Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Vài nét chấm phá về đảo Phú Quốc-1

Vài nét chấm phá về đảo Phú Quốc-1
Copy từ https://diendan.tiengnga.net/vai-net-cham-pha-ve-dao-phu-quoc-shtrikhi-k-ostrovu-fukuok.t860.html#post-41572, 10 ảnh; tác giả: Dmitri Tran; đã đăng ngày 29-07-2014.
Tác giả Dmitri chia bài ký sự của mình thành 5 phần: Phần 1: Đến Phú Quốc như thế nào ,Phần 2: Khách sạn ở Phú Quốc; Phần 3: Thiên nhiên và con người Phú Quốc ; Phần 4: Sản vật Phú Quốc; Phần 5: Trở về từ Phú Quốc.
Phần 1: Đến Phú Quốc như thế nào , và có thể ngắm nhìn thêm những địa điểm thú vị nào trên đường đến đó?
Nhiều người đã từng đến Phú Quốc, và không chỉ một lần, không ít bài viết về hòn đảo tuyệt vời này. Có lẽ ghi chép về chuyến đi thăm đảo dạng song ngữ sẽ góp thêm nhận biết và kiểu như bản dẫn đường cho các bạn đến từ nước Nga, mà theo quan sát của tôi, còn rất ít giữa các du khách nước ngoài.
(Trừ vài chiếc lấy từ tư liệu, tất cả ảnh do tác giả bài viết chụp)
Từ thành phố Hồ Chí Minh có thể bay đến Phú Quốc bằng các chuyến bay thường xuyên, thời gian bay 50 phút, giá vé khoảng 800.000 VND (gần 40 USD).
Có thể đến Phú Quốc bằng xe buýt chất lượng cao nếu thời gian cho phép và mong muốn làm quen với các thành phố phía tây của miền Nam Việt Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long hùng vĩ. Mỗi giờ có xe buýt khởi hành từ Bến xe miền Tây hay từ phòng vé trên đường Lê Hồng Phong đến thành phố Rạch Giá, thời gian đi đường 6-7 giờ. Khi đi qua sông Tiền rộng lớn, tiếng Việt có nghĩa là con sông ở phía trước, xe buýt đi lên cầu treo cáp văng Mỹ Thuận.
Ban đêm, cây cầu đẹp này như là đồ trang sức cho thành phố bên bờ sông
Ảnh tư liệu Фото из архива
Và qua nhánh thứ hai của sông Mekong, là sông Hậu (sông ở phía sau), chỉ có thể đi bằng phà. Từ mạn tàu thấy rõ cuộc sống lao động nhộn nhịp của người dân miền Nam trên một trong 9 nhánh của Mekong đổ ra biển, vì lý do này mà phần hạ lưu của Mekong trên đất Việt Nam được gọi là Cửu Long (9 con Rồng). Nói thêm, hiện nay, do hoạt động bồi đắp mạnh của Mekong, nó chỉ còn có 7 nhánh trong số đó.
Thành phố Rạch Giá, trung tâm hành chính của tỉnh Kiên Giang
Ở đây có Dinh thờ người anh hùng cuộc khởi nghĩa nhân dân giữa thế kỷ 19 Nguyễn Trung Trực, mà chiến công nổi tiếng là phá hủy chiếc tàu chiến hiện đại của bọn xâm lược Pháp. Bây giờ con tàu này, sau khi được phục hồi lại để quay phim, đậu trên sông gần Dinh thờ.
Hàng ngày, một đội tàu với hai chục tầu cánh ngầm thực hiện việc nối liền cảng Rạch Giá với Phú Quốc bằng bốn chuyến đi hai chiều, mổi chuyến 2 tàu, vào lúc 8 giờ sáng và 13 giờ trưa.
Đáng chú ý, tất cả các tầu đều do Việt Nam sản xuất, kích thước lớn hơn chút ít so với các tàu cánh ngầm chạy giữa Sochi và ven bờ biển Hắc Hải, nhưng với tốc độ tối đa 57 km/giờ, chúng cơ động có kém hơn những người “anh em” Xô Viết của mình.
Một thực tế đáng mừng là nội thất của tàu khá tiện nghi, có lắp điều hòa không khí, hầu như không nghe thấy tiếng ồn của máy, và việc phục vụ có thể được gọi là cấp quốc tế. Nào, hãy tự xem, nữ tiếp viên trên tàu Phú Quốc kém hơn ở các đường hàng không quốc tế ở chổ nào?
(Theo quy định, không được chụp mình như là quảng cáo cá nhân, nên buộc phải vừa lòng với tấm ảnh chụp khi làm việc)
Tạm biệt Rạch Giá! До свидания, Ратьзя!
Còn nữa.
Dmitri Tran

Không có nhận xét nào: