Rủi ro thời trang, làm đẹp
|
Copy từ cuốn sách "Câu chuyện thầy lang" tập 5, tác giả: BS. Nguyễn Ý Đức,nhà xuất bản Văn Nghệ năm 2006, 205 trang khổ 13 x 19 cm- Bài "Rủi ro thời trang, làm đẹp" in ở các trang 169 - 179. Ảnh minh họa do thnien sưu tầm. |
Thời trang là cách ăn mặc được công chúng ưa chuộng, phổ biến trong từng thời kỳ. Mỗi dân tộc, mỗi lớp tuổi, giới tính có ý niệm về thời trang riêng. Đây là một ngành nghệ thuật với các khuynh hướng, thể loại, phong cách khác nhau. Thời trang đi đôi với làm đẹp, thẩm mỹ. |
Thường thường khi nói tới thời trang quần áo, nhiều người chỉ liên tưởng tới phụ nữ, cho rằng chỉ họ mới chăm lo cho vẻ dáng bề ngoài. Nhưng thực ra nam giới cũng lưu tâm rất nhiều tới vấn đề này. |
Nhưng thời trang làm đẹp cũng có một số rủi ro cho sức khỏe. Nên cùng tìm hiểu một số rủi ro này. |
Giày cao gót |
Trước hết xin nói tới đôi giày, đôi dép với hai bàn chân. |
Thiên chức của hai bàn chân là để đi lại, chạy nhảy, leo trèo, nhún nhẩy, múa may quay cuồng. |
Mà tập đi những bước đầu đời với em bé là cả một công trình ngoạn mục cần học hỏi và thực hiện trong nhiều tháng. Trước hết là bé phải xoay bụng để tập bò với đôi bàn tay, hai đầu gối, rồi cẩn thận đẩy mình lên cao, chập chững đứng dậy. Bé sẽ té, nhưng bé vẫn cố, tiếp tục sau cả trăm lần thất bại, tae lên té xuống. Nhưng rồi bé sẽ đứng vững và chập choạng bước tới. |
Khi tập như vậy bé phải sử dụng nhiều cơ bắp, co vào duỗi ra đúng lúc nhịp nhàng với nhau để cân bằng trọng tâm cơ thể trên đôi bàn chân nho nhỏ với gót hồng hồng. Tiểu não có vai trò quan trọng trong giữ thăng bằng này. Và cũng không quên hai cánh tay đung đưa phải trái, trước sau nhất là lúc đi nhanh, chạy bộ. |
Khi đi đứng, hai bàn chân với các ngón thường là phải bám bằng trên mặt đất để chịu đựng sức nặng cơ thể. Mới sanh ra ai cũng có bàn chân đẹp. Chỉ khi bé thơ bắt đầu bước đi thì các cơ và gân mới căng ra và kéo các xương cong lên. Thường thường khi bước thì gót chân chạm mặt đất trước. |
Khi đi hoặc bắt đầu chạy, cẳng chân chịu sức nặng lớn hơn trọng lượng cơ thể tới 6 lần. Bàn chân có nhiều xương nhỏ, mềm rất dễ gẫy. Nhưng chúng được cột với nhau bằng một hệ thống gân và dây chằng rất bền dai để giúp nhịp nhàng bước tới lui. |
Đã có một thời, bàn chân nhỏ được coi như thuộc danh gia quý tộc, nên bó chân, nhét vào đôi hài bé xíu, xương gót chân gập về phía trước, bốn ngón chân cong vào nằm ở dưới. Thành gót sen nho nhỏ xinh xinh nhưng đi không vững và khó khăn. |
Chân để đi. Nhưng mặt đất cũng nhiều rủi ro gây tổn thương cho chân nên cần được bảo vệ bằng thứ mà ta gọi là đôi giày, đôi dép. |
Dép được dùng đầu tiên ở vùng khí hậu nóng với mục đích bảo vệ bàn chân, gotc chân, nhưng mu bàn chân để hở vì cần thông thoáng. Trong khi đó dân miền núi, nơi có khí hậu lạnh thì mang giày ống. |
|
Đi giày cao gót gây biến dạng bàn chân và làm thoái hóa khớp cổ chân
|
Nhiều ngàn năm trước đây, giày cho cả nam lẫn nữ chỉ là một miếng vật liệu bao bọc toàn chân; mãi tới thế kỷ 18 mới có khác nhau giữa giày nam và giày nữ. |
Giày với gót cao 6 inch đã được nữ lưu quý phái Âu châu mang từ thế kỷ 17, và khi bước đi họ cần hai nô tỳ đỡ hai bên để đứng vững. Sneakers, cowboy boots, giày mocassins được chế tạo ở Mỹ. |
Dù là để bảo vệ đôi bàn chân, nhưng giày dép quá cao cũng đưa đến rủi ro cho người mang chúng. |
Bình thường khi ta bước tới thì gót chân chạm đất trước. Nếu sờ vào gót, ta thấy nơi đây cũng dày hơn phần trước của chân. Khi làm ra giày thì cũng không ai nghĩ tới làm gót cao. Nhưng dùng lâu, thấy gót giày chóng mòn, nên đã được đưa cao hơn. Và mục tiêu sơ khởi của đế cao chỉ là vậy: để giày khỏi sớm mòn. |
Nhưng thời trang làm đẹp lại đi xa hơn. Vì người ta thấy khi phụ nữ mang giày đế cao thì bước đi nom thanh cao, yểu điệu, dễ dàng nhún nhảy, nhất là nhấp nhô bàn tọa. Khiêu vũ điệu valse mà đi giày gót cao thì mỗi bước quay là cả một nhịp nhàng uốn éo, như sóng dợn lên xuống. |
Khi mang giày gót quá cao, quý bà quý cô sẽ bước đi trên những ngón chân của mình thay vì cả bàn chân. Ngực và thắt lưng sẽ đẩy về phía trước, hông ngả về phía sau, đầu gối gập lại, toàn thân tựa trên các đầu ngón chân. Hậu quả là cơ bắp chuối không duỗi ra, trở thành co cứng, ngắn lại; đầu gối đau nhức vì bắp thịt trên đùi đè xuống. Nếu bước đi mà mất thăng bằng sẽ bị trẹo cổ chân, bong gân; gân gót chân co ngắn, cứng nhắc. Dáng đi sẽ thay đổi, gót chân không chạm xuống đất. |
Lái xe hơi với giày gót quá cao hoặc dép mỏng cũng có vấn đề. Khi đạp thắng hay ga, ngón chân đè lên các bộ phận này, gót chân dựa xuống sàn xe. Với gót giày cao, gót chân nâng lên, đầu ngón chân luôn luôn đè lên thắng, ga, có thể gây tai nạn. |
Chiếc cà vạt |
Chẳng biết từ bao giờ, tại sao phải mang, nhưng cà vạt vẫn hiện diện, ta vẫn phải cột cái thừng vải quanh cổ, cho hợp thời trang, cho "coi được" khi đi xin việc, tiếp tân, hỏi vợ. |
Nhưng cũng chẳng cần bỏ ra nhiều tiền để mua chiếc cà vạt đắt tiền, rực rỡ mà điều cần là biết lựa cho đúng lúc. Một chiếc cà vạt với các màu căn bản đỏ, blue, vàng, đen là đủ ăn ý với hầu hết các áo sơ mi và áo vét. Màu xanh lam ôn hòa dễ tạo niềm tin; màu đỏ thể hiện sự nhiệt tình cao sang; cà vạt sọc cổ điển thích hợp với người lớn tuổi, chính khách. |
Tuy nhiên cà vạt cũng có mấy rủi ro cho người mang và cho người khác. |
Không nên mang cà vạt khi điều khiển một máy đang chuyển động, kẻo nó vướng vào bánh xe của máy. Không nên làm nữ nhân viên giận kẻo mà họ nắm cà vạt lôi xềnh xệch đi theo. Đừng để cà vạt kẹt vào cửa xe vừa khép để khỏi bị ngoẹo cổ khi bước đi. |
Không nên mang cà vạt, mặc áo tay rộng và dài, quần áo rộng thùng thình khi làm việc với hoặc đến gần máy tự động. Đồ trang sức kim loại nhẫn, vòng khuyên tai, đồng hồ đẫn điện có thể đưa tới điện giựt. |
Và nhất là dè dặt với cà vạt của thầy thuốc. |
Kết quả nghiên cứu lý thú của Hội Vi Trùng Học Hoa Kỳ công bố vào tháng 5 năm 2004 cho hay: cà vạt của mấy thầy thuốc chứa nhiều vi trùng gây bệnh gấp 10 lần vi trùng ở cà vạt của mấy ông bạn gác cổng, giữ an ninh cơ sở. Lý do là khi quan thầy khám chạm cà vạt vào bệnh nhân thì cà vạt mang vi khuẩn từ người bệnh, rồi truyền sang người khác. Ấy là chưa kể, khi ông ta nắn nót lại chiếc cà vạt sau khi khám bệnh thì bàn tay cũng dính cả triệu con vi trùng.ông ta |
Cho nên, Hội này đề nghị thầy thuốc mang nơ hoặc kẹp chiếc cà vạt và áo, hoặc xịt thuốc sát trùng, bọc trong bao cao su. Tốt hơn hết là bỏ quách cái cà vạt cho tiện việc, vừa an toàn cho mọi người vừa khỏi vướng víu ngay cổ. |
Đeo trang sức, khuyên,vòng |
Thường thường ta chỉ thấy phụ nữ, con gái bên mình bấm lỗ ở dái tai để đeo bông hay đeo khuyên coi như một thứ trang sức và đồng bào thiểu số mình cà răng, căng tai. |
Khi thấy người ta đeo đồ trang sức ở những nơi khác trên cơ thể như trên lông mày, lỗ mũi, thấy hơi chướng mắt, dị dạng nhất là khi quý ông mà trang sức như vậy. |
|
Thực ra sự bấm hay chọc thủng da để đeo đồ trang sức là một tập tục đãcó từ lâu trên trái đất. |
Thân nhân hoàng tộc Ai Cập đeo vòng nơi rốn cho đẹp. Chiến sĩ giác đấu La Mã đeo khuyên nơi vú để chứng tỏ lòng trung thành với nhà vua. Tục lệ đàn ông đàn bà đeo bông tai có từ thời cổ xưa ở Ba Tư. Ở La Mã, Hy Lạp khi trước chỉ đàn bà mới mang bông tai và người nô lệ bắt buộc phải mang vòng ở đầu dương vật để chứng tỏ sự không lăng nhăng lang chạ. |
Dân chúng một số bộ lạc ở Trung Phi châu, nam Mỹ châu xỏ vòng ở môi. Phụ nữ dưới triều đại Louis XVI mang vòng trên nhũ hoa. Phụ nữ anh thấy hay hay, gợi tình, vừa làm nhũ hoa lớn hơn lại kích thích vú nên cũng bắt chước. |
Đeo khuyên nơi dương vật đã được tả trong sách Kama Sutra để làm tăng cảm giác khi giao hoan. Dưới thời nữ hoàng Anh Victoria, sự đeo vòng nơi dương vật còn được dùng để kéo cơ quan này sang bên cạnh, tránh sự căng phồng khi mặc quần bó sát mình. |
Thiếu niên tới tuổi dậy thì bên Châu Phi và Trung Đông lại đeo vòng ở một nửa túi da bọc ngọc hành để ngăn không cho ngọc hành chạy ngược lên bụng, coi như là để khỏi bị trở lại làm con nít. |
Ngày nay, trong nhiều quốc gia, việc đeo vòng trên da được dư luận một phần nào chấp thuận. Nhiều lý do được viện ra để biện hộ cho việc đeo trang sức như vậy. |
1. Có người nói xâu da đeo trang sức là để nói lên quan điểm của mình với xã hội cũng như biểu lộ quan niệm sống phóng khoáng của cá nhân đó. |
2.Có người thì để kỷ niệm một gặp gỡ hay chấm dứt một liên hệ tình cảm hoặc coi như biểu tượng thành viên một nhóm, hội. |
3. Đeo khuyên trên lưỡi để tăng cảm giác khi hôn nhau hoặc khấu dâm. |
4. Đeo trang sức nơi lỗ rốn với bụng phơi trần như Cher, Madonna để khoe tấm thân ngàn vàng. |
5. Đeo ở nhũ hoa để tự gây cảm giác kích thích. |
6. Xâu lỗ đeo khuyên nơi âm thần để tăng kích thích. |
Nữ trang có nhiều hình dạng khác nhau: vòng tròn, nhẫn, vòng bán nguyệt, khuy stud, đinh tán, kích thước lớn nhỏ tùy theo vị trí được mang trên cơ thể. Đa số trang sức làm bằng kim loại nguyên chất hoặc hỗn hợp như thép, vàng, niobium, titalium, hợp kim alloy. Trang sức cần nhẵn nhụi, chịu được độ nóng khử trùng và có thể tháo ra dễ dàng khi cần như giải phẩu, chụp quang tuyến cơ thể. |
MIỆNG: Môi, má, giữa lưỡi là nơi hay được mang tràng sức. Rủi ro thường thấy là chảy máu, sưng, cản trở không khí, thực phẩm lưu thông, gãy răng, nhiễm trùng. |
|
Khoen tai: Tai là nơi mang trang sức thông thường nhất. Nhưng khi mang trang sức bấm da, có một vài rắc rối có thể xảy ra. |
1. Dị ứng với kim loại làm đồ trang sức nhất là với chất kền (nikel) gây ngứa, đỏ da. |
2. Nhiễm vi trùng trên da khi dụng cụ bấm da không được khử trùng. |
3. Vết sẹo trên da đôi khi rất dày và lớn. |
4.Đặc biệt là xâu lưỡi thường hay bị chảy máu lâu, xâu tai bị sẹo lớn, cục mỡ, đứt dái tai. |
5. Đeo trang sức nơi cơ quan sinh dục dễ bị nhiễm trùng. |
|
Rihanna xinh đẹp tại bữa tiệc đón chào năm mới do người bạn thân tổ chức. Rihanna còn thể hiện cá tính bằng việc đeo khuyên cho cả nhũ hoa. |
Sau đây là một trường hợp nhiễm trùng não bộ do xâu lưỡi đã được các bác sĩ tại Đại học Y khoa Yale công bố vào giữa tháng 12, 2001. |
Ba ngày sau khi xuyên lưỡi để đeo trang sức, một thiếu nữ dưới 20 tuổi thấy lưỡi sung, đau và có tiết ra nước mùi rất hôi. Cô bèn tháo bỏ trang sức thì các triệu chứng hết ngay. |
Nhưng một tháng sau, cô thấy nhức đầu vô cùng, nóng sốt, ói mửa và đi đứng không vững. Chụp quang tuyến cắt lớp, thấy tiểu não bị nhiễm trùng, làm mủ. Cô được bác sĩ giải phẩu lấy mủ và chữa bằng thuốc kháng sinh truyền qua mạch máu trong sáu tuần lễ mới khỏi. |
Các bác sĩ kết luận đây là trường hợp nhiễm độc gây ra do vi khuẩn xâm nhập não từ miệng. Theo bác sĩ Richard Martinello, chuyên gia về bệnh nhiễm tại đại học Yale, thì việc xâu lưỡi để đeo trang sức rất dễ gây ra nhiễm trùng não bộ. |
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ có cùng kết luận và cho hay sự xâu lưỡi, môi và má để đeo trang sức đều đưa tới nhiễm độc và chảy máu vì nơi đây có rất nhiều vi quản. |
Hội Bì Phu Hoa Kỳ chống đối mọi việc xâu cơ thể để đeo trang sức, ngoại trừ bấm lỗ tai. |
Cách đây mấy năm, các bác sĩ bên Anh đã phải giải phẩu để lấy trang sức đeo trên lưỡi của một thiễu nữ 25 tuổi vì nhiễm trùng ở miệng rất trầm trọng có thể gây ra bế tắc đường hô hấp. |
Thủ thuật bấm, xâu da thường được thực hiện bởi người "có kinh nghiệm" học lẫn nhau chứ không có lớp hay chương trình đào tạo, huấn luyện chính thức. |
Điều cần thiết là khi thực hiện công việc này, dụng cụ cần được khử trùng kỹ lưỡng, người thực hiện cần biết qua về cơ thể học để tránh bấm xâu vào chỗ phạm trên da. |
Trước khi làm việc bấm, xâu này nên cho chuyên viên biết mình đang có bệnh gì và đang dùng thuốc gì vì có thể có ảnh hưởng đến sự lành của vết bấm. Cần ghi nhớ cách săn sóc vết cắt trên da để tránh nhiễm trùng, lâu lành. |
Và nhớ kiếm người xâu da có kinh nghiệm và dùng dụng cụ khử trùng cũng như săn sóc kỹ càng sau khi bấm da, đeo đồ nữ trang. |
Xâm chàm da |
Ngoài ra, để làm dáng nhiều người còn xâm da với các hình thù ngộ nghĩnh, kỳ dị khác nhau với mục đích làm đẹp thân hình. Đó là cá vết chàm (tattoo) bằng cách chích phẩm màu vào lớp sâu trong da như lông mày, môi. Dụng cụ chích có thể là kim thường hay máy xâm có thể châm vào da cả trăm lần trong một phút mà không cần làm tê da. |
|
Xâm da có rủi ro đưa tới nhiễm trùng các bệnh như viêm gan B,C, giang mai và tất cả các nhiễm với vi sinh vật gây bệnh khác. Đây là hậu quả của không khử trùng dụng cụ, không vệ sinh khi châm kim, bơm màu. |
Sau một thời gian, nhiều người không thích xâm chàm và muốn tẩy xóa. Với chàm nhỏ, giải phẩu tinh vi có thể hy vọng lấy đi. Chàm lớn cần dùng phương pháp mài đi một lớp da mỏng. Các nhà chuyên môn cũng chà da với hạt muối bếp cho tới khi chàm mòn đi. Nói tưởng như dễ nhưng các phương pháp này cần được bác sĩ chuyên khoa thực hiện. |
|
Trong những năm gần đây, tia laser được dùng để lấy vết chàm đi. Phương pháp này khá công hiệu và an toàn. |
Kết luận |
Ở đời, mọi sự đều phúc đấy, họa đấy, song hành tốt xấu. Làm dáng, làm đẹp cũng vậy. |
Nhưng đừng thái quá, tránh lạm dụng thì chắc là có lợi nhiều hơn điều hại. Khôn ngoan là biết dừng lại ở mức vừa phải. Nên cổ nhân thường nhắc nhở "tri túc tiện túc" là vậy. |
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét