Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Lên đỉnh Tà Lơn nghe huyền thoại

Ngày Quốc tế Phụ nữ
Nhật ký trên những đôi giàyNúi Tà Lơn (Phnom Bokor) thuộc tỉnh Kampot của đất bạn Campuchia là ngọn núi thiêng, gắn liền với rất nhiều những truyền thuyết, huyền thoại, bùa chú cùng những vị đạo sĩ tu luyện bằng nhiều hình thức đầy kỳ bí. Bóng mây huyền bí về Tà Lơn chỉ thực sự tan biến dần khi người Pháp bắt đầu khai phá đỉnh non thiêng này vào năm 1917, xây dựng khu nhà nghỉ, sòng bạc, đi kèm có cả nhà thờ, chùa chiền… mà nay trở thành một phần di sản kỳ thú trên đỉnh Tà Lơn.
Lên đỉnh Tà Lơn nghe huyền thoại
Copy từ http://sgtt.vn/Am-thuc-du-lich/175548/Len-dinh-Ta-Lon-nghe-huyen-thoai.html; đăng ngày 08/03/13, mục Ẩm thực-
SGTT.VN - Một vùng hiểm địa từng được miêu tả: “Ngó dưới sông con cá mập lội dư ngàn, nhìn trên suối sấu nằm như trăm khúc…” đó chính là núi Tà Lơn, một ngọn núi phủ đầy huyền thoại mà hành trình lần này tôi có dịp tìm đến.
Một trong những phiến đá hình chiếc thuyền nằm quanh khu vực chùa Năm Thuyền.
Đi như rắn trườn lên Bokor
Sự khai phá của người Pháp biến Bokor trở thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng từng một thời đình đám trong giới thượng lưu ở những năm đầu thế kỷ 20, với con đường nối liền từ thị xã Kampot lên đỉnh núi. Tương truyền để khai mở con đường hiểm trở này, người Pháp đã tốn nhiều công của, cộng với những mất mát về nhân công bởi con đường lên đỉnh Bokor bên là vách núi cheo leo, bên là vực sâu hun hút.
Đường lên đỉnh Bokor gần 30km tính từ trạm thu phí ngay dưới chân núi, nhưng bao trùm nhiều cảm xúc khác biệt, từ những đoạn cua tay áo nghẹt thở, đến thẫn thờ trước những vẻ đẹp huyền ảo của núi cao, rừng xanh, biển ngọc với nhấp nhô những hòn đảo mờ đường chân trời phía biển Tây, đó chính là Phú Quốc (Việt Nam). Bởi vậy, cảm giác đi lên Bokor mà cứ ngỡ như đang lên đâu đó nơi quê nhà.Đường lên Bokor nay đã khang trang hơn, từng được các tay lái caravan Việt Nam (nhóm du lịch bằng xe ôtô tự lái) khen nức nở bởi vẻ đẹp đầy quyến rũ, ngoạn mục, những đoạn ngoằn ngoèo như con rắn trườn lên đỉnh cao. Cung đường được cải tạo, làm mới dựa trên trục đường cũ từ thời Pháp xây dựng. Trong hành trình lên đỉnh núi, không khó để nhận ra dấu tích của những cây cầu cổ thời ấy còn khá nguyên vẹn, đang được gia cố và tôn tạo lại để giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu, là điểm dừng chân cho du khách tham quan.
Hàng ngày có trung bình hai chuyến xe buýt đi và về giữa Phnom Penh – Bokor, với giá vé khoảng 10 đôla cho mỗi lượt. Các hoạt động hiện có trên đỉnh Tà Lơn là cắm trại, dã ngoại, đi rừng, tham quan các kiến trúc cổ do người Pháp xây dựng từ những năm 1920. Các dịch vụ phục vụ du lịch còn hạn chế, nơi ăn nghỉ hiện chỉ có một khách sạn năm sao Thansur Bokor mới đi vào hoạt động.
Huyền bí một màu rêu
Đỉnh Bokor – Tà Lơn mở ra với nhấp nhô những toà kiến trúc cổ nằm rải rác trên một dải đất khá bằng phẳng, là điểm cao để quan sát toàn cảnh rừng và biển dưới chân mình. Cao độ chỉ khoảng 1.080m, nhưng nơi đây quanh năm sương mù che phủ, khí hậu trong lành, mang theo hơi lạnh miền biển càng khiến cho chuyến khám phá đỉnh Tà Lơn thêm hấp dẫn.
Nhờ thời tiết, tôi lại có dịp tận hưởng vẻ đẹp độc đáo, đặc sản trên đỉnh Tà Lơn, đó là màu rêu đỏ. Đi khắp các đền đài ở miền Chùa Tháp với các phế tích Angkor, dù bằng chất liệu gạch nung hay đá sa thạch, vẫn không đâu có một màu rêu kỳ lạ như ở Tà Lơn. Rêu đỏ tươi, phủ kín những mảng tường, nhìn xa cứ như là màu sơn, nhưng đến gần mới phát hiện đấy là rêu đá. Giống rêu này tôi đã từng gặp trên các thân cây dừa cổ thụ hơn trăm năm tuổi, mọc tràn lan trên đảo Efate ở Nam Thái Bình Dương. Người bản địa khi ấy cho biết loại rêu đỏ rất hiếm, thường phải gắn liền với thổ nhưỡng, khí hậu, sương mù và đặc biệt là nhiều gió. Cũng giống như đỉnh Tà Lơn, gió thổi muốn chao người, đưa cái lạnh len vào da thịt.
Các di tích độc đáo có Wat Sampov Pram (chùa Năm Thuyền) – với năm tảng đá nhô ra như năm chiếc thuyền, gắn với tích truyện năm con thuyền châu báu của vị hoàng tử và công chúa Nagini khi xưa du ngoạn đến vùng núi này; chùa do vua Monivong xây dựng năm 1924. Không xa chùa là nhà thờ cổ do người Pháp xây dựng năm 1920, khu khách sạn cổ đã bỏ hoang nhiều năm, tất cả những kiến trúc đó bám một màu rêu đỏ độc đáo và đẹp lạ.Những ngày đầu năm mới trên đỉnh Tà Lơn nhộn nhịp khác thường, với khá nhiều cư dân địa phương và lữ khách từ khắp nơi đổ về, và cũng thật may, những ngày này trời không một gợn mây, sương mù tan biến hết, lộ ra hoàn hảo nhất vẻ đẹp của Tà Lơn. Nói như T’ra – hướng dẫn của hãng lữ hành Caravan Angkor tours, người đã lên Tà Lơn rất nhiều lần: “Hiếm khi trời ở đây đẹp như thế, thường có mây mù, nhiều khi chỉ cách vài ba mét là không thấy được nhau”.
Nhà thờ cổ được xây dựng cách nay gần 100 năm với màu rêu đỏ độc đáo.
Các di tích độc đáo có Wat Sampov Pram (chùa Năm Thuyền) – với năm tảng đá nhô ra như năm chiếc thuyền, gắn với tích truyện năm con thuyền châu báu của vị hoàng tử và công chúa Nagini khi xưa du ngoạn đến vùng núi này; chùa do vua Monivong xây dựng năm 1924. Không xa chùa là nhà thờ cổ do người Pháp xây dựng năm 1920, khu khách sạn cổ đã bỏ hoang nhiều năm, tất cả những kiến trúc đó bám một màu rêu đỏ độc đáo và đẹp lạ.
Với người Campuchia, khi nghĩ đến chuyện đi nghỉ dưỡng bây giờ, xuống biển sẽ là Sihanuk Ville, còn lên núi chắc hẳn phải là Bokor. Những phế tích một thuở của thời kỳ thuộc địa như khu khách sạn cổ trên đỉnh núi đang được phục chế để trả lại vẻ đẹp nguyên bản ban đầu.
bài và ảnh: Lam PhongĐêm Bokor vắng vẻ, loạt pháo hoa mừng năm mới rộn ràng, bừng sáng cả trời đêm ngay trước khu khách sạn Thansur Bokor, như đánh dấu một sự chuyển mình mới của đỉnh Tà Lơn, những huyền bí của đỉnh non thiêng này đang dần thay thế bằng vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh.

Không có nhận xét nào: