Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015
Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015
5 thông số ít biết có thể làm chậm máy tính
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015
Rủi ro thời trang, làm đẹp
Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015
Bắt giam Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Trường Sơn
10 thói quen nguy hại đến tính mạng
Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015
Đề nghị truy tố hai bị can vụ mua bán trẻ tại chùa Bồ Đề
Đề nghị truy tố hai bị can vụ mua bán trẻ tại chùa Bồ Đề
|
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20150318/ket-luan-dieu-tra-vu-mua-ban-tre-tai-chua-bo-de/722342.html, đăng ngày 18/03/15, mục Pháp Luật. |
TTO - Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội vừa kết thúc điều tra vụ mua bán trẻ tại chùa Bồ Đề, đề nghị Viện KSND TP Hà Nội truy tố hai bị can về tội mua bán trẻ em. |
Ngôi nhà số 7, nơi có thể sẽ nuôi dưỡng những đứa trẻ chùa Bồ Đề đến tuổi trưởng thành - Ảnh: TTO |
Hai bị can gồm: Nguyễn Thị Thanh Trang (36 tuổi, trú quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, trú huyện Yên Khánh, Ninh Bình). |
Theo kết quả điều tra, tháng 7-2014 Công an Hà Nội nhận được đơn tố giác của anh Nguyễn Thành Long (trú tại Hà Nội) đề nghị làm rõ nghi ngờ việc chùa Bồ Đề đã đem bán cháu Cù Nguyên Công (thường gọi là Lãi, anh Long nhận làm cha đỡ đầu). |
Qua điều tra, công an xác định cháu Công sinh ngày 25-10-2013, là con của chị Trần Thị Thu Hà (quê Phú Thọ) và anh Vũ Xuân Trường (quê Tuyên Quang). Hai người sống với nhau như vợ chồng và có thai ngoài ý muốn nên đã gửi cháu vào chùa Bồ Đề nhờ nuôi dưỡng. |
Tháng 1-2014, cháu Công được đưa ra khỏi chùa và bán cho Phạm Thị Nguyệt với giá 35 triệu đồng. Tại nơi ở của Nguyệt, cơ quan điều tra còn phát hiện hai cháu bé Phạm Đức Anh (sinh năm 2012) và Phạm Gia Hân (tức Trần Vũ Gia Hân, sinh năm 2013). |
Dựng lại toàn bộ quá trình xin con nuôi, mua bán trẻ em và xin cấp giấy chứng sinh giả, từ năm 1999 Nguyệt sống như vợ chồng với anh Phạm Văn Hữu (trú tại Phú Xuyên, Hà Nội). Nguyệt đã bị cắt buồng trứng, không còn khả năng sinh con, vì muốn gắn kết tình cảm với anh Hữu nên nảy sinh ý định xin trẻ sơ sinh về nuôi. Tháng 3-2012, Nguyệt nói dối anh Hữu là có thai. Do anh Hữu làm tài xế taxi, không có điều kiện chăm sóc và đưa Nguyệt đi khám thai nên tin đó là sự thật. |
Đến tháng 12-2012, Nguyệt nói với anh Hữu là đi sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Khi anh Hữu đến đón thì thấy Nguyệt bế một cháu bé ngồi ở cổng. Anh Hữu đặt tên cho cháu là Phạm Đức Anh. Thực chất cháu Phạm Đức Anh tên thật là Nguyễn Thế Huy, con của chị Nguyễn Tố Uyên (trú tại Q.Thanh Xuân, Hà Nội), do Nguyệt xin về nuôi. |
Sau một thời gian, Nguyệt và anh Hữu mâu thuẫn nên Nguyệt chuyển đến sống chung với anh Nguyễn Văn Vũ tại một căn nhà khác ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Mặc dù về ở với anh Vũ nhưng Nguyệt vẫn có quan hệ tình dục với anh Hữu và tiếp tục bịa ra một lần sinh con thứ hai. |
Theo đó, tháng 9-2013 Nguyệt báo với anh Hữu đã sinh đôi một trai một gái, đặt tên là Phạm Gia Bảo, Phạm Gia Hân. Vì vậy, anh Hữu thường xuyên gửi tiền nuôi hai cháu này. |
Trong quá trình đi lễ tại chùa Bồ Đề, Nguyệt biết Nguyễn Thị Thanh Trang nên đã nhờ Trang tìm một cháu bé làm con nuôi và hứa sẽ bồi dưỡng cho Trang. Khi nhà chùa nhận nuôi cháu Cù Nguyên Công, Trang đã gặp chị Hà và đặt vấn đề xin con để nuôi. |
Cụ thể, tháng 12-2013 Trang nói với chị Hà có chị dâu của Trang muốn nhận cháu bé về nuôi. Sau đó, Trang nhờ một người giả làm chị dâu, hướng dẫn người này khi gặp Hà sẽ nói chuyện xin con nuôi và bố trí cho hai người gặp nhau. Sau đó, Trang tiếp tục hướng dẫn chị Hà đến chùa Bồ Đề viết đơn xin lại con với mục đích đưa cháu Cù Nguyên Công ra khỏi chùa. |
Cùng thời điểm này, Trang liên lạc với Nguyệt nói đã tìm được cháu bé và nếu Nguyệt nhận nuôi thì phải bồi dưỡng tiền cho mẹ cháu bé 40 triệu đồng. Nguyệt đồng ý và nói dối anh Nguyễn Văn Vũ là con ốm phải vào viện cấp cứu mất 40 triệu đồng để anh Vũ vay tiền cho mình. |
Đến ngày 1-1-2014, Trang hẹn chị Hà đến chùa Bồ Đề để làm thủ tục đưa cháu ra khỏi chùa và nhờ mẹ đẻ đến đón chị Hà cùng cháu bé về nhà mình. Ngày 2-1-2014, Nguyệt đến nhận cháu Công và đưa cho Trang 35 triệu đồng. Sau khi nhận tiền, Trang đã chuyển vào tài khoản của chị Hà 10 triệu đồng, còn 25 triệu đồng giữ lại chi tiêu cá nhân. Cháu Cù Nguyên Công được Nguyệt đặt tên là Phạm Gia Bảo. |
Cũng trong khoảng thời gian này, Nguyệt đã nhận nuôi cháu Phạm Gia Hân (con chị Vũ Hậu Giang, trú tại Thái Bình). Nguyệt nói với anh Nguyễn Văn Vũ rằng Phạm Gia Bảo và Phạm Gia Hân là anh em sinh đôi và là con đẻ của anh Vũ với Nguyệt. |
Sau khi mua được cháu Cù Nguyên Công, quá trình Nguyệt nuôi dưỡng, cháu Công bị bệnh sởi nên ngày 21-6-2014 Nguyệt đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương. Do biết bệnh viện có chế độ ưu đãi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi được giảm viện phí nên Nguyệt thông qua chị họ là nhân viên y tế tại Kim Sơn, Ninh Bình xin cấp giấy chứng sinh cho cháu Công với tên là Phạm Gia Bảo, cháu Trần Vũ Gia Hân lấy tên là Phạm Gia Hân để làm thủ tục khai sinh cho các cháu. Tuy nhiên, do bệnh quá nặng nên cháu Phạm Gia Bảo đã mất ngày 24-6-2014. |
Cơ quan công an còn làm rõ Nguyệt nhận nuôi cháu Phạm Việt Anh (con chị Nguyễn Thị Hồng ở Thanh Hóa). Cháu Việt Anh được Nguyệt khai sinh bằng cách nhờ Trần Thị Nguyệt, Lê Thị Tú Anh (đều là nhân viên Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình) xin giấy chứng sinh. Tuy nhiên, trường hợp này Nguyệt chỉ nuôi một thời gian ngắn rồi chị Hồng đã xin nhận lại con. |
Cơ quan điều tra xác định các trường hợp cấp giấy chứng sinh cho Nguyệt không được hưởng lợi, không có thỏa thuận bàn bạc nên không có sự đồng phạm với Nguyệt, chỉ cần xử lý hành chính. |
Đối với hai người “chồng hờ”, cả hai đều không liên quan đến việc mua bán trẻ em của Nguyệt. Quá trình điều tra, anh Hữu đã yêu cầu Nguyệt phải bồi thường số tiền 201 triệu đồng, anh Vũ yêu cầu Nguyệt bồi hoàn 40 triệu đồng là số tiền Nguyệt đã lấy để nuôi các cháu bé. |
Minh Quang |
Giới thiệu đất nước - con người Vanuatu
Trung Quốc bất ngờ công bố "thư hối lỗi" của quan tham
Lãnh đạo xã nợ 48 triệu "tiền nhậu", chủ quán hăm đốt trụ sở
Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015
Hai trực thăng đâm nhau, 10 người thiệt mạng
Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015
Nữ quyền và chuyện cái móng chân
Nữ quyền và chuyện cái móng chân
|
Copy từ http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/nu-quyen-va-chuyen-cai-mong-chan-3152399.html, đăng ngày 07/03/15, mục Góc nhìn. |
Một lần, đang ngồi xem tivi với chồng sau bữa tối, tôi nhìn thấy móng chân anh quá dài bèn đề nghị cắt giúp. Nghĩ chuyện đơn giản, tôi đã cầm sẵn dụng cụ cắt móng rồi mới hỏi, ai dè, anh giãy nảy lên bảo: “Em đừng làm thế! Anh không thoải mái đâu!”. |
Tôi ngạc nhiên, bảo vợ chăm sóc chồng một chút thì có làm sao. Nhưng chồng tôi cười, bảo: “Em làm thế, anh có cảm giác như mình đang vi phạm nữ quyền. Chuyện đó nghiêm trọng lắm!”. |
Nữ quyền thì liên quan gì đến cái móng chân? Tôi hỏi. Chồng tôi bật cười, bảo tôi hỏi hay lắm, nhưng nếu tôi cũng lớn lên ở Mỹ - một xã hội đầy không khí nữ quyền bắt đầu từ cuối thập niên 1960 - như anh, tôi sẽ hiểu điều anh đang cảm thấy, dù có thể ngay lúc này, nữ quyền và cái móng chân là một liên tưởng rất vớ vẩn với tôi. |
Phong trào nữ quyền bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 với những cuộc đình công của lao động nữ ở New York (Mỹ), diễn ra mạnh mẽ đầu thế kỷ XX, đánh dấu bằng việc Đại hội phụ nữ thế giới lần thứ hai tại Đan Mạch công bố lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ. Trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử, làn sóng nữ quyền tiếp tục dâng cao cuối thập niên 1960 và tạo ra nhiều đổi thay đáng kể trong vấn đề bình đẳng giới trên toàn cầu. Tôi vẫn thường xuyên nghe mọi người nói chuyện nữ quyền ở khắp mọi diễn đàn, trên mọi lĩnh vực. Nhưng khi câu chuyện len lỏi vào cả những trao đổi đời thường riêng tư của tôi và chồng, tôi bắt đầu đặt câu hỏi: liệu chúng ta có đang đi quá đà? |
Tôi từng tai nghe mắt thấy một số phụ nữ trở nên quá nhạy cảm chỉ vì thái quá trong chủ nghĩa nữ quyền. Một cô bạn người Mỹ gốc Việt, vốn có tiếng là cực đoan trong vấn đề bình đẳng giới, trong một lần về Việt Nam đã tức giận đến phát khóc chỉ vì nghe người phục vụ ở quán café bỗ bã gọi là “em”. Mọi người phải ra sức khuyên giải rằng, ở Việt Nam, đàn ông gọi phụ nữ trẻ là “em” là chuyện bình thường, không có ý coi thường hay hạ thấp phụ nữ như cô vẫn tưởng. |
Một lần khác, đằng sau cánh gà của buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp, một cô gái Mỹ có học vị tiến sĩ về lịch sử nữ quyền đã khiến mọi người xung quanh ái ngại khi to tiếng với anh thợ chụp ảnh chân dung cho các tân tiến sĩ, chỉ vì anh này đề nghị mọi người điền vào một tờ phiếu đăng ký lấy ảnh, trong đó có mục giới tính. Cô bực tức cho rằng anh thợ ảnh không có quyền phân biệt giới tính cũng như không có quyền đề nghị được biết giới tính của khách hàng. Dù cô là tiến sĩ, dù cô là một người học về nữ quyền, hầu như mọi người trong đám đông hôm ấy dường như thông cảm hơn với anh thợ ảnh, lúc bấy giờ đang cười méo xẹo xin lỗi cô và giải thích nguồn cơn của những cái phiếu. |
Tôi tin những người văn minh tiến bộ đều ủng hộ nữ quyền cũng như tin vào tình yêu phụ nữ của nhân loại. Nhưng có vẻ như nữ quyền không phải là một pháo đài bất khả xâm phạm, có khả năng đứng trên mọi lý lẽ khác của đời sống. Tôi không chuyên chú lắm vào vấn đề nữ quyền, nhưng trộm nghĩ, mục tiêu của những người tiên phong khởi xướng phong trào nữ quyền không chỉ là đề đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ mà còn là phá bỏ mọi giới hạn để phụ nữ được phát huy mọi khả năng, để phụ nữ được là phụ nữ một cách tròn nghĩa nhất. |
Hình như hiện nay có nhiều người theo đuổi chủ nghĩa nữ quyền quá tích cực đến độ quên đi mục tiêu cơ bản ấy, để đến chỗ nhầm lẫn nữ quyền với việc nam tính hoá phụ nữ cho có vẻ bình đẳng với đàn ông. Lối quan niệm lệch lạc ấy dễ biến nữ quyền thành con dao phản chủ, thay vì bảo vệ phụ nữ thì lại làm phụ nữ mất đi nữ tính muôn đời. |
Tôi là phụ nữ và tôi đương nhiên ủng hộ nữ quyền. Nhưng xin phép được mở ngoặc thế này, tôi chỉ ủng hộ nếu nó không ảnh hưởng đến niềm vui bé mọn rất đàn bà là được tự tay chăm sóc chồng và thi thoảng được cắt móng chân cho chàng mà không bị bóng ma nữ quyền ám ảnh. |
Nguyễn Thị Thanh Lưu |
Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015
“Cò” việc làm tại các khu công nghiệp
“Cò” việc làm tại các khu công nghiệp
|
Hoàng Lộc |
Copy từ http://laodongdongnai.vn/Cong-doan/Viec-lam/27121D/co-viec-lam-tai-cac-khu-cong-nghiep.aspx, đăng ngày "không rõ", mục Công Đoàn > Việc làm. |
Gần đây, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động và cũng có không ít người từ các tỉnh đổ về khu công nghiệp (KCN) để tìm việc. Nhiều người trong số họ tìm được công việc, nhưng cũng có những người bị mất tiền oan cho “cò”. |
Khi “cầu” vượt “cung” |
Theo Sở LÐ-TBXH, ngay sau đợt nghỉ Tết, trên địa bàn tỉnh có trên 400 doanh nghiệp cần tuyển mới trên 40.000 lao động. Nhiều công ty đã chủ động đăng thông báo tuyển dụng với kích thước lớn đặt ngay cổng công ty hoặc bảng tin thông báo ở các KCN. |
Rất đông lao động đến tìm việc tại thông báo tuyển dụng ở KCN Amata
|
Tại KCN Amata, liên tục nhiều ngày nay, các bảng thông báo tuyển dụng lao động treo kín, nêu rõ thủ tục hồ sơ cùng mức lương có khi lên đến 6 triệu đồng/tháng, chưa kể nhiều ưu đãi khác như nhận lương trong thời gian thử việc, có thêm nhiều khoản phụ cấp: nhà ở, đi lại, nuôi con nhỏ, tăng ca, ưu tiên lao động tốt nghiệp THPT… Các thông báo đều nêu rõ: Người lao động có thể đến công ty nộp hồ sơ, phỏng vấn suốt các ngày trong tuần và có thể vào làm việc ngay sau phỏng vấn. |
Mỗi ngày có đến hàng trăm lượt người đến tìm việc, trong đó đa phần là dân lao động từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều lao động tìm việc làm, để vào được các công ty có chế độ tốt cũng không dễ. Nếu có người quen đang làm trong công ty thì nhờ họ nộp hồ sơ may ra còn được, còn nếu không phải chi thêm một khoản tiền không nhỏ cho đội ngũ “cò”. Chị M.T.H., 19 tuổi, quê Hà Giang đang tìm việc làm tại KCN Amata cho biết, những ngày trước, chị tự đi đến các công ty để nộp hồ sơ. Ðã nộp hết 3 bộ hồ sơ ở cả 3 nơi nhưng mãi chưa thấy công ty nào gọi nên rất chán nản. |
“Cò” việc làm ngang nhiên hoạt động |
Trong vai người đi tìm việc, vừa dừng xe, chúng tôi được người đàn ông có tên Ðịnh lại bắt chuyện. Anh ta nói có khả năng xin việc vào các công ty: “Cứ chọn công ty rồi sẽ có người dẫn vào phỏng vấn, đảm bảo được nhận làm ngay. Thù lao cho dịch vụ này chỉ 250.000 đồng thôi. Bao nhiêu người tôi đưa vào mà có bị loại ai đâu. Vào đó phỏng vấn để đi làm trước. Hồ sơ thiếu thì gọi người nhà bổ sung sau”. |
Đối tượng Định đang “xem xét hồ sơ” của lao động tìm việc |
Ðang dở câu chuyện thì Ðịnh vào gọi hai “khách hàng” của mình: “Chờ lát nữa nhé, cứ khoảng 2, 3 người vào một công ty thì có người chở đi vào tận nơi “gửi gắm” đàng hoàng. Có công ty thì phỏng vấn ngay, có công ty thì vài hôm nữa mới gọi phỏng vấn, nhưng ai cũng được nhận ngay”. Khoảng 30 phút sau, chị M.T.H. cũng được một người đàn ông khác trong nhóm của Ðịnh đi xe máy đến chở đi. Ðịnh cho biết thêm, sáng giờ, anh ta đã dẫn được khoảng 40 người. Các công ty mà anh ta có “quan hệ” đều đã nhận hồ sơ và “khách hàng” sẽ đi làm trong nay mai thôi. Như vậy, tính trung bình mỗi ngày dẫn được khoảng 50 - 70 người, nhóm của Ðịnh kiếm được gần chục triệu đồng. |
Tại địa điểm này, không chỉ có nhóm của Ðịnh mà còn có thêm 2, 3 mối khác cũng làm công việc y như Ðịnh. Một người phụ nữ khoảng 30 tuổi cũng nhận “chạy” nộp hồ sơ cho hay, họ đều phải có mối quan hệ làm ăn với bộ nhận nhân sự tại các công ty và chung chi “hoa hồng”. Ngày thường thì hoa hồng cho phía nhân sự (nhà tuyển dụng) là 30%, người dẫn mối 70% trên tổng số phí dịch vụ mà người lao động nộp. Tuy nhiên, vào dịp sau Tết, công ty nào cũng cần người gấp nên người làm công tác nhân sự ở các công ty còn phải chi lại “hoa hồng” cho người dẫn mối khoảng 20 - 50.000 đồng nếu dẫn được một người đến công ty để phỏng vấn, tùy từng công ty mà mức trả khác nhau. |
Các trường hợp được nhận vào làm như lời hứa hẹn đã là may mắn. Một số người lao động từ các tỉnh xa tới xin việc do thiếu thông tin và nôn nóng có việc làm nên đã bị lừa. Ðó là trường hợp của anh Thắng quê Ninh Bình, nộp hồ sơ cho môi giới với giá 100.000 đồng và được người này chở vào cổng công ty hẳn hoi. “Cò” nói 2 ngày nữa có người gọi điện thoại đến đi phỏng vấn, nhưng chờ đến ngày thứ 5 vẫn chẳng thấy ai gọi. Khổ hơn là Thắng không nhớ mặt người đàn ông đã giới thiệu việc làm cho mình nên đành chấp nhận mất tiền oan và vẫn phải tự đi kiếm việc. |
Nguồn cung lao động thiếu, thất nghiệp giảm mạnh |
Theo Trung tâm Giới thiệu việc làm (GTVL) Đông Nam bộ, năm 2015, sau Tết Ất Mùi, trung bình mỗi ngày tại các huyện, thị trên toàn tỉnh chỉ có gần 100 người đăng ký thất nghiệp. Theo đó, số người xin hưởng thất nghiệp từ sau Tết đến nay chưa bằng một nửa so với những năm trước và thấp hơn cả những ngày bình thường (những năm trước, sau Tết Nguyên đán, số người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp thường tăng đột biến khoảng 250 người/ngày). |
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do thị trường lao động hiện đang khởi sắc, cung không đáp ứng đủ nhu cầu. Thời điểm này, doanh nghiệp trong tỉnh cần tuyển khoảng 40.000 lao động nhưng đa số các công ty không tuyển đủ. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia sàn giao dịch việc làm với nhu cầu tuyển hàng ngàn lao động (chủ yếu là công nhân phổ thông), tập trung ở các ngành như may mặc, cơ khí, giày da… do Trung tâm GTVL Đông Nam bộ tổ chức vào ngày 10-3 tới. Ngoài ra, trong 3 ngày (từ 1-3 đến 3-3) trên website của trung tâm đã có 15 doanh nghiệp đăng thông báo tuyển dụng. |
Ngoài ra, theo quy định mới, từ năm 2015, người lao động sau khi nghỉ việc có thể về tỉnh, thành phố nơi mình sinh sống để đăng ký thất nghiệp (trước phải đăng ký thất nghiệp tại địa phương nơi lao động làm việc). Điều này cũng làm cho số người xin hưởng thất nghiệp trên địa bàn tỉnh giảm. Thống kê của Trung tâm GTVL Đông Nam bộ cho thấy, hai tháng đầu năm 2015, có 3.200 người xin hưởng trợ cấp thất nghiệp (con số này chỉ bằng 1 tháng của năm 2014), 90% số đối tượng trên đã được Trung tâm đã ra quyết định chi tiền trợ cấp với số tiền khoảng 14 tỷ đồng. |
Lê Văn |
Người dân xô đẩy cướp hoa lễ ở đền Trần
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)