báo chí của các đoàn trong Ban Liên hợp dựa trên các nguyên tắc: tự do và bình đẳng, quyền tiếp xúc, đón tiếp các nhà báo Việt Nam và nước ngoài, quyền họp báo thường kỳ và bất thường của cả 4 đoàn.

        Hoa Kỳ và Sài Gòn ghi nhận để nghiên cửu, thực tế là trì hoãn kéo dài.

        Nghỉ giải khát. Một số đồng chí ta gặp 2 đại tá Sài Gòn ; đưa mấy số báo Tiền tuyến và Công luận đầy luận điệu lừa bịp... Bài dựng đứng, rất thô bạo về những công việc trong trại Đa-vít, về các đồng chí nữ giải phóng quân theo quan điểm đồi trụy. "Các ông đầu độc dư luận bằng những sự bịa đặt bẩn thỉu ! Người cầm bút ấy đã mất hết lòng tự trọng, chỉ tự bôi nhọ mình, chỉ chuốc lấy sự khinh bỉ của công chúng!". Hai đại tá ngụy lúng túng, thanh minh: "Trong số nhà báo có người tốt, kẻ xấu, cũng có những kẻ viết tầm bậy để ăn tiền..."

        l5 giờ họp sĩ quan báo chí ở phòng số 5.

        Gặp Phạm Huấn; thấp, béo, da bủng, chuyên ngậm xì gà Mỹ, quê Hà Nội, "một kẻ viết văng mạng để xoay tiền", như báo Sài Gòn thường nói về những tên bồi bút không còn chút lương tâm. Huấn đã ra Hà Nội giữa thảng 1, trong chuyến trao trả đợt 1, về hôm trước, tối hôm sau lên ngay đài Sài Gòn định bôi nhọ thủ đô ta bằng những luận điệu mất dạy.

        Ta đấu mạnh về thái độ lừa dối dư luận, ngăn các đoàn ta tiếp xúc với báo chí của Hoa Kỳ và Sài Gòn.

        Huấn đỏ tai chống đỡ : đây là những chuyện vượt quá quyền hạn của sĩ quan báo chi. Rồi tòi ra giọng và từ ngữ của đường phố Sài Gòn : "Các ngài cũng "phít" ra cho bọn nhà báo những tin tức của Ban liên hợp" ; "Bọn ký giả vô đây không có giấy chánh phủ chúng tôi là chúng tôi "bớp" liền !".

        Ta cắt lời Huấn : "Dù lập trường thế nào đi nữa cũng phải giữ tư cách, ăn nói đúng mức, phải biết lịch sự tối thiểu ; không được dùng những từ ngữ của đường phố khi ngồi họp ở đây..." Huấn càng đỏ tai, dụi dụi điếu xì gà Mỹ, lúng túng: "Tôi quên, xin lỗi..."

        Lúc nghỉ, ta "chiếu tướng" Huấn: "Có phải ông ra Hà Nội về, viết về Hà Nội trên báo Sài Gòn? Ở thủ đô nước nào chẳng có rác rưởi. Rúc đầu vào những đống rác thi chỉ bẩn cái đầu mình. Biết bao người nước ngoài thăm Hà Nội, hiểu Hà Nội, viết về Hà Nội, gọi Hà Nội là thủ đô của Lương tâm, của Phẩm giá con người..."

        Viên thiếu tá bồi bút này tái hẳn mặt, chống dữ: "Tôi yêu Hà Nội!. Tôi rất mừng thấy Hà Nội hầu như nguyên vẹn qua chiến tranh; tôi về kể lại chuyện Hà Nội cho bọn ký giả, có mặt này mặt nọ, nhưng một số người lợi dụng đưa lên toàn mặt xấu".

        — "Vậy những bài ấy ký tên ai, không biết ư ?"

        Huấn càng lúng túng : "Hộ viết bậy đễ kiếm tiền, rồi ký tên tôi. Tôi xin thề vói các ông tôi không viết một chữ nào xấu về Hà Nội hết".

        Lời thề dễ dãi của kẻ đã mất hết lòng tự trọng.

        Ta truy luôn: "Vậy còn nói xấu Hà Nội trên đài Sài Gòn thì ai nói, giọng của ai?. Chớ cỏ mất công tìm cách bôi nhọ Hà Nội, thủ đô anh hùng của đất nước Việt Nam! Chỉ những người tâm hồn đã mọc rêu mới cố nhìn vào tường rêu của Hà Nội..."

        Núng thế quá rồi, Huấn chống chế gượng gạo : "Quý vị nói quá lời, tôi bận việc;" rồi lủi mất.
 Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 18220

« Trả lời #27 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2017, 07:42:36 PM »


        Thứ sáu 9-3-1973

        Hôm qua: Ngày phụ nữ quốc tế. Tối, chị Ngọc Dung, thiếu tá trong đoàn Chính phủ cách mạng cùng các nữ giải phóng quân gặp nhau trong phòng khách. Mời một số anh em hai đoàn ta dự. Bấm mấy "pô" ảnh. Không khí đầm ấm, tình đồng chí, tình anh chị em ruột, tình Nam Bắc. Có kẹo Hà Nội và bia Hà Nội. Nghĩ về phụ nữ miền Nam ta. Kiên trung, dịu dàng.

        Một bước thắng lợi: Sài Gòn buộc phải để sĩ quan ta vào thăm trại giam Phú Quốc, gặp 25 đồng chí đại diện anh em trong tù. Viên trung tá Dực phụ trách trại đưa xe sơn cờ sọc ra đón ở sân bay; sĩ quan ta nhất định không lên xe đỏ, Mỹ phải mang xe gíp ra đón vào trại. Các đồng chí đại diện anh em sung sướng ôm hôn các đồng chí ta; chưa được biết gì về Hiệp định; mới chỉ nghe loáng thoáng qua một số quân cảnh bàn tán với nhau. Đời sống thật cực khổ: 6 người một con mắm. Anh em ta đấu tranh rất kiên cường, bất khuất. Nghe tin đại diện ta đến, anh em ta ở cả 3 dãy nhà giam hò khẩu hiệu vang dậy cả khu vực: "Hoan hô đại diện Chỉnh phủ ta !".

        Chiều : gặp 3 nhà báo Ý và Thụy Điển qua điện thoại. Hiểu thêm lai lịch của Út-uổt và Uỷch-khâm. Về Gin-bớt Út-uốt, các báo đã nói đến khá nhiều. Tốt nghiệp học viện Oét Pô-inh, sư trưởng trong cuộc chiến tranh xàm lược Triều Tiên. Phó đoàn rồi trưởng đoàn ở cuộc họp Bàn Môn Điếm. Đi gỡ rối trong vụ tàu do thảm Pu-ê-blô bị tóm cổ. Sư trưởng sư 4 Mỹ, rồi từ 1968 là tham mưu trưởng bộ chỉ huv MACVI, cánh tay phải của A-bram và Uây-en. Đã từng làm chuyên viẻn quân sự cho Kít-xinh-giơ trong các cuộc họp bí mật ở Pa-ri. Hay chạy đi chạy về Sài Gòn — Pa-ri trong năm 1972, để thực hiện âm mưu kết hợp quân sự vói ngoại giao (!) Cỏ ít nhiều khả năng chỉ huy và công tác tham mưu. Bị thua khá dậm ở chiến trường. Những đòn trực tiếp đau nhất cho Út-uổt là đòn Mậu thân 1968, phòng tuyến Tây Nguyên và Quảng Trị vỡ toang năm 1972, và thất bại ê chề của cuộc tập kích chiến lược bằng B.52 tháng 12 vừa rồi.

        Biết thêm vài nét vè Uých-khàm. Người gày, tóc bạc, thưa. Hơn 50 tuồi. Mới lên chuẩn tưởng từ 1970. Hiện là tham mưu phó bộ chỉ huy MAGVI, chuyên trách về các vấn đề kinh tế. Có lần phụ tả của Ưỷch-khàm vô tình tòi ra một bản tài liệu in ghi rõ chức trách Uých-khâm là trực tiếp điều khiển 8 vụ nghiên cứu của MACVI, mỗi vụ có từ 6 đến 20 chuyên viên: Vụ phân tích thuế khỏa tiền tệ, vụ tham gia làm kế hoạch kinh tế lâu dài, vụ xây dựng, vụ tiếp tế, vụ nghiên cứu các nguồn tài nguyên cho chiến tranh, vụ phân tích nông nghiệp liên quan đến chiến tranh, vụ phân tích ngoại thương, vụ nghiên cửu nhân lực...

        Chân tướng thực dân mới của Mỹ lòi ra rất rõ qua công việc của viên chuẩn tướng phó đoàn Mỹ này.

        Bản tài liệu còn ghi : 8 vụ trên đã giải tán cuối thảng 1-1973, số chuyên viên đã trở về Mỹ, chỉ cỏ một số ít người ở lại nhận công tác ở phòng tùy viên quân sự Mỹ DAO ở Sài Gòn, Thất bại của Mỹ càng nổi rõ.



        Thứ bảy 10-3-1973

        Chiều và tối: xem vô tuyến truyền hình Sài Gòn. Cải "Sa-ny-o" nằm ở góc tường đã lâu. Để xem chính quyền Thiệu làm ăn ra sao trên mặt trận phản tuyên truyền, đầu độc dư luận.

        Cũng đủ các mục: tin quốc nội, tin quốc ngoại. Điểm báo trong ngày. Tân nhạc, Hài kịch. Thời tiết. Sức khỏe giống nòi (thể dục thể thao). Bình luận thời sự. Tin giờ chót... Chống cộng điên cuồng. Cử nửa giờ lại 2 phút chống cộng: cảnh "biểu tình" dương cờ sọc và đọc những câu vu khống cộng sản.

        Tân nhạc: diễn viên mặc ảo dài, mặc váy ngắn, uốn éo một cách trâng trảo theo nhạc "jaz", một kiều lai căng đặc Mỹ ! Hát dân ca, diễn viên nữ chít khăn mỏ quạ và diễn viên nam mặc áo gấm, hát với giọng ẻo lả ; một kiểu "dân tộc" sống sượng!

        Họ rất chịu khó nêu chiêu bài dân tộc. Hôm nay kỷ niệm 2 bà Trưng. Vợ Thiệu dự mít tinh, đọc diễn văn, rồi dự múa kiệu, trình diễn ở sân Tao Đàn; hàng trăm nữ binh, cỏ nhiều voi giả, kiệu, 2 bà Trưng trên lưng voi... Múa theo nhịp trống cổ, nhưng điệu bộ thì lại nhún nhẩy theo kiểu Mỹ ! Cũng là một dịp thu hút nam nữ thanh niên vào những ngày hội để làm tiền, để lừa mỹ... Nói chuyện chính sách thì vẫn là giám đốc tổng nha thuế vụ lai nhai về thuế TVA, "ích nước, lọi nhà (!)", "Xây dựng quổc gia... " (!), "lành mạnh hóa nền kinh tế " (!)... Hài kịch cũng lại TVA. Anh chòng lạc hậu chống thuế TVA được bà vợ thuyết phục (!). Cải vòi đô-la chi tiêu của lính Mỹ cạn dần, Thiệu dở trò móc hần bao bà con ta.
 Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 18220

« Trả lời #28 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2017, 05:09:45 AM »


        Chủ nhật 11-3-1973

        Bảo Dàn chủ mới sáng nay la trời về giá cả! Hột vịt (trứng vịt) từ 25 đòng nhảy lên 35 đồng một trái. Gạo thường một lít 80 đồng nhảy lên 120 đồng. Đường trắng từ 180 lên 250 đồng một ký. Giả cả lên phi mã! Lên theo cấp số nhàn.

        Các báo khác, ngay cả Tiền tuyến, Công luận, thân chính phủ Thiệu cũng la trời: thời buổi thóc cao gạo kém, thời kỳ kỉnh tẽ, làm ăn không nổi...

        Trang cuối các báo vẫn đăng nhiều cáo phó. Một đại úy không quân lái T28 bỏ mạng ở vùng Cai Lạy. Một trung úy biệt động quân chết trận ở gần Sa Huỳnh... Thiệu vẫn đang xua quân lao vào những cuộc lấn chiếm tội ác.

        Rất nhiều lời rao vặt, tìm kiếm việc của thợ mảy, thông dịch, kế toán, lái xe... đều do các sở Mỹ thải ra... Nạn thất nghiệp lan tràn nhanh.

        Những biểu hiện của một cuộc khủng hoảng toàn diện và gay gắt.

        Tối, triệu tập Uých-khăm chuẩn tướng, phó đoàn Mỹ đến trụ sở ta. Bảo tin sẽ trao trả theo đúng hạn đợt 3.   *

        Yêu cầu Mỹ và Sài Gòn cũng phải làm đúng, không được chần chừ như hai đợt trước. Uých-khăm nhanh nhảu hý hửng háo tin : « Vâng, chúng tôi đã bàn với Việt Nam cộng hòa. Các ông biết không. Tôi đã vặn trái tay họ, buộc họ từ con số 2.000 phải nâng lên 6.300 đó". Một vị cấp cao của Hoa Kỳ nói rõ quan hệ tớ thầy một cách thật là sinh dộng!

Không có nhận xét nào: