Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Trẻ ăn nhiều béo phì, trầm cảm làm sao?

Trẻ ăn nhiều béo phì, trầm cảm làm sao?
Huỳnh Trà Kiệu
Copy từ báo Thuốc & Sức khỏe số 468 (15/01/2013), đăng ngày 15/01/13.
Trẻ ăn nhiều sẽ thừa năng lượng, dẫn đến béo phì. Trẻ béo phì thường bị chế diễu hoặc không vừa lòng với sắc vóc của mình, đâm ra dễ mặc cảm,mất tự tin, xa lánh mọi người, từ đó sinh ra trầm cảm. Khi bị trầm cảm, trẻ có thể ăn uống mất kiểm soát, không biết điểm dừng, lại lười vận động nên lại dư thừa năng lượng, sinh béo phì... Vòng lẩn quẩn cứ thế ngày một gia tăng.
Chứng trầm cảm nếu không được điều trị sẽ khiến trẻ bị sa sút cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, thành tích học tập ngày càng kém, mất ý chí phấn đấu và đôi khi có thể dẫn đến những hành động rồ dại như phá phách, hại người hoặc hủy hoại chính mình.
Là cha mẹ, bạn phải làm sao để giúp cho con mình phá vỡ thế bế tắc của vòng lẩn quẩn đó?
Ảnh minh họa: Trẻ thiếu tập trung, học hành sa sút.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm ở trẻ em và những gì bạn có thể làm để giúp đỡ con em mình:
Một số triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên:
- Thường cảm thấy u buồn, ơ thờ, mệt mỏi, lo lắng...
- Không tỏ ra hứng thú với những điều mà các trẻ khác thường thích;
- Ăn, ngủ thất thường: ăn ngốn ngấu hoặc chán ăn, Ngủ li bì hay mất ngủ;
- Lười vận động, thiếu tập trung, học hành sa sút;
- Tăng cân, béo phì (cũng có trẻ bị sút cân);
- Không hợp tác, ngại giao tiếp, có thái độ phớt lờ, hoặc cáu kỉnh, chống đối;
- Ưa hút thuốc, uống rượu, lạm dụng ma túy...
- Có ý muốn hoặc hành động tự tử ...
Khi thấy con em mình có một số những biểu hiện như trên, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến cá phòng khám chuyên khoa về tâm thần để các nhà chuyên môn khám xác định và đề ra các biện pháp càn thiết để phòng ngừa và điều trị, như kê đơn cho trẻ dùng thuốc, kết hợp với tư vấn, tâm lý liệu pháp,...
Sự hợp tác thường xuyên giữa gia đình và bác sĩ điều trị cũng là một yếu tố rất cần thiết cho việc điều trọ những trẻ bị trầm cảm.
Thật rta, có 20% trẻ trong tuổi thanh thiếu niên đôi khi có thể bị trầm cảm. Chứng trầm cảm của tuổi trẻ có thể cải thiện nhờ một yếu tố hoặc một cơ may nào đó mang lại sự hưng phấn cho trẻ, giúp trẻ vượt qua được giai đoạn dễ bị tổn thương này. Tuy nhiên, khi trẻ bị trầm cảm lâu dài không được điều trị, kết quả trở nên nghiêm trọng: Học hành sa sút hay bỏ học; xáo trộn các mối quan hệ; tăng tỉ lệ bệnh tật; lạm dụng chất gây nghiện; dễ bị rủi ro về tính dục,...
Nên tạo điều kiện để trẻ tiếp cận với thiên nhiên
Nguy hiểm hơn, khi trầm cảm không được điều trị, cảm giác tuyệt vọng ở trẻ có thể dẫn đến những hành vi bốc đồng như gây chết người hoặc tự hủy hoại mình.
Tại Mỹ, tự tử là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong cho thanh thiếu niên và người trẻ tuổi.
Những trẻ có hành vi tự tử thường có những dấu hiệu cảnh báo trước mà phụ huynh cần phải để ý:
- Xa lánh mọi người và không thích tham gia các sinh hoạt cộng đồng
- Có hành vi thách thức hay bạo lực
- Có cảm giác tội lỗi
- Có ám ảnh về cái chết
- Viết những bài thơ hoặc vẽ về cái chết
- Cho hết đồ đạc,...
Một điều cũng rất cần cảnh báo là khi trẻ bị trầm cảm và đang được điều trị bằng thuốc, thì các phụ huynh càng cần phải để ý đến trẻ nhiều hơn. Lý do: một số thuốc trị trầm cảm lại thường có tác dụng phụ làm tăng khuynh hướng muốn tự tử cho người sử dụng.
Về phía gia đình
Về phía gia đình: các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý những điểm sau:
Các thành viên trong gia đình cần tìm hiểu kỹ năng đối phó để xử lý bất kỳ tâm trạng hoặc hành vi nào liên quan đến bệnh tình của trẻ.
- Trẻ em, dù bất kỳ ở tuổi nào và hình thể ra sao, đều cần đến tình thương và sự cảm thông của người lớn. trẻ trầm cảm vốn hướng nội, rất dễ bị tổn thương, nên càng cần có sự thông cảm nhiều hơn.
Tránh răn đe, chửi mắng, chê bai... làm tổn thương lòng tự ái, tự trọng và tự tin của trẻ, kể cả trêu chọc hoặc vô tình đặt cho trẻ các biệt danh như: Thằng Mập,Ông Địa, Con Ù, Bé Bự,... Thay vào đó, cần lắng nghe và cố gắng khám phá những vấn đề ẩn khuất có thể gây xáo trộn tâm tư và tình cảm của con cháu bạn.
Nếu trẻ thường xa lánh bạn bè hoặc mọi người vì sợ bị trêu chọc hay bắt nạt, hãy cố gắng giúp trẻ thấy những tình cảm xã hội tích cực hơn hoặc những cách lành mạnh để đối phó.
Hạn chế thời gian xem Tivi, chơi games, hoặc đọc truyện tranh của trẻ. Thay vào đó nên kéo trẻ từ màn hình cá nhân sang các trò chơi tập thể trong gia đình như hát karaoke, xem phim hài hay các trò chơi truyền hình có tính tập thể mà trẻ có thể ưa thich như Chuyện nhỏ, Ai thông minh hơn học sinh lớp Năm, Gia đình tài tử, Đấu trường 100,...
Khuyến khích và tạo cơ hội để trẻ tham gia các trò chơi vận động, các sinh hoạt cộng đồng, đội, nhóm, đi du lịch hoặc đi bộ ngoài trời, tắm hồ bơi với gia đình; chơi cầu lông, bóng đá, bóng rỗ với bạn bè tốt,...
* * * * * *
Các nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất là một trong những phương pháp điều trị trầm cảm có thể giúp phá vỡ vòng lẩn quẩn của bệnh trầm cảm, lười vận động, và tăng cân,béo phì.
- Để ý đến giờ ăn uống, học hành, ngủ nghỉ bất thường của trẻ và tìm cách từ từ uốn nắn nhẹ nhàng, tế nhị, chớ không nên rầy la hay cấm đoán khắt khe.
Theo Viện Hàn lâm Y học về Giấc ngủ Mỹ, thì trẻ em tuổi teens ( từ 13 đến 19 tuổi) càn được ngủ khoảng 9 giờ mỗi đêm. Một nghiên cứu từ trung tâm Y tế Đại học Columbia Hoa Kỳ còn cho thấy thanh thiếu niên đi ngủ sớm sẽ có được giấc ngủ nhiều hơn và ít bị trầm cảm hoặc có ý định tự tử.
- Trẻ cần được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là không nên bỏ bữa ăn sáng. Với những trẻ thừa cân hay béo phì thì cần hạn chế các chất béo, đường, bột, như bánh kẹo, các loại quả khô, nước ngọt, những thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn thường có nhiều chát béo ( nhất là chất béo trans ), chất đường,bột, muối ... Không để các loại thực phẩm dễ cám dỗ này trong btaamf tay hoặc tàm mắt của trẻ. Không rầy la, chế giuueux hoặc cám doán khắt khe làm trẻ tự ái, khi đó trẻ sẽ có nhu cầu ăn nhiều hơn để làm dịu cảm xúc bị tổn thương vì bị làm nhục.
- Quan tâm trao đổi với con bạn và nhà trường về chuyện học hành của trẻ. Nếu trẻ thường bị điểm xấu sẽ đưa đến tự ti mặc cảm, mất tự tin, thậm chí ghê tởm bản thân. Có thể rủ bạn bè đến nhà học nhóm, mời người tư vấn, dạu kèm; nói chuyện với giáo viên về những phương cách để giúp con của bạn cải thiện hiệu suất học tập của mình.
Huỳnh Trà Kiệu

Không có nhận xét nào: