Thứ sáu 2-2-1973
Đã 30 Tết rồi. Công việc lôi cuốn quên bẵng cả những ngày Tết đến gần.
Trời vẫn nắng khô. Dọc đường chạy qua trước trụ sở, một vài nhà có cây đào trồng giữa sân. Nhìn kỹ, toàn đào ni-lông.
14.40, các đoàn ta ra xe đi họp. Phiên họp khai mạc cấp trưởng đoàn.
Hẹn quân cảnh đến 14.30, nhưng 14.45 vẫn không thấy. Bốn ngày bốn lần đi, bốn lần đều chậm. Khi thì người lái xe đến chậm. Khi thì giấy chứng minh của lái xe “chưa hợp lệ”; lúc thì xe “hỏng” phải chờ. Nay thì quân cảnh đến muộn. Một sự cố tình cản trở; một :chánh sách” phá đám khá lộ liễu.
15.10 mới đến được nơi họp. Các đoàn về phòng riêng của mình. Hai phòng của đoàn ta ở phía Đông. Hai phòng của Mỹ và Sài Gòn ở phía Tây. Mỗi phòng có hai bàn lớn, máy đánh chữ, các loại văn phonggf phẩm, điện thoại tự động, máy điều hòa không khí. Từ kim găm, bút chì, tẩy, giấy…đến đồng hồ, đèn điện đều mang nhãn hiệu của Mỹ cả.
15.15, vào phòng lớn. Mỗi đoàn sáu đại biểu chính thức và một phiên dịch. Các đoàn của ta vào chung một cửa. Các đoàn Mỹ và Sài Gòn vào cửa đối diện. Căn phòng dài 8 mét, rộng bốn mét rưỡi.
Bàn họp vuông, mỗi cạnh hai mét rưỡi, phủ da xanh. Ghế bọc da nâu, có tay vịn. Sàn gỗ thông phủ nệm vàng nhạt. Tường treo nỉ vàng, gắn hai đồng hồ tròn.
Trên đoàn trước mỗi đoàn có thanh gỗ lát trên dán các hàng chữ to:
-Đoàn dại biểu CPCMLTCHMNVN (Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam)
-Đoàn đại biểu VNDCCH (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)
-Đoàn đại biểu HK (Hoa Kỳ)
-Đoàn đại biểu VNCH (Việt Nam Cộng hòa)
Đối diện Đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời là đoàn Sài Gòn., trước mặt đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hòa là đoàn Hoa Kỳ.
Mười phút cho nhiếp ảnh và quay phim hoạt động. Các đồng chí Tài và Quế (Quân giải phóng) cùng các đồng chí Kha và Ly (Quân đội nhân dân) khẩn trương làm việc. Hai quân nhân Hoa Kỳ và hai quân nhân Sài Gòn kê ghế cao tìm các góc độ quay phim. Ống kính dừng lại lâu trước trung tướng Trần Văn Trà và thiếu tướng Lê Quang Hòa. Hàng chữ in “Đoàn dại biểu CPCMLTCHMNVN” được ống kính nhiều lần đặt sát.
Trải qua biết bao chặng đường hy sinh và chiến thắng, hàng chữ ấy ngang nhiên trước mặt những người từ trước đến nay vẫn khăng khăng phủ nhận một sự thật hiển nhiên.
Đúng 15.30, các trưởng đoàn trao đổi thư ủy nhiệm. Út-uốt tiếp nhận công văn từ tay anh Trà, mang kính vào chăm chú đọc và chìa sang cho Ngô Du. Chữ ký của Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Huỳnh Tấn Phát có in dấu nổi “Chủ tịch Chính phủ” công khai và chính thức có giá trị đối với đối phương ở ngay giữa Sài Gòn. Chính nghĩa và chân lý đi từng bước vững chắc. Từ giờ phút nầy, bắt đầu vang lên trong phòng họp nầy những lời : “Kính thưa Trung tướng Trần Văn Trà, trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam..” rõ ràng và đầy đủ.
Giấy ủy nhiệm của Thiếu tướng Lê Quang Hòa mang chữ ký của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng.
Uây-en - Đại tướng Mỹ, cầm đầu bộ chỉ huy MACV, thực tế là Tổng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ và quân ngụy, được ủy nhiệm của Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ký giấy giới thiệu Út-uốt, thiếu tướng lục quân làm trưởng đoàn đại biểu quân sự Hoa Kỳ. Trần Thiện Khiêm ký thư ủy nhiệm cử Ngô Du, Trung tướng, làm trưởng đoàn đại biểu quân sự của Việt nam Cộng hòa.
Các trưởng đoàn lần lượt giới thiệu các phó đoàn, các ủy viên của đoàn.
|
|
| Logged |
|
|
|
huytop
Thành viên
Bài viết: 690
|
|
« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2015, 09:14:22 PM »
| |
Thỏa thuận một số thủ tục làm việc: hàng tuần các đoàn thay nhau làm “chủ vị”, điều khiển các cuộc họp và làm biên bản ghi tóm tắt những điều đã nhất trí và chưa nhất trí.. Thỏa thuận về giấy chứng minh chung cho toàn bộ sĩ quan và nhân viên một đoàn do bốn trưởng đoàn cùng ký tên; thỏa thuận cờ liên hợp màu da cam có con số bốn…
Nghỉ tại phòng giải lao. Lính Mỹ phục vụ. Hỏi thăm nhau xã giao, quê quán, gia đình, khí hậu, Tết nhất. Một số sĩ quan Sài Gòn quê miền Bắc hỏi về tình hình Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình…Cốm vòng Hà Nội, nhãn Hưng Yên, ổi Cầu Bo…
Mỹ muốn họp ngày mai, mồng 1 Tết. Anh Trà rất chủ động và linh hoạt: “Người Hoa Kỳ chắc chưa hiểu hết phong tục tập quán của Việt Nam. Ngày Tết, nhất là mồng 1 Tết là thiêng liêng vô cùng. Thăm hỏi lẫn nhau, chúc mừng năm mới với những điều tốt lành nhất. Năm nay lại là Tết đầu tiên sau khi ký hiệp định Pa-ri, qui định việc ngừng bắn sau nhiều năm chiến tranh. Đoàn Việt Nam Cộng hòa chắc đồng ý nghỉ chớ? Ba đoàn Việt Nam đồng ý rồi thì chắc Hoa kỳ cũng ưng thuận chớ?”. Ngô Du: “Vâng! Chúng tôi xin đồng ý!”. Và thế là Út-uốt phải giơ tay nhất trí.
22 giờ: Đêm giao thừa. Cây đào Ngọc Hà cưỡi C.130 vào Sài Gòn càng thêm tươi thắm. Trà Ngọc Sơn đậm đà trong khói thuốc Điện Biên. Họp mặt chung giữa những người con một nhà, một Tổ quốc. Đầm ấm.
Hai máy bay lên thẳng quần đảo trên trụ sở trong 40 phút. Chiếu đèn pha xuống. Họ sợ cái gì? Xoi mói điều gì? Ta gọi điện phản đối. Anh em ta không cần để ý, làm mọi việc như không có gì xảy ra.
|
|
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2015, 09:27:50 PM gửi bởi huytop » | Logged |
|
|
|
huytop
Thành viên
Bài viết: 690
|
|
« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2016, 10:31:21 AM »
| |
Nghe đài Hà Nội. Tiếng Bác Hồ chúc Tết qua băng ghi âm vọng vào giữa Sài Gòn, vang dội lạ thường. Nhớ Bác quá chừng là nhớ! Nghe ngâm thơ Tố Hữu. Nhớ quá, mới hôm nào, chiều 25-1 ở Hà Nội anh Tố Hữu đến thăm Đoàn. Phân tích tình hình, dặn dò chân tình, cặn kẽ... «Hiệp định Pa-ri là vũ khí tiến công mới về pháp Iý» ; «Các đoàn ta là binh chủng mới trong đạo quân hàng triệu quần chúng đấu tranh »... Giọng anh sảng khoái : «Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng sau trận thắng B.52, trận đọ sức lịch sử».
Có lúc anh Tố Hữu nghiêm trang phân tích: «Thiệu sẽ chống lại, chống lại điên cuồng. Nó sẽ không thực hiện các quyền tự do dân chủ ghi trong Hiệp định. Vì nó hiểu rằng Hiệp định ta dành được như là bản án tử hình đối với nó….. Nó sẽ phơi bày bộ mặt phát xít và sẽ sa vào thế suy yếu hơn nữa...»
Giọng thơ ngân dài :
«Ta lại về ta, những đứa con.
Máu hòa trong máu, đỏ như son.
Sài Gòn ơi, Huế ơi ! Xin đợi.
Tái hợp huy hoàng, cả nước non ! »
Thứ bảy 3-2-1973 Mồng một Tết
3 giờ 10: các đồng chi thông tin đoàn ta treo một lá cờ đỏ sao vàng mừng xuân. Cũng là mừng Đảng hôm nay tròn 43 tuổi. Trên một cột ăng-ten nhỏ, ở phía trong sân.
Những vọng gác ngụy quanh trại Đa-vit xôn xao. Mười phút sau, 4 máy bay lên thẳng mang đèn pha quần đảo trên trụ sở. Đèn chiếu thẳng vào lá cờ. Chúng nó hoảng sợ !
Hai mươi phút sau, tiếng xe rú ầm ầm. 6 xe bọc thép đến đỗ phía trước cổng. Tiếp sau là 4 xe chở đầy quân, súng ống, nai nịt. Tiếng xe quân cảnh rú còi điện. Tiếng còi huýt. Nhộn nhạo.
Anh em ta rất bình tĩnh. Ngoài bộ phận có trách nhiệm, mọi người vẫn nằm trên giường ngủ. Ta lập tức phản kháng với sĩ quan liên lạc Sài Gòn, với những quân cảnh ở cổng. Có gì mà làm nhốn nháo vậy. Dùng vũ lực hung hãn ở đây là không phải chỗ, không phải lúc !
Sáng Mồng một Tết. Trưởng đoàn ta lại gửi một công hàm cho Ngô Du phản kháng về vụ đại náo lạc lõng này: Các vị cần phải hiểu rằng thời kỳ dùng vũ lực để hòng đạt những mưu đồ đen tối của các vị đã thất bại. Tiếng nói của bom đạn đã hoàn toàn bất lực. Yêu cầu chấm dứt lập tức những hành động thô bạo. Phải từ bỏ ảo tưởng tạo thế mạnh bằng súng đạn...
Ngô Du bào chữa yếu ớt qua sĩ quan liên lạc : Chúng tôi không được biết vụ này. Đây là hành động của bên không quân, vì trụ sở đặt trong khu vực phi trường.
Các đoàn, các bộ phận đi chúc Tết nhau. Trong vòng vây, ta vẫn đàng hoàng. Ung dung đi thăm hỏi, xông đất, liên hoan; ung dung làm việc. Anh Trà bắt tay, hỏi chuyện Toàn trung sĩ Quân đội nhân dân làm nhiệm vụ cảnh vệ, 19 tuổi, người Nam Đàn Nghệ An, quê hương Bác. Anh Hòa nói chuyện với một đồng chí Quân giải phóng đã hoạt động lâu năm ở Sài Gòn, rồi nghe hai đồng chí nữ giải phóng quân kể chuyện.
Các bộ phận họp khẩn trương. Cả trưa, chiều, tối. Các đồng chí thông tin, báo vụ làm việc liền 14 giờ trong ngày. Cuộc chiến đấu mới triển khai đòi hỏi nhiều nỗ lực.
Ngày mồng một Tết làm việc cật lực trong hào hứng.
|
|
| Logged |
|
|
|
huytop
Thành viên
Bài viết: 690
|
|
« Trả lời #7 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2016, 01:05:14 PM »
| |
Chủ nhật 4-2-1973 Mồng 2 Tết.
10 giờ đến nơi họp. Chuẩn bị cuộc gặp gỡ giữa 4 trưởng đoàn trong Ban liên hợp 4 bên Trung ương với 4 trưởng đoàn trong Ủy ban quốc tế, do các đoàn ta đề xuất chiều 2-2-1973.
10 giờ 45, một trưởng đoàn cùng một số sĩ quan lên xe. Đoàn xe dài. Ngô Du đi xe đầu, để «dẫn đường». Tiếp là đoàn anh Trà, 3 xe. Đến đoàn anh Hòa cũng 3 xe. Đoàn Mỹ đi cuối. Ta đấu tranh thắng lợi, mang theo cả quay phim và nhiếp ảnh. Lần đầu các đoàn ta đi vào trung tâm Sài Gòn.
Ra cống số 6 của «phi trường» Tân Sơn Nhất. Theo đường «Cách mạng» ; tiếp là đường «Công lý». Cầu Công lý đây rồi. Nhớ người thợ điện anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Rẽ phải, đường Hồng Thập Tự. Rẽ phải nữa, đây rồi, số 1 Lý Thái Tổ.
Một bộ phận lớn của Ủy ban quốc tế đóng ở đây, Xi-tê Hui-bon-Hỏa — Chú Hỏa triệu phú người Hoa kiều của Chợ Lớn. Sáu biệt thự trong một khu, mỗi nhà một kiểu, giữa những vườn hoa, bãi cỏ, sân quần vợt...
Sài Gòn sáng nay nắng đẹp. Hoa đại màu hồng nở nhiều trong các sàn nhà. Người rất đông, đi lại tấp nập nhiều màu sắc. Chủ nhật, lại mồng 2 Tết. Xe díp quân cảnh mở đường rú còi liên hồi, một kiểu báo động trên đường phố. Họ thúc xe phóng đi thật nhanh, sợ đồng bào nhìn thấy các đoàn ta lâu.
Nhưng đoàn xe tắc hai lần ở các ngã tư, phải dừng lại. Nhiều đoạn xe phải đi từ từ. Chao ! Sướng quá. Thấy rõ mặt đồng bào, các ba má, các anh, các chị Sài Gòn.
Những cặp mắt ngỡ ngàng, rồi mừng rỡ. Những nụ cười gửi gắm tình thương, niềm thông cảm. Bốn năm tốp hơn 20 thanh niên đi xe gắn máy, phóng lên sát xe các đoàn ta, nhìn ngắm, giơ một tay khẽ vẫy. Những cái gật đầu.
Đoàn xe ô tô lại lướt lên; sau ba phút, các tốp xe Hon-đa đã dượt kịp. Lại cười, vẫy tay. Một vài bác lái xc ca, lái xe tắc xi, mắt nhìn thẳng nhưng gật gật dầu. nụ cười hiểu biết. Đầu đường Hồng thập tự, một chị đứng tuổi mặc bộ áo quần lụa đen tay dắt con gái nhỏ chừng lên 5 đứng sững rồi la : «Cha ! Các anh giải phóng !».
Những cuộc hội ngộ bất ngờ, trong chớp mắt mà xiết bao tình nqhĩa.
Trước cổng nhà Ủy ban quốc tế, xe cộ dừng cả lại.
Hơn hai chục quân cảnh, hàng chục cảnh sát chặn đường, xô đẩy đồng bào. Hàng trăm người, đi bộ, đi xe gắn máy, xe đạp, ô tô xúm xít nhìn theo đoàn xe đi vào sân trong, rồi đứng chờ, nhất định không giải tán.
Xe lần lượt đậu trước nhà gác số 2. Quân cảnh trên hè, quân cảnh ngoài sân. Quân cảnh trên các bãi cỏ.
Ngay trước hè chính, một đoàn nhà bảo nước ngoài với máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm; một đội quân xông xáo. Có vài phụ nữ. Quân cảnh lập thành hàng rào vây họ chặt chẽ.
Anh Trà xuống xe. Anh Hòa xuống tiếp. Ngô Du đã vào trong phòng khách từ lúc nào. Ut-uốt đến cuối cùng, lom khom bước vào cửa, không nhìn, không chào các nhà báo. Hai vị tướng của ta bước lên thềm cao, rồi quay lại, giơ tay vẫy chào, mỉm cười nhìn xung quanh.
Một số nhà báo xô đến, phá vỡ vòng vây quân cảnh. Phóng viên AFP mau miệng nói tiếng Pháp: «Thưa các vị tướng. Xin các vị cho biết cảm tưởng khi đến Sài gòn. (Sau họ cho biết rằng trước đó, viên chỉ huy cảnh sát ngụy đã căn dặn họ: không cần chào ; không được hỏi gì. Chỉ được chụp ảnh và quay phim. Đứng nhìn, không được lại gần. Đây không phải chỗ phỏng vấn. Ai vi phạm, coi chừng! ».
Anh Trà trả lời ngay : «Chào các bạn, các nhà báo ! Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt-nam rất sung sướng vào Sài Gòn làm nhiệm vụ. Như các bạn đã biết. Hiệp định Pa-ri vừa được ký kết. Đây là thắng lợi rất to lớn của nhân dân Việt-Nam.
Nhờ các bạn chuyển đến đồng bào miền Nam chúng tôi, đến đồng bào Sài Gòn thân mến lời chào mừng thân thiết nhứt của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt nam của Quân giải phóng, của đoàn đại biểu chúng tôi. Chúng tôi kính chúc đồng bào: năm mới này sẽ là năm hòa bình được giữ vững, hòa giải và hòa hợp dân tộc được thực biện, một năm thắng lợi mới ».
Tiếng anh Trà rất trong, rất vang. Máy quay phim xè xè chạy. Trời nắng rất đẹp, các nhà báo chăm chú nhìn, ghi chép. Quân cảnh luống cuống trước tình thế bất ngờ, rồi chỉ còn biết trố mắt nhìn.
|
|
| Logged |
|
|
|
huytop
Thành viên
Bài viết: 690
|
|
« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2016, 06:40:13 AM »
| |
Anh Trà tiếp: « Riêng tôi, tôi rất sung sướng được trở lại Sài Gòn, giữa đồng bào thân yêu của tôi ! ».
Anh Hòa giơ tay vẫv chào, dáng cao lớn nổi bật. Quân hàm kim tuyến cấp tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam lấp lánh dưới nắng xuân : " Lập trường của chúng ltôi là nghiêm chỉnh thực hiện hiệp định và các nghị định thư vừa được kỷ kết. Chúng tôi đòi Hoa Kỳ vá Việt Nam cộng hòa cũng phải cỏ thái độ đúng đắn như vậy.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống xâm lược, vì những quyền dân tộc thiêng liêng của mình, đã thắng lớn và nhất định thắng lợi hoàn toàn. Thay mặt Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, chúng tôi chào các nhà báo, chúc các bạn mạnh khỏe... »
Cuộc tiếp đón xã giao diễn ra trong phòng khách lớn. Giới thiệu, làm quen giữa 8 trưởng đoàn và các phó đoàn. Mỗi trưởng đoàn nói vài câu, kéo dài hơn 1 tiếng.
Ngoài vườn, hon 70 nhà báo nước ngoài sốt ruột chờ, Chúng tôi bước ra cửa. Một quân cảnh đứng chặn:
«Xin quý ngài chớ ra. Chúng tôi phải đảm bảo an ninh».
«Đây là trong trụ sở Ủy ban quốc tế, các người để chúng tôi làm việc».
Quân cảnh đứng sang một bên. Các nhà báo xúm lại vây quanh. Tới tấp đưa danh thiếp. Bắt tay dồn dập. Tự giới thiệu. Các hãng thông tấn AFP Pháp, Roi-tơ Anh, Ky-ô-đô Nhật, Thụy Điển, Ý, Phi-líp-pin, các hãng vô tuyến truyền hình ORTF Pháp, CBS, NRC, ABC Mỹ, Nhật, các đài phát thanh Úc, Thụy-sĩ, Ca-na-đa... Nhà báo Pháp Giu-gla-rít vừa ở Tô-ki-ô đến liền vào ngay đây. Sáu phong bì gửi những câu phỏng vấn.
« Chúng tôi biết các ngài đến từ 29-1, nay mới được gặp ».
«Chúng tôi đến sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng họ không cho vào ».
« Chúng tôi tìm đến trại Đa-vít, nhưng họ chặn tất cả các cổng». Họ xúm xít quanh ta và thổ lộ.
Những câu hỏi : «Hà Nội ra sao sau những trận B-52 ? Cảm tưởng các ngài khi vào đây? Ngừng bắn và hòa binh có được thực hiện không? Các cuộc họp mở đầu ở Ban liên hợp ra sao? Bao giờ thành ỉập Chính phủ Liên hiệp? Tình hình Cửa Việt ra sao? Hoa Kỳ và Sài Gòn nói hiệp định Pa-ri ký là thắng lọi của họ, các ông thấy thế nào ? ».
Trả lời: «Chúng tôi được biết, cuộc lấn chiếm lớn ở Cửa Việt của quân đội Việt Nam cộng hòa vi phạm ngừng bắn đã hoàn toàn thất bại. Họ đã phải trả giá đắt cho hành động vi phạm này».
«Hà Nội đứng vững, giáng trả rất nặng bước leo thang tuyệt vọng của Tổng thống Mỹ Ních-xơn. Tôi đã gặp nhiều quân nhân lái máy bay Mỹ bị bắt sống, thấv nhiều xác B.52 ở giữa thủ đô chúng lôi. Có lẽ chưa bao giờ, chưa ở đâu những pháo đài bay chiến lược, biểu tượng sức mạnh quân sự của Mỹ bi hạ, và bị hạ nhiều đến thế».
« Chắc các bạn đã rõ. Khi quân viễn chinh Mỹ đến đây xây dựng những căn cứ, hẳn họ không nghĩ rằng đến lúc nào đó họ buộc phải ra đi như hiệp định Pa-ri quy định, dưới sự giám sát của chúng tôi trong ban Liên hợp».
«Họ nói là họ thắng. Điều đó không có gi là lạ. Họ đã quen không dám nói lên sự thật. Thắng lợi của họ, vậy sao họ lần ỉữa mãi mới ký một cách miễn cưỡng vậy! Thẳng lợi của họ, sao đài họ không phổ biến toàn văn Hiệp định và các nghị định thư. Tôi đã đọc các báo Sài Gòn ra một tuần nay, không báo nào đăng nguyên văn Hiệp định, họ bị kiểm duyệt. Còn đây, báo ở Hà Nội đây. In chữ đỏ, ảnh, văn kiện... Mời các bạn xem….».
Mấy chục quân cảnh đứng sốt ruột, khó chịu. Một số bực tức ra mặt. Các nhà báo ghi chép, gật đầu, có người cười to, thích thú, thỏa mãn. Tên chỉ huy quân cảnh đến khẩn khoản:
«Xin mời quý ngài vô trong nhà ời nước. Chưa thấy câu nói ấy lạc lõng, vô duyên, hắn lại cố thêm - Xin quý ngài vào trong nhà ngồi nghỉ kẻo đứng lâu mỏi chân».
«Không, tôi không mỏi chân. Ngoài sân này trời nắng đẹp, nói chuyện đông vui thế này ai lại mỏi chân !... »
Các đồng chí quay phim, nhiếp ảnh ta bước ra phấn khởi làm việc. Và chỉ mấy phút sau bốn đồng chí đều bị quây lại bởi các nhà háo nước ngoài, «bị» quay phim,«bị» chụp ảnh, «bị» phỏng vấn...Những sĩ quan Quân giải phóng, những sĩ quan Quân đội nhân dân, bằng xương bằng thịt, khỏe khoắn, đàng hoàng, lanh lợi, hòa nhã với báo chí..
13 giờ 40: Các đoàn ra về. Một số phỏng viên vô tuyến truyền hình bíu lẩy cửa xe. Chĩa ống kính vào trong xe mặc cho xe đã chuyển bánh. Họ xúm xít hai bên cửa, chìa tay bắt: «Mong gặp lại».
Ngoài cổng, đồng bào kéo đến đông quá. Giữa trưa, mà hàng mấy trăm người vẫn đứng ở cổng. Lại những nụ cười, những đôi mắt. Một số vẫy tay nhẹ nhẹ, quân cảnh dẫn đường đưa về theo đường khác. Lý Thải Tổ rẽ qua Phan Thanh Giản, ngoặt sang đường Pa-xtơ, qua Nguyễn Đình Chiểu, lại vào đường Công Lý...Cả đi và về, đồng hồ trong xe chỉ 25 ki-lô-mét.
Xe lao nhanh. Một xe quân cảnh kéo còi mở đường. Một xe tuần cảnh kết thúc….
Các phố Sài Gòn càng đông hơn lúc sáng. Đường Công Lý nhiều ngưòi đứng trước cửa nhà, trên gác nhìn xuống. Những thanh niên đi xe Hon-đa, xe Xu du-ki phóng sát các xe ta. Tay cầm những tập sách ; sinh viên? Mộl số mặc quần áo xanh còn vết dầu mới..., họ là công nhàn vừa di làm về? Họ gật đầu, gương mặt họ tươi khoái hẳn lên. Những niềm vui đội ngột trên những gương mặt. Ở một bến xe, hai lính Sài gòn trố mắt nhìn, rồi cười, rồi giơ cao tay vẫy lại…thỉnh thoảng lính Mỹ trên những xe tải lớn. Một lính Mỹ ngồi xe xích lô, mặt đỏ gay bên một cô gái váy ngắn cũn, môi bê bết son, giống hệt lính tẩy Pháp say rượu bên me Tây hồi trước...
Giở xem 12 danh thiếp các nhà báo. 42 địa chỉ. Cuốn danh bạ điện thoại do phía Sài Gòn để lại ở văn phòng trụ sở đã bị cắt hết phần các cơ quan thông tin, báo chí Việt Nam và nước ngoài. Cuộc bao vây dư luận của họ đã bị chọc thủng từ hôm nay.
17 giờ, gọi điện thoại cho AFP. Liên lạc tốt. Phê-lích Bô-lô, trưởng Phân xã, trả lời: «Sáng nay các ông đã có một cuộc xuất hành tuyệt diệu. Ông ta hai lần nhấn chữ tuyệt diệu. Gây nên tiếng vang lớn. Các ông thấy chứ ? Người Sài Gòn chăm chú theo dõi các ông. Các ông tướng phát biểu rất tốt... » Cuối cùng, Bô-lô trả lời thêm : «Nhận xét khách quan của tôi ư, đó lá - mới ngày đầu xuất hiện công khai, các ông đã chinh phục các nhà báo nước ngoài rồi. Ấn tượng ban đầu tốt ! ».
20 giờ 20: đón các đồng chí ở Hà Nội vào. Sẽ đi các khu vực Biên Hòa, Phan Thiết, Mỹ Tho, Cần Thơ. Chuyện Hà Nội râm ran đến khuya. Tết Hà Nội rất vui. Pháo hoa đẹp, kéo dài 10 phút. Nhớ Hồ Gươm. Những hình ảnh đẹp của Hà Nội và Sài Gòn xen nhau đi vào giấc ngủ….
|
|
| Logged |
|
|
|
huytop
Thành viên
Bài viết: 690
|
|
« Trả lời #9 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2016, 03:32:22 AM »
| |
Thứ hai 5-2-1973 Mồng 3 Tết.
Họp các trưởng đoàn.
Hiệp đến sớm. Chờ gặp anh Trà ở ngoài cửa phòng. Hiệp dạo trước: «Thưa trung tướng, về cái lá cờ Liên hiệp, cấp trên của chúng tôi chỉ thị phải bàn lại, cái màu da cam đỏ, trông nó dữ quá!». Anh Trà cười và trả lời luôn : « Màu da cam đẹp quá chớ, dữ cái gì ! Sao lại sợ màu đỏ và những màu gần với màu đỏ. Hôm trước ta đã thỏa thuận rằng việc gì nhất trí là thực hiện luôn, không có trở lui trở tới làm gì, mất hết thì giờ. Việc này nhất trí 4 đoàn rồi !». Hiệp chưng hửng, đi ra.
Đúng 10 giờ, vào họp chính thức. Anh Hòa phản đối vụ khiêu khích sáng mồng một Tết. Anh Trà bồi luôn: Các ngài phải hiểu rõ tình cảm của các lực lượng vũ trang giải phóng trên toàn miền Nam này ra sao khi họ được biết các đoàn đại biểu của họ bị các lực lượng của các ông khiêu khích một cách láo xược và thô bạo như vậy.
Các đoàn ta đề nghị bàn ngay việc thực hiện điều 4 của nghị định thư (về chấm dứt chiến sự), các cấp chỉ huy ở chiến trường tiếp xúc với nhau, bàn cụ thể về việc ngừng bắn. Theo hiệp định, ngừng bắn có hiệu lực được 7 ngày rồi, nay bàn đã là chậm.
Ngô Du vội đọc bản phát biểu đã chuẩn bị sẵn: Điều 4 cần thi hành, nhưng lúc này chưa phải lúc. Hận thù chưa xóa bỏ, các vùng của 2 bên chưa minh định (đây là lời công nhận gián tiếp về 2 vùng); gặp nhau sẽ cãi nhau và dễ nổ sủng... Khi nào cấp trên chúng tôi thấy gặp được, có lệnh cho các đơn vị chúng tôi. Lúc đó, mới có thể gặp.
Một kiểu ký sự cùn, cù nhầy, đã quen thuộc.
Út-uốt đang ngồi chờ thảo luận việc trao trả. Út-uốt sốt ruột. Trước lời lẽ đúng đắn của ta, sự đuối lý của Du, Út-uốt nói : Hoa Kỳ xin đề nghị chọn một vùng làm thí điểm cho việc thực hiện điều 4. Nếu thuận lợi thì sẽ thực hiện ở các nơi khác.
Thày hích tớ một cái nên thân ; vì đồng sàng dị mộng lúc này. Du thở dài, im lặng. Lát sau, Du chuyển sang cãi liều về vụ Cửa Việt: Chúng tôi hoàn toàn chiếm Cửa Việt hồi 7 giờ 58 phút sáng 28-1 (Chính xác quá ! Vừa 2 phút trước giờ ngừng bắn !).
Anh Trà: Cửa Việt đã được giải phóng từ lâu, từ tháng 5-1972. Có mọi chứng cớ hiển nhiên về vụ lấn chiếm trái phép của quân đội Việt Nam cộng hòa vào vùng Cửa Việt sau giờ ngừng bắn, Quân giải phóng đã đánh lui cuộc lấn chiếm đó sau khi đã dùng loa ngăn cản họ chớ có lao vào cuộc phiêu lưu này. Chúng tôi kiên quyết giữ vững vùng giải phóng. Đây là một bài học cho những người không muốn tôn trọng hiệp định, tôn trọng chữ ký của mình.
Anh Hòa nghiêm nghị: Việc ngừng bắn chỉ liên quan đến các bên có quân đội ở Miền Nam Việt Nam. Không được nói đến Quân đội nhân dân. Phải dựa vào Hiệp định mà làm việc.
Du lúng túng to. Lật hết trang này đến trang khác các văn kiện. Rồi buông ra một câu tiêu cực: «Tôi đã đọc hết các văn kiện, không có nơi nào ghi có quân đội nhân dân miền Bắc trong Nam này hết. Tôi cũng được lệnh trên, cứ dựa vào tinh thần và lời văn của Hiệp định mà làm việc. Vậy xin lưu ý Trung tướng Trà về việc Cửa Việt này... »
Cuộc họp kéo dài quá giờ, kết quả cuối cùng chỉ là bốn bên cử người vào các tiểu ban quân sự và tiểu ban thủ tục.
Thứ ba 6-2-1973 Mồng 4 Tết.
Tiễn các đồng chí đi các khu vực.
Đi Mỹ Tho bằng xe ô tô. Đi Biên Hòa, Cần Thơ, bằng máy hay lên thẳng. Đi Phan Thiết bằng máy bay C.47.. Đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa vào đủ 825 người rồi. Đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời cũng đông thêm. Không khí phấn chấn.
Buổi chiều, mấy anh em ta đi một vòng trong trại Đa-vít. Hôm nay mới đi xem tỉ mỉ.
Theo lời những người lái xe thì đây vốn là một khu kho của sân bay. Sau trở thành trung tâm huấn luyện biệt kích ngụy do bọn Mũ nồi xanh Mỹ huấn luyện, chuyên làm nhiệm vụ phá hoại, do thám ở các vùng biên giới, Gần đây thành khu vực của không quân Mỹ, thuộc Tập đoàn không quân 7. Tên Đa-vit có từ đó.
Rộng chừng 200 mét. Dài chừng 800 mét.
Nhà bằng gỗ thông, cửa xẻ từ Mỹ, theo quy cách thống nhất. Sàn gỗ cách mặt đất 50 xăng-ti-mẻt, xung quanh có quây lưới thép nhỏ. Trần gỗ thông dán.
Hơn 80 nhà lớn nhỏ, đánh số từ T.501 (phòng hành chỉnh văn thư) đến T.582 (phòng giải trí).
|
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét