Cuộc chiến bất tận với đại dịch thuốc giảm đau gây nghiện ở Mỹ
VTV.vn - Vốn là một loại thuốc bán theo đơn, thuốc giảm đau có chất gây nghiện opioid đã gây nên đại dịch nghiện ở Mỹ, cướp đi 400.000 sinh mạng từ năm 1999 đến 2018.
Một trong những mối nguy hiểm là fentanyl - một loại opioid tổng hợp gây chết người, mạnh hơn 100 lần so với morphin. Cuộc chiến của nước Mỹ với đại dịch này đang kéo dài dường như vô tận.
Hơn 1 triệu bưu kiện được gửi qua sân bay John F. Kennedy ở New York mỗi ngày khiến sân bay này trở thành chiến tuyến bất đắc dĩ trong cuộc chiến với thuốc giảm đau gây nghiện.
Kể từ năm 2016, một trong những ưu tiên hàng đầu của hải quan Mỹ là ngăn không cho fentanyl nhập lậu vào nước này. Dù là thuốc kê đơn, nhưng các loại thuốc giảm đau gây nghiện vẫn được rao bán công khai trên những trang web đen dưới dạng bột hoặc viên nén, có mã thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ. Các nhân viên hải quan sẽ dùng máy X-quang để soi, trước khi quyết định rạch một bưu kiện để kiểm tra.
Dù với số lượng ít, fentanyl cũng có khả năng gây hại cho sức khỏe con người nếu vô tình hít phải. Như vậy, những "máy rà soát chạy bằng cơm" vẫn phải dùng laze để soi các bưu kiện, nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
Fentanyl vốn được dùng để làm thuốc gây mê trong y tế, có thành phần chiết xuất từ hóa học. Với liều lượng nhỏ, chúng khiến người dùng cảm thấy lâng lâng như sử dụng ma túy. Thêm vào đó, do có thành phần là chất hóa học, nên việc điều chế fentanyl nhanh và rẻ hơn ma túy, nhưng lợi nhuận lại cao gấp 10 lần. Vì vậy, không chỉ những kẻ buôn ma túy, mà ngay các bác sĩ cũng tìm cách tuồn thuốc ra chợ đen để bán. Theo lực lượng chống ma túy Mỹ, 1kg fentanyl có giá trung bình 1,5 triệu USD. Năm 2018, hơn 1 tấn fentanyl được tiêu thụ tại Mỹ.
Mỹ vẫn chưa có giải pháp triệt để cho cuộc khủng hoảng opioid và dường như những biện pháp hiện nay mới chỉ đang là bộ lọc để hạn chế fentanyl đến gần hơn với người dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét