Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Một ngày ở chợ dừa Bến Tre

Một ngày ở chợ dừa Bến Tre


Từ lâu, hai bên bờ sông Thom (thuộc huyện Mỏ Cày Nam và huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) được coi là chợ dừa lớn nhất  miền Tây và của cả nước. Nơi đây lúc nào cũng nườn nượp ghe thuyền, có cả ghe các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng… cũng mang dừa về đây.

Ngoài việc mua bán, chợ còn tạo thêm việc làm cho dân lao động địa phương - Ảnh: Hữu Khoa
Chợ dừa kéo dài hàng cây số. Ngoài việc buôn bán nhộn nhịp, ven bờ sông này còn hình thành cả làng nghề lột vỏ, sơ chế tơ sợi và chế biến dầu dừa…
Người dân sinh sống ở ven bờ sông Thom cũng không biết chợ dừa này hình thành từ bao giờ, do ai lập nên. “Ban đầu có vài ba ghe dừa chủ yếu mua bán và trao đổi nhỏ lẻ mà thôi, sau đó các ghe khác tìm tới ngày càng nhiều,  trở thành khu chợ hồi nào không hay” – ông Lê Văn Thoa, một người dân sống ven sông Thom, cho biết.
Ở khu vực này, dừa nguyên liệu được đưa xuống các thuyền lớn, men ra sông Hàm Luông để tới những khu vực khác. Khách bán dừa phần lớn ở các nơi khác đến, họ di chuyển chủ yếu dựa theo con nước nên khó biết chính xác giờ khi tới chợ. Vì thế, việc mua bán luôn diễn ra, dù đêm hay ngày.
Dừa đước giá, chị Nguyễn Thị Nga (42 tuổi) chủ vựa dừa, cùng lột vỏ dừa với thợ cho kịp chuyến tàu hàng - Ảnh: Hữu Khoa
Ghe chở dừa tấp nập trên sông Thom - Ảnh: Hữu Khoa
Dừa đước giá, chị Nguyễn Thị Nga (42 tuổi) chủ vựa dừa, cùng lột vỏ dừa với thợ cho kịp chuyến tàu hàng - Ảnh: Hữu Khoa
Lột vỏ dừa mất nhiều sức và cũng rất nguy hiểm với mũi dao sắc nhọn - Ảnh: Hữu Khoa
Trà đá là nước giải khát chính của những người làm thuê - Ảnh: Hữu Khoa
Ông Lê Hoài Bảo (52 tuổi) chọn dừa bán cho thương lái tại chợ
Bữa cơm trưa đạm bạc của những người thợ làm dừa - Ảnh: Hữu Khoa
Theo HỮU KHOA/TTO

Tiểu sử Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Văn Chính

Tiểu sử Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Văn Chính

( Copy từ http://www.phapluatplus.vn/tieu-su-nguyen-pho-chu-tich-hoi-dong-bo-truong-nguyen-van-chinh-d28058.html ; đã đăng ngày 31-10-16, mục Chính trị - Xã hội.) 

(PL+) - Đồng chí Nguyễn Văn Chính, sinh ngày 1/3/1924; quê quán: xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh; thường trú tại phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Tham gia cách mạng năm 1945; vào Đảng tháng 8/1946.

Từ tháng 2/1945 đến năm 1948: Đồng chí tham gia phong trào Thanh niên Tiền phong, tham gia giành chính quyền tại Sài Gòn; Phó Bí thư chi bộ, Chủ nhiệm Việt Minh xã Tân Quý Tây; Chủ nhiệm Khu bộ Việt Minh Khu Phước Điền Thượng, Huyện uỷ viên huyện Cần Giuộc.
Từ tháng 12/1948 đến tháng 8/1954: Đồng chí làm Bí thư Huyện uỷ kiêm chính trị viên Huyện đội, huyện đoàn trưởng thanh niên cứu quốc huyện Cần Giuộc; Phó Bí thư huyện uỷ kiêm Chính trị viên Ban chỉ huy liên Huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Nhà Bè (thuộc tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn).
Từ tháng 8/1954 đến tháng 7/1957: Đồng chí làm Bí thư Huyện uỷ Cần Giuộc; Tỉnh uỷ viên rồi Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Chợ Lớn phụ trách binh vận; Phó Bí thư Tỉnh uỷ rồi Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Chợ Lớn.
Tháng 8/1957 đến tháng 11/1958: Đồng chí làm Phó Bí thư, Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Chợ Lớn; Phó Bí thư Tỉnh uỷ Long An (gồm 2 tỉnh Chợ Lớn và Tân An). Tháng 12/1958 đến năm 1964: đồng chí làm Bí thư Tỉnh uỷ Long An, Chính trị viên Ban chỉ huy Tỉnh đội.
Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Văn Chính từ trần. Ảnh Internet.
Tháng 6/1964 đến năm 1967: Đồng chí được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Khu uỷ Khu 8 (T2) kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Long An; Trưởng ban Binh vận Khu uỷ, Uỷ viên Quân khu uỷ phụ trách du kích chiến khu; Khu uỷ viên Khu 8 kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).
Tháng 12/1967: Đồng chí làm Bí thư kiêm chính uỷ phân khu 3 trực thuộc Trung ương Cục miền Nam, gồm các huyện phía Nam tỉnh Long An, thị xã Tân An, huyện Nhà Bè và các quận nội thành Sài Gòn (Quận 2, 4, 7, 8).
Tháng 8/1970 đến năm 1973: Đồng chí làm Bí thư kiêm Chính uỷ phân khu 23 gồm tỉnh Long An, ba huyện: Nhà Bè, Bình Chánh, Tân Bình của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 3/1973 đến tháng 6/1976: Đồng chí làm Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cục Miền Nam. Tháng 7/1976 đến tháng 4/1977: Đồng chí làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Tháng 4/1977 đến năm 1984: Đồng chí làm Bí thư Tỉnh uỷ Long An.
Năm 1984: đồng chí làm Bộ trưởng Bộ Lương thực (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Tháng 2/1987 đến tháng 5/1988: Đồng chí làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ) kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Thanh tra Nhà nước (nay là Tổng Thanh tra Chính phủ).
Tháng 5/1988 đến tháng 3/1992: Đồng chí làm Phó trưởng ban thứ nhất Ban Tổ chức Trung ương.
Tháng 3/1992 đến tháng 6/1998: Đồng chí là Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
Đồng chí nghỉ hưu từ ngày 1/10/2006.
Đồng chí nguyên là Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá IV, V, VI, VII. Đại biểu Quốc hội các khoá VIII, IX.
Với công lao và đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến hạng nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, Huân chương Quyết thắng hạng nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.

- Đồng chí Nguyễn Văn Chính Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ) đã từ trần hồi 16h ngày 29/10/2016 (tức ngày 29/9 năm Bính Thân) tại Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 93 tuổi.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định Ban Lễ tang Nhà nước gồm 20 đồng chí; đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Trưởng ban.
- Linh cữu đồng chí Nguyễn Văn Chính quàn tại Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Lễ viếng đồng chí Nguyễn Văn Chính tổ chức từ 16h30 phút, Chủ nhật, ngày 30/10/2016; Lễ truy điệu hồi 4 giờ 30 phút ngày 2/11/2016; Lễ di quan vào hồi 5 giờ và sau đó Lễ an táng vào hồi 6h20 phút ngày 2/11/2016, tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh (quận Thủ Đức).
Như Trường

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Kẹt xe Sài Gòn: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo

Kẹt xe Sài Gòn: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo
( Copy từ  http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20161025/ket-xe-sai-gon-6-de-dai-va-10-cach-go-tao-bao/1194664.html ; tác giả: Lương Hoài Nam; đã đăng ngày 25/10/2016  lúc 18:37 .)
TTO - Trong 10 năm trở lại đây, tình hình giao thông đô thị của TP.HCM và Hà Nội xấu đi rõ rệt. Vấn đề là: chúng ta càng nói, càng bàn trong các phòng họp, tình hình ngoài đường phố càng tiếp tục xấu đi.
Kẹt xe Sài Gòn: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo
Dòng xe nối đuôi nhau trên đường Phan Văn Trị đoạn từ Nguyễn Thái Sơn đến Lê Đức Thọ, P7, Gò Vấp tối 7-9 - Ảnh: Q.KHẢI
Trên đây là phần mở đầu của chuyên gia Lương Hoài Nam tham gia buổi Tọa đàm "Hiến kế giải cứu giao thông TP HCM" do báoTuổi Trẻ tổ chức vào sáng 25-10-16.
Tuổi Trẻ Online giới thiệu đến bạn đọc tham luận đáng chú ý này:
Đã đến lúc chúng ta cần chia tay với những phân tích, nhận định nguyên nhân, đề xuất giải pháp dễ dãi, bề ngoài tưởng là đúng, nhưng trên thực tế không giải quyết, cải thiện được gì. Xin nêu ví dụ một số phân tích, nhận định mà tôi coi là "dễ dãi":
6 NHẬN ĐỊNH "DỄ DÃI"
1. Do dân số đô thị tăng mạnh
Đúng! Nhưng sự gia tăng "đô thị hóa" (giảm dân số và tỉ trọng kinh tế nông nghiệp, tăng dân số và tỉ trọng kinh tế công nghiệp, dịch vụ) là xu hướng phát triển tất yếu của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Đã có những dự báo, kế hoạch tăng tỉ lệ dân số đô thị ở nước ta từ khoảng 28% năm 2010 lên khoảng 40% năm 2020, mức tăng đô thị hoá đó tương đương cỡ 10 triệu người tăng thêm ở các thành phố, đặc biệt ở hai đô thị lớn Hà Nội và TP.HCM.
Nhưng tỉ lệ dân số đô thị đạt 40% đến năm 2020 vẫn còn thấp. Tỉ lệ dân số đô thị Thái Lan năm 2010 đã là 45,7%, hiện tại khoảng 50%. Tỉ lệ dân số đô thị năm 2015 của một số quốc gia khác như sau: Malaysia 75%, Indonesia 54%, Philippines 44%, Hàn Quốc 82%, Trung Quốc 56%.
Tỉlệ dân số đô thị nước ta còn thấp hơn cả Lào (39%). Tắc đường có lý do vì dân số đô thị tăng, nhưng dân số đô thị tăng là xu hướng không thể đảo ngược được.
Kẹt xe Sài Gòn: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo
Kẹt xe kéo dài từ đường Cộng Hòa đến đường Hoàng Văn Thụ trưa 6-8 - Ảnh: DUYÊN PHAN

2. Do nhà cao tầng
Đúng! Trong thời gian vừa rồi không ít người nêu đích danh các dự án chung cư cao cấp, chung cư bình dân tại Hà Nội, TP.HCM. Nhưng cùng với sự gia tăng đô thị hoá thì "cao tầng hoá" cũng là một xu hướng chung của hầu hết các đô thị trên thế giới.
Nếu so sánh Hà Nội, TP.HCM với các đô thị hiện đại ở trong khu vực thì sự khác biệt không phải là nhà cao tầng, mà là nhà thấp tầng, chủ yếu là nhà ống mặt phố, mặt ngõ, với hệ số sử dụng đất rất thấp, chiếm hết đất làm đường, làm công viên và các công trình công cộng khác. Một số người nói Hà Nội, TP.HCM là "đô thị nén", tôi cho rằng điều này không đúng sự thật.
Với nhà thấp tầng là chủ yếu, mật độ dân cư của Hà Nội, TP.HCM khá thấp so với các đô thị hiện đại trong khu vực, nếu xét về độ "nén" thì chưa ăn thua gì so với Hong Kong. Không thể cưỡng lại được xu hướng cao tầng hoá các quận nội thành. Giá đất càng đắt thì nhà càng được xây cao.
Ở Việt Nam hay ở nước khác cũng vậy, các quận trung tâm (downtown, CBD) đều là nơi tập trung các nhà cao tầng. Về xu hướng phát triển đô thị, cần giảm bớt nhà thấp tầng để có thêm đất làm đường, làm công viên, làm các công trình thoát nước, chứ không phải giảm bớt nhà cao tầng và gây lãng phí đất.
3. Do quy hoạch đô thị hướng tâm thay vì ô bàn cờ
Đúng! Nếu Hà Nội, TP.HCM mà quy hoạch kiểu ô bàn cờ như New York thì sẽ ít tắc đường hơn với số lượng xe cộ hiện nay (mặc dù New York thường xuyên bị tắc đường do quá nhiều ôtô). Nhưng Hà Nội, TP.HCM đã phát triển hàng trăm năm nay để có kết cấu đô thị hiện nay.
Khi ông Paul Doumer đến Sài Gòn nhậm chức toàn quyền Đông Dương thì dân số Sài Gòn chỉ khoảng 30.000 người, cộng thêm dân số Chợ Lớn 20.000 người, còn bây giờ dân số TP.HCM đã là 7,5 triệu. Không ai có thể biến thành phố này thành mảnh đất trống để các nhà quy hoạch vẽ quy hoạch kiểu ô bàn cờ. Khách quan mà nói, các đô thị kiểu ô bàn cờ trên thế giới cũng không nhiều, chủ yếu là ở Mỹ, nơi các đô thị được quy hoạch từ đất trống.
4. Do nạn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè
Đúng! Nhưng hàng chục năm nay các nỗ lực lấy lại lòng đường cho xe cộ và vỉa hè cho người đi bộ ở các đô thị phần lớn thất bại. Việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè có nguồn gốc ở nền giao thông lạc hậu, là hệ quả của giao thông xe máy (trước đây là xe đạp), cộng sinh với giao thông xe máy (trước đây là xe đạp), với nếp sống, sinh hoạt kiểu "từ quê nghèo lên phố lớn".
Một khi giao thông đô thị vẫn chủ yếu dựa vào xe máy như hiện nay, tôi cho rằng việc lấy lại được lòng đường, vỉa hè có rất ít tính khả thi. Rất khó thay đổi "cái ngọn" mà không "sờ" đến cái "gốc". "Kinh tế vỉa hè" có sức mạnh và các mối quan hệ lợi ích của nó.
5. Do văn hoá giao thông
Đúng! Văn hoá giao thông của chúng ta nói chung là tệ, ý thức tuân thủ luật lệ giao thông kém. Nhưng nhiều nỗ lực cải thiện văn hoá giao thông, từ tuyên truyền đến các biện pháp hành chính cũng đã và đang thất bại. Lý do là văn hoá giao thông có mối liên hệ nhân - quả với loại phương tiện giao thông được sử dụng.
So với các phương tiện giao thông công cộng thì xe máy (với tính linh hoạt di chuyển của nó) là nguyên nhân không nhỏ tạo ra văn hoá chen lấn khi trên đường, khi dừng xe chờ đèn tín hiệu, lao xe lên vỉa hè, đi sai làn đường, đi ngược chiều đường…
Khi đi xe cá nhân, một số hành vi như thế vẫn còn, nhưng đỡ hơn, còn khi sử dụng giao thông công cộng, những văn hoá giao thông xấu đó không còn đất để sống nữa. Để thay đổi một nét văn hóa, nhiều khi cần phải thay đổi chính môi trường sinh ra nó.
Kẹt xe Sài Gòn: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo
Giao lộ ngã tư Hàng Xanh (TP.HCM) đông kín người di chuyển chiều tối 26-8 - Ảnh: Hữu Khoa
6. "Xe máy là phương tiện cho phép tối đa hoá công suất làn đường"
Đây là vấn đề kỹ thuật, các cơ quan, các nhà khoa học cần nghiên cứu kỹ, nhưng tôi thấy cần phải nêu ra, vì trong thời gian qua một số người cho rằng "xe máy là phương tiện tiết kiệm đường nhất". Theo tôi, điều đó chỉ đúng khi so xe máy với ôtô con, còn nếu so với xe buýt thì hoàn toàn sai.
Theo một tài liệu về công suất làn đường của Mỹ, một làn đường phố có thể đạt mức "bão hòa" 1.900 xe ôtô/giờ, dưới 1.000 xe/giờ là "thông thoáng", 1.000-1.500 xe/giờ là "ổn định". Không khó để chúng ta hình dung, với mức thông xe cao như thế và số khách đi xe buýt cỡ 100 người/xe thì một làn đường có công suất lớn thế nào khi được dùng cho xe buýt. Nếu xe buýt có tần suất chạy 1 phút/chuyến (60 chuyến/giờ, bằng một phần rất nhỏ công suất làn đường) thì có thể vận chuyển được 6.000 người trên làn đường đó trong 1 giờ.
Còn nếu xe buýt chạy với tần suất 0,5 phút/chuyến (120 chuyến/giờ), một làn đường cho xe buýt có thể "tải" tới 12.000 hành khách mỗi giờ. Trên đường phố, xe buýt là phương tiện giao thông "tiết kiệm đường nhất" chứ không phải xe máy. Và khi việc thiếu đường gây tắc đường, giải pháp nên cân nhắc là dành đường cho loại phương tiện "tiết kiệm đường" nhất.
Trên đây là một số ví dụ. Còn rất nhiều những "quan điểm dễ dãi" khác, chúng không giúp giải quyết gì được vấn đề giao thông đô thị một cách đáng kể, thậm chí còn gây lạc lối.
Giao thông đô thị đã và đang bị trọng bệnh. Để giải cứu giao thông TP.HCM (và Hà Nội), cần phải nhằm đúng vào những cái làm cho giao thông đô thị nước ta "khác biệt" đến mức "dị biệt" so với các đô thị mà chúng ta coi là hiệu quả, hiện đại, an toàn, văn minh, chúng ta muốn hướng tới để chúng ta được hưởng và, quan trọng hơn, để các thế hệ con cháu chúng ta được hưởng.
Sự "dị biệt" đó nhìn thấy rất rõ, rõ đến mức Tổng thống Mỹ Obama cũng nhận ra ngay khi đặt chân đến Việt Nam và nhắc đến nó trong bài phát biểu ở Cung hội nghị quốc gia Mỹ Đình. Đó là nền giao thông xe máy, là thái độ, hành động của chúng ta với nó.
Tôi nói ở đây với tư cách một người dân trong một gia đình vẫn còn đang đi lại bằng xe máy là chính. Xe máy là phương tiện đi lại chính của gia đình tôi, của hầu hết các gia đình Việt Nam khác. Nó gắn với cuộc sống, công việc ngày hôm nay của phần lớn người dân Việt Nam, chính vì thế nó là cả một "sự nhạy cảm".
Tôi sẽ rất vui nếu như có thể giải quyết được các vấn nạn giao thông đô thị Việt Nam, của phát triển đô thị nước ta mà không cần đụng chạm đến "sự nhạy cảm mang tên xe máy", nhưng cảm thấy điều đó là không khả thi.
Giao thông đô thị Việt Nam và sự phát triển của đô thị nước ta, dù đó là TP.HCM hay Hà Nội, không thể cải thiện được đáng kể nếu không đụng chạm đến xe máy, đến giao thông xe máy với mật độ xe máy lên tới trên dưới 2.000 chiếc/1km.
Tôi tin tưởng rằng TP.HCM (và cả Hà Nội) cần có một lộ trình 10-15 năm, tối đa 20 năm, hạn chế từng bước, tiến tới loại bỏ xe máy khỏi giao thông đô thị. Gọi là "lộ trình cấm xe máy có độ dài 10-15 hay 20 năm".
Kẹt xe Sài Gòn: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo
Một thanh niên "tả xung hữu đột" điều tiết xe cộ lưu thông trên đường sau cơn mưa chiều tối 26-8 - Ảnh: Hữu Khoa
10 GIẢI PHÁP THÁO GỠ
- Thứ nhất,xe máy chưa bao giờ là phương tiện giao thông an toàn. Mặc dù người châu Âu phát minh ra xe máy, các nước châu Âu (kể cả những nước còn đang nghèo ở châu Âu) chưa bao giờ phát triển xe máy thành phương tiện giao thông đô thị chủ lực.
Ở đó, xe máy được sử dụng cho các mục đích khác (quân đội, cảnh sát, thể thao...) vì tính linh hoạt, cơ động của xe máy. Nhưng để phục vụ giao thông đô thị, loại phương tiện "nhanh như ôtô, thô sơ như xe đạp" này không đủ an toàn cho người sử dụng.
Khi đã có ôtô, có tàu bánh sắt làm phương tiện giao thông đô thị, xe máy càng không phải là lựa chọn tốt xét về mức độ tiện nghi. Người châu Âu coi trọng sự an toàn và tiện nghi, họ đã có các loại phương tiện giao thông an toàn và tiện nghi hơn xe máy. Họ không phát triển "nền giao thông xe máy" kể cả khi nghèo.
- Thứ hai,người Việt Nam cũng không sung sướng gì với việc mỗi nhà tự bỏ tiền túi mua xe máy và "nuôi" xe máy: mua xăng, sửa xe, gửi xe... Mỗi ngày mấy giờ, bất kể nắng mưa, ngồi trên xe máy chen chúc trên đường và bị các rủi ro tai nạn rình rập, chỉ cần có một sơ suất nhỏ, hay gặp kẻ khác lái xe ẩu húc phải là có thể không còn cơ hội trở về nhà với những người thân yêu - những sự thật đó của giao thông xe máy có gì là hay ho, tốt đẹp so với việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hiện đại, an toàn, văn minh như ở nước ngoài?
Giao thông xe máy ở nước ta phát triển không phải vì nhiều người Việt yêu thích xe máy mà là vì chính quyền thất bại trong việc phát triển giao thông công cộng, đẩy trách nhiệm lo việc đi lại cho mỗi gia đình. Khi giao thông công cộng có độ phủ rộng và chất lượng dịch vụ tốt, giá vé phải chăng, đa số người dân sẽ chọn giao thông công cộng thay vì đi xe máy (chỉ còn một ít người vẫn muốn sử dụng xe máy vì những lý do không đáng để khuyến khích).
- Thứ ba, để phát triển mạnh giao thông công cộng, TP.HCM (và Hà Nội) nên có định hướng như thế nào, nên ưu tiên phát triển những loại phương tiện giao thông công cộng cụ thể nào? Tôi có cảm giác lâu nay chúng ta quá kỳ vọng và làm cho người dân quá kỳ vọng vào MRT (tàu điện ngầm, tàu điện trên cao), làm cho việc phát triển xe buýt bị sao nhãng và việc phục hồi tàu điện thường (tram) bị bỏ qua.
Trong giao thông công cộng, xe buýt và tàu điện thường (tram) mới là các phương tiện có độ phủ rộng đến mọi khu vực của đô thị (kể cả ngoại ô). MRT chỉ là phương tiện phù hợp cho một số tuyến vận tải lớn, không bao giờ đủ rộng để có thể thay thế được xe máy. Ở Singapore, Hong Kong, xe buýt đảm nhiệm trên 50% hành khách vận tải công cộng, mỗi nơi chỉ có 5-7 tuyến, 200-300km MRT.
Ở nước ta, với tiềm lực tài chính hạn chế và đơn giá đầu tư lên tới 120-140 triệu USD cho 1 km MRT, việc có 200-300 km MRT như Singapore, Hong Kong là rất xa vời! Tôi cho rằng TP.HCM (và Hà Nội) cần "xoay trục" mạnh mẽ sang xe buýt (và tàu điện thường) trong chiến lược phát triển giao thông công cộng.
Theo tính toán sơ bộ của tôi, mỗi thành phố cần có khoảng 30.000 xe buýt, gồm buýt lớn (80-130 khách) vận chuyển khách trên các đường phố lớn và buýt nhỏ (khoảng 30 khách) để vận chuyển “gom" từ các phố, hẻm nhỏ ra các bến xe buýt lớn là có thể thay thế được hết xe máy. 30.000 chiếc xe buýt chỉ tốn cỡ 3 tỉ USD, trong khi 3 tỉ USD chỉ đủ cho 20km MRT.
Ý kiến của tôi là: "Nhanh chóng lấy xe buýt thay xe máy trên toàn thành phố. Từng bước lấy MRT thay xe buýt trên một số tuyến trục theo khả năng tài chính". Tôi lưu ý rằng không ít thành phố ở Trung Quốc, Yangon ở Myanmar đã cấm xe máy khi còn chưa có MRT. Nhiều thành phố ở châu Âu chưa có MRT mà cũng không có xe máy. Nên phát triển mạnh xe buýt, đồng thời xem xét xây dựng một số tuyến tàu điện thường.
- Thứ tư,nếu coi xe buýt là lĩnh vực giao thông công cộng cần phát triển mạnh để thay thế xe máy, vấn đề trở nên rõ ràng là cần phải có lộ trình hạn chế, tiến tới cấm hoàn toàn xe máy ở nội đô. Xe buýt không thể chạy nhanh và an toàn trong "vòng vây xe máy" như hiện nay. Đã xảy ra không ít vụ xe buýt cán chết người đi xe máy và bị người dân kỳ thị gọi là "hung thần đường phố".
Xe buýt (và tàu điện) phải được tách khỏi xe máy, chúng không thể "chung sống" với xe máy trên một làn đường mà vẫn chạy nhanh, an toàn để trở thành dịch vụ giao thông hấp dẫn đối với người dân. Nếu không giảm (và tiến tới loại bỏ) xe máy mà tăng thêm xe buýt thì hậu quả nhìn thấy trước là tắc đường và tai nạn giao thông sẽ gia tăng.
Kẹt xe Sài Gòn: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo
Hàng trăm phương tiện bị kẹt cứng tại đường Điện Biên Phủ - Ảnh: LÊ PHAN
- Thứ năm, logic đặt vấn đề "hạn chế, tiến tới cấm xe máy" có thể thể hiện rõ hơn thông qua mạch câu hỏi và trả lời (của tôi) như sau:
(1) Nếu chưa phát triển đủ xe buýt thì có loại bỏ được xe máy không? - KHÔNG. CHẲNG CÓ CHÍNH QUYỀN NÀO DẠI DỘT, LIỀU LĨNH ĐẾN MỨC ĐÓ.
(2) Nhà nước có đủ tiền để phát triển nhanh xe buýt đến mức để thay thế được xe máy không? - KHÔNG. NỢ CÔNG ĐÃ RẤT CAO, NHÀ NƯỚC NÊN HẠN CHẾ VAY TIỀN.
(3) Nhưng giả sử Nhà nước có đủ tiền phát triển nhanh xe buýt thì có nên để Nhà nước đầu tư xe buýt là chính không? - KHÔNG NÊN. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THƯỜNG KHÔNG TỐT. ĐẦU TƯ CÔNG THƯỜNG LẮM TIÊU CỰC.
(4) Thế để ai đầu tư, kinh doanh xe buýt? - TƯ NHÂN. CẢ 5 CÔNG TY XE BUÝT TẠI HONG KONG ĐỀU TƯ NHÂN, HỌ KHÔNG ĐƯỢC TRỢ GIÁ MÀ CÒN PHẢI TRẢ TIỀN NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH CHO CHÍNH QUYỀN. HỌ KINH DOANH CÓ LÃI.
(5) Tư nhân Việt Nam có đủ tiền đầu tư xe buýt không? - CÓ. HÀNG KHÔNG MÀ TƯ NHÂN VIỆT NAM CÒN ĐẦU TƯ TỐT NỮA LÀ XE BUÝT.
(6) Nếu như không có lộ trình giảm, tiến tới cấm xe máy thì tư nhân có dám đầu tư mạnh vào xe buýt không? - KHÔNG. HỌ KHÔNG DẠI. ĐEM DỊCH VỤ XE BUÝT CẠNH TRANH VỚI XE MÁY CÁ NHÂN VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG NGƯỜI VIỆT LÀ RẤT RỦI RO.
- Thứ sáu, tại sao dùng chữ "cấm"? Vì đó là bản chất của chính sách. Thử hình dung, điều gì sẽ xảy ra ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu (Trung Quốc), hay ở Yangon (Myanmar) nếu ngày mai chính quyền của họ bãi bỏ lệnh cấm xe máy? Chắc chắn một số lượng lớn xe máy sẽ trở lại mặt đường và giao thông ở những thành phố này sẽ bị rối loạn.
Trong người dân ở Trung Quốc, Myanmar hay Việt Nam, luôn luôn có một số (không ít) người muốn sử dụng xe máy vì những mặt tiện lợi của nó, kể cả khi có giao thông công cộng đủ nhiều và tốt.
Chữ "cấm" là dành cho những người đó, vì nếu không có chữ "cấm" thì họ sẽ đi xe máy và gây mất an toàn, rối loạn giao thông. (Còn với những người đã thoải mái với việc chọn giao thông công cộng thay xe máy, họ không quan tâm, không dị ứng với chữ "cấm", vì đằng nào họ cũng sẽ không đi xe máy nữa khi đã có đủ giao thông công cộng).
Nếu chính quyền thực sự tin rằng cần loại bỏ xe máy để dành đường cho giao thông công cộng phát triển thì nên dùng chữ "cấm" và kiên trì giải thích cho người dân hiểu và chia sẻ với chính quyền, thay vì chọn ngôn từ "mềm mại hơn" nhưng về bản chất vẫn như thế. Trong quan hệ giữa chính quyền và người dân, nên thẳng thắn, đàng hoàng khi đề xuất chính sách và tìm kiếm sự chia sẻ, đồng thuận.
- Thứ bảy,về cách đặt vấn đề "Cứ phát triển mạnh giao thông công cộng đi, rồi người dân tự bỏ xe máy". Đây là cách đặt vấn đề phổ biến nhất trên báo chí và mạng xã hội về giao thông đô thị. Thoạt nghe thì thấy cách đặt vấn đề này hợp lý, nhưng nghĩ sâu thì thấy nó gây bế tắc, vì 3 nguyên nhân chính:
(a) Xe máy kín đường thì tăng xe buýt và làm thêm đường tàu điện thế nào mà bảo phát triển mạnh giao thông công cộng? Có phương tiện giao thông công cộng nào thay được xe máy mà không cần đường?
(b) Không có lộ trình hạn chế, tiến tới cấm xe máy thì thu hút vốn đầu tư vào giao thông công cộng thế nào, khi mà Nhà nước luôn trong tình trạng thiếu tiền, còn tư nhân thì chẳng dại đầu tư để cạnh tranh với xe máy cá nhân? Giao thông công cộng chỉ có thể phát triển bền vững khi có lãi, không thể phát triển mạnh bằng chính sách "trợ giá" như lâu nay.
(c) Kể cả khi giao thông công cộng đã được phát triển đủ, một số người vẫn thích sử dụng xe máy nếu không bị cấm, khi số người đó đủ đông thì xe máy của họ sẽ gây mất an toàn và rối loạn giao thông. Thực tế cho thấy ở các thành phố cấm xe máy tại Trung Quốc, Myanmar, một số người dân vẫn tiếp tục vận động xoá bỏ chính sách này sau khi xe máy đã bị cấm rất lâu. Không phải người dân nào cũng tự nguyện bỏ xe máy.
- Thứ tám, về ôtô cá nhân. Quan điểm của tôi là cần hạn chế ôtô cá nhân, nhưng với các chính sách "đánh vào sử dụng ôtô, làm khó, làm đắt việc sử dụng" thay vì "đánh vào giá xe". Với các mức thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành, giá xe ôtô con ở Việt Nam đã cao bậc nhất thế giới, gấp 2-3 lần ở châu Âu, ở Mỹ, không nên có những chính sách làm cho giá xe ôtô tăng cao hơn nữa.
Ôtô con là phương tiện giao thông văn minh, an toàn. Cho đến nay, ôtô con vẫn là phương tiện giao thông cá nhân tốt nhất mà loài người đã phát minh được. Nó còn là biểu tượng của đời sống khá giả. Mọi người dân đều có nguyện vọng mua được ôtô con, kể cả những người hiện tại còn đang nghèo, chưa mua được ngay, nhưng họ sẽ cố gắng kiếm tiền để mua ôtô trong tương lai.
Nhu cầu mua ôtô gia đình có lẽ chỉ đứng sau cơm ăn, áo mặc, nhà ở, việc học hành, việc khám chữa bệnh. Cần làm cho giá ôtô càng ngày càng rẻ để nhiều gia đình mua được, nhưng đồng thời có các biện pháp làm cho việc sử dụng ôtô được cân nhắc, hạn chế để giảm tắc đường. Ở Singapore, Hong Kong, nhiều người có ôtô nhưng vẫn đi làm việc bằng giao thông công cộng cho rẻ và không vất vả tìm chỗ đỗ xe.
Kẹt xe Sài Gòn: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo
Dòng xe kẹt cứng trên cầu Sài Gòn - Ảnh: LÊ PHAN
- Thứ chín,chủ trương hạn chế từng bước, tiến tới cấm xe máy ở các đô thị lớn nước ta không mới, đã được nêu ra tại mục (đ) điểm 7 nghị quyết 88/2011 của Chính phủ: "(đ) Bộ GTVT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2012".
Vì nhiều nguyên nhân, việc này đã bị trì hoãn 5 năm. Tình hình giao thông TP.HCM và Hà Nội trong 5 năm qua không những không được cải thiện, mà tắc nghẽn giao thông ngày càng trở nên nghiêm trọng, với số lượng xe máy ở TP.HCM tăng thêm 0,5 triệu chiếc mỗi năm, đã đạt mức 7,5 triệu chiếc; ngoài ra còn khoảng 1 triệu chiếc mang đăng ký ngoại tỉnh tham gia giao thông. Dư địa để TP.HCM có thể "giải cứu giao thông" được mà không "đụng" đến xe máy xem ra đã không còn nhiều nữa.
Khi Trung Quốc quyết định cấm xe máy (theo lộ trình) ở các đô thị lớn, họ nêu 8 vấn nạn của giao thông xe máy, cụ thể là: tai nạn giao thông; rối loạn giao thông; ô nhiễm khí thải; ô nhiễm tiếng ồn; an ninh đô thị (cướp giật, tội phạm); lối sống, sức khoẻ của người dân; tác hại đối với sự phát triển của giao thông công cộng; bộ mặt đô thị.
Nếu TP.HCM không cải thiện 8 vấn đề liên quan chặt chẽ với xe máy đó, có cơ hội nào để TP.HCM trở thành "đô thị hàng đầu" trong khu vực như mục tiêu được đặt ra gần đây? So với các đô thị địa phương của Trung Quốc cũng còn chưa bằng, làm sao so được với các đô thị văn minh, hiện đại hơn?
- Thứ mười, trong các hạng mục phát triển hạ tầng giao thông TP.HCM, cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường cao tốc trên cao xuyên thành phố (tổng cộng 5 tuyến với tổng chiều dài 70,7km) trong quy hoạch giao thông đã được phê duyệt tại quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Khi so sánh hạ tầng đường sá của TP.HCM với Singapore, Hong Kong thì về cơ bản TP.HCM không thiếu kilomet đường phố thường, nhưng thiếu hẳn hệ thống cao tốc xuyên thành phố, làm cho nhiều xe ôtô phải chạy ngoằn ngoèo trên các phố nhỏ đầy giao lộ. Hai tuyến số 1 và số 2 nối với sân bay Tân Sơn Nhất cần được ưu tiên cao do kế hoạch tăng công suất sân bayTân Sơn Nhất lên gấp đôi (từ 25 triệu khách/năm lên 50 triệu khách/năm).
Kết hợp với các đề xuất trên về hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân, trong đó có lộ trình 10-15 năm (hay 20 năm) tiến tới loại bỏ hoàn toàn xe máy khỏi giao thông đô thị, hệ thống cao tốc trên cao xuyên thành phố sẽ góp phần tạo nên một kết cấu giao thông đô thị hiệu quả và bền vững cho TP.HCM.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách nhìn riêng của tác giả trong vấn nạn kẹt xe đang làm khổ sở mỗi chúng ta hiện nay. Bạn có đồng ý với cách đánh giá và những giải pháp mà chuyên gia Lương Hoài Nam đưa ra tạiTọa đàm hiến kế giải cứu giao thông do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng nay 25-10.
Mời bạn gởi ý kiến của mình trong phần bình luận dưới bài viết hoặc gởi về địa chỉ: tto@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!
Lương Hoài Nam

Nỗi niềm trưởng thôn mùa cứu trợ

Nỗi niềm trưởng thôn mùa cứu trợ
(Copy từ http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20161027/noi-niem-truong-thon-mua-cuu-tro/1195462.html ; tác giả: nhà văn Phạm Ngọc Tiến; đã đăng ngày 27/10/2016 lúc 11:29.)
TTO - Câu chuyện cán bộ thôn thu lại quà cứu trợ của các nhóm từ thiện về phát cho dân đang được mổ xẻ, bàn luận. Hai tác giả tham gia các đợt cứu trợ lũ lụt ở miền Trung mới đây chia sẻ góc nhìn về câu chuyện này.
Nỗi niềm trưởng thôn mùa cứu trợ
Ông Nguyễn Văn Thông - trưởng thôn Tràm Mé, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - cầm danh sách gọi từng người dân trong thôn lên nhận quà cứu trợ - Ảnh: TẤN VŨ
Phát xong xe hàng cứu trợ, ông Nguyễn Văn Thông, trưởng thôn Tràm Mé (xã Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình), quẹt mồ hôi trán ngồi tâm sự rằng bốn mùa trong năm khổ nhất của trưởng thôn là mùa bão lũ và cứu trợ.
Ông Thông cũng như bao trưởng thôn khác ở đây được dân bầu, và trợ cấp hằng tháng ông nhận là 870.000 đồng nhưng công việc của ông thì không ai đong đếm được.
Khi nước lũ bắt đầu dâng, ông cùng đám thanh niên là những người đầu tiên chạy đôn đáo tới các gia đình chỗ trũng vận động di dời, giúp khiêng đồ đạc, bồng bế người già, trẻ con. Nước lên cao chút nữa, chính ông là người dẫn các đoàn cứu hộ quân đội, công an đến từng nhà.
Và rồi cái điện thoại của ông thì reo từ sáng sớm đến lúc gà gáy sang canh trong những ngày lũ. Sáng sớm, điện thoại ông reo đi gọi dân có đoàn cứu trợ về. Ông chạy đi tìm người thông báo.
Giữa buổi, điện thoại ông reo có người hỏi lại: “Nhận quà ở đâu?”. Trưa có người gọi bảo: “Quà của tôi sao không thấy? Nhà tôi vẫn ngập mà sao không thấy quà?”.
Chiều có người dọa: “Không cho tôi vào danh sách tôi kiện ông lên huyện, tỉnh”. Tối có người kéo đến nhà bảo: “Nhà tôi ngập nhiều sao không được, nhà hàng xóm ngập ít lại có quà?”.
Đó là chưa kể những lời phàn nàn, thậm chí là chửi ở ngã ba thôn đến đầu làng ngách xóm rằng “tôi không có quà vì ông trưởng thôn không đưa vào danh sách”.
Nhưng trưởng thôn có biết khi nào có đoàn cứu trợ đến và mỗi phần quà trị giá bao nhiêu? Có đoàn đến trước, những hộ khó khăn, nhà thiệt hại nặng nhất ông đưa vào danh sách nhận quà đợt đầu.
Đoàn sau đến là những hộ tiếp theo, thiệt hại ít hơn, lên nhận. Nhỡ phần quà sau nhiều hơn phần quà trước thì ông là người đầu tiên lãnh đủ sự thị phi, so bì.
Rồi đằng sau những chuyến cứu trợ, nếu không có sự công bằng thì tình làng nghĩa xóm rạn nứt, sứt mẻ. Trưởng thôn lại là người phải hàn gắn các mối quan hệ này để xóm làng êm thấm.
Quay về xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) trong những ngày lũ lớn, lại nhớ ông trưởng thôn chèo đò đưa chúng tôi vào vùng rốn lũ. Ông thuộc vanh vách từng nóc nhà, từng gia cảnh, từng chỗ nông sâu, nhớ mặt từng đứa bé, con bò của dân.
Phát hàng xong, gửi ông chút tiền nước, ông từ chối phăng vì: “Chúng tôi phải cảm ơn các anh!”. Ông bảo mấy ngày nay thôn có người chết do lũ cuốn, nhà cửa ông bỏ hết để chạy đi tìm xác, rồi thức trắng nhiều đêm lo ma chay.
Có thể đâu đó có những người lợi dụng kiếm chác từ việc cứu trợ, nhưng trong hàng ngàn trưởng thôn ở nhiều tỉnh trong vùng lũ lụt còn có rất nhiều trưởng thôn đủ đầy trách nhiệm và tốt bụng như tôi gặp.
Chỉ tiếc rằng sau mỗi một mùa bão lụt, cứu trợ, rất nhiều trưởng thôn phải từ chức vì không chịu nổi áp lực và nhiều địa phương phải “đỏ mắt” để tìm người làm trưởng thôn.
Tôi tin họ là người tử tế
Khi đoàn của chương trình Cơm có thịt chúng tôi đến những hộ dân nghèo thiệt hại nặng nhất vì lũ lụt để hỗ trợ, chủ tịch UBND xã Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh trực tiếp chèo thuyền chở đi. Ở Phương Mỹ, trụ sở UBND 2 tầng là nơi dân các xóm lân cận đến ở tránh lũ. Cán bộ và dân những ngày này là một.
Đến các xã khác như Hương Đô, Hương Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh), Ngư Hóa, Trọng Hóa, Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình), Lâm Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình), các cán bộ chủ chốt của xã đều tận tình cùng đoàn công tác.
Ở Ngư Hóa, đoàn phải ăn mì suông, chủ tịch UBND xã cùng một thành viên đi đến hơn tiếng đồng hồ mới mua nổi một con gà nhép nấu mì cho hơn chục người ăn. Ở Trọng Hóa, vị phó công an xã nhiệt tình đi cả ngày trời vào bản, từ chối tiền bồi dưỡng và xăng xe cho đoàn mượn.
Họ đều sâu sát dân, biết rõ từng hoàn cảnh của dân. Ở Lâm Hóa, bí thư xã dẫn đến từng nhà mất trâu bò, thậm chí anh còn nhớ cả màu lông con bò đã mất.
Qua sự chào hỏi nhau của cán bộ và dân, thấy họ có sự gần gũi thân tình, tôi nghiệm ra rằng ở những vùng nghèo cán bộ đều tốt với dân. Mọi đề xuất của họ với đoàn đều vì những gì thiết yếu của dân, nhất là với học sinh.
Những người như thế, tôi tin họ là những người tử tế. Tin nhưng nguyên tắc vẫn phải kiểm tra lại những hộ đã nhận tiền hỗ trợ, kiểm tra để không phụ lòng những người đóng góp để không sơ sẩy dù chỉ một đồng.
Nhà văn PHẠM NGỌC TIẾN

Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc

Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc

- Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nhìn nhận, việc con em lãnh đạo được giao trọng trách quản lý là điều hạnh phúc của dân tộc, không có gì phải nghi ngại.
Trao đổi bên lề QH, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh: "Cán bộ trẻ cần có sự trải nghiệm. Không mạnh dạn bố trí để họ cọ xát thực tiễn thì không thể đánh giá được".
Bí thư 40 tuổi không gọi là trẻ
Bà Quyết Tâm nói:
Ở tuổi trên dưới 40 không thể gọi là trẻ được, càng không phải quá trẻ để đảm nhận những chức danh như bí thư tỉnh ủy. Họ chỉ trẻ hơn lớp trước thôi.
Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc
Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm
Để có một đội ngũ cán bộ trẻ, phải quy hoạch, đào tạo và quan tâm đến việc bố trí để thử thách. Cán bộ trẻ phải có sự trải nghiệm mà mình không mạnh dạn bố trí để họ cọ xát thực tiễn thì không thể đánh giá được.
Từ thực tiễn, cán bộ trẻ mới chứng minh được năng lực, phẩm chất đạo đức và sở trưởng của mình để biết họ vào lĩnh vực nào là phù hợp.
Điều tôi thấy rõ nhất ở đội ngũ cán bộ trẻ là họ được đào tạo rất bài bản cả lý luận, thực tiễn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Qua thực tiễn, tập thể thấy rất rõ họ nổi lên, chứng minh được năng lực, đạo đức của người cán bộ, xứng đáng được bố trí ở những vị trí quan trọng, được xã hội chấp nhận, được đại hội đánh giá cao, tín nhiệm cao.
Theo bà, việc những cán bộ trẻ được đề bạt vào các vị trí chủ chốt như vậy có phải là một bước đổi mới trong công tác cán bộ ?
Chúng ta phải nhìn nhận công tác nhân sự có tính thế hệ. Các đồng chí 60 tuổi trở lên đã nghỉ thì trước đây cũng có một thời tuổi trẻ, có cả một quá trình cống hiến, làm tốt, làm được. Bây giờ họ lớn tuổi, thế hệ khác lên thay. Tập thể tín nhiệm là tín nhiệm kỳ này tới kỳ khác, đó là chuyện bình thường chứ không phải bây giờ mới có cán bộ trẻ.
Đó là một quá trình vừa bố trí, vừa đào tạo. Bây giờ, các bạn trẻ lên lại tiếp tục đào tạo cán bộ mới mười mấy, 20 tuổi. Ví dụ như TP.HCM, các bạn trẻ 18 tuổi tốt nghiệp phổ thông, đi vào đại học, TP đã nhắm đến các trường đại học để đưa vào quy hoạch chuẩn bị đội ngũ cán bộ dài hạn.
Rồi sẽ có một lớp cán bộ trẻ khác kế tiếp.
Con em lãnh đạo hư hỏng mới là điều bất hạnh
Phó bí thư Thành ủy TP.HCM cũng chia sẻ:
Nếu như con em cán bộ lãnh đạo có sự trưởng thành và được các đại hội Đảng tín nhiệm, được tổ chức tín nhiệm giao những trọng trách thì đó là điều hạnh phúc của dân tộc, của Đảng. Tôi nghĩ như vậy. Không có gì nghi ngại cả. Đó là sự kế thừa truyền thống, họ giữ gìn truyền thống đó và biết phát huy truyền thống đó để làm tiếp sự nghiệp mà cha ông họ đã đi.
Tôi nghĩ điều đó quá là hạnh phúc đối với dân tộc mình chứ sao lại nghi ngại.
Chỉ trừ những trường hợp khuất tất, không có năng lực. Còn những trường hợp vừa rồi là đại hội bầu. Đó là sự tín nhiệm của cả một đại hội.

Nếu con em cán bộ mà hư hỏng hết thì đó là điều bất hạnh.
Bà kỳ vọng gì vào đội ngũ cán bộ, lãnh đạo trẻ hiện nay?
Tôi kỳ vọng vào tính năng động, sáng tạo, sự xốc vác, nghĩ nhanh của các bạn trẻ.
Các bạn trẻ sẽ trưởng thành hơn từ thực tiễn. Có những bài học rất quan trọng, đó là gần dân, hiểu dân và học dân. Các bài học đó các bạn trải nghiệm chưa nhiều cần phải học hỏi thêm.
Một điều nữa tôi mong muốn là các bạn trẻ hãy biết phát huy sự trải nghiệm, kinh nghiệm của người đi trước. Có thể họ chậm hơn do tuổi tác nhưng sự trải nghiệm của thế hệ trước bao giờ cũng cần thiết cho bất cứ lãnh đạo nào.
ĐBQH Bùi Thị An, Hà Nội: Lãnh đạo cũng có tố chất di truyền
Trong thực tiễn của thế giới cũng như ở Việt Nam, có những gia đình có tố chất di truyền. Tố chất ấy được thể hiện trong lãnh đạo, trong các ngành chuyên môn.
Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc
                                                       Đại biểu QH Bùi Thị An
Như trong y học có gia đình GS Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Bách, rồi các nhà văn, nhà thơ đều có những trường hợp “cha truyền con nối” thì trong chính trị cũng có những gia đình như vậy.
Mọi người đều bình đẳng, ai phấn đấu rèn luyện tốt thì đều có thể được đề bạt vào những vị trí quan trọng. Tuy nhiên, những người có truyền thống gia đình đã có cái gốc sẵn thì bản thân họ sẽ có điều kiện học hỏi, lấy kinh nghiệm của cha ông mình làm vốn cho mình.
Bây giờ nhận định gì về họ thì hơi sớm. Phải qua thời gian thực tiễn 1-2 năm, thậm chí một nhiệm kỳ sẽ trả lời được tất cả những câu hỏi bây giờ đặt ra. Như vậy mới chính xác được.
Thu Hằng - Ảnh: Hoàng Long




Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Janny Thủy Trần đăng quang Hoa hậu Phu nhân Việt Nam Hoàn cầu 2016

Janny Thủy Trần đăng quang Hoa hậu Phu nhân Việt Nam Hoàn cầu 2016


( Copy từ http://giaoducthoidai.vn/van-hoa/janny-thuy-tran-dang-quang-hoa-hau-phu-nhan-viet-nam-hoan-cau-2016-2467303-l.html  ; đã đăng lúc 00:07 ngày 25-10-16, mục Văn hóa.)
Janny Thủy Trần vừa vượt qua 25 thí sinh vòng chung kết để đăng quang “Hoa hậu Phu nhân Việt Nam Hoàn cầu 2016” với giải thưởng trị giá 40.000 USD. Janny Thủy Trần cũng là thí sinh đoạt giải Hoa Hậu Áo Dài.
Janny Thuy Tran dang quang Hoa hau Phu nhan Viet Nam Hoan cau 2016 - Anh 1
Hoa hậu và các người đẹp đoạt giải phụ trong cuộc thi Hoa hậu Phu nhân Việt Nam Toàn cầu 2016

Các thí sinh đã có những hoạt động sôi nổi trong khuôn khổ vòng chung kết cuộc thi như khám phá thành phố Seattle bang Washington, đi chùa lễ Phật, thăm nhà thờ và nhiều địa điểm nổi tiếng của địa phương. Bên cạnh đó cũng đã diễn ra những vòng thi phụ như: Hoa hậu Áo dài, Hoa hậu Tài năng và hành trình nhân ái giúp đỡ những người vô gia cư.
Đặc biệt, các thí sinh đã kêu gọi đóng góp và gây quỹ giúp đỡ đồng bào miền trung Việt Nam với số tiền hơn 50.000 USD.
Sau cuộc thi,dự kiến vào ngày 28/10, BTC thực hiện chuyến đi và chuyển trực tiếp những phần đóng góp của các thí sinh cho đồng bào đang khó khăn tại Quảng Bình.
Janny Thuy Tran dang quang Hoa hau Phu nhan Viet Nam Hoan cau 2016 - Anh 2
Janny Thủy Trần đăng quang
Cuộc thi Hoa Hậu phu Nhân Việt Nam Hoàn cầu nhằm tìm kiếm gương mặt đại diện phụ nữ Việt Nam tham gia vào các hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam, kêu gọi bảo vệ phụ nữ và trẻ em, tham gia các công tác từ thiện xã hội.
Hoa hậu Janny Thủy Trần sẽ chính thức đại diện tham gia cuộc thi Hoa hậu quốc tế dành cho quý bà vào năm 2017. Tuyền Đỗ - đại diện cho tiểu bang Minnesota đăng quang Hoa hậu Mệnh phụ Phu nhân Việt Nam Hoàn Cầu dành cho thí sinh trên 44 tuổi.
Ban giám khảo gồm các tên tuổi thành danh tại các cuộc thi quốc tế như: Nam Vương Ngô Tiến Đoàn, Hoa Hậu Phạm Thiên Trang, Master Nguyễn Hải Quân, Hoa Hậu Jenny Mai Hoàng...
Theo Khang Minh

Pháp Luật VN

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Nhận diện nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục

Nhận diện nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục


( Copy từ http://baophapluat.vn/chinh-tri/nhan-dien-nguy-co-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-trong-linh-vuc-bao-chi-va-mot-so-giai-phap-khac-phuc-301613.html; đã đăng  ngày Thứ Ba, 25/10/2016 11:30 GMT+7 .)
(PLO) - Một trong những vấn đề quan trọng được thẳng thắn chỉ ra và thảo luận tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành T.Ư Đảng vừa qua là biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Bài viết của tác giả TRƯƠNG MINH TUẤN tiếp cận, nhận diện vấn đề này trong lĩnh vực báo chí, chỉ rõ một số xu hướng, hiện tượng,… có nguồn gốc từ yếu tố chủ quan, có thể tác động tiêu cực, đẩy tới quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Nhận diện nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn
Kỳ I:
Thành tựu của 30 năm Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng có đóng góp quan trọng của báo chí, đó là sự thật không thể phủ nhận. Và cũng trong 30 năm Đổi mới, nền báo chí nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ về nhiều mặt, như: số lượng và phạm vi phát hành các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, báo điện tử, đài truyền hình, ấn phẩm, chương trình ngày càng tăng; chất lượng nội dung và hình thức, công nghệ in ấn, truyền tải thông tin đã được cải thiện; đội ngũ nhà báo và người làm việc tại các cơ quan báo chí phát triển cả về số lượng và trình độ chuyên môn; hầu hết cơ quan bộ, ban, ngành ở Trung ương, các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp từ Trung ương đến địa phương, mỗi cơ quan đều có ít nhất một tờ báo, tạp chí hoặc trang thông tin, báo điện tử; có đơn vị ở Trung ương hoặc địa phương còn có tới hàng chục đơn vị báo chí với nhiều loại ấn phẩm khác nhau...
Từ chức năng, nhiệm vụ của mình, báo chí đã tích cực thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân; tuyên truyền bảo vệ môi trường; thông tin cảnh báo, phòng, chống lũ lụt thiên tai; phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, các thành tựu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế; tích cực tham gia cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội; đấu tranh chống lại âm mưu, thủ đoạn của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng, văn hóa; báo chí cũng góp phần rất quan trọng trong tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ, bảo vệ các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc; góp phần vào quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Sự phản ánh, phản biện trên báo chí đã góp phần giúp Đảng và Nhà nước hoàn thiện một số chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật. Nhờ báo chí mà nhiều sự bất cập về chính sách đã được phát hiện và sửa đổi, nhiều thân phận con người bị oan sai, bị chèn ép và bất hạnh được trả lại công bằng, được cộng đồng cưu mang, giúp đỡ…
Từ phương diện quốc gia, phải nói rằng các năm gần đây, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với báo chí đã có nhiều đổi mới, để vừa bảo đảm sự đồng thuận của báo chí theo đường lối, định hướng, mục tiêu phát triển đất nước, vừa tuân thủ nguyên tắc về tự do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến pháp. Dù các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, các tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam bằng các luận điệu cũ và mới, liên tục công kích sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với báo chí, chúng ta vẫn có đủ cơ sở thực tế để khẳng định sự định hướng của Đảng, Nhà nước đối với báo chí không hề mâu thuẫn với tự do ngôn luận, tự do báo chí. Bởi suy cho cùng, bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí cũng như các quyền chính đáng khác của nhân dân chính là một trong những mục tiêu cơ bản mà Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn hướng tới.
Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, bên cạnh các đóng góp tích cực nói trên, đã và đang có một bộ phận người làm báo và cơ quan báo chí bộc lộ không ít tiêu cực, hoặc đang có dấu hiệu thể hiện khuynh hướng lệch lạc. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; trong đó, xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống báo chí và thông qua hệ thống báo chí là hiện tượng nguy hiểm, có thể gây ra tác động khôn lường, với một số biểu hiện đáng chú ý:
1. Thái độ hai mặt về chính trị, chạy theo chủ nghĩa cơ hội
Luật pháp nước ta không cho phép viết tin bài chống chế độ đăng trên báo chí chính thống, nên một số người trong giới báo chí thường thể hiện xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” qua thái độ nước đôi: đối với các bài báo đăng tải trên báo chí chính thống, họ thường né tránh những vấn đề họ “tự cho là nhạy cảm”; mặt khác, chính họ lại viết bài đăng trên blog, mạng xã hội để đưa ý kiến trái ngược với báo chí chính thống, phụ họa hoặc gián tiếp phụ họa giọng điệu của các thế lực thù địch, chống đối, thiếu thiện chí để làm vừa lòng đám đông trên mạng, trở thành “người hùng” trên mạng. Đáng chú ý, sau khi được dư luận trên mạng tung hô, cổ xúy, một vài cây bút càng trở nên hăng hái hơn.
Bên cạnh đó, đến nay, trừ một số tờ báo như Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,… nhiều cơ quan báo chí ngày càng hiếm các cây bút có khả năng viết bài bình luận sắc bén có phân tích rành mạch về lý luận và thực tiễn, có chứng lý cụ thể, trình bày bài bản, phù hợp với mọi tầng lớp bạn đọc và có sức thuyết phục để chống lại, vạch trần các âm mưu, ý đồ, quan điểm, luận điểm chống phá Đảng, chống chế độ. Với một số vụ việc đã được Nhà nước xử lý công khai, và dù cơ quan chức năng tổ chức họp báo để cung cấp thông tin, cung cấp thông cáo báo chí, nhưng một số cơ quan báo chí chỉ khai thác và đăng lại bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.
Phải chăng, đó là kết quả của sự lười nhác, hay việc làm này còn hàm ý rằng không thể không đưa tin nhưng đây không phải là quan điểm, và thái độ của tòa soạn? Thậm chí qua mạng xã hội, blog cá nhân,... một số người làm báo sau khi rời cơ quan báo chí (về hưu, nghỉ việc, hoặc bị buộc thôi việc) còn công khai quan điểm đi ngược quan điểm chính thống, thậm chí đồng tình, cổ vũ luận điệu của một số người tự nhận hoặc được gọi là “nhà dân chủ”, “người yêu nước”…
2. Xuất hiện xu hướng tách rời định hướng của Đảng với quyền tự do báo chí, tách rời hoạt động của Đảng khỏi cuộc sống của nhân dân
Xu hướng này khá phổ biến trong một số phóng viên, biên tập viên và cả lãnh đạo cơ quan báo chí. Biểu hiện rõ nhất là các bài viết liên quan chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thường được đưa tin một cách hời hợt, khô khan, thiếu sinh khí, lấy số lượng thay chất lượng, mục đích như để “đúng định hướng” một cách hình thức. Đôi khi phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề cập nhiều vấn đề, với nhiều nội dung thì một số tờ báo chỉ khai thác vấn đề, nội dung ở một khía cạnh được họ cho là “giật gân” để rút “tít” câu khách chứ không nhằm giới thiệu một cách hệ thống.
Hậu quả nguy hiểm của xu hướng này là tạo ra các tác phẩm báo chí khiến người đọc thấy nhàm chán, từ đó đổ lỗi cho sự lãnh đạo của Đảng, đổ lỗi cho định hướng của cơ quan chức năng về công tác tư tưởng và sự quản lý Nhà nước về truyền thông. Cũng nằm trong xu hướng này, một số tờ báo, một số nhà báo còn như muốn “lấy lòng cấp trên” bằng bài viết tâng bốc dễ dãi, phản cảm, khiến các thế lực thù địch và một số cá nhân nhân cơ hội khai thác, lợi dụng để công kích sự lãnh đạo của Đảng với báo chí.
Những bài viết chân thực và đầy tâm huyết về những tấm gương cán bộ, đảng viên vì nước vì dân, các phóng sự sinh động về sự gắn bó giữa Đảng với dân vắng dần trên nhiều tờ báo, nhất là báo điện tử và báo của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp; thay vào đó nhiều khi chỉ là các bản tin, bài tường thuật vô cảm được viết như ẩn chứa trong đó một “thông điệp” để công chúng hiểu rằng họ viết cho “phải đạo”, khiến công chúng dị ứng với hình ảnh về hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cho dù đó là những hoạt động ích nước, lợi dân, vì sự ổn định và phát triển. Một khi xu hướng này trở nên phổ biến, có thể biến báo chí cách mạng - nền báo chí mang bản chất của cách mạng, chính trực, dấn thân vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân, sinh động, có sức mạnh làm lay động lòng người,… trở thành nền báo chí giáo điều, công thức, dần dà phai nhạt và có thể đánh mất vai trò xã hội.
3. Tùy tiện khai thác tin tức từ báo chí phương Tây, coi báo chí phương Tây là chuẩn mực của tự do báo chí
Trên diện rộng có thể thấy, khi đề cập các sự kiện quốc tế, lâu nay nhiều cơ quan báo chí chủ yếu sử dụng thông tin, dựa trên bình luận của các hãng tin, báo chí phương Tây để đưa tin hoặc bình luận, nhất là những sự kiện lớn như chiến tranh I-rắc, cuộc chiến ở Li-bi, vấn đề bán đảo Triều Tiên, tình hình ở Xy-ri, các vấn đề quốc tế về nhân quyền... Một số tin tức, bình luận từ VOA, RFI, RFA,… thậm chí tin tức, bình luận của một số báo, trang tin của người Việt ở nước ngoài vốn không thiện chí với Việt Nam đã được sửa sang công bố trên báo chí trong nước.
Để theo đuổi sự kiện giật gân, có trang tin còn phỏng vấn một số nhân vật chống cộng là người Việt Nam ở nước ngoài. Điển hình của hiện tượng này là sau khi J.Nguyễn được bầu vào Thượng viện tiểu bang Ca-li-pho-ni-a (Mỹ) có báo, trang tin trong nước đã giới thiệu một cách trang trọng, như một “niềm tự hào” không cần biết J.Nguyễn nổi tiếng chống cộng, nổi tiếng trong các hoạt động vu cáo, vu khống Việt Nam.
Thiếu trách nhiệm về chính trị, thiếu trách nhiệm trong khai thác và công bố thông tin,... xu hướng này còn ảnh hưởng tới quan hệ giữa Việt Nam với một số quốc gia. Như vậy, một số cơ quan báo chí, một số người làm báo hầu như không quan tâm tới thực tế là một số báo, hãng tin ở phương Tây thường đưa tin, bình luận (thậm chí tổ chức chiến dịch truyền thông) theo xu hướng bóp méo sự thật, không đúng sự thật, cắt xén sự thật, dựng sự kiện giả,… để vu khống, làm mất uy tín một số quốc gia hoặc cá nhân cụ thể, nhằm phục vụ lợi ích của một số thế lực chính trị, tập đoàn tài phiệt. Từ bình diện nhất định có thể nói, hiện tượng thiếu trách nhiệm này đã vô tình (cố tình?) gây nhiễu thông tin, dẫn tới sự mơ hồ, nghi ngờ, hoang mang trong người đọc…
4. Sử dụng quyền tự do báo chí để phục vụ các “nhóm lợi ích”
Tựu trung, tình trạng này đã và đang diễn ra trên hai phương diện:
- Một là, một số tờ báo, trang tin câu kết với một bộ phận doanh nghiệp và một số cán bộ, công chức để lũng đoạn chính sách, thực hiện chiến dịch truyền thông tạo lợi thế để một số doanh nghiệp làm ăn bất chính, gây bất lợi cho doanh nghiệp khác. Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp, đơn vị sản xuất được một số tờ báo ca ngợi, biến thành địa chỉ kinh doanh lành mạnh, phát đạt, đáng tin cậy,... nhằm thu hút đầu tư, tăng hấp dẫn để bán sản phẩm; tô vẽ thành tích cho một số cá nhân để biến họ thành người thành đạt, kinh doanh giỏi,... Sau một thời gian, tất cả vỡ lở, doanh nghiệp hoặc đơn vị sản xuất được ca ngợi chỉ là nơi làm ăn thua lỗ, tài sản của Nhà nước thất thoát nghiêm trọng; cá nhân được tô vẽ thì bị phát hiện là lừa đảo, tham nhũng, có người phải nhận án tù…
- Hai là, một số tờ báo, trang tin phụ họa một số phần tử cơ hội chính trị tranh thủ sự hậu thuẫn của các thế lực chính trị nước ngoài hòng tạo ra thực lực chính trị nhằm thay đổi chế độ trong tương lai. (Liệu có nên coi đây là loại hành vi hỗ trợ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình"?). Trên thực tế, phát ngôn và hành động của một số người này cho thấy họ có khuynh hướng lợi dụng phản biện để phê phán, bôi đen chế độ xã hội. Họ phủ nhận con đường Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Họ không thừa nhận các thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội đất nước đạt được trong thời gian qua.
Dưới nhãn quan của họ, tất cả đều xấu, tất cả đều tiêu cực... chỉ có ý kiến của họ mới đúng đắn! Họ thường xuyên xuất hiện trên BBC, VOA, RFI, RFA... để đánh giá, bình luận với các ý kiến chưa bao giờ tỏ ra thiện chí; đồng thời, mỗi khi có sự kiện hệ trọng xảy ra trong nước, họ vẫn được một số tờ báo, trang tin ưu ái phỏng vấn, đề nghị viết bài trong đó chủ yếu là đánh giá tiêu cực. Và "tự diễn biến" trên báo chí, cũng bắt đầu từ những cách thức biểu hiện như vậy.
(còn tiếp)