Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

Mắc bệnh gan bao lâu thì tăng nguy cơ chuyển biến thành ung thư gan?

 

Mắc bệnh gan bao lâu thì tăng nguy cơ chuyển biến thành ung thư gan?

Ung thư gan cũng là một trong những loại ung thư phổ biến và đáng sợ. Trong đó, “tiền đề” các bệnh liên quan đến gan thường bị dễ dàng bỏ qua, khiến cho nguy cơ biến chứng thành ung thư gan càng cao.

Bệnh gan kéo dài bao lâu thì sẽ chuyển biến thành ung thư gan?
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, quá trình biến chứng từ bệnh gan thành ung thư gan không có thời gian cụ thể tuyệt đối, nó còn tùy thuộc vào tình trạng thực tế của mỗi người. Theo số liệu lâm sàng, có người chỉ sau khi mắc bệnh gan không bao lâu đã biến chứng thành ung thư, nhưng cũng có người vốn có vấn đề về gan nhưng hoàn toàn không bị ung thư gan.
Mac benh gan bao lau thi tang nguy co chuyen bien thanh ung thu gan?
 
Tuy nhiên, trong tình huống thông thường cũng sẽ không biến chứng quá nhanh. Điển hình như người vừa bị viêm gan B sẽ không chuyển biến thành ung thư gan chỉ sau một năm. Nó cần có quá trình phát triển từ từ, từ viêm gan B sẽ có xu hướng chuyển thành viêm gan mãn tính, dần dần gan bị xơ hóa rồi mới biến chứng thành ung thư gan.
Cả quá trình này tương đối dài, ít nhất là 5 năm, có khi 10 năm thậm chí 20 năm. Tuy vậy quy luật này cũng không tuyệt đối, vẫn có một bộ phận người bệnh sẽ bị biến chứng nhanh hơn một chút.
Những thói quen xấu dễ phát tác ung thư gan nhất
Nghiện bia rượu, thuốc lá
Nicotine trong thuốc lá và Etanol trong bia rượu đều là những chất cực kỳ bất lợi đối với gan. Chúng dẫn đến nhiều bệnh tật cho con người, mà một trong số đó chính là ung thư gan.
Thực phẩm gia công
Cuộc sống hiện đại khiến con người bận rộn và dễ có thói quen ăn uống bởi những thực phẩm chế biến sẵn. Đa số các loại thực phẩm qua gia công đều chứa nhiệt lượng cao, thiếu dinh dưỡng, nhiều tinh bột, chất béo và đặc biệt là các chất hóa học.
Tùy tiện dùng thuốc
Để đảm bảo sức khỏe, mỗi người nên tự giác chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Thói quen tự ý mua thuốc về uống dễ xảy ra tình trạng các dược vật tác dụng lẫn nhau, ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất của gan. Đặc biệt là người vốn có bệnh về gan thì càng nên thận trọng khi dùng thuốc.
Các chất độc hại
Gan được xem như “nhà máy công nghiệp” của cơ thể con người. Gan có chức năng chuyển hóa, tái hợp các vật chất mà cơ thể hấp thu vào, cũng là cơ quan giải độc quan trọng nhất đối với sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên dung nạp thực phẩm có hại, hoặc hít phải không khí ô nhiễm, nguồn nước có độc v.v… đều gây hại không nhỏ đến gan.
00:01/01:00
Ngủ không đủ giấc
Khi giấc ngủ không đảm bảo cả chất và lượng, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi, hồi phục, khiến máu lưu thông không đủ cung cấp cho gan, khả năng đề kháng giảm xuống nên cơ thể càng dễ bị tích tụ độc tố và suy giảm chức năng gan, lâu ngày dẫn đến ung thư.
Ngồi lâu
Khớp, cơ và dây chẳng đều thuộc hệ thống của gan. Do đó, khi bạn có thói quen ngồi lâu sẽ khiến các bộ phận này bị xơ cứng, “đường truyền” giúp gan hoạt động tốt chức năng của mình cũng bị gián đoạn, suy yếu.
Mấu chốt cần nhớ để phòng ngừa ung thư gan hiệu quả hơn
Đối với người bình thường khỏe mạnh, khi gan còn chưa mắc phải vấn đề gì thì nên tích cực chủ động hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá, nếu như có thể cai triệt để thì càng tốt. Trong sinh hoạt hằng ngày, cố gắng thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đồng thời tăng cường vận động thể chất để tâm trạng thoải mái, sức đề kháng nâng cao.
Đối với người thuộc đối tượng có nguy cơ bị bệnh gan và ung thư gan cao, ngoài việc thực hiện những yêu cầu cơ bản nêu trên còn phải duy trì kiểm tra định kỳ. Ngoài ra, thái độ phối hợp với bác sĩ chuyên môn là vô cùng quan trọng để sớm phát hiện biến chứng, cũng như đưa ra phát đồ điều trị thích hợp.
 

Ung thư vòm họng. (Nguồn: Youtube)


Theo Thiên Khuê/Em Đẹp

Không có nhận xét nào: