Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Sáu mươi ngày ở Sài Gòn -3

 Sáu mươi ngày ở Sài gòn (Nhật ký)
      Tác giả: Thành Tín (Bùi Tín)


      Nhà xuất bản Văn học ấn hành – Năm 1974
      In lần thứ nhất 10.200 cuốn – Nộp lưu chiểu tháng 7 năm 1974
      Số hóa: Huytop 
dvnien copy từ http://www.vnmilitaryhistory.net/

 .............................................................................. 
Ba khu vực chính. Thẳng cổng vào, bên phải sân lớn là bãi đậu xe và khu A (khu sĩ quan), 11 nhà, có nhà ăn riêng, nhà tắm riêng.

       Phía Đông, trên một khu chữ nhật là khu B, bố trí 32 nhà ở của binh sĩ theo hình chữ U, ở giữa là nhà ăn, nhà kho, nhà bếp và nhà vệ sinh.

       Phía Nam, trên một tam giác sát đường Lê Văn Lộc, là khu C, gồm những nhà phục vụ chung. Nhà xem chiếu bóng của sĩ quan, phòng họp lớn, kho tiếp liệu, kho nhiên liệu, bãi đậu máy bay lên thẳng, nhà căng tin, nhà giải trí cho lính, bệnh xá, nhà bóc đen (hộp đêm) cho sĩ quan, sân quần vợt, tháp nước.

       Sân và đường lớn nhỏ đều bằng xi-măng. Đường chéo lớn ngăn cách khu B và khu C, Mỹ đặt tên là đường Mi-si-gân.

      Mọi sự bố trí hợp lý hóa cao độ kiểu Mỹ cho một trại lính Mỹ ở vùng nhiệt đới, mọi khoảng đất đều được tận dụng. Có thuốc diệt chuột ở gầm nhà, có lưới thép phòng rắn độc.

       Một sự ngăn cách lớn giữa sĩ quan và binh sĩ của một quân đội đế quốc, cách bức nhau trong sinh hoạt và hưởng thụ.

       Màu sắc lính tẩy còn đây đó: những bức tranh phụ nữ trần truồng rẻ tiền dán trên tủ sắt; và bức họa sơn dầu thô kệch sặc mùi  thực dân: những nhà sàn, các cô gái dân tộc Tây Nguyên vẽ theo cách nhìn kỳ quái, láo xược ; những lẵng hoa nhựa sặc sỡ, nham nhở, đầy bụi, mai mỉa với nghệ thuật...

       Những biểu hiện suy đồi : hàng lô tập Play-boi tục tĩu, truyện trinh thám giật gân, truyền đơn van xin lính Mỹ cai hê-rô-in, bên những ổng tiêm hê-rô-in bằng nhựa đã bóp hết thuốc vào mạch máu ; và khủng khiếp, những bông băng dính máu và mủ ở các xó gầm tủ, các hố rác, thùng rác... (một người lái xe nhắc ta : các ông phải đốt cho kỹ, và phải tẩy uế cho thiệt dữ các nơi rửa mặt, nhà tắm, nhà vệ sinh của bọn này kẻo lây bệnh đó !...). Anh em ta làm vệ sinh kịch liệt hơn một tuần mới tạm sạch.

       Những lời dặn của Mỹ ; ở mỗi một căn nhà đều có một biển gỗ lớn treo ở trên cửa ra vào, in những hàng chữ:

      Khi bị tiến công :

       Không được :  Đứng
                            Ngồi
                            Đi
                            Hoảng hốt

       Phải : Bò ngay ra hầm
                 Đội nêm lên đầu
                 Nghe theo lệnh của Trung đội trưởng


       Cứ tưởng tượng cảnh hàng mấy trăm tên lính hoảng hốt, la hét, bò lê ra cửa, đầu đội ma-tơ-la bằng mút... Mỗi cửa ra lại dán một miếng giấy trắng in chữ đỏ to tướng: EX1T (thoát ra) để lính Mỹ biết lối ra khi tắt đèn, khi nhà cháy, khi bị tiến công, pháo kích.

       Hầm bao quanh các dãy nhà. Hầm của quan sâu hơn của lính. Có kèo gỗ và vỉ sắt ởtrên, đắp thêm bao cát, đất hoặc xi măng pha cát.

       Hầm lính ở gần sân bóng rổ có khắc một loạt dấu hiệu phản chiến, hình tròn có 3 mũi súng chụm nhau; ký tên Jac-ky — Carl— Roberto. Nhiều tên phụ nữ ; vợ? con gái? người yêu của lính Mỹ? Mary—Rosa—Emily... Có lẽ khắc bằng mũi dao găm. Phía trong hầm, những hàng chữ nguệch ngoạc: Đây là địa ngục. Ngày thằng Đích chết ở đây : 16-5-1972, Lạy Chúa! Tôi sẽ lên thiên đàng vì tôi đã ở địa ngục này rồi!...

       Cổng vào, phía bên phải, trên một bãi cỏ là tấm bia gạch : Memorial. Cạnh đó bảng dán tên và ảnh lính Mỹ chết tại trại Đa-vít này. Còn vết chữ 12 tên xóa bằng vôi; 12 tên đã bị bỏ mạng ở đây ; 12 tên Mỹ chết uổng mạng cho cái gì? Cho Nguyễn Văn Thiệu và những khoản tiền gửi ngân hàng La Mã của hắn. Ngay trong thời kỳ Ních-xơn mong thay đổi màu da của xác chết.

      18 giờ. 7 lính Mỹ của tiểu đoàn thông tin do một thiếu tá Mỹ đưa đến làm giấy chứng minh cho đoàn ta. Chụp ảnh, đánh máy chữ lên bản in, dán; rẩt nhanh.

       Viên thiếu tá ra về, cả 7 lính Mỹ xin lần lượt được chụp ảnh trước ảnh Bác Hồ đặt trong hội trường, ngay giữa lá cờ dỏ sao vàng tươi thắm. Tên nào cũng đứng kính cẩn một bên bức ảnh cho đứa khác chụp. Ba người ngắm nhìn huy hiệu Bác trên ngực các đồng chí ta rồi đánh bạo xin. Họ cài trên ngực. Lại chụp ảnh. Rồi tháo ra. Tìm mảnh giấy ni-lông đẹp, gói lại bỏ vào ví. Một lính da đen nói: Việt Nam — Hồ Chí Minh, giơ ngón tay cái ra hiệu: rất tốt. Rồi bĩu môi: Nguyễn Văn Thiệu ! lắc đầu...

      Hỏi chuyện : cả 7 tên đều mới sang Việt Nam từ 3 đến 8 tháng. Đơn vị của họ trước đóng ở Ha-oai, 5 là học sinh động viên, 2 vốn là công chức văn phòng, đánh máy cho hãng buôn. Trẻ nhất 19 tuổi, lớn nhất 23; 2 da đen ; 3 binh nhất, 4 hạ sĩ.

       20 giờ 15, chiếu phim ở sân. «Ngọn lửa Nghệ Tĩnh»  « Bác Hồ với thiếu nhi». 7 lính Mỹ xin phép ta thay phiên nhau ra xem. Rồi xin ra xem cả: «Chúng tôi sẽ thức khuya để làm bù». Họ khen: Phim múa đẹp, đẹp lắm. Thiếu nhi Bắc Việt Nam rất giỏi. Thích thú nhất là được thấy nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh.

       Nghĩ: cuộc chiến tranh của Ních-xơn mất lòng dân đến thế ! Lính Mỹ không ít người hiểu tình hình. Tư thế của ta, chính nghĩa của ta cảm hóa họ ngay từ những cuộc tiếp xúc đầu tiên.

 Logged

huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #11 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2016, 08:16:36 PM »

   
      Thứ tư 7-2-1973




     Họp các trưởng đoàn.

      9 giờ 45: Đúng giờ hẹn. Các đoàn ta ra xe. Nhưng không có xe quân cảnh để đi «dẫn đường» và «mở đường». 9 giờ 55 quân cảnh đến, nhưng lái xe không được vào. Đứng chờ ở cổng. Hỏi sĩ quan liên lạc của phía Sài Gòn. Trả lời : lệnh cấp trên chúng tôi, phải đổi thẻ cho lái xe. Mà lái xe này do hãng thầu Át-lăng- tic cử tới lại chưa đổi thẻ! Những lý do vu vơ! Những âm mưu phá hoại nhằm cản trở công việc. Một tuần, lần thứ 6 kiếm chuyện về xe cộ.

       10 giờ 45: Mời các vị đi họp, cấp trên chúng tôi đồng ý cho lái xe đổi thẻ sau.

      Ta trả lời: chậm 1 giờ rồi. Yêu cầu chuyển lên trên sự phản kháng của chúng tôi. Phải chấm dứt ngay những hành động xấu có tính toán như thế. Yêu cầu hoãn đến chiều: 14 giờ họp các trưởng đoàn.

      13 giờ 45: Quân cảnh đến đủ; lái xe đến đủ ; đúng giờ. Nhưng sẽ được bao lâu?

       Đến phòng họp. Các bên nêu một loạt vẩn đề: ăn ở của các đoàn ta ở Sài Gòn và các khu vực; điều 4 còn thảo luận dở; vẩn đề quân Mỹ rút và triệt phá căn cứ ; vấn đề cửa khẩu để thay thế vũ khí ; chuẩn bị trao trả những người bị bắt đợt 1.

       Thái độ Sài Gòn là ỳ. Hãm mọi tốc độ làm việc. Gây những khó khăn phiền toái cho ta; phá từ chuyện nhỏ nhất đến chuyện lớn nhất. Mỹ muốn tỏ ra biết điều hơn, cốt chỉ để nhận người bị bắt của họ về cho sớm, đầy đủ, còn thì mặc mọi việc khác...

      Công việc rõ ràng là nhùng nhằng kéo dài.

      Anh Trà, anh Hòa chất vấn Út-uốt về Mỹ thực hiện điều khoản triệt phá căn cứ. Mỗi lần Út-uốt đọc y nguyên một câu: «Chúng tôi được phép trả lời quý vị rằng ở miền Nam Việt Nam hiện nay không còn một căn cứ nào của chúng tôi cả. Tất cả đã chuyển cho Việt Nam cộng hòa từ trước khi ký hiệp định. Hiện nay quân Mỹ ở trong những căn cử mượn tạm của Việt Nam cộng hòa. Xin chuyển sang vấn đề khác»... Quả như ta dự kiến.

       Ta đập lại: vô lý, thủ đoạn mờ ám; gần cả chục vạn quân Mỹ và Nam Triều Tiên còn đóng trong các căn cứ Mỹ và Nam Triều Tiên. Út-uốt không cãi lại, không thanh minh, lại đọc như máy mấy câu «chú» viết sẵn.

       Một thái độ không thể tưởng tượng được ! Một đặc điểm của nền ngoại giao Hoa Kỳ chăng ?

      Từ trại Đa-vít đến phòng họp dài hơn ki-lô-mét, cách phòng họp chỉ 300 mét là trụ sở Bộ chỉ huy Tập đoàn không quân số 7 của Vốt, Đại tướng không quân, phó tổng chỉ huy Mac-vi, cỏ biển rất to cắm trên hè, trước cổng. Ngôi nhà dài, 3 tầng, bằng gỗ sơn trắng. Sào huyệt của những cuộc bắn phá man rợ của không quân Mỹ tại khắp 3 nước Đông Dương. Trong đó, chắc đã ghi lại tỉ mỉ những thẩt bại nặng nề nhất của pháo đài bay B.52 trong cuộc tập kích tuyệt vọng hơn một tháng trước đây trên vùng trời Hà Nội.

       Quân cảnh Mỹ mang M.16 đứng gác đội. Đi ra đi vào toàn sĩ quan không quân Mỹ. Cũng chỉ có sĩ quan Mỹ đứng trong sân. Hàng chục lần xe ta đi qua, tuyệt nhiên không thấy bóng một người Việt Nam. Thế nhưng hai bên cửa là hai tấm bảng cắm mỗi bên 3 cờ Sài Gòn, 3 sọc đỏ trên nền vàng. Cờ vừa cắm, màu còn mới, nhưng bảng xộc xệch, cờ thì cái tụt xuống cán, cái sắp rơi...

      Chiều nay, anh em ta cười với nhau khi qua đó: kiểu này là kiểu phù thủy đây. Úm ba la, từ Mỹ thành ra của ngụy. Phép ma này chắc là của Bân-cơ ; hèn gì báo Sài Gòn gọi Bân là mụ phù thủy mắt xanh...
 Logged

huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #12 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2016, 10:39:15 PM »

   
      Thứ năm 8-2-1973


      8 giờ 10, nhốn nháo ở ngoài cổng.


      21 nhà báo nước ngoài gồm Pháp, Ý, Nhật, Anh, Mỹ... đến tiếp xúc với ta. Quân cảnh chặn lại. Sĩ quan liên lạc ta ra can thiệp, nhắc lại quyền tự do báo chí, quyền ưu đãi và miễn trừ của đoàn. Quân cảnh trả lời: Chúng tôi theo lệnh trên, không cho họ vào, không biết lý do. Các nhà báo đưa thẻ nhà báo, nhắc lại lời của người thay mặt Bộ ngoại giao Sài Gòn cho phép các báo nước ngoài đến trại Đa-vít. Quân cảnh vẫn trả lời: không biết. Lệnh cấp trên trực tiếp của chúng tôi là không cho các ông, các bà vào.

       Các đồng chí ta ra, bắt tay các nhà báo, hoan nghênh họ đến: rất đáng tiếc họ không được vào; hẹn dịp khác; sẽ đưa vấn đề này ra cuộc họp...

      Phê-lich Bô-lô hỏi số điện thoại của ta, ghi trong sồ tay: 924.3019. Tên Tài quân cảnh, giật lấy sổ. Bô-lô nắm lấy Tài, giật lại. Vật nhau. Tài thấp, nhỏ hơn, Núng thế, Tài rút súng ngắn dọa bắn. Bô-lô liền giật mạnh lấy sổ tay rồi phanh ngực ra thách, Bắn đi! Bắn tao đi !

       Các nhà báo xúm lại, thách thức: không ai sợ ! Chúng tao không ai sợ đâu ! Tài ngượng nghịu, đút súng vào bao, sửa lại quần áo nhầu nát. Bô-lô lại ghi sổ tay. Lô-ra Pan-mơ, nữ phóng viên vô tuyến của hãng ABC Mỹ mở máy ghi âm ghi suốt cảnh vật lộn và tường thuật luôn vào trong máy mọi điều ừa xảy ra. Phóng viên Nhật quay phim, phóng viên Ý chụp ảnh lia lịa. Một cảnh sống của cái gọi là «tự do báo chí » kiểu Sài Gòn.

       Hai xe quân cảnh kéo đến, 12 tên, có tiểu liên. Tên chỉ huy: Chúng tôi ở đồn quân cảnh Tân Sơn Nhất, xin mời các ông các bà về đồn đã.

       Pan-mơ còn nán lại, không lên xe. Thế là hai tên quân cảnh kéo lê một phụ nữ nước ngoài lẳng lên ô tô. Một cảnh vũ phu đặc ngụy, kiểu Nguyễn Văn Thiệu.

      Xe chuyển bánh. Họ giơ tay vẫy chào ta. Một phóng viên Pháp nói với lại : Chúng tôi bị bắt rồi. Tạm biệt các ông nhé !
      10 giờ 20 :  tại phòng họp, anh Hòa tố cáo vụ vừa rồi. Phải đảm bảo quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tiếp xúc với báo chí của các đoàn ta, phải để phóng viên các nước được tiếp xúc với tất cả các đoàn theo nguyên tắc bình đẳng, phải chấm dứt hành động thô bạo, côn đồ như đã xảy ra.

       14 giờ ta gọi cho ABC hỏi thăm. Cô Lô-ra Pan-mơ trả lời: Cảm ơn. cảm ơn lắm. Chúng tôi bình yên. Bị giữ một giờ rưỡi ở đồn quân cảnh. Tôi tiếc nhất là băng ghi âm bị họ tịch thu. Các bạn khác mất cả phim rồi. Họ tiếc như bị chặt tay vậy. Cảm ơn các ông. Hẹn gặp sau. Nhất định sẽ gặp.

       Gọi cho AFP. Bô-lô : «Bình yên. Cảm ơn các ông. Nhờ ông chuyển lời cảm ơn đến thiếu tướng Lê Quang Hòa. Chúng tôi vừa được biết thiếu tướng phản đối với Ngô Du về chuyện này. Ở đây, ở cái miền Nam này, ông thấy chứ, bọn cảnh sát làm vua ! Ôi ! tự do báo chí !». Cùng cười trong điện thoại.


       Thứ sáu 9-2-1973


     Các khu vực báo cáo về.


     Ở Mỹ Tho. Đoàn ta ở tại giữa căn cứ quân sự Đồng Tâm. Nhà ở rất bẩn. Có nhà đã dùng làm chuồng gà, mới chuyển gà đi. Mùi phân gà còn nồng nặc. Thiếu chỗ ở.

      Ở Huế, Đoàn ta ở gần đền Mang Cá, trên bãi dâu, cạnh Bảo Vinh. Ngụy mang đến đồ hộp quá hạn đã lâu; có hộp thịt sản xuất từ 1968 ! Mở ra, có cả dòi; kinh khủng ! (Có thể chỗ này tác giả bốc phét…làm sao đã là đồ hộp lại có dòi vào được Huh?)

      Ở Biên Hòa, Đoàn ta ở Tam Hiệp, nhà ở chật. Nóng, không một bóng cây. Linh gác ở chung quanh. Chĩa súng vào nơi Đoàn ở.

      Rõ ràng là ở các khu vực họ đối xử còn tệ hơn ở Sài Gòn nhiều nữa. Chính sách gì vậy? Một «chính quyền» lính tẩy, không một chút văn hóa ! Lại nhớ lời Thủ tướng ta: «Bọn Nguyễn Văn Thiệu sẽ dở những thái độ hèn hạ, mà suy nghĩ thông thường của chúng ta không thể tưởng tượng tới kia! ».. Đúng thật!

     16 giờ 10, các đồng chí ở khu vực Playcu gọi điện thoại về báo cáo. Chúng nó hành hung anh em ta trong tổ Ban Mê Thuột. Khi vừa bước xuống máy bay lúc 14 giờ 20 ; ném gạch, ném đá và hô khẩu hiệu láo xược. Chính quân cảnh và cảnh sát Sài Gòn cầm đầu những tên côn đồ chuyên nghiệp xông vào hành hung. Thiếu tá tổ trưởng Lê Thành Nhơn và hai đại úy ta bị thương. Chúng cướp tài liệu, giấy chứng minh liên hợp và đài thu thanh.

       Đoàn ta gửi ngay công hàm phản kháng đến các đoàn Mỹ và Sài Gòn ; cực lực lên án hành động côn đồ này. Báo tin ta tạm đình chỉ việc đưa các tổ xuống các địa phương, cho đến khi họ được bảo đảm an toàn. Ta đòi mở ngay cuộc điều tra.
 Logged

huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2016, 07:25:05 AM »

 
       Thứ bảy 10-2-1973


      Họp các trưởng đoàn.


      Đoàn ta đấu mạnh vụ Ban Mẻ Thuột, lên án toàn bộ thái độ đối xử xấu của đổi phương trong hai tuần qua. Đây  là những hành động và âm mưu đen tối có hệ thống. Thiếu văn minh, thiếu văn hóa, thiếu thiện chí, những hành động côn đồ, từ thế yếu của những lực lượng phi nghĩa.

      Du lúng túng to. Quay hỏi Hiệp. Hiệp im không trả lời. Mỹ phát biểu qua quít : Đáng tiếc; đáng tiếc! Thỏa thuận cử một tổ liên hợp 4 bên đi điều tra tại chỗ, mỗi bên ba người.

      Chiều tổ lèn đường. Đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa do trung tá Hoàng Trừ, đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời do thiếu tá Nguyễn Thanh Vàn làm tổ trưởng. Đến Ban Mê Thuột, làm việc ngay. Nghe thiếu tá Lê Thành Nhơn báo cáo xong, thỏa thuận 21
giờ 30 họp lại.

      Gặp trên điện thoại 7 nhà báo và hãng thông tấn Pháp, Mỹ, Anh, Ý... thông báo về vụ Ban Mè Thuột. Họ nhận xét : chúng tôi cũng cho đây là một việc có tình, có sắp đặt. Họ muốn uy hiếp các ông. Chúng tôi được biết chuẩn tướng Uých-khâm phó đoàn Hoa Kỳ đã lên Ban Mê Thuột để tìm hiểu vụ này.

      Tin Ngô Du bị thay thế. Không làm ai ngạc nhiên. Mấy hòm nay đã thấy rõ Du lúng lúng quá, ở thế yếu rõ rệt trong các cuộc họp, mặc dầu đã ra sức nói liều, lý sự cùn, cài ẩu trong vụ quân ngụy lẩn chiếm Cửa Việt. Có lần thảo luận về kế hoạch trao trả, ta nhắc đến thỏa thuận ở Pa-ri, trao trả chia làm 4 đợt, mỗi đợt khòng được dưới 25 phần trăm số đã đưa danh sách...Du phân trần: «Tôi hoàn toàn không được biết thỏa thuận ấy, phía Hoa Kỳ nay mới cho biết là quả thật đã có thỏa thuận với các ông như vậy. Để dễ cho công việc, xin các ông cho biết luôn Hoạ Kỳ còn có thỏa thuận với các ông những điều gì nữa để chúng tòi biết mà thực hiện ! ».

      Vài nét về Du: 46 tuổi, thấp, hơi béo. Tóc ngắn nhưng chải mượt. Nói giọng Huế : ngày mai nói là ngày «mơi», làm nói là «mần»... Báo Sài Gòn giới thiệu: Du bị nhiều lần tố cáo là vua tham nhũng», là «lãnh chúa Trung phần», là «trùm buôn lậu bạch phiến», có dây buôn bí mật qua Pác-xế, Long-cheng đến tận Diến- điện... Hè 72 sau khi mất Đẳc-tô, Tân Cảnh. phòng tuyến Tây Nguyên vỡ toang, Ngô Du, tư lệnh quân khu 2 kiêm tư lệnh quân đoàn 2, bị Thiệu gọi về Sài Gòn để chờ xét xử vì tội «rút lui chưa có lệnh», «chỉ huy kém», «để thất thủ nhiều khu vực trọng yếu»... Thiệu giao Du trọng trách ở Ban liên hợp là để bắt Du đái công chuộc tội chăng?

       Bại tướng ở chiến trường, nay lại bại tướng ở bàn vuông. Cả hai nơi Du đều thua; nhưng thua đâu phải chỉ vi cải bất tài của Du!

      Lại một trung tướng bị « loại khỏi òng chiến», sau có 10 ngày thử sức !



       Chủ nhật 11-2-1973



      9 giờ 20, anh Hòa, và bốn đồng chí ta đến gặp xã giao đại sứ Gô-vin, trưởng đoàn Ca-na-đa trong Ủy ban quốc tế. Nắng đẹp. Sài Gòn vẫn rất đông. Mồng 9 tết; xe mô tô nhiều, một số xe đạp. Đoàn Ca-na-đa ở khu nhà số 1 Lý Thái Tổ. Biệt thự số 1.

      Gô-vin đón tiếp lịch sự. Lấy làm «tiếc» vì ngừng bắn chưa thực hiện đầy đủ. Làm ra vẻ khách quan, không lên án bên nào. Riêng vụ hành hung tổ của ta ở Ban Mê Thuột, Gò-vin nói: thật là đáng phàn nàn.

        Một người phục vụ cho đoàn Ca-na-đa quê ở Quảng Bình thốt lên : «Chao ôi! Các ông khỏe quá ! Trông hiền lành quá ! Vậy mà họ nói đủ thứ về các ông. Nói chuyện thế này mới hiểu rõ các ông thật sự rất muốn hòa bình, muốn người Việt Nam ta sổng hòa thuận với nhau... ».

       10 giờ 10 về. Trên đường, lại 4 tốp thanh niên như chờ sẵn ở cổng, phóng xe gắn máy theo sát đoàn tới gần 2 ki-lô-mét, cười thông cảm. Tay khẽ vẫy...

       Lái xe bắt đầu nói chuyện với đoàn ta khi xe chạy; khác hẳn 2 tuần nay : họ chỉ vâng, dạ; có người nói: «Xin các ngài hiểu cho, họ cấm hầu chuyện các ngài » ; có chị nói : « Dạ, bọn tul không được trả lời ; họ nhìn thấy mồm bọn tui động đậy là nguy đó, họ có thể đuổi, mất đường kiếm ăn...» Hôm nay họ trả lời mọi chuyện: gia đình, què quán, đời sống, lương bổng, giá cả. Họ nói cả niềm cảm phục đối với đoàn. Không ai còn gọi «ngài» nữa, mà gọi «ông»; vài người, trong đó có những phụ nữ gọi bằng « anh», «các anh»....

       Các báo hôm nay đăng tin: Du bị mất chức vì «sức khỏe», vì «chậm chạp» vì giữ thế thủ trong thương thuyết»; «Du đến và đi đều dột ngột.»

      Chiều, Plây Cu điện về : chúng nó dở chứng, bỏ cuộc trong việc điều tra vụ Ban Mê Thuột ; sáng nay, Tô-mớt, đại tá Mỹ, (đã dự buổi họp chiều qua) không đế như đã hẹn. Trung tả Mỹ Bô-sơ và trung tá Quách Đăng (Sài Gòn) đến báo là «chúng tôi được chỉ thị trên không tiếp tục làm việc trong tổ điều tra nữa », «chúng tôi không được rõ lý do »...

       Lật lọng. Thỏa thuận rồi từ chổi. Như trở bàn tay. Khi họ thấy rõ rằng điều tra tiếp tục họ sẽ bất lợi, họ bỏ cuộc.

      Đây phải chăng là cái biệt lài của Uých-khâm trong việc giật dây phá hoại cuộc điều tra này, sau khi hộc tốc tới để tìm hiếu tình hình tại chỗ?

      21 giờ 00: Họp đoàn ta. Nghe kỹ tình hình các tiểu ban, các khu vực. Chuẩn bị công việc tới. Anh Hòa kết luận : Hiểu rõ thêm đối phương qua công việc, mặt đối mặt vừa qua ; Có thể tóm tắt bằng mẩy chữ : dây dưa — kéo dài— lẩn tránh — phá hoại —lật lọng vì họ phi nghĩa, vì pháp lỷ hiệp định Pa-ri bất lợi cho họ nên họ phá rất dữ ; vì ngoan cố là bản chất của họ...
 Logged

huytop
Thành viên
*
Bài viết: 690

« Trả lời #14 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2016, 09:14:48 PM »

   
    Thứ hai 12-2-1973


        Họp trưởng đoàn. Phan Hòa Hiệp đưa thư ủy nhiệm của Trần Thiện Khiêm, cử Du Quốc Đống thay Ngô Du. Nhưng Đống vắng mặt sáng nay, vì — theo lời Hiệp — phải đi nhận chỉ thị của Khiêm và Vĩnh Lộc (Lộc, trung tướng, cầm đầu cơ quan chỉ đạo thi hành Hiệp định của chính quyền Sài Gòn).

       Hôm nay người phát ngôn Bộ quốc phòng Sài Gòn giải thích Du đi nơi khác vì «lý do sức khỏe ». Bộ ngoại giao Sài Gòn cũng cho ra một lý do tương tự: vì «cơn đau tim đột ngột»... Nhưng trên báo Sài Gòn, từ tờ Công Luận đến Dân chủ mới vẫn nhận định : «tướng Du ra đi cũng đột ngột như khi đến nhận nhiệm vụ trong Ban liên hợp» ; « Tướng Du đối phó quá yếu ớt », «Ngài trung tướng tỏ ra quá chậm chạp, chỉ giữ thế thủ trong các cuộc hội... »

       Các phóng viên phương Tây UPl, AP, Roi-tơ, AFP tới tấp gọi điện thoại hỏi đoàn ta về việc Đống thay Du. Ta trả lời đại thể : chuyện thay người là chuyện của họ. Lý do vì sao thì mọi người đều rõ, báo Sài Gòn còn nói công khai, xin cứ hỏi họ thêm. Thay người mà không thay chính sách, thái độ thì họ chớ hòng cải thiện được cái gì...

       Hôm nay bắt đầu đợt trao trả thứ nhất. Điện từ Hà Nội cho biết trao cho Mỹ 116 quân nhân Mỹ. Số bị thương nặng được trao trả trong đợt này. An-va-rít-dơ. Su-mê-cơ...được trở về. Chính phủ ta còn cho phép tên thiếu tá Bri-en Út về trước, ngoài số đã thỏa thuận, vì mẹ y ốm nặng.

       Sài Gòn trao trả Chính phủ Cách mạng Lâm thời 140 người từ nhà tù Biên Hòa lên Lộc Ninh, nhưng trục trặc từ sáng. Sài Gòn không chịu để đại diện Ban liên hợp gặp anh em, nên anh em không chịu ra sân bay. Nhiều lần chúng đưa anh em đi thủ tiêu theo kiểu này. Ta gọi điện thoại cho Hoa Kỳ và Sài Gòn cảnh cáo khẩn cấp : trách nhiệm trao trả không đạt đúng kế hoạch là thuộc về họ. 14 giờ 40 - phía Sài Gòn phải chịu để một tổ liên hợp đến gặp đại biểu anh em ở nhà lao Biên Hòa. Anh em ta gặp nhau mừng mừng tủi tủi, xúc động nghẹn ngào. Anh em chưa hề biết tin gì về Hiệp định Pa-ri, về các Nghị định thư cả ! Anh em tố cáo tội ác của Mỹ — Thiệu trong nhà tù, chỉ ra phía những nấm mộ anh em ta vừa hy sinh do bọn cai tù giết theo lệnh Mỹ — Thiệu.

       16 giờ, một tổ liên hợp nữa đi Lộc Ninh, trên chiếc HU1B do viên trung úy Mỹ Ray Đuy-boa lái. Máy bay đỗ xuống Lai Khê để lấy xăng. Hỏi chuyện Đuy-boa mấy phút. «Hòa bình, bọn lái trực thăng chúng tôi mừng nhất. Phi đội tôi, đến hơn một phần ba không được sống để trở về Mỹ. Từ súng trường đến tên lửa nhỏ tìm nhiệt đều dễ dàng đưa bọn tôi về với Chúa... ».

       Dọc đường 13. Vài căn cử pháo binh ngụy. Những cỗ pháo bị trúng đạn, nòng cong, chân gãy. Những khoảng rừng bị cháy xém. Lỗ chỗ vết bom B52 còn mới, đất đỏ bị xới lên từng giải dài. Máy bay qua An Lộc. Phía phải là sân bay Quảng Lợi. Cờ nửa đỏ nửa xanh với ngôi sao vàng tung bay ngạo nghễ. Rừng cao su. Đồi thoai thoải. Kia rồi, Lộc Ninh. Cột cờ cao, lá cờ ta tung bay phần phật. Từng dãy dù trắng và xanh căng bên phía Đông, nơi đón tiếp anh em ta. Những trạm quân y, nhà giải khát... Xe tải quân sự ta đậu từng dẫy ; những chiếc com-măng-ca quen thuộc, bên mấy dãy xe gắn máy Hon-đa sơn đen — những chiến lợi phẩm, phương tiện giao thông liên lạc mới của quân giải phóng.

       Gặp, hỏi chuyện 27 quân nhân Mỹ đang chờ lên máy bay. Họ mặc quần áo bà ba màu xanh nhạt, khỏe mạnh. Khi đọc danh sách, sĩ quan Hoa Kỳ đến tiếp nhận, một số họ vẫn dửng dưng. Họ còn bận từ giã, lưu luyến với những người đã giữ họ, cho họ biết ít nhiều lẽ phải, đã chữa chạy cho họ trong những ngày tháng ở trại. Hỏi chuyện khá lâu Xmít Mác-cơ, đại úy, quê ở Ca-li-pho-ni-a, đã có vợ và 2 con, 32 tuổi. Anh ta đeo ở cổ một chuỗi dây làm bằng những khúc trúc vót khá công phu, nối liền với dấu hiệu phản chiến tròn ở giữa ngực, cũng bằng trúc. Anh ta cười giới thiệu: «Tôi tự làm đấy ông ạ. Mất 4 tuần lễ vót, nối, sửa lại. Trúc Việt Nam, các ông giải phóng kiếm cho. Tôi đeo, tôi sẽ đeo mãi, mang về Mỹ, và hôm nay mang công khai trong buổi trao trả này. Cuộc chiến tranh này, tôi đã hiểu, là sai lầm của người Mỹ chúng tôi, của chính phủ Mỹ...» Bên cạnh Mác-cơ là một anh lính da đen đang bắt tay, lắc tay mãi một đồng chí ta. Anh ta giới thiệu : «Đây là ông bác sĩ giải phóng, cứu tinh của tôi, không có ông ta, tôi đã chết vì vết thương rồi. Tôi sẽ không bao giờ quên ». Mắt anh ta chớp chớp, có cả một ngấn nước mắt. Chân lý, lẽ phải có những bước đi tuyệt diệu thật! Những quân nhân Mỹ lưu luyến với những người giam giữ họ.

       Ở phía dưới kia, anh em ta từng tốp 20 người, 30 người, nhảy xuống từ một chiếc C-130, cởi quần áo của chúng nó ném lại, hát vang bài Giải phóng miền Nam hô khẩu hiệu «Bác Hồ muôn năm» và chạy vào lòng các đồng chí y tá ta, cán bộ ta, cánh tay mở rộng...

       18 giờ 20 trời nhá nhem. Công việc đã xong. Viên chuẩn tướng Mỹ Mắc Li-len giở quẻ, không chịu ký biên bản. Lý do bâng quơ: các ông để chúng tôi chờ cả buổi ! Để chúng tôi mệt lử dưới nắng. Bắt chúng tôi sửa đi sửa lại biên bản lôi thôi. Hắn ta xửng cồ, mặt đỏ gay như kẻ say rượu, chống nạnh chỉ mặt đồng chí sĩ quan giải phóng trong Ban liên hợp : « Ông là cấp tá, tôi là cấp tướng, ông dám đối xử vậy hả?» Hắn chộp lấy bản dự thảo biên bản vo lại, ném xuống đất, trước mặt cả tổ quốc tế. Thật đúng là một tên lê dương.

       Đồng chí trung tá Quân giải phóng bình tĩnh, nghiêm nghị : «Chúng tôi ghi nhận thái độ thiếu lịch sự, vô lễ của tổ trưởng Hoa Kỳ tại buổi trao trả đầu tiên này. Chúng tôi sẽ báo cáo ngay lên cấp trên thái độ đáng hổ thẹn, không xứng đáng với một quân nhân này của phía Hoa Kỳ ».
       Viên chuẩn tướng Hoa Kỳ bị đòn bất ngờ giáng trả. Hắn đã quen hoạnh họe với bọn sĩ quan ngụy mà. Hắn đứng sững, ngây người. Đồng chí ta tiếp luôn, chỉ về phía cột cờ: «Các ông phải biết, các ông hiện đứng trên lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của Chính phủ cách mạng. Biên bản cần ghi thêm cho chính xác và chặt chẽ, đúng với sự thật. Nếu ông không chịu ký thì cuộc trao trả chưa kết thúc, và máy hay các ông chưa thể trở về ».

      Viên tướng Hoa Kỳ đã hiểu, họ đang đứng trước một đối thủ cũng đáng gờm như ở chiến trường vậy. Thái độ hắn bỗng nhiên thay đổi hẳn. Hắn rút chiếc bút chì bi ở túi ra, ngồi xuống, viết thêm một hàng chữ, ký cả hai bản, rồi lủi thủi  ra đi...

Không có nhận xét nào: