Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Lá đu đủ chữa bệnh ung thư

Lá đu đủ chữa bệnh ung thư
Copy từ http://doanvantiet.vnweblogs.com/post/7634/371841; đăng ngày 08/07/12, mục Sống khỏe.
Phỏng vấn nhà văn Văn Quang v/v "Lá đu đủ chữa ung thư".
Câu hỏi :
Tôi nghe nói ông có giúp một số bạn bè mắc bệnh ung thư bằng cách mua giúp lá đu đủ để chữa bệnh.
Xin hỏi ông: có phải lá đu đủ nào cũng chữa được tất cả các bệnh ung thư? Và những người bạn của ông đã thuyên giảm bệnh UNG THƯ GÌ?
Cảm ơn ông. (NVT- Sydney)
Trả lời
Đúng như bạn biết, tôi thường cung cấp lá đu đủ cho một vài người bạn hoặc người quen để chữa bệnh ung thư. Tôi không đi mua mà đi kiếm và tự trồng đu đủ khi còn ở Lộc Ninh. Nay tôi ở hẳn tại Sài Gòn thì nhờ người nhà ở Long Khánh kiếm giùm. Tôi cũng xin nói rõ là tôi không phải là người tìm ra cách chữa bệnh ung thư bằng lá đu đủ. Sự việc này bắt đầu từ năm 2001.
Trường hợp đầu tiên là nhà văn Uyên Thao chỉ uống lá đu đủ.
Khi nhà văn Uyên Thao từ Virginia ở Mỹ về thăm lại Sài Gòn. Anh cho biết chắc chắn đây là lần về cuối cùng. Lý do là anh bị ung thư bao tử và được giải phẫu cắt bỏ bao tử vào tháng 12/2001 - tức là cách đây 10 năm. Bác sĩ tại Bệnh viện Fairfax cho biết anh chỉ có thể sống được thêm 8 tháng (may mắn lắm mới có thể sống tới cuối năm 2001, cùng lắm là 2004). Anh trở lại Sài Gòn để "chào từ biệt" họ hàng anh em ở Đà Lạt và Sài Gòn, lúc đó thời hạn "báo tử" đã được bốn tháng rồi, chỉ còn bốn tháng nữa thôi là "ra đi". Anh em đều ngậm ngùi đau xót. Lúc đó tôi mới chợt nhớ ra rằng có người nói với tôi đã khỏi bệnh ung thư bằng cách uống lá đu đủ. Cứ lấy lá đu đủ pha như nước trà mà uống hằng ngày. Vậy "còn nước còn tát", tôi đề nghị đi kiếm lá đu đủ cho anh Uyên Thao mang về Mỹ uống. Và chúng tôi đã thực hiện phương pháp cuối cùng này với niềm tin rất mong manh. Ít lâu sau, tôi không nhớ rõ là bao lâu, nhưng chắc là sau thời gian 4 tháng còn lại của cuộc đời, anh Uyên Thao báo tin vẫn khỏe mạnh vì uống lá đu đủ đều đều hằng ngày. Chờ một thời gian nữa, có lẽ là 4 năm sau, khi anh Uyên Thao về Sài Gòn lần thứ hai, tôi thấy anh có vẻ khỏe mạnh hơn lần trước nhiều. Tôi hỏi thẳng ngay: "Ngoài lá đu đủ ra, mày còn uống thêm thứ thuốc nào khác không?". Anh nói "Không, tao bị xạ trị, sợ quá rồi nên không uống thêm thứ thuốc nào khác cả". Tôi hỏi để xác định xem có phải chỉ vì lá đu đủ mà anh khỏe mạnh không. Bởi thật ra hồi đó chưa có một minh chứng khoa học nào về lá đu đủ chữa khỏi bệnh ung thư (nay đã có rồi). Cho nên ngay cả với những người thân quen tôi cũng phải nói rõ. Trong một bài viết về vấn đề này, hồi năm 2005, tôi trích lại để bạn đọc Thời báo cùng biết:
Sự thật về lá đu đủ có chữa được ung thư không?
Trong những năm gần đây, một đôi lần, tôi cũng đã được một số bạn bè hoặc người quen ở nước ngoài, hỏi xin lá đu đủ để chữa bệnh ung thư. Tôi đã từng trình bày rõ ràng với một số bạn bè và người quen về trường hợp này. Nhân ở đây tôi cũng xin trình bày cụ thể hơn về chuyện lá đu đủ có chữa bệnh ung thư không. Câu trả lời của tôi hết sức chân thật rằng tôi hoàn toàn không thể biết hiệu quả của nó ra sao, tôi cũng chỉ nghe người ta nói lại và yêu cầu tôi kiếm giùm thứ lá đu đủ này. Từ đó tôi nhận được nhiều nguồn tin cho biết về một số trường hợp đã uống lá đu đủ, có người khỏi hẳn, có người kéo dài được cuộc sống trong một khoảng thời gian nào đó, có người không mang lại hiệu quả gì, "ra đi" luôn, nhưng hầu hết là vì bệnh tình quá nặng rồi.
Tôi chỉ còn biết làm mỗi công việc là đi tìm lá đu đủ phơi khô để gửi cho những bạn nào ở nước ngoài cần. Sau đó thì người ta lại mách rằng phải có lá đu đủ đực mới công hiệu. Thôi thì người ta mách, cứ dùng. Thứ lá "đực" này thì quá hiếm vì đó là thứ cây đu đủ không có trái nên chẳng ai giữ làm gì cho tốn đất, cứ thấy đu đủ đực thì người ta chặt phăng ngay. Vì thế cho nên tôi lại phải nhờ người nhà ở Long Khánh vào rừng kiếm rồi trồng đu đủ đực ngay trong vườn nhà. Như vậy mới có để cung cấp cho bạn bè và ngay cả những người không quen. Tôi cũng xin nói rõ là tôi hoàn toàn tặng theo yêu cầu, tuyệt đối không hề nhận bất cứ cái gì của ai, dù là một bao thuốc lá. Thứ hai là dùng lá đu đủ để chữa bệnh, tôi chưa biết có một trung tâm y khoa hoặc nhà nghiên cứu nào công bố về tác dụng lợi hại của nó ra sao. Đây chỉ là bài thuốc dân gian, có lẽ chỉ có ở Việt Nam. Tôi chỉ biết rằng có người bạn của tôi đã uống lá đu đủ này từ vài ba năm nay và không gây tác hại gì, đến nay vẫn mạnh khỏe. Đó là những sự thật về lá đu đủ. Ai tin thì dùng. Chưa thể có một kết luận nào rõ ràng". -(Trích trong bài viết của tôi năm 2005).
Tôi cũng xin thông tin thêm là mới gần đây, tôi vẫn gửi lá đu đủ phơi khô cho anh Uyên Thao, và ngày 29/04/2011 tức 10 năm sau, anh Uyên Thao còn gửi email xác nhận với tôi: "Bây giờ vẫn ngồi viết thư cho mày, không biết có phải vì đã liên tục uống lá đu đủ không". Anh cũng cho biết uống nước lá đu đủ không gây một tác dụng phụ nào. Nói rõ hơn là không độc hại, nếu không có ích thì cũng vô hại.
Đến nay, qua những trang internet và bạn bè gửi cho, tôi đã thấy một số công trình nghiên cứu tìm thấy tính chất của lá đu đủ có thể chữa khỏi bệnh ung thư. Đó là điều đáng mừng. Xin trích dẫn:
Các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ vừa phát hiện thêm một tác dụng mới của cây đu đủ: chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng diệt tế bào ung thư.
Kết quả nghiên cứu mới này được đăng tải trên "Tạp chí dược lý dân tộc" của Nhật Bản. Theo phát hiện mới của nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của Văn phòng thí nghiệm lâm sàng thuộc Trung tâm Ung thư, Đại học Florida ở Mỹ và Đại học Tokyo ở Nhật Bản, chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng kháng ung thư và hiệu quả này tương thích với tất cả các tế bào ung thư được gây dựng trong phòng thí nghiệm, gồm ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư gan, phổi, ung thư tuyến tụy...
Mặt khác, việc sử dụng chất chiết xuất từ lá đu đủ kháng ung thư còn có ưu điểm ở chỗ nó không mang độc tính và không gây ra tác dụng phụ. Nó có thể tiêu diệt tế bào ung thư, song không ảnh hưởng xấu đến các tế bào khỏe mạnh, vì vậy sẽ tránh được các trường hợp làm tổn thương đến cơ thể người bệnh như khi dùng các loại thuốc thông thường..."
Thưa bạn, như thế chúng ta đã có thể tạm thời yên tâm về vấn đề này. Tôi xin nói thêm về hai trường hợp khác mà tôi đã biết.
Trường hợp khỏi bệnh của một phụ nữ tại Lộc Ninh.
Khi tôi nhờ nhà văn nữ Thụy Vũ ở Lộc Ninh phơi lá đu đủ để gửi cho anh Uyên Thao, một chị hàng xóm ở sát cạnh nhà bà Thụy Vũ hỏi phơi lá này để làm gì. Khi được trả lời là để chữa khỏi bệnh ung thư, bà này liền bắt chước, phơi lá đu đủ sẵn có trong vườn và hằng ngày chịu khó uống và uống đậm đặc hơn người thường, vì bà bị ung thư tử cung đến thời kỳ mà bác sĩ nói chỉ chờ ngày ra đi thôi. Một năm sau, bà đến bệnh viện tái khám, bác sĩ cũng ngẩn ngơ không hiểu tại sao bà khỏi bệnh. Chúng tôi lại thấy bà đi xe đạp, đèo từng đống hàng như đàn ông và... xin lỗi các bạn, bà lại có "bồ", vi vút như không có gì xảy ra.
Trường hợp thứ ba là của bạn bè và bà mẹ của nhà văn Đào Vũ Anh Hùng ở Mỹ.
Đây là đoạn văn do chính nhà văn Đào Vũ Anh Hùng viết trên trang web của MANG VIEN LONG ngày 26/09/2009:
"Hồi mới qua Mỹ, khoảng cuối thập niên '70, tôi có đọc một tài liệu trên một tạp chí Y Khoa bằng tiếng Anh, do một bác sĩ người Đức làm việc bên Úc, công bố: "Thổ dân Úc đã biết dùng Lá Đu Đủ chữa khỏi bệnh ung thư. Sau này báo Văn Nghệ Tiền Phong có dịch ra Việt ngữ phổ biến nhưng tôi không quan tâm mấy. Cho đến năm 2001, tôi có anh bạn Không Quân, qua đây bị ung thư phổi, chữa trị gần một năm không khỏi, đến giai đoạn cuối không còn cách chữa, BS cho về, khẳng định anh ta chỉ còn sống được nhiều lắm là 5 ngày. Anh ta về nhà, nghĩ còn một cách chữa trị có biết nhưng chưa thử lần nào, là nước lá đu đủ. Anh dùng và thấy kết quả hết sức nhanh chóng. Anh cho tôi biết chỉ sau 3 ngày đầu dùng lá đu đủ, anh hết đau ngay và không còn máu mủ từ phổi thải ra theo ống nhựa ra ngoài (rất hôi thối). Anh ta khỏi, sống được 8 năm nữa, khỏe mạnh như xưa. Sau này anh chết vì tai nạn xe hơi.
Trường hợp thứ hai là chính mẹ tôi. Cụ năm đó 80 tuổi, bị ung thư xương, 1/3 xương chậu của cụ bị ung thư "ăn" rỗng, nơi đó đùn lên một mass ung thư, rất đau đớn. Nói gọn, sau một thời gian khoảng 8 tháng, tôi cho Mẹ tôi uống nước lá đu đủ song song với radiation và chemo-therapy. Cụ không bị side effect hay reaction như các bệnh nhân khác. Đến tháng thứ 11, Cụ tôi khỏi nhưng tôi không dám "khai thật" với bác sĩ về lá đu đủ vì e họ tự ái nghề nghiệp hoặc lỡ xảy ra chuyện gì sẽ hết sức phiền phức cho tôi. Còn khá nhiều trường hợp khác, tôi không thể cà kê nói ra đây. Tôi chỉ có thể nói là kể cả những người dùng lá đu đủ không khỏi vì ung thư đã chạy lên tới óc rồi, tuy nhiên những người này ra đi êm ái, nhẹ nhàng, gia đình không có gì phàn nàn. Có một vài người khỏi đến nay vẫn uống cầm chừng nước lá đu đủ vì sợ bị tái phát.
(Bạn có thể lên internet, vào Google, đánh vào "lá đu đủ" sẽ thấy trang web này với rất nhiều bài nói về lá đu đủ chữa bệnh ung thư như thế nào, và có cả bài trên đây).
Sau cùng, tôi xin nói rõ hơn về cách uống lá đu đủ:
1- Hái lá đu đủ rửa sạch, xắt nhỏ, phơi khô.
2- Sao vàng vàng, để giữ lâu không bị ẩm mốc.
3- Hằng ngày nấu lấy nước cho uống như nước trà, không hạn chế.
4- Nước nấu xong không quá đậm, chỉ có màu vàng nhạt cánh kiến thôi!
5- Dùng liên tục được 1 tháng, sẽ có nhiều biến chuyển, hạn chế được phát triển của bệnh và sau đó sẽ dần dần khỏi!
6- Xay nước Mãng Cầu Xiêm (ngày 1-2 ly) cho uống thêm-để tăng sức và góp phần chữa bệnh nhanh chóng.
Văn Quang / Viết từ Sài Gòn

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Chén trà trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

(Copy từ http://tamhoc.com/2013/03/chen-tra-trong-van-hoa-am-thuc-viet-nam/;đăng ngày March 26, 2013,mục Phong tục tập quán;theo naungon, do Nha Nha dưa lên)

Chén trà trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

Văn hóa ẩm thực nảy sinh đồng thời với sự xuất hiện của loài người và ngày càng phong phú theo sự phát triển của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Việt Nam

Từ xưa đến nay, loài người đã xây dựng, tích luỹ, bồi đắp được nhiều tri thức sâu sắc, đa dạng và độc đáo chung quanh chuyện ăn uống thường ngày. Ðặc biệt, nghệ thuật ẩm thực của người Á đông thấm đượm quan điểm chỉnh thể, lấy sự quân bình âm dương và hoà hợp thiên nhiên làm nền móng, trong đó nghệ thuật thưởng trà là một trong những nghệ thuật ẩm thủy hàng đầu.


Theo một tài liệu khảo cứu của ủy ban Khoa học Xã hội thì người ta đã tìm thấy những dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở vùng đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ còn nghi ngờ cây chè đã có từ thời kỳ đồ đá sơn vi (văn hóa Hòa Bình). Cho đến nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn – Nghĩa Lộ – Yên Bái), trên độ cao 1.000 m so với mặt biển, có một rừng chè hoang khoảng 40.000 cây chè dại, trong đó có một cây chè cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể.

Ðã có những kết luận khoa học trong và ngoài nước khẳng định rằng: Việt Nam là một trong những “chiếc nôi” cổ nhất của cây chè thế giới. Tục uống trà ở Việt Nam rất phong phú. Từ cách uống cầu kỳ cổ xưa đến cách uống bình dân, hiện đại. Thường một bộ đồ trà có bốn chén quân, một chén tống để chuyên trà. Nước pha trà phải là thứ nước mưa trong hoặc thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sớm. Phương ngôn còn lưu truyền những lời dạy về cách uống trà như “trà dư, tửu hậu”, “rượu ngâm nga, trà liền tay”, “Bán dạ tam bôi tửu. Bình minh nhất trản trà”…

Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam là người ta lại nhắc đến thú uống trà của người Hà Nội. Vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực của người Hà Nội đã nâng tính thẩm mỹ của chén trà lên một trình độ rất cao. Nếu người dân vùng khác thích uống trà “mộc” (trà không ướp hương) thì nhiều gia đình Hà Nội xưa lại thích uống trà ướp sen, trà nhài, trà ngâu, trà cúc, trà sói… Ðặc biệt trà sen là một thứ trà quý chỉ dùng để tiếp khách tri âm hoặc làm quà biếu. Trà sen tựa thứ trà mạn Hà Giang, mỗi cân ướp từ 1000 – 1200 bông sen Tây Hồ và phải là thứ sen chưa bóc cánh với “độ” hương cao nhất.


Trà được ủ nóng trên bếp than, lúc khát, chắt nước trong nồi ra uống. Người Việt Nam hiện nay uống chủ yếu là trà xanh sơ chế bằng phương pháp thủ công mà người đời thường gọi là “trà mộc”,”trà sao suốt” hay “trà móc câu”. Gọi là “trà móc câu” vì cánh trà sao quăn giống hình chiếc móc câu. Song người sành trà lại bảo phải gọi là “trà mốc cau” mới đúng vì chè tròn cánh, trôi tay, có mốc trắng như mốc cây cau. Còn “trà sao suốt” là phương pháp sao trà bằng nhiệt, tách nước (giảm bớt thủy phần) bằng tay với ngọn lửa liên tục, đều đặn, không to quá, không nhỏ quá. Người ta sao trà bằng chảo gang. Những thứ trà ngon thường được gọi chung là “chè Thái”. Nhưng thực ra, trà bán ở thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn gốc: trà Tân Cương, trà Mạn Hà Giang, trà Vị Xuyên, trà Lục Yên Bái, trà Suối Giàng….

Song trà dù được chế biến, được uống bằng cách nào (độc ẩm, đối ẩm, quần ẩm) vẫn biểu thị một thứ “đạo”. ” Ðạo trà” Việt Nam thật trân trọng ở cách dâng mời đầy ngụ ý. Dù lòng vui hay buồn, dù trời mưa hay nắng, khách cũng không thể từ chối một ly trà nóng khi chủ nhà trân trọng dâng mời bằng hai tay. Dâng trà đã là một ứng xử văn hóa phổ quát biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách.

Uống trà cũng là một ứng xử văn hóa. Uống từng ngụm nhỏ để thưởng thức hết cái thơm ngọt của trà và cảm nhận hơi ấm của chén trà đủ nóng bàn tay ta khi mùa đông lạnh giá. Uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu một tâm sự, một nỗi niềm, để bàn chuyện gia đình, xã hội, nhân tình thế thái, để cảm thấy trong trà có cả hương vị của trời đất, cỏ cây. Dâng trà và dùng trà cũng là một biểu hiện phong độ văn hóa, sự thanh cao, tình tri âm, tri kỷ, lòng mong muốn hoà hợp và xóa đi những đố kỵ, hận thù. Uống trà là một cách biểu thị mức độ tình cảm và học vấn người đối thoại.

Những khía cạnh của văn hóa ứng xử Việt Nam rất phong phú và biểu hiện tập trung nhất ở tục uống trà. Người ta có thể uống trà một cách im lặng và nhiều khi sự im lặng đã ẩn chứa nhiều điều. Người ta có thể xét đoán tâm lý người đối thoại khi dùng trà. Khi đã trở thành một cái thú thì người ta không thể quên nó, vì trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, tỉnh táo, tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác. Tuy nhiên, trà cũng rất cần sự tiết độ. Người Việt Nam không uống nhiều, uống đặc và cũng không thể uống liên tục suốt ngày. Vì trà là một triết học về sự tế nhị, nhạy cảm, thanh tao, sự suy ngẫm và óc tỉnh táo. Trà là một sự giao hòa với thiên nhiên, sự ứng xử hợp lý với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, với môi trường và con người

Ở Việt Nam luôn tồn tại một nền văn hóa trà thanh lịch và tỏa hương.

Theo naungon

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Nữ cử nhân bưng bê và vị giáo sư 500 triệu

Nữ cử nhân bưng bê và vị giáo sư 500 triệu

Liệu có chính sách thu hút nhân tài nào chỉ nhăm nhăm nhìn vào sự sang trọng của học hàm học vị, thậm chí, dựa trên xuất xứ của một tấm bằng


   Tháng 10-2012, Báo điện tử Bạc Liêu kể lại câu chuyện gian nan tìm việc của một “cử nhân ngữ văn”. Bắt đầu bằng việc “gõ cửa” cùng lúc 3 cơ quan đang có nhu cầu tuyển người, nhiều tháng sau đó, những lá đơn của cô vẫn bóng chim tăm cá. Không nản lòng, cô tiếp tục gửi hồ sơ đến 3 cơ quan khác và tất lẽ dĩ ngẫu vẫn là… tăm cá bóng chim. Đến giờ, không rõ số phận nữ cử nhân ra sao. Cũng chẳng loại trừ cô phải đi “bưng bê” ở đâu đó, cử nhân gì thì cũng phải có miếng đút miệng để sống. Và trường hợp của cô, thật tròn vạnh cho một hiện thực không ít phổ biến: Tri thức, hay chất xám, mà không có điều kiện đảm bảo, chẳng hạn như dân gian vẫn gọi là 4C, hay nói như PGS Trần Đình Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Viện Mác – Lênin là tệ “ấm tử, ấm sinh” (tình trạng bố trí, cất nhắc con em, người thân vào các vị trí lãnh đạo trong bộ máy nhà nước), thì tất nhiên sẽ bị loại “ngay từ vòng gửi xe”.
     Nữ cử nhân ngữ văn không phải là bi kịch duy nhất ở Bạc Liêu. Một chàng kỹ sư nuôi trồng thủy sản sau khi “gõ hết các cửa”, đánh liều xin làm công nhân cho một DN. “Giở hồ sơ thấy cái bằng đại học, họ không chịu nhận”. Kỹ sư nuôi trồng thủy sản ở một tỉnh “miệt biển” như Bạc Liêu mà thất nghiệp. Nghĩ cũng bi kịch. Nhưng bi kịch nhất là lời than thở của chàng kỹ sư “Tốt nghiệp đại học mà xin “cao” cũng chẳng được. Xin “thấp” cũng không xong”.
Những bi kịch này, theo báo Bạc Liêu, là do tấm bằng cử nhân có xuất xứ từ “Đại học Bạc Liêu”. “Nghe “Đại học Bạc Liêu”, nhiều cơ quan tỏ ra không còn mặn mà gì với việc xem xét hồ sơ. Thậm chí, có một số cơ quan như Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng NN&PTNT… đã loại ngay từ vòng… nộp hồ sơ”- bài báo viết.
     Các cơ quan công quyền ở Bạc Liêu, kỳ thị con em Bạc Liêu, chỉ vì họ tốt nghiệp đại học Bạc Liêu. Đúng là chuyện chỉ có ở Bạc Liêu.
     Nhưng đó không chỉ là chuyện ở Bạc Liêu. Còn nhớ trong một hội nghị về công tác nhân tài, PGS-TS Đỗ Minh Cương, Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc Ban Tổ chức trung ương đã nói ra một sự thật: “Giả thiết nếu Bill Gates có làm việc trong hệ thống chính trị nước ta thì đến già cũng không lên được trưởng phòng…”.
Những cử nhân “Chính gốc Bạc Liêu” hẳn sẽ ngậm ngùi lắm khi hôm qua, họ đọc trên báo dòng tin về chính sách trải thảm đỏ của tỉnh nhà. Sau Quảng Ngãi, Bạc Liêu đã đưa ra những con số khủng để “thu hút nhân tài”. Ừ thì giáo sư được hỗ trợ 500 triệu khi ok về công tác tại Bạc Liêu. Ừ thì bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ được “trăm bảy đến hai trăm hai”. Ừ thì học hàm học vị. Ừ thì trọng nhân tài. Nhưng còn những cử nhân bản địa với ước mơ lãng mạn đóng góp xây dựng quê nhà?
     
Liệu có chính sách thu hút nhân tài nào chỉ nhăm nhăm nhìn vào sự sang trọng của học hàm học vị, thậm chí, dựa trên xuất xứ của một tấm bằng?
     Liệu có sự thành công nào có được bằng việc vọng ngoại, và kỳ thị nguồn nhân lực bản địa đang ế chỏng ế trơ?
     Trong cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết năm 2008, Tổng thống Lý Quang Diệu, người đã biến Singapore thành một nơi “quần hào tụ hội” đã chân thành, rằng: Quan trọng là không để trì trệ nằm trong dòng chảy của mình.
     Hình như chính sách trải thảm ở Quảng Ngãi, ở Bạc Liêu phải được bắt đầu bằng việc dẹp bỏ sự trì trệ trong tư duy những người làm công tác cán bộ.


Phan Chu Trinh: Mười điều bi ai của Dân Tộc Việt Nam

Phan Chu Trinh: Mười điều bi ai của Dân Tộc Việt Nam
Copy từ http://chauxuannguyen.org/; đăng ngày 25/03/13 by aotrangoi.
Dân Luận: Xin thắp một nén hương kỷ niệm 87 năm ngày mất của cụ Phan Chu Trinh (24/3/1926 – 24/3/2013). Một con người tư tưởng vượt tầm thời đại. Một con người đã nhìn thấy trước cảnh “dịch chủ tái nô” (đổi chủ nhưng người dân vẫn làm NÔ LỆ) của nước Việt Nam. Một con người đã đánh giá đúng con đường dành độc lập – tự do cho Việt Nam phải bắt đầu từ “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”
Việt Nam phải bắt đầu từ “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
.5 Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…
Theo FB BÙI QUANG MINH

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Phụ nữ Tày duyên dáng sắc màu chàm

(Copy từ http://tamhoc.com/2013/03/phu-nu-tay-duyen-dang-sac-mau-cham/,đăng ngày 11/03/13,mục phong tục tập quán, người đưa lên:nhanha -theo tapchilangviet)

Phụ nữ Tày duyên dáng sắc màu chàm

Sinh sống ở hầu khắp các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai…đồng bào dân tộc Tày đã tạo cho mình một bản sắc riêng. Qua những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, ngôn ngữ…đồng bào Tày đã có một kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đặc biệt, trang phục của người phụ nữ Tày từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa cũng như nét đẹp bình dị và độc đáo của dân tộc Tày ở khắp các vùng miền.

Đã trở thành truyền thống, người phụ nữ Tày ở hầu khắp các tỉnh đều rất coi trọng trang phục. Từ khi trở thành một thiếu nữ cho đến khi cao tuổi, bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình luôn đi liền với người phụ nữ. Trang phục truyền thống của phụ nữ Tày được thể hiện từ khăn vấn đầu cho đến yếm trên ngực, vòng đeo cổ và tà áo cũng như váy


Khăn vấn đầu

Khăn vấn đầu của người phụ nữ Tày được làm thành một vòng tròn vừa với đỉnh đầu. Chất liệu của khăn khi xưa được làm bằng vải lụa nhuộm chàm, nhưng hiện nay, khăn được khâu bằng vải nhung tạo nên độ mềm, mượt và được độn bằng bông ở giữa. Như thế, người phụ nữ Tày búi tóc ra sau rồi đội khăn lên giữa đầu. Khăn vấn đầu có cài thêm những họa tiết như là những ngôi sao nhỏ có nhiều màu tạo cho khăn thêm rực rỡ và lấp lánh hơn. Nhiều thiếu nữ còn thêm vào một bên khăn một chùm tua rua được kết bởi những sợi chỉ nhiều màu. Ngoài vòng khăn tròn, người phụ nữ Tày còn đội khăn vuông. Khăn phụ nữ Tày là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu mỏ quạ của người Kinh.

Yếm ngực

Yếm ngực của phụ nữ Tày được may bằng mảnh vải trắng hoặc vải xanh tươi tùy theo độ tuổi. Yếm được may theo hình quả trám có đỉnh nhọn nhô lên ở giữa ngực chạm đến cổ để tạo nên sự kín đáo của cơ thể người phụ nữ. Yếm có 4 dây, hai dây trên buộc vào sau cổ, hai dây dưới buộc vòng sau lưng tạo sự cân đối, chắc chắn.

Quần áo

Bộ áo của phụ nữ Tày ở các tỉnh vùng cao gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy (chân váy). Áo cánh là loại 4 thân xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía dưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng vải chàm hoặc trắng hay màu xanh sậm tùy thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ Tày. Trên thân áo có trang trí những đường thổ cẩm nhỏ dọc theo đường cúc áo trước ngực hoặc ở khe xẻ tà hai bên và đầu cổ tay tạo cho tấm áo thêm rực rỡ trên nền chàm.

Áo dài là bộ trang phục truyền thống cũng là loại áo 5 thân, xẻ nách phải cài cúc vải hoặc đồng, cổ tròn ống tay và thân hẹp có eo. Trước đây, áo dài của phụ nữ Tày thường được may bằng vải nhuộm chàm. Hiện nay, được may cải tiến bằng vải nhung mềm mại, ấm và bóng đẹp hơn. Ở giữa eo, người ta thiết kế thắt lưng bằng vải màu xanh tươi tạo sự cân đối cho áo và cơ thể đồng thời tạo sự nổi bật của màu xanh trên nền chàm.

Trang sức

Tôn lên vẻ đẹp của váy, áo của phụ nữ Tày còn nhờ vào sự độc đáo của những bộ trang sức. Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích… Có nơi còn đeo túi vải, túi đựng trầu bên hông. Quan trọng nhất là vòng cổ của người phụ nữ. Đó là một chiếc vòng bạc trắng to được đeo ở cổ, vòng rộng xuống 1/4 ngực làm cho cơ thể cân đối và màu trắng của vòng bạc nổi bật trên nền chàm.

Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục Tày là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm. Nhiều tộc người cũng dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác trên trang phục, ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc được dùng trong hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm.

Hài

Hài của phụ nữ Tày cũng đồng nhất màu với áo và váy. Trước kia giày được khâu bằng vải nhuộm chàm nhưng hiện nay được khâu bằng vải nhung có thêu lên hoa văn, đường thổ cẩm nhỏ và những ngôi sao nhỏ nhiều màu.

Trang phục truyền thống đã in sâu vào trong lối sống của người phụ nữ Tày. Dù cuộc sống hiện đại nhưng người phụ nữ sinh ra và lớn lên trong mỗi bản Tày phải may cho mình một bộ trang phục cổ truyền. Nhất là khi thiếu nữ Tày trưởng thành đi lấy chồng thì một bộ trang phục gồm khăn, vòng, giày và váy áo được cô gái tự tay chọn vải, thêu thùa, trang trí hoàn chỉnh.

Hiện nay, người phụ nữ Tày ở các địa phương vẫn giữ được nét riêng trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. Hằng ngày, trang phục của họ chủ yếu là khăn vuông mỏ quạ, áo và váy ngắn màu chàm quá đầu gối. Còn áo dài là dành cho những ngày hội, lễ tết, cưới xin và những dịp sinh hoạt văn hóa như thi ẩm thực, hát then, lễ mừng cơm mới…


Người phụ nữ Tày luôn duyên dáng, dịu dàng và đẹp trong sắc màu chàm.

Theo tapchilangviet

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Lợi ích nhóm qua kiến nghị đánh thuế tiền gửi

Lợi ích nhóm qua kiến nghị đánh thuế tiền gửi
Copy từ http://sgtt.vn/Goc-nhin/175390/Loi-ich-nhom-qua-kien-nghi-danh-thue-tien-gui.html; đăng ngày 04/03/13, mục Góc nhìn.
SGTT.VN - Cả về phương diện lý thuyết kinh tế học cũng như thực tiễn Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đều cho thấy kiến nghị đánh thuế tiền gửi là để “cho vui” hoặc “gây sự chú ý kiểu showbiz Việt”, trong bối cảnh doanh nghiệp đang phải vật lộn để tồn tại còn người dân thì chưa nhấm nháp hết dư vị của “một năm kinh tế buồn”. Nhưng ở một góc độ khác, nó thể hiện hành vi không biết đâu là giới hạn của nhóm lợi ích.
Nhà kinh tế hàng đầu của chủ nghĩa tự do Pháp thế kỷ 19, Frédéric Bastiat (1801 – 1850), từng kể một câu chuyện ngụ ngôn được hậu thế trích dẫn rất nhiều. Đó là câu chuyện “Hiệp hội những người sản xuất nến” đã thỉnh cầu chính quyền thực thi chính sách hỗ trợ cho công việc kinh doanh của họ. Trong bản thỉnh cầu, họ tố cáo mặt trời chính là kẻ cạnh tranh lạnh lùng nhất đối với họ. Vì thế, họ mong chính quyền ra một sắc lệnh cấm mọi thần dân mở cửa sổ vào ban ngày. Nhờ thế, không chỉ ngành sản xuất nến của họ sẽ phát triển bền vững, mà cả những ngành cung cấp nguyên liệu cũng nhận được ảnh hưởng lan toả, và nhờ thế làm xã hội thịnh vượng hơn!
Trong đời sống hiện đại, câu chuyện của Bastiat, tiếc thay, không có vẻ gì là hoang đường. Nó phản ánh đặc điểm của các nhóm lợi ích ngay từ những buổi đầu sơ khai của kinh tế thị trường: nguỵ biện, tham lam, mù quáng và tàn nhẫn.
Nguỵ biện vì các đề xuất chính sách đều được bao bọc bằng những lập luận hoa mỹ về phúc lợi chung. Tham lam vì nó mong muốn giành được quyền lợi cho bản thân bất chấp mọi giới hạn. Mù quáng vì nó không đếm xỉa gì đến lợi ích của người khác. Và cuối cùng, nó tàn nhẫn vì bóc lột không thương tiếc những nhóm người yếu thế và đông đảo.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM hiện cũng đang theo đuổi một bản thỉnh cầu thống thiết lên Chính phủ có lẽ cũng không khác gì những người bán nến năm xưa đã làm ở Paris.
Thực ra, những ý tưởng kiểu này không còn là của hiếm trong xã hội Việt Nam bây giờ. Nó chỉ một lần nữa khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn về sự hoành hành của các nhóm lợi ích. Đây chỉ là một kiến nghị đã được đưa ra công khai để người dân thấy được tính châm biếm và thiển cận của nó. Còn bao nhiêu kiến nghị như vậy nhưng không được công khai, và đã âm thầm đi vào cuộc sống, dưới cái vỏ mỹ miều đầy bao dung về phúc lợi chung?
Lợi ích nhóm là thực tế không thể phủ nhận trong kinh tế thị trường, trong xã hội hiện đại. Xã hội càng phát triển, càng phong phú và phức tạp, thì những khía cạnh của cuộc sống càng đa dạng và sống động. Do đó, các nhóm lợi ích hình thành để bảo vệ quyền lợi đa dạng nảy sinh từ các khía cạnh khác nhau của cuộc sống là một điều bình thường, chính đáng. Nhưng để xã hội hài hoà và công bằng, các nhóm cần được phát triển cân đối và bình đẳng. Nếu hiệp hội ngân hàng có thể họp lại với nhau để quyết định hạ lãi suất tiền gửi, thì cần phải có hiệp hội những người gửi tiền lên tiếng về việc này. Nếu hiệp hội bất động sản kiến nghị đánh thuế vào lãi suất tiền gửi, thì hiệp hội những người gửi tiền cần lên tiếng, hoặc hiệp hội những người mua nhà có thể kiến nghị về một chính sách thuế đánh vào những căn hộ đang bị để hoang phí vì đầu cơ.
Xét cho cùng, vấn đề không phải các nhóm lợi ích mong muốn như thế nào, mà vấn đề là kiểm soát những mong muốn của họ ra sao. Cách kiểm soát hữu hiệu, theo nguyên lý cơ bản của cơ chế thị trường, là để các nhóm đối kháng về lợi ích tự kiểm soát lẫn nhau
Xét cho cùng, vấn đề không phải các nhóm lợi ích mong muốn như thế nào, mà vấn đề là kiểm soát những mong muốn của họ ra sao. Cách kiểm soát hữu hiệu, theo nguyên lý cơ bản của cơ chế thị trường, là để các nhóm đối kháng về lợi ích tự kiểm soát lẫn nhau.
Chừng nào chúng ta chưa thừa nhận vai trò quan trọng của việc tập hợp các nhóm xã hội, của những tổ chức có tiếng nói độc lập đại diện cho các lợi ích khác nhau, thì xã hội sẽ tiếp tục chịu đựng sự nhào nặn méo mó vì sự hoành hành, thao túng của các nhóm lợi ích đã tự cấu kết, hình thành từ trước. Những nhóm ấy, hiện nay chủ yếu chỉ đại diện cho các khối doanh nghiệp, mà chưa đại diện cho lợi ích của người dân, cộng đồng và các nhóm xã hội khác.
Chúng ta đang thảo luận về sửa đổi Hiến pháp cho một nước Việt Nam tốt đẹp hơn, thì hơn bao giờ hết, rất cần lưu tâm về việc xây dựng những cơ chế thực sự vun đắp một nền dân chủ, cho phép tập hợp các nhóm xã hội được sinh sôi chứ không phải bị nghi ngờ, các nhóm xã hội vẫn được lên tiếng một cách bình đẳng và cạnh tranh, chứ không phải bị chèn ép, méo mó theo lá phiếu của đồng tiền.
TS Nguyễn Đức Thành, giám đốc VEPR
Đánh thuế tiền gửi
Phi kinh tế, phi thực tiễn
SGTT.VN - Ngày 28.2.2013, trong một cuộc họp với hàng trăm doanh nghiệp bất động sản, ông Lê Hoàng Châu – chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea) đã đề xuất nên đánh thuế đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm có mức từ 500 triệu đồng/sổ trở lên nhằm mục đích hướng dòng tiền gửi tiết kiệm, tiền nhàn rỗi của cư dân đi vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có kinh doanh và đầu tư bất động sản. Được biết, kiến nghị này đã được trình lên ngân hàng Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ.
Tại Việt Nam, không nên tuyên bố hàm hồ rằng những người gửi tiền tiết kiệm là những người khá giả/giàu có
Trong lĩnh vực tài chính, gửi tiền tiết kiệm là hoạt động đầu tư của những người mà kinh tế học gọi là “e ngại rủi ro tột độ”. Chính vì đầu tư vào tiền gửi là không có rủi ro, nên lợi nhuận (ở đây chính là lợi tức) rất thấp. Việc đánh thuế lợi tức đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm trên thực tế làm tăng mức độ “rủi ro” trong suy nghĩ của người gửi tiền, và do đó sẽ làm giảm tính tích cực trong gửi tiền.
Với những quốc gia lạm phát cao – lãi suất danh nghĩa thấp hơn lạm phát thì lãi suất thực tế là trạng thái âm. Người gửi tiền trên thực tế đã bị thiệt thòi – và do đó không ai lại đánh thuế tiếp tục lên đối tượng không được hưởng lợi từ đầu tư nữa. Về lý thuyết, chỉ cần lãi suất thực âm (hoặc lãi suất thực thấp hơn nhiều so với các lĩnh vực đầu tư khác) thì lượng tiền gửi tiết kiệm sẽ suy giảm – nhưng không có bằng chứng hay cơ sở khoa học để cho thấy khoản tiền đó sẽ đi vào sản xuất kinh doanh.
Nếu các hình thức/loại hình đầu tư tài chính đủ phát triển với các dạng đầu tư đa dạng thì gửi tiết kiệm thường sẽ là lựa chọn cuối cùng.
Quan trọng hơn, đối tượng chịu thuế suất áp dụng đối với lợi tức tiền gửi tiết kiệm thường là doanh nghiệp/công ty/quỹ chứ không phải người dân/cá nhân – vì khoản tiền gửi của các pháp nhân kinh tế mới lớn đến mức làm cho việc áp thuế vào lợi tức trở nên có ý nghĩa. Tiền gửi của thể nhân kinh tế luôn không đáng kể so với doanh nghiệp/công ty, do đó việc thu thuế lợi tức sẽ tạo nên tác dụng khuyến khích ngược – không ai còn động lực để gửi tiết kiệm nữa. Mục đích của áp thuế lợi tức đối với tiền gửi của doanh nghiệp là buộc doanh nghiệp dùng tiền đó để kinh doanh thay vì để nhàn rỗi trong ngân hàng.
Nhưng thực tế thực hiện không phải lúc nào cũng đem lại kết quả như mong đợi. Trung Quốc là nước từng áp thuế lợi tức đối với tiền gửi tiết kiệm lên đến 20%, nhưng năm 2007 đã phải giảm thuế này xuống 5%, sau đó 8.10.2008 đã phải tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn sắc thuế này.
Tại Việt Nam, không nên tuyên bố hàm hồ rằng những người gửi tiền tiết kiệm là những người khá giả/giàu có. Việc áp thuế đối với lợi tức tiền gửi tiết kiệm (nếu xảy ra) sẽ gây thiệt hại cho cả hộ gia đình, ngân hàng và doanh nghiệp. Trước hết, với những hộ gia đình vẫn chấp nhận gửi tiền (nếu không thể lách luật “500 triệu” được) thì lợi ích đầu tư của họ sẽ giảm và khiến không ai còn mặn mà với việc gửi tiền nữa.
Đối với ngân hàng, hệ luỵ nhãn tiền là huy động vốn sẽ giảm, nếu không xử lý khéo sẽ rơi vào bẫy thanh khoản, và đẩy lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay lên cao như trước đây – xoá tan mọi nỗ lực mà công tác điều hành của Chính phủ đã đạt được trong thời gian qua nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, trong bối cảnh huy động vốn trực tiếp từ thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đều èo uột thì việc chi phí vốn trực tiếp từ ngân hàng tăng lên sẽ khiến sản xuất càng đình trệ. Hai tháng đầu năm 2013, huy động vốn của ngân hàng vẫn tăng trưởng, nhưng cho vay tín dụng lại sụt giảm. Tín hiệu vĩ mô này cho thấy khó khăn của doanh nghiệp chưa hề qua đi, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp đang rất yếu. Một kiến nghị kiểu “giời ơi” hoàn toàn có thể làm liên luỵ đến nhiều thực thể kinh tế và cuối cùng sẽ làm gia tăng áp lực đối với công tác điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
TS Phạm Sỹ Thành (Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách)
Ảnh Bi cười, thứ bảy 16/03/13.
BoBo mặc áo xanh có nhấp nháy đèn đỏ,ngồi ở thềm nhà,phía sau là tấm màn màu cam nâu nhà ngoại.
Bin làm mặt xấu.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Giẫm đạp cướp chiếu ở lễ 'đúc Bụt'

Giẫm đạp cướp chiếu ở lễ 'đúc Bụt'
Copy từ http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/du-lich/2013/02/giam-dap-cuop-chieu-o-le-duc-but/;9 ảnh; đăng ngày 18/02/13 , mục Xã hội - Du lịch .
Tin rằng gia đình nào cướp được chiếu sẽ sinh con trai nên hàng trăm người đã xông vào giằng co, giẫm đạp lên nhau để cướp bằng được manh chiếu cói trong lễ hội 'đúc Bụt' đầu xuân ở Vĩnh Phúc.
>Mùng 7 - 9 tháng Giêng, người dân thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh (Tam Dương, Vĩnh Phúc) mở hội “đúc Bụt” tại miếu Bà thờ công chúa Ngọc Kinh. Ngày chính hội (mùng 8), sau lễ tế kéo dài hơn một giờ, tích trò “đúc Bụt” được bắt đầu.
Thu hút và gây ấn tượng trong hội “đúc Bụt” là trò cướp chiếu. Tương truyền, người nào cướp được chiếu gia đình đó sẽ sinh con trai.
Ba thanh niên được tuyển chọn vào vai Bụt là những chàng trai khỏe mạnh, chưa có vợ, sống lành mạnh. Sau khi làm lễ, các “Bụt sống” được người dân đưa đi tắm ở giếng làng.
Tắm rửa sạch sẽ, 3 thanh niên được đưa ra đồng để trát bùn khắp người, bắt đầu hóa thân thành Bụt.
Bụt sống” được quấn trong chiếu và đưa về miếu. Sau hiệu lệnh của cụ Từ, 3 người vào vai Bụt sẽ thoát ra ngoài để người dân cướp chiếu.
Trên đầu của “chiếu giữa” được quấn thêm bó mạ non thể hiện ước mơ về một năm mưa thuận gió hòa, khát khao sinh sôi, nảy nở.
Gia đình nào khao khát sinh con trai đều cử người xông vào cướp chiếu. Họ cho rằng dù chỉ cướp được một sợi chiếu đã là rất may mắn.
Thậm chí, không ít người đã giẫm đạp, giằng co để mang bằng được chiếu về nhà.
Cuối buổi, gia đình nhà Tám Quyết từng sinh 3 người con gái đã cướp được “chiếu giữa”. Gia đình ông đặt chiếc chiếu bị xé rách tả tơi trước ban thờ tổ tiên.
Gia đình nào cướp được chiếu đều ra miếu làm lễ tạ cùng với đôi chiếu mới rồi về nhà mở tiệc ăn mừng.
Chu Hiếu

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Lịch sử bị cải biên

Chánh kiến >> Khám phá sinh mệnh >>Nguyen thần bất diệt
Lịch sử bị cải biên
Tác giả: Đắc lộc
Copy từ http://chanhkien.org/2013/03/lich-su-bi-cai-bien.html; đăng ngày 15-03-2013.
Đọc bài này tôi bị"Tẩu hỏa nhập ma".Lưu lại để xem sau cho kỹ hơn.
[Chanhkien.org] “Trước khi tới tôi đã biết rằng cựu thế lực sẽ an bài hết thảy điều này, trong an bài ấy tôi tuyển trạch những gì tôi cần, nhưng rất nhiều thứ ở căn bản thì cựu thế lực không thể cải biến, đành rằng những thứ đó đã định lại như thế, sau khi Chính Pháp lần này bắt đầu thì cựu thế lực vẫn cải [biến] động [đến] hơn 80% những gì đã định ra từ tiền sử. Tôi không thể thừa nhận loại hành vi lợi dụng tôi để thoả mãn ‘vị tư’ của chúng mà không đếm xỉa gì đến an nguy của chúng sinh và khung thể, đó chính là một nguyên nhân vì sao tôi bài trừ chúng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền tây ở Mỹ Quốc vào tiết Nguyên Tiêu, 2003 [phần hỏi và trả lời vào buổi chiều])
Trải qua lịch sử 5.000 năm, trong luân hồi chuyển thế đã đóng các vai diễn không giống nhau.
Đời người tựa như giấc mộng, giấc mộng tựa như đời người.
Đôi lúc thật sự không rõ giấc mộng là thật, hay là hiện thực mới là thật.
Trong giấc mộng tôi khai triển mọi loại thần thông, hàng yêu phục ma, tung hoành thập phương.
Ở hiện thực tôi tịnh tâm tu luyện, tìm kiếm bản chất thật sự của đời người.
Vì sao lại có giấc mộng, giấc mộng đến từ đâu, tại sao không thể khống chế tự nhiên?
Là bởi vì cái thân thể vật chất này còn chưa thức tỉnh.
Dưới trạng thái thanh tỉnh nhìn đời đời kiếp kiếp này giống như một giấc mộng lớn.
Đoạn thời gian trước tôi đã mơ một giấc mộng, cảnh tượng là tại Sở-Hán tương tranh, Hạng Vũ một mình dắt chiến mã đứng bên sông Ô Giang.
Trên chiến trường, binh sĩ Sở-Hán chém giết động trời; bên sông Ô Giang, nội tâm Hạng Vũ hết sức bình tĩnh, tựa như dòng nước bất động.
Trên thiên thượng, chúng Thần khắp trời đang xem ông ra quyết định cuối cùng của đời này.
Con đường này là chúng Thần lưu lại cho ông.
Bỏ đi tất cả cái cũ, buông bỏ tất cả cái cũ, vượt Giang Đông, đợi thời trở lại.
Nội tâm Hạng Vũ phân minh rõ rằng Thần trên thiên thượng đều đang xem màn này, đây là một vở kịch, ông có thể thoái lui. Tỉnh mộng mới biết rõ được cái tôi thật sự.
Tuy nhiên ông nhìn những người lính anh em còn đang khổ chiến trên chiến trường, ngẫm nghĩ “Ngu Cơ rút kiếm tự sát”, chăm chú nhìn núi sông cuồn cuộn, một luồng hào khí từ trong lòng dâng lên, nếu như ta trở về, dẫn dắt những người lính anh em mới, kéo nhau trở lại, quét sạch mọi thứ, vậy đời còn có ý nghĩa gì.
Lịch sử đi qua đều đã mất đi, không thể quay lại.
Thành, trở thành chủ thiên hạ; bại, trở thành anh hùng thiên hạ.
Hạng Vũ rút kiếm tự vẫn, thân thể ngã xuống một cách oanh liệt.
Có một vị nữ Thần trên thiên thượng tên Thanh Hoa, nhìn thấy cảnh tượng này, thấy được cái chí tình chí tính của Hạng Vũ, dòng lệ tuôn rơi, đã để lại một bài thơ trên vách đá như sau:
Lúc sống là hào kiệt,
Khi chết vẫn anh hùng;
Nay nhớ về Hạng Vũ,
Không thể quá Giang Đông.
Vị nữ Thần này sau đó hạ thế chuyển sinh thành Lý Thanh Chiếu, trong lúc nước mất nhà tan, lưu lạc bốn phương đến bên sông Ô Giang, ký ức đột nhiên mở ra, nhớ lại bài thơ đã viết trước đây, liền mang nó viết ra, lưu truyền lại cho đời.
Ở đời này tên của tôi có hai chữ trong bài thơ này.
Lịch sử về sau sử sách ghi lại rằng, Lưu Bang xưng đế, Lữ Hậu mưu sát Hàn Tín tại Vị Ương cung.
Lịch sử giống như xuân hạ thu đông vậy, lặp lại, nhưng không hoàn toàn lặp lại hết.
Không tu luyện, ký ức không được đả khai, làm sao biết được lịch sử đã bị cựu thế lực làm thay đổi.
Khi tôi dò tìm quá trình chuyển thế của Hạng Vũ, dò mãi cho đến thời kỳ của Tam Hoàng Ngũ Đế, cội nguồn sớm nhất của Hạng Vũ, đều không thấy được sinh mệnh của ông có mang loại nhân tố này, cảm thấy vô cùng khó hiểu. Khi Hàn Tín bình luận về Hạng Vũ đã từng nói: Phụ nhân chi nhân (người xử sự giống phụ nữ), thất phu chi dũng (cái dũng của kẻ thất phu).
Sau đó cơ duyên xảo hợp đến nhà một học viên chơi, anh đã đắc Pháp 3 năm.
Lúc nhìn thấy anh, thì cái uẩn khúc trong lòng của tôi từ đây đã được mở ra.
Anh nói anh thích xem luân hồi, mãi luôn muốn biết tại sao mình đắc Pháp trễ như vậy, có người đồng tu nói với anh, trước đây anh nguyên là Hạng Vũ chuyển thế.
Cùng một thời kỳ này, tại sao lại có đến hai người Hạng Vũ.
Tôi liền hỏi anh hai vấn đề: “Binh pháp có nói: Công thành vi hạ, công tâm vi thượng (giành được lòng người tốt hơn là giành được thành trì). Tại Hồng Môn Yến, tại sao anh không giết Lưu Bang, còn nữa trong quá trình chinh chiến về sau, anh đã bắt được cả nhà lớn nhỏ của Lưu Bang, tại sao lại không giết họ; nếu như anh giết họ rồi, thì sức khỏe và tinh thần của Lưu Bang đều loạn, không chiến mà bại”.
“Lưu Bang là anh em của tôi, làm sao tôi có thể giết anh em và người nhà của ông ta chứ?” Anh mở miệng.
Tôi nhìn tướng mạo của anh, từ phần mũi trở xuống, hết sức giống như tôi.
Tôi không nhịn cười được, nói với anh: “Anh đó, chính là cái ông Hạng Vũ ‘phụ nhân chi nhân, thất phu chi dũng’, anh chính là phó nguyên thần của ông ta, việc bỏ qua Lưu Bang tại Hồng Môn Yến và trên chiến trường, là anh đã khống chế chủ nguyên thần làm vậy đó”.
“Hôm nay gặp được anh, niềm hối tiếc lớn nhất trong lòng của tôi đã được giải rồi. Các anh chỉ biết được Hàn Tín là chuyển thế của Sư phụ, tuy nhiên các anh không biết được á phụ (người cha) của Hạng Vũ Phạm Tăng cũng là Sư phụ chuyển thế”.
“Sư phụ từng giảng, cùng một đời có tới mấy người là do Sư phụ chuyển thế”, người bạn đồng tu cùng đi với tôi nói.
Bên cạnh còn có một nữ đồng tu, thường xuyên tới nhà anh chơi.
“Vậy anh biết tôi là ai không”, cô ấy hỏi.
Tôi nhìn đôi mắt của cô, nói: “Duyên mà anh và cô kết là thiện duyên, vì vậy ở đời này mọi người vẫn là bạn tốt”.
Tôi uống một ngụm nước, vừa cười vừa nói với cô: “Cô là người mà năm ấy được Hạng Vũ tha mạng, Lữ Hậu”.
“Tại sao anh lại biết được?”
Cô cũng không ngạc nhiên, nói: “Có bạn đồng tu nói với tôi, chồng tôi là Lưu Bang, mãi đến bây giờ còn chưa đắc Pháp”.
“Kỳ thực Lưu Bang cũng không phải chỉ một người, ông ta cũng có tới mấy phó nguyên thần, tôi còn quen biết một người Lưu Bang nữa”, tôi nói với cô.
Mọi người bắt đầu trầm tư.
Lưu Bang giành được thiên hạ, mưu sát Hàn Tín tại Vị Ương cung, nghiệp lực quá lớn, đời này vẫn còn đang làm người thường, trước mắt chưa đủ tư cách để đắc Pháp.
Còn người học viên này, là một nguyên thần trong các sinh mệnh của Lữ Hậu, chưa chắc đã là chủ mưu tại Vị Ương cung, vì vậy đã bước vào tu luyện Đại Pháp.
Cựu thế lực vì để đạt được mục đích, thật sự đã an bài hết sức tinh vi, chính là [đối với] một sinh mệnh, khống chế không được, còn an bài người của chính mình nữa.
Do quan hệ công việc, tôi phải đi thành phố khác, lại nghe được câu chuyện luân hồi có liên quan đến thời Tây Hán.
Người học viên đó nói với tôi, có một nữ học viên tại Đại Lục, năm 2000 sau khi đi Bắc Kinh thỉnh nguyện trở về địa phương, liên tục 3 hôm liền mơ cùng một giấc mơ dài. Ngày thứ nhất mơ chưa hết, ngày thứ hai, ngày thứ ba tiếp tục mơ.
Cảnh tượng trong mộng như sau: Vào triều Tần, anh ta là chuyển sinh của Trương Lương, trong mơ nghe thấy có người gọi tên anh ta. Quen biết Lưu Bang là bởi vì Lưu Bang bị rơi xuống một cái hố lớn, có con hổ muốn ăn thịt Lưu Bang, thời cổ đại vẫn còn có hổ. Anh ta cứu thoát Lưu Bang, từ đó về sau, Lưu Bang vô cùng tín nhiệm anh ta. Câu chuyện này cô đã thấy được trong mộng.
Sau đó Hán-Sở tương tranh, anh ta thay Lưu Bang ra mưu lược kế sách.
Lưu Bang có được thiên hạ rồi, anh ta không chấp trước đối với công danh lợi lộc, chuẩn bị vào trong núi tu luyện.
Vì để cáo biệt, anh ta vào trong cung.
Lưu Bang níu giữ không được, ban thưởng hai người cung nữ cho anh ta, một người tuổi trưởng thành, một người còn nhỏ tuổi.
Người nhỏ tuổi nói với người trưởng thành: “Chị già như vậy, Trương đại nhân sẽ không thích chị đâu”.
Người trưởng thành nói: “Tôi đến để giúp Trương đại nhân, sau này Đại Pháp khai truyền, Trương đại nhân có nạn, tôi sẽ giúp ông”.
Trương Lương khi đó tạ từ sự ban thưởng của Lưu Bang, dẫn theo mấy người hầu vào trong núi tu luyện.
Anh ta tu luyện trong thời gian không lâu thì đã tĩnh lại, bắt đầu xuất hiện công năng.
Lúc này, anh ta nhìn thấy được sự biến hóa thiên tượng liên quan đến Hàn Tín, can hệ đến vận mệnh của Hàn Tín, là sự an bài của cựu thế lực, anh ta cũng tham dự vào trong đó. Bởi vì chúng ta đều là người tu luyện, cảnh tượng thấy được là bất toàn, vì để tránh các can nhiễu không cần thiết đối với đồng tu, ở đây không được phép thuật lại.
Trương Lương tiếp tục tu luyện trong sơn động, sau khi hoàn thành một sự việc rồi, thời gian không lâu thì đã viên mãn.Sau đó Hán-Sở tương tranh, anh ta thay Lưu Bang ra mưu lược kế sách.
Người đồng tu này trông thấy bên trong thân thể của Trương Lương xuất ra một người giống mình như đúc, người đó đứng dậy nói: “Tôi viên mãn rồi, phải đi đây”. Sau đó đá anh ta (Trương Lương) một cái ngã nhào, bay ra khỏi sơn động.
Người học viên này tỉnh lại rồi, phát hiện bản thân đã đến một nơi phải chuyển thế, Thần trên trời nói với anh ta, đời này của anh đã tích đại đức, đời sau có thể làm quan lớn, phát đại tài. Nhưng sau này Đại Pháp khai truyền, nếu anh muốn chuyển thế làm đệ tử Đại Pháp, anh cũng có thể dùng số đức này để tăng công, anh hãy tự mình lựa chọn.
Người học viên đó ngẫm nghĩ, rồi vẫn quyết định làm đệ tử Đại Pháp, dùng số đức này để tu luyện.
Khi đó là phó nguyên thần tu luyện, chủ nguyên thần tiếp tục luân hồi.
Đời này cô đã đắc Pháp.
Tà ác bắt đầu bức hại, cô đã đến chính quyền tỉnh để thỉnh nguyện, lúc đó có mấy ngàn người, dòng người rầm rộ.
Đại đội trưởng bảo vệ quốc gia trong thành phố từ trong mấy ngàn người kéo riêng cô ra, nói rằng để ý cô, thích cô.
Đời này cô là con gái, nhưng không đồng ý.
Sau đó địa phương lại tìm lý do để bức hại cô, người đại đội trưởng bảo vệ quốc gia đã bảo vệ cô một lần, cũng xem như là hoàn lại mối thiện duyên đã kết từ lịch sử.
Duyên phận đã được nối, liền được hóa giải.
Người đại đội trưởng này chính là người cung nữ lớn tuổi, người nhỏ tuổi chuyển sinh làm đồng tu.
Trong sự tu luyện về sau, ở trong mộng Sư phụ đã điểm hóa anh ta, Lưu Bang của năm đó bây giờ đang tu luyện tại một ngôi chùa, là một người hòa thượng già.
Duyên phận đã được mở ra, cô liền đi giảng chân tướng cho ông ta, khuyên ông tu luyện Pháp Luân Công.
Tuy nhiên người hòa thượng già không buông bỏ được những thứ của mình.
Sau đó cũng có vài người học viên đi giúp đỡ ông ta, nhưng trước sau ông đều không chấp nhận, hiện giờ vẫn còn trong tôn giáo. Duyên phận đã được nối, liền được hóa giải.
Nghe xong câu chuyện này, tôi cảm thấy có thể trả lại nguyên vẹn chân tướng của toàn bộ lịch sử.Tại Hồng Môn Yến, chủ nguyên thần của Hạng Vũ bị phó nguyên thần khống chế, tha cho Lưu Bang.
Sở-Hán tương tranh, đối với tâm nhẫn nhục của cảnh giới tu luyện, ông nhận thức chưa đủ, không trọng dụng Hàn Tín, để thiện duyên bị mất đi.
Hàn Tín phong Vương, thiên hạ vốn có thể chia ba.
Thập diện mai phục, Hạng Vũ không vượt sông Ô Giang, lịch sử đến đây thay đổi.
Trong tu luyện, tôi cũng đã xem một bộ phim truyền hình 6 tập, liên quan đến sự an bài của cựu thế lực từ 100 triệu năm trước và vận mệnh sau cùng của Lưu Bang.
Trong lúc ngủ, chiếc TV trước mắt đã mở ra, bắt đầu triển hiện ra hình ảnh.
Giọng nói của Sư phụ vang lên: Trước khi làm việc này, hãy xem thử sự an bài lịch sử trước đây.
Trước tiên là nhân vật lịch sử từng người một hiện diện, từ sân khấu bước ra, đi về hướng nào, nhân vật lớn có ký hiệu.
Tôi phải đi tìm gặp một nhân vật quan trọng.
Sau đó thấy được quá trình chuyển thế của tôi: Tôi phát nguyện xuống dưới, từ một thiên thể to lớn đi xuống. Thần trên cao hơn nhìn thấy được đại nguyện của tôi.
Bên cạnh tôi có an bài hai vị Bồ Tát.
Đọc bài này tôi bị"Tẩu hỏa nhập ma".Lưu lại để xem sau cho kỹ hơn.
Bồ Tát bên trái đi xuống hạ giới chuyển sinh trước, Bồ Tát bên phải luôn ở bên tôi.
Hai vị Bồ Tát này và đời đời kiếp kiếp của tôi có rất nhiều thứ liên quan nhau.
Khai sáng tam giới, Sư phụ truyền Pháp, những khó khăn gặp phải trong sự tu luyện 100 triệu năm trước là toàn thế giới bức hại.
Trong ma nạn, tà ác trừ tận, tu luyện viên mãn, mọi người về trời.
Thiên thể đại khung to lớn ấy của chúng ta tái tạo lại, mọi người đều đang mong chờ sự xuất hiện của vị Chủ mới của đại khung.
Sinh mệnh đó xuất hiện rồi, rất nhiều người không đồng ý.
Cựu thế lực nói :”Đây là người chúng tôi đã chọn, chúng tôi đã khai sáng cho anh ta văn hóa mà chúng tôi cần có.”
Vì vậy, cá nhân tôi hiểu được, văn hóa của Lưu Bang triều Hán là do cựu thế lực khai sáng và lưu truyền lại.
Lưu Bang mà tôi quen biết hiện tại vẫn còn ở trong nạn, tôi luôn mong rằng cô có thể bước qua được.
Sau khi cùng cô phân ra, trong sự tu luyện Chính Pháp, tôi đã đi vào thập diện mai phục.
Lịch sử là sự lặp lại, nhưng lại không hoàn toàn lặp lại hết.
Quay đầu xem lại bài giảng Pháp của Sư phụ, tôi đã có nhận thức sâu sắc hơn đối với việc tại sao Sư phụ phủ định sự an bài của cựu thế lực, tại sao độ chủ nguyên thần.
Hy vọng rằng bài viết này có thể khởi được tác dụng gợi mở, giúp mọi người hiểu được lịch sử chân thật của vũ trụ, dưới sự chỉ đạo của Đại Pháp, hoàn thiện lịch sử của vũ trụ.Hạng Vũ trong lịch sử đã chết tại thập diện mai phục; ở đời này, dưới sự chỉ đạo của Đại Pháp, ông đã tu xuất lai. Rất nhiều lần tôi muốn tự sát, cuối cùng lại buông xuống.Quay đầu xem lại bài giảng Pháp của Sư phụ, tôi đã có nhận thức sâu sắc hơn đối với việc tại sao Sư phụ phủ định sự an bài của cựu thế lực, tại sao độ chủ nguyên thần
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/110925

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Cảnh sát giao thông bị quay phim tống tiền

Cảnh sát giao thông bị quay phim tống tiền
Biếm họa trên báo Tuổi Trẻ ngày 16/03/13
Biếm họa trên báo Tuổi Trẻ ngày 12/03/13
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/538314/canh-sat-giao-thong-bi-quay-phim-tong-tien.html; đăng ngày 16/03/13, mục Ch trị - Xã hội
TT - Một nhóm thanh niên quay phim một tổ cảnh sát giao thông Thừa Thiên - Huế tuần tra, kiểm soát trên quốc lộ 1, sau đó dùng đoạn phim để tống tiền. Nhóm cảnh sát giao thông này đã phải nộp cho nhóm thanh niên 120 triệu đồng
Minh họa: họa sĩ DAD.
Theo cáo trạng, ba đối tượng tống tiền bị truy tố tội “cưỡng đoạt tài sản” gồm Đinh Ngọc Trung (29 tuổi, trú quận 12, TP.HCM, làm nghề kinh doanh), Trương Ngọc Vũ (26 tuổi, trú quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng, làm nghề lái xe), Huỳnh Ngọc Thọ (28 tuổi, trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng). Riêng Ngô Quốc Bảo là người khởi xướng việc tống tiền nhưng sau khi gây án đã bỏ trốn khỏi địa phương, cơ quan điều tra đang ra lệnh truy nã toàn quốc.
120 triệu đồng đổi lấy sự im lặng
Theo tài liệu, nhóm thanh niên tống tiền đã khảo sát địa điểm tổ tuần tra kiểm soát giao thông thuộc Phòng CSGT đường sắt - đường bộ (PC67) Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế thường hay dừng xe để kiểm tra là đoạn quốc lộ 1 phía nam chân đèo Phước Tượng (thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc).
3g sáng 19-4-2010, Bảo, Trung, Vũ và Thọ sử dụng hai môtô chạy từ Đà Nẵng ra Huế, đến ngã ba Khu kinh tế Chân Mây, Trung cầm máy quay phim đi vào một ngôi nhà hoang bên đường, ba người khác quay lại Đà Nẵng.
Đến 6g sáng cùng ngày, tổ tuần tra kiểm soát thuộc PC67 gồm năm cán bộ do trung tá Nguyễn Ngọc Vinh, đội phó đội tuần tra kiểm soát số 2, làm tổ trưởng triển khai nhiệm vụ dừng ôtô để kiểm tra trên quốc lộ 1 (đoạn thuộc xã Lộc Thủy).
Lúc này, Trung nấp sau cánh cửa ngôi nhà hoang cách địa điểm tổ tuần tra hơn 50m sử dụng máy quay phim ghi lại toàn bộ hoạt động của tổ CSGT. Sau khi ghi hình đầy đủ, Trung điện thoại cho Bảo đến chở về Đà Nẵng, rồi đưa máy quay phim cho Bảo sao chép hình ảnh ra USB.
Trưa 20-4-2010, Trung và Bảo chạy xe máy ra huyện Phú Lộc, mang theo một phong bì ghi “Gửi các anh CSGT”, bên trong bỏ một USB kèm theo tên người gửi và số điện thoại di động. Hai người thuê một người đi xe ôm chuyển bì thư đó cho tổ CSGT do trung tá Phạm Văn Phong, tổ trưởng, đang làm nhiệm vụ.
Ông Phong mở máy vi tính xem nội dung trong USB thì thấy có hình ảnh của tổ tuần tra của trung tá Vinh liền chuyển USB đó cho ông Vinh xử lý.
Khi mở USB ra xem, ông Vinh thấy có những hình ảnh thể hiện những sai phạm của tổ tuần tra, liền bàn bạc với các thành viên trong tổ.
Tối 20-4-2010, ông Vinh điện thoại vào số ghi trên phong bì. Phía đầu kia lên tiếng: “Tôi là Quốc Phong, là nhà báo. Các anh xem hình có đẹp không? Chừ ý các anh thế nào? Muốn tôi đưa lên mạng, lên báo hay đưa cho trưởng phòng?”.
Ông Vinh nói: “Thôi anh cứ từ từ” rồi tắt máy. Khi ông Vinh điện thoại trở lại thì người xưng là Quốc Phong ra điều kiện muốn được bỏ qua phải chi 200 triệu đồng. Ông Vinh tắt máy và nhắn tin lại chấp nhận chi 30 triệu đồng. Hai bên nhắn tin qua lại nhiều lần, cuối cùng thống nhất giá 120 triệu đồng. Nhóm CSGT (năm người) thống nhất mỗi người góp 24 triệu đồng để đổi lấy sự im lặng.
“Tham thì thâm”
Ngày 21-4-2010, ông Vinh trực tiếp chuyển 120 triệu đồng vào một số tài khoản theo yêu cầu của phía bên kia. Tuy nhiên, chiều 23-4-2010, ông Vinh lại nhận được nhiều tin nhắn đòi phải chuyển tiếp 120 triệu đồng nhưng tổ tuần tra không chấp nhận.
Đến ngày 4-5-2010, người xưng là Quốc Phong điện thoại cho trưởng PC67 cho biết có hình ảnh cán bộ của phòng này sai phạm trong tuần tra kiểm soát
Tiếp đó, hai người trong nhóm chạy xe từ Đà Nẵng ra TP Huế, thuê một người xe ôm đưa chiếc USB đến trưởng PC67. Sau khi nghe năm cán bộ của tổ tuần tra báo cáo sự việc bị tống tiền, trưởng PC67 báo cáo vụ việc lên ban giám đốc Công an tỉnh.
Ngày 5-8-2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ba đối tượng Trung, Vũ và Thọ để điều tra tội “cưỡng đoạt tài sản”, còn Bảo bỏ trốn khỏi địa phương hiện chưa bắt được.
Ngày 27-2-2013, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế ra cáo trạng, truy tố các bị can này về tội “cưỡng đoạt tài sản”. Ngày 15-3-13, ông Nguyễn Thanh Hải, phó viện trưởng Viện KSND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết cáo trạng đã chuyển sang Tòa án nhân dân tỉnh để chuẩn bị đưa ra xét xử.
Không xác định được hành vi mãi lộ
Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, cơ quan này đã điều tra, xác minh theo băng ghi hình của nhóm tống tiền, nhưng không xác định được tổ CSGT có hành vi nhận tiền mãi lộ nên không có cơ sở xử lý.
Tuy nhiên theo hình ảnh ghi được, tổ tuần tra này có sai phạm về quy trình như yêu cầu dừng nhiều ôtô cùng một lúc, CSGT không đưa tay chào khi gặp tài xế, không trực tiếp đến ôtô để kiểm tra thực tế, tài xế ôm và bắt tay với CSGT, CSGT ôm tài xế và hút thuốc lá.
Do đó Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ra quyết định kỷ luật cách chức đội phó đội tuần tra kiểm soát số 2 đối với trung tá Nguyễn Ngọc Vinh, điều chuyển ông Vinh về Phòng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
Trung tá Trần Hải Vân và thiếu tá Trần Văn Vấn bị kỷ luật cảnh cáo, điều chuyển về đội xử lý vi phạm PC67; thiếu úy Bùi Mạnh Hùng bị điều chuyển về Công an huyện Phú Vang, thượng úy Trần Châu Nguyên bị phê bình rút kinh nghiệm.
Chiều 15-3-13, trung tá Nguyễn Ngọc Vinh cho biết những kẻ tống tiền rất hung hăng, liên tục gọi điện đe dọa ông, thúc giục ông chuyển tiền ngay nếu không sẽ tung những hình ảnh quay được lên báo và chuyển đến tay trưởng phòng. “Do sợ những hình ảnh sai phạm trong quy trình làm việc bị lộ ra sẽ bị kỷ luật, điều chuyển công tác, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân và gia đình nên chúng tôi đã chấp nhận chung chi cho kẻ tống tiền 120 triệu đồng” - ông Vinh nói..
Tống tiền cả CSGT Đà Nẵng?
Tại cơ quan điều tra, các bị can khai nhận với thủ đoạn trên, vào ngày 9-4-2010 (10 ngày trước khi xảy ra vụ án tống tiền CSGT Thừa Thiên - Huế), Trung và Bảo còn đe dọa và chiếm đoạt 80 triệu đồng của CSGT TP Đà Nẵng, chia mỗi người 40 triệu đồng. Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có văn bản gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng để điều tra xử lý theo thẩm quyền.
Trả lời về vụ việc này, đại tá Nguyễn Đến - trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an Đà Nẵng - cho biết giám đốc Công an TP đã giao Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Đà Nẵng (PC45) phối hợp với Công an Thừa Thiên - Huế điều tra làm rõ vụ việc. “Riêng với phòng cảnh sát giao thông, chúng tôi có chỉ đạo đề nghị anh em ở các bộ phận tổ đội báo cáo về sự việc, tuy nhiên toàn bộ cán bộ chiến sĩ của phòng không có ai tên tuổi giống như lời khai của đối tượng tống tiền. Hiện cụ thể kết quả vụ việc chúng tôi không nắm được, việc này PC45 phụ trách làm” - ông Đến nói.
Để nắm rõ hơn kết quả vụ việc, Tuổi Trẻ đến liên hệ với lãnh đạo PC45 Công an TP Đà Nẵng nhưng chưa được trả lời vì lãnh đạo bận đi công tác. Còn thượng tá Nguyễn Hữu Lài - phó PC45 - cho biết ông không nắm được sự việc.
HỮU KHÁ

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Mai Phương Thúy va Dương Tú Anh

Mai Phương Thúy,Dương Tú Anh đọ vai trần trắng bóc
Copy từ http://vtc.vn/13-370380/giai-tri/slide-show/1/index.htm#IMG3; 29 ảnh;đăng ngày 15/03/13 , mục Giải trí.
(VTC News) - Hội ngộ trong một sự kiện, Mai Phương Thúy và Dương Tú Anh khoe vẻ đẹp tràn sức sống và quyến rũ trong bộ đầm bó sát. (Ảnh: Benny Phan).
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Copy từ http://vtc.vn/13-370380/giai-tri/slide-show/1/index.htm#IMG30