Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Học khôn ngoan để dẫn đầu

 

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Học khôn ngoan để dẫn đầu

https://giaoduc.net.vn/... đăng ngày 20/10/2020 06:09. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng

GDVN- Những học sinh có tính kỷ luật sẽ đạt kết quả tốt hơn những học sinh khác.

LTS: Tuần này, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng gửi đến độc giả bài viết số 108 trong loạt bài Đọc giùm bạn trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Đây là những điều Giáo sư thực sự tâm đắc trong cuốn sách "Học khôn ngoan để dẫn đầu" của tác giả Olav Schewe.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Olav Schewe là tác giả của cuốn sách vào loại bán chạy nhất thế giới, đã bán được hơn 26.000 bản ở Na Uy và đã được dịch ra 18 thứ tiếng.

Sau khi có bằng cử nhân ở Trường kinh tế Na Uy, anh tốt nghiệp Đại học Oxford ở Vương quốc Anh và Đại học Berkeley ở Hoa Kỳ. Anh từng được nhận nhiều học bổng với tổng trị giá 50 triệu USD, trong đó có học bổng danh giá Fulbright.

Tháng 6/2005 khi viết cuốn sách này tại Singapore, anh đã viết trong Lời nói đầu: Mục tiêu của tôi là tạo ra một cuốn sách dễ hiểu và dễ đọc mà có thể tóm gọn lại tất cả những tác dụng này.

Một cuốn sách chứa đựng những lời khuyên tốt nhất dành cho các bạn - những học sinh - để bạn sẽ học được những phương pháp mới mà có thể áp dụng ngay lập tức.

- 75% tri thức đến từ các nhân tố khác ngoài trí thông minh, bao gồm động lực, kiến thức có trước và chiến lược học tập (Sandra Scarr)

- Động lực và cách bạn học như thế nào đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao kết quả học tập hơn là bạn thông minh như thế nào (Kou Murayama).

- Một số kỹ năng bạn cần để đạt được điểm cao cũng chính là những kỹ năng bạn có thể sử dụng để thành công trong những lĩnh vực khác của cuộc sống.

Bạn sẽ hưởng lợi nếu giỏi trong việc tiếp nhận kiến thức nhanh chóng, ưu tiên hợp lý, làm việc hiệu quả dưới áp lực và suy nghĩ gần như ở bất cứ nới nào - cả trong công việc hay trong cuộc sống cá nhân.

- Xác định những sự cải thiện tiềm năng và thời gian sẵn có cho việc học bằng cách tạo nên cái nhìn tổng quan mà có thể thể hiện được cách bạn tối ưu hóa 169 giờ trong một tuần:

* Tận dụng thời gian chết để hoàn thành những việc đơn giản.

* Ghi lại mọi cuộc hẹn và deadlines, và bắt đầu hình thành những thói quen; điều này sẽ tiết kiệm thời gian và giúp bạn có nhiều khả năng suy nghĩ hơn.

* Lên kế hoạch cho ngày của bạn và đặt ra một số mục tiêu cho mình trong ngày đó.

* Thời gian rảnh, tập thể dục và ngủ là rất quan trọng để làm việc năng suất, đặc biệt là đối với những công việc dài hạn. Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ cả ba thứ trên.

- Để sử dụng thời gian bạn đặt ra cho học tập một cách hiệu quả nhất, điều quan trọng là bạn hãy tập trung làm những việc chính xác và quan trọng:

* Bẻ khóa: Cụ thể hơn là đọc những tài liệu được phát để hiểu được môn học này bao gồm những gì và điểm số được tính như thế nào. Hỏi giảng viên rằng bạn nên học như thế nào với môn này. Nếu có cơ hội, hãy trò chuyện với những sinh viên đã từng học môn này.

* Lập một kế hoạch dựa trên các thông tin này. Hãy làm những thứ quan trọng nhất trước tiên, sau đó làm phần còn lại.

Sử dụng các slides bài giảng như là cơ sở cho những gì cần phải biết, sử dụng sách như công cụ hỗ trợ.

Ưu tiên những bài luận và bài tập hàng tuần. Tập trung vào ghi nhớ và nghiên cứu những kỳ thi trước. Ưu tiên những môn học quan trọng hơn các môn học khác.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (97): Những quy tắc để giàu có
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (97): Những quy tắc để giàu có

* Thường xuyên tự hỏi bản thân liệu cách học có hiệu quả và thích hợp hay không, tạo ra những thay đổi cần thiết.

- Bộ não của con người có một dung lượng lưu trữ gần như không giới hạn. Nhưng để nhớ lại những kiến thức được lưu giữ khi bạn cần nó, điều quan trọng là phải có phương pháp học tập hiệu quả.

Một người bình thường trong suốt cuộc đời mình sử dụng ít hơn1% dung lượng lưu trữ của não.

Hãy đọc sách giáo khoa, ghi chú, tham gia thảo luận nhóm để dọn dẹp đường dẫn trong trí nhớ.

Tỷ lệ ghi nhớ khi có sự tham gia thảo luận nhóm là 50%, khi có luyện tập là 75% và khi dạy lại người khác là 90%.

- Lý do lãng quên kiến thức có thể là do không nhắc lại, không sử dụng những gì đã học, những thứ không thích thường bị dồn nén vào tiềm thức.

Những kiến thức mới có thể bị nhầm lẫn với những điều đã biết (nhất là khi học 2 ngoại ngữ), nên tạo ra những gì để gợi ý nhớ lại một kiến thức nào đó.

- Học tập và ghi nhớ kiến thức được dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

* Tập trung (chú ý) là điều kiện tiên quyết. Cần tập trung vào một thứ duy nhất ở một thời điểm, không bật tivi khi đang học

* Sẽ không dễ dàng để nhớ những thứ không có ý nghĩa. Ví dụ nhớ được con số 07041776 sẽ khó hơn là ngày 7-4-1776.

* Sự quan tâm thúc đẩy việc học. Nếu bạn ước mơ thành bác sĩ thì việc học Sinh học và Hóa học là chìa khóa.

* Khi kiến thức mới liên kết với những gì đã biết từ trước thì sẽ dễ nhớ hơn. Ví dụ học từ passaporte của tiếng Tây Ban Nha bạn sẽ dễ nhớ khi từ tiếng Anh bạn đã biết là passport (hộ chiếu)

* Sẽ dễ dàng hơn để tìm hiểu thứ gì đó nếu bạn có thể tưởng tượng nó trong tâm trí. Ví dụ bị hỏi chữ gì đứng trước chữ X trong vần chữ cái. Nếu bạn nhớ lại vần chữ cái thì nhớ ra ngay TUVXYZ.

* Tổng quan và logic là sắp xếp một cách chủ động những gì bạn đọc. Ví dụ, nếu bạn muốn nhớ các bang của nước Mỹ thì hãy phân nhóm ra theo khu vực địa lý.

* Thuật lại: thuật lại cho nhau nghe sẽ vui hơn là đặt câu hỏi cho chính mình. Giáo viên biết quá nhiều thứ là do họ đã lặp lại nhiều lần trong quá trình giảng dạy.

- Để tự học có hiệu quả cần nhớ:

* Sự tập trung là điều kiện cần thiết để tự học có hiệu quả.

* Hãy học khi bạn cảm thấy đầy năng lượng nhất (thời gian nào trong ngày, học bao lâu, giải lao lúc nào, ngồi ở đâu, sử dụng tư thế nào…)

- Khi nghe giảng:

* Ngồi học với tư thế tích cực và quan tâm, điều này khiến bạn dễ tiếp thu trong học tập,

* Nên ngồi hàng đầu để có thể nhìn rõ bảng và không bị sao nhãng bởi những người ngồi trước bạn.

* Nên ngồi cạnh các bạn có động lực và không khiến bạn bị phân tán.

* Tự chuẩn bị bằng cách nhìn vào các chương, các slide bài học trước.

* Nếu tiếp thu kém hiệu quả, cần xem xét lại liệu có cần dành thời gian nhiều hơn cho việc học tập môn đó hay không.

- Học theo cặp, theo nhóm:

* Có thể vô cùng hiệu quả, tạo động lực cho bạn, việc học trở nên vui hơn, hiệu quả hơn.

* Cần tìm đúng người và duy trì sự tập trung vào việc học tập

* Đồng thuận xem sẽ học gì và học trong bao lâu

* Nhóm không nên đông quá, chỉ nên khoảng 2 đến 6 người là thích hợp

- Phương pháp đọc hiệu quả, hiểu những gì bạn đọc, rút ra những gì quan trọng, ghi nhớ ra sao.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (94): Thiên tài và sự giáo dục từ sớm
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (94): Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

* Không cần đọc tất cả mọi thứ, tập trung vào việc hiểu và duy trì. Sử dụng nguyên tắc SQ3R có nghĩa là:

Survey- Quan sát- Đầu tiên lật qua chương và đọc phần tóm tắt cuối cùng

Question- Hỏi- Tự hỏi bản thân muốn học gì và tại sao nó liên quan.

Read- Đọc

Recite và Review-Trả bài và Ôn tập- Thuật lại những gì bạn đã học được. Có thể làm trong mỗi phần, mỗi trang hay từng tiêu đề. Nếu bạn không thể trả lời được hãy quay về và đọc lại trước khi bạn thử thêm lần nữa.

- Để có thể đọc nhanh:

* Đọc liền 2-4 từ cho mỗi lần dừng lại

* Sử dụng ngón tay như một công cụ hỗ trợ để lướt qua văn bản với một tốc độ đồng đều và hiệu quả.

* Tập trung để không cần quay lại để đọc lại một lần nữa

* Tập dần tăng tốc độ, mỗi ngày tập 20 phút trong 4-6 tuần để tăng gấp đôi tốc độ đọc của bạn. Khi luyện tập hãy tập trung vào tốc độ, khả năng hiểu sẽ đến chậm, nhưng chắc chắn sẽ đến sau khi quen với phương pháp này (tác giả nói đến đọc tiếng Anh)

- Nên ghi những thông tin quan trọng và cần thiết vào trong một cái hộp: Để bạn có một bản tóm tắt từ văn bản hay bài giảng nhằm áp dụng khi xem lại hay ôn tập cho kỳ thi.

* Chỉ ghi chú khi bạn thực sự sử dụng chúng sau này.

* Sử dụng phương pháp tổng quan trong học tập khi bạn ghi chú. Sử dụng sơ đồ phân cấp, danh sách gạch đầu dòng và các khung quanh văn bản. Sử dụng gạch chân, tô màu nền, vẽ biểu tượng và dùng nhiều màu sắc.



Không có nhận xét nào: