Nhìn lại thế giới 2020: Covid-19 đã dạy cho thế giới bài học đắt giá gì?
Đại dịch Covid-19 đã mang lại nhiều bài học đắt giá cho thế giới. (Nguồn: Getty Images) |
Nước giàu thất bại
Đại dịch Covid-19 đã mang lại một số bài học về khả năng chống chịu trước khó khăn trong công tác quản trị nhà nước, song lại rất hữu ích. Nhiều nước giàu đã không quản lý thành công cuộc khủng hoảng y tế này như được dự đoán trước đó, trong khi không ít nước nghèo hơn, dân số đông hơn và dễ bị tổn thương trước dịch bệnh hơn lại vượt qua được cuộc khủng hoảng này ngoài mức kỳ vọng.
Sự khác biệt này đã đặt ra những câu hỏi đáng quan tâm không chỉ về vấn đề quản lý y tế công mà còn về tình trạng quản lý nhà nước và xã hội tại những nền dân chủ lâu đời và lớn nhất thế giới.
Ngay trước khi xảy ra đại dịch, một nhóm các cơ quan nghiên cứu lớn đã công bố báo cáo về Chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu, trong đó xếp hạng các nước theo năng lực ngăn chặn, phát hiện, báo cáo một bệnh truyền nhiễm nào đó và tiếp đến là khả năng phản ứng mau lẹ khi bùng phát dịch bệnh.
Tin liên quan |
5 vấn đề quốc tế đáng mong chờ trong năm 2021 |
Không có gì ngạc nhiên khi dữ liệu khi đó cho thấy “các nước có thu nhập cao hơn có xu hướng xếp hạng cao trong chỉ số này”. Đứng dầu danh sách “các nước có công tác chuẩn bị tốt nhất để ứng phó với một đại dịch nào đó” là Mỹ và Anh.
Thế nhưng, chỉ một năm sau, thực tế lại hoàn toàn ngược lại với những chỉ số xếp hạng. Theo một nghiên cứu công bố hồi tháng Chín, “10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 xét về số người tử vong tính theo triệu người lại là những nước nằm trong số 20 nước đứng đầu danh sách chỉ số an ninh y tế toàn cầu nói trên”.
Rõ ràng là một số chính phủ đã phân bổ nguồn lực, áp dụng và triển khai các năng lực và sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành liên quan hiệu quả hơn rất nhiều so với các chính phủ khác.
Những điển hình thành công
Một quốc gia gây bất ngờ về công tác quản lý nhằm đối phó với đại dịch là Sri Lanka. Với dân số 21,5 triệu người, quốc gia Nam Á này xếp hạng thứ 120 về chỉ số an ninh y tế toàn cầu, song lại có các biện pháp ứng phó nhanh chóng trước những tin tức ban đầu về đại dịch.
Cùng với việc triển khai quân đội tham gia nỗ lực chống dịch, chính phủ Sri Lanka cũng triển khai biện pháp thử nghiệm nhanh do ngành y tế trong nước phát triển (kết quả thu được trong vòng 24 tiếng) đồng thời tiến hành xét nghiệm PRC (xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase) tại các khu vực đông dân cư.
Sri Lanka thiết lập cơ chế truy tìm dấu vết nghiêm ngặt nhằm phát hiện những người tiếp xúc với người bị nhiễm trước đó, hỗ trợ những người bị cách ly, bắt buộc người dân đeo khẩu trang nơi công cộng, hạn chế và kiểm tra khách du lịch đến nước này và áp đặt lệnh giới nghiêm trên toàn đảo quốc. Kể từ tháng 11/2020, đảo quốc này chỉ ghi nhận 13 ca tử vong vì Covid-19.
Một điển hình khác là Việt Nam. Với dân số 95 triệu dân và hệ thống chăm sóc y tế còn hạn chế, quốc gia Đông Nam Á này hiện đang đứng thứ 50 trong bảng xếp hạng chỉ số nói trên, song lại khẩn trương bắt tay vào công cuộc chống dịch bệnh ngay từ khi nhận được tin tức đầu tiên về virus này xuất hiện ở nước láng giềng Trung Quốc.
Ngay sau khi phát hiện những ca nhiễm đầu tiên, Việt Nam đã thiết lập các phòng thí nghiệm và cơ sở xét nghiệm đồng thời hạn chế du khách đến từ Trung Quốc. Tiếp đó, chính phủ áp dụng biện pháp xét nghiệm nhanh, truy tìm dấu vết, đưa tất cả những người mắc bệnh vào viện điều trị và cách ly tất cả các trường hợp tiếp xúc với những người nghi nhiễm virus. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ ghi nhận 35 ca tử vong vì Covid-19.
Nếu những nước kém phát triển hơn lại có thể quản lý tốt dịch bệnh thì tại sao Mỹ và Anh lại không thể làm được? Kinh nghiệm gần đây của các nước này về đối phó với các bệnh truyền nhiễm rõ ràng đã đóng một vai trò nhất định trong công tác chuẩn bị và sẵn sàng đối phó ở cấp độ quốc gia.
Việt Nam và Sri Lanka thì rút ra được bài học từ dịch SARS (2003) và MERS (2012). Những nước này đã thiết lập cơ sở hạ tầng để đối phó và quản lý sự bùng phát của bệnh truyền nhiễm.
Dĩ nhiên, vẫn còn quá sớm để tung hô bất kỳ một “mô hình thành công” nào trong nỗ lực đối phó với đại dịch. Những làn sóng dịch bệnh mới đang tiếp tục đánh gục thậm chí cả những nước từng cho rằng họ đã chiến thắng loại virus này.
Bài học về sự đoàn kết, đồng lòng
Sự giải thích khác nằm ở những bài học sâu sắc hơn về quản trị. Tại Sri Lanka và Việt Nam, chính phủ mỗi nước đều đồng lòng thực hiện chiến lược chống dịch, trong đó tập trung vào phương thức truyền tải tin tức rõ ràng và minh bạch đến người dân kết hợp với các mạng lưới thông tin tuyên truyền tại cộng đồng.
Covid-19 dạy cho thế giới bài học về kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh. (Nguồn: China Daily) |
Trong khi đó, cả Mỹ và Anh đều “bất lực” trước các cuộc xung đột và đấu đá của giới tinh hoa và không thể huy động các cơ quan thể chế hàng đầu của mình tham gia vào một chiến lược quốc gia thống nhất.
Khi chính phủ bàn về chiến lược chống dịch thì sự chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng hòa Mỹ và đảng Bảo thủ của Anh đã khiến lãnh đạo của các đảng này thay đổi ý kiến như “chong chóng”.
Giới chuyên gia tư vấn giới lãnh đạo lại cạnh tranh nhau để giành được sự chú ý, vị thế và tầm ảnh hưởng khi quảng bá chính công trình nghiên cứu và mô hình của chính mình và thường không thể đưa ra khuyến nghị cho đội ngũ y tế ở tuyến đầu cũng như không tham khảo được những bài học kinh nghiệm từ các nước khác vốn có kinh nghiệm đối phó với các dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trong quá khứ.
Các trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ và Anh đều khẳng định có đủ thẩm quyền để phát triển và kiểm soát cơ chế xét nghiệm. Thế nhưng, biện pháp của họ đều thất bại.
Tại Anh, thay vì thiết lập các mạng lưới truy tìm dấu vết tại địa phương (vốn tỏ ra rất hữu ích đối với các đại dịch xảy ra trong tương lai), chính phủ nước này lại “phó thác” nhiệm vụ này cho tập đoàn Serco và công ty Sitel.
Rốt cục, Covid-19 đã phơi bày những yếu kém các chiến lược của lãnh đạo vốn nhằm đánh bóng uy tín chính trị hơn là nhằm xử lý và đối phó với dịch bệnh. Tương tự như vậy, Covid-19 đã vạch trần những lỗ hổng khi quản trị bằng mệnh lệnh tập trung chứ không phải bằng phối hợp và hợp tác.
Đại dịch Covid-19 cũng đã phơi bày sự cấp thiết phải xây dựng mô liên kết giữa các chính phủ và giữa các thể chế cấp quốc gia và địa phương ở Mỹ và Anh. Đây chính là vấn đề cốt lõi trong cuộc chiến chống đại dịch cũng như đảm bảo sự phục hồi thành công cho thời kỳ hậu đại dịch.
Việt Nam là hình mẫu anh hùng đích thực của năm 2020, Ngoại giao và kinh tế tỏa sáng TGVN. Báo chí nước ngoài không kiệm lời khen ngợi những thành tựu xuất sắc của Việt Nam trên lĩnh vực ngoại giao và kinh ... |
Thời covid-19. Diện mạo mới của chính trị thế giới TGVN. Trong thời kỳ chung sống với dịch bệnh covid-19 này, chính trị thế giới sẽ có diện mạo ra sao và chi phối thế ... |
Dịch Covid-19: Bài học từ làn sóng dịch bệnh tiếp theo TGVN. Nước ta lại phải đối mặt với một làn sóng lây nhiễm mới của Covid-19. Bài học nào cần được rút ra để triển ... |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét