Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Kỳ 2: “Thác rượu” chảy nơi cuối rừng

Kỳ 2: “Thác rượu” chảy nơi cuối rừng
Copy từ http://vietbao.vn/Phong-su/Ky-2-Thac-ruou-chay-noi-cuoi-rung/20743795/262/, bài đăng ngày 23-09-2007, mục Phóng sự .
TS)Chúng tôi vào Nậm Ban, nhưng không thể gặp được Chủ tịch xã Chìn A Chảo vì suốt ngày vị chủ tịch này chếnh choáng hơi men. Nhiều người dân Nậm Ban cũng chìm trong "thác rượu" đêm ngày, từ người già đến người trẻ.
Kỳ 1: Vượt rừng vào " Xã đói nhất của tiunhr nghèo nhất"
Lạc vào “xứ sở lưu linh”
Ông Lương Văn Thắng, chủ cửa hàng tạp hoá ở đầu cầu vào Nậm Ban nói rằng, có ngày, cửa hàng của ông bán tới... 300 lít rượu cho người Mảng. Những đồng tiền cứu trợ của Nhà nước được đổ hết vào... rượu.
Được phát gạo rồi thì mang đổi lấy rượu; size ảnh: 400-300
 
Ông Thắng cho biết thêm: “Có khi có cả người Mảng ở bản xa như Nậm Ô (bản trung tâm xã), hay Hua Pản còn đi bộ hơn cả ngày đường để mua rượu cho cả bản. Thường thường, họ mua một lúc hàng chục lít rượu”.
Gạo đi tới đâu thì...rượu cũng đi tới đó! size ảnh:400-300
 
Còn ở bản trung tâm Nậm Ô, đa số rượu uống hàng ngày của người Mảng là mua ngoài quán. Ngay giữa bản, có cửa hàng tạp hoá của người Kinh từ Phú Thọ chuyển về. Đây chính là nơi cung cấp rượu cho cả bản. Còn các bản xa như Hua Pản, cách bản trung tâm Nậm Ô hai ngày đường, chủ yếu là uống rượu tự nấu. Trong chuyến đi lên Hua Pản, chúng tôi nghe được chuyện Lò A Pó, 57 tuổi, “nếm rượu” đến say ngay từ vòi rượu mới nấu rót ra.
Gần 12h đêm, tại nhà Vàng A He (Nậm Ô), ba thanh niên trẻ, trong đó có He, còn ngồi bên bếp lửa. Trong lớp than đượm, mấy bắp ngô đang cháy khét lẹt, ba chai rượu đầy loại 0,75l đặt trên tấm ván kê giữa đất, như mời gọi.
Thấy chúng tôi vào, He mời uống và phân bày: "Các anh thông cảm! Uống tạm với ngô vậy, tụi em chủ yếu uống cho vui và đoàn kết anh em thôi! Nếu anh thích thì uống sáng đêm với tụi em, rượu thì không lo thiếu, vì trong nhà khi nào cũng có sẵn…".
Trong 5 bản người Mảng, chỉ trong vài năm trở lại đây, đã có tới 19 trường hợp thống kê được chết “do uống rượu” (con số do Lý A An, y tế bản Nậm Ô cho biết). Ngay tại trung tâm xã là bản Nậm Ô, trong 2 năm vừa qua có đến 9 trường hợp. Chìn A Chai, nguyên là xã đội trưởng, cũng chết sau khi uống rượu quá say. Vài năm sau, người con trai là Chìn A Tà cũng theo bố khi tuổi đời mới chỉ 36. Có trường hợp nữ là Tào Me Sơn sau khi uống rượu say chạy vào rừng và chết mà không ai rõ… nguyên nhân.
"Thác rượu" chảy tràn ngày đêm . size ảnh:400-300
 
Rải rác ở các bản khác còn có những cái chết đau lòng hơn. Như bản Nậm Xảo, bản nằm ven quốc lộ 12, chỉ trong 2 năm đã có 5 người chết do rượu. Trường hợp của gia đình Lò A Cam, vợ chết năm trước chồng chết theo năm sau. Con trai của Cam là Lò A Chiến cũng chết sau bố mẹ một năm do uống rượu say, bị Chìn A Bướng dùng súng kíp bắn chết.
Cái chết của Chiến khiến người dân Nậm Xảo không khỏi bàng hoàng. Khẩu súng kíp của Chiến khi đi săn về dựng nơi góc nhà. Chiến và Bướng sau khi uống say lời qua tiếng lại. Chiến thách Bướng: “Súng mà nổ thì tao mất cho mày 3 chai rượu”. Cũng chính vì say mà Chiến quên khẩu súng đã được Bướng nạp đạn để đi săn làm thức ăn cho cuộc rượu của hai người… Cái giá phải trả cho một phút bốc đồng không làm chủ được mình của Bướng là hơn 20 năm ngồi trong trại giam Yên Bái.
Giữa tháng 8, phần lớn các gia đình đã hết gạo ăn từ lâu, có nhà chỉ còn một vài gùi ngô bông. Cây sắn trên rừng củ chưa kịp lớn, bắp ngô cho cái hạt chưa kịp thu về, nương lúa, thửa ruộng đang thời kỳ sinh trưởng đã bị cơn lũ vừa qua cướp đi phần lớn. Nhưng, thay vì lo lắng phải đi làm lại con mương để dẫn nước vào ruộng, phần lớn dân bản, nhất là đàn ông, lại dành phần lớn thời gian để... uống rượu.
Cứu trợ như... “muối bỏ biển”
Trong suốt cuộc hành trình của chúng tôi, đến bản nào, nhà nào, cũng nhận được câu hỏi: “Bao giờ Nhà nước phát gạo cứu đói cán bộ nhỉ?”. Mới đây, tháng 11 năm 2006, tỉnh Lai Châu đã phát gạo cứu cho riêng đồng bào dân tộc Mảng 20kg/ khẩu. Trong dịp Tết Nguyên đán, tỉnh lại trợ cấp tiền ăn Tết cho những hộ nghèo.
Nhà Tào A Dự, gạo đã chuyển thành rượu 400-300
 
Tháng 3 vừa rồi, toàn xã Nậm Ban được nhận hơn 1 tỷ đồng tiền bảo vệ rừng của Dự án 661. Đợt 1, riêng 5 bản người Mảng đã nhận hơn 550 triệu đồng.
Có nhà ở bản Nậm Nó II, ngay chiều hôm đó đã ra Pa Tần mua một chiếc xe Weve tầu về mặc dù nhà đã hết gạo ăn. Sáng hôm sau mang ra tập đi ngã dúi dụi. Đến chiều chiếc xe đã vỡ hết yếm và trên mình chủ nhân của nó cũng đầy những thương tích.
Trong lần phát tiền đợt 2, Ban Dự án 661 của huyện Sìn Hồ đã xin ý kiến của huyện chuyển số tiền chăm sóc bảo vệ rừng của người Mảng thành... gạo, để cứu đói, mỗi nhà được 20kg gạo. Theo ông Hồ Xuân Vĩ, Phó Ban Dự án 661 thì: “Tháng 8 là tháng giáp hạt, đồng bào đều đói hết. Trước tiên phải cứu đói cho đồng bào đã. Thời điểm này phát gạo một lần, tháng 11 phát gạo lần nữa. Chúng tôi sợ khi tiền đến được với bà con lại chuyển thành rượu hết nên mới đề ra biện pháp phát gạo này”.
1060 khẩu người Mảng được phát gạo cứu đói, mỗi khẩu 20kg -300-400
 
Diện tích đất canh tác dành cho cây lương thực của cả xã chỉ trồng chủ yếu là ngô và sắn, không cho thu hoạch cao. Số lương thực ít ỏi đó, theo bà Lý Thị Chướng, Phó Chủ tịch xã, chỉ đủ nuôi sống người Mảng trong vòng được 2 tháng.
Thực trạng đói nghèo đang diễn ra tại Nậm Ban. Nhưng theo ông Vĩ thì: “Chỉ tính riêng tiền hỗ trợ từ việc chăm sóc bảo vệ rừng của dự án khoanh nuôi bảo vệ rừng 611, được cấp 3 đợt trong năm, người Mảng đã có đủ số gạo ăn trong vòng trên 8 tháng”.
Tổng cộng “nguồn thu” của người Mảng từ tiền Dự án 661 và lương thực canh tác có thể đủ ăn trên 10 tháng. Nhưng thực tế, tộc người này vẫn đói hơn 10 tháng trong năm. Bữa ăn có khi không có cả ngô và sắn mà chỉ là củ mài, rau rừng...
Với tốc độ cháy rừng và phá rừng ở Lai Châu nói chung và ở xã Nậm Ban nói riêng như hiện nay, tài nguyên đất canh tác nông nghiệp ở Nậm Ban đang bị thu hẹp một cách đáng sợ.
Phó Chủ tịch xã Lý Thị Chướng cho biết: “Hiện tại, không thể thống kê được diện tích canh tác lúa nước của toàn xã bởi vì cứ sau mùa mưa lũ lại cuốn trôi đi nhiều đám ruộng quanh suối Gium Bai. Bà con phải đi trồng nương ở đồi núi dốc, xa nhà, năng suất thấp. Trong năm vừa qua, nhà nước đã tài trợ cho xã nhiều đợt giống cây trồng, phân bón để chăm sóc cây trồng, nhưng đa số các hộ đều bán ở ngay Pa Tần mua rượu về uống”.
Thông Chí - Thông Thiện
Kỳ 3: Người Kinh trên vùng đất khó
Việt Báo (Theo_VietNamNet)

Không có nhận xét nào: