Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

Mở lòng bao dung, hòa giải để đoàn kết, hòa hợp dân tộc

Mở lòng bao dung, hòa giải để đoàn kết, hòa hợp dân tộc

 - Vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, vì mục tiêu quốc thái dân an, đòi hỏi đất nước không chỉ thống nhất về giang sơn lãnh thổ mà phải thống nhất về lòng người.

Năm 1865, sau khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ kết thúc nội chiến Bắc - Nam, các tướng sĩ quân đội phía Nam đầu hàng, mỗi người đều nhận được một văn kiện của quân đội liên bang, cam kết đảm bảo rằng từ đó về sau họ không bị làm phiền. Lúc đó, phe miền Nam đã thua cuộc nhưng Tổng thống Abraham Lincoln (1809 - 1865) không kiêu ngạo mà ngược lại, ông kết thúc xung đột giữa hai miền Nam - Bắc bằng câu nói vừa thể hiện sự cao thượng, vừa thể hiện tầm am hiểu sâu sắc về hậu quả của cuộc chiến: “Nội chiến không có người thắng!”.
Quan điểm ôn hòa nhằm tái thiết và nhanh chóng tái thống nhất đất nước thông qua chính sách hòa giải và bao dung của ông Lincoln đã hóa giải được sự phân hóa đầy cay đắng giữa hai miền Nam - Bắc ở Hoa Kỳ thời bấy giờ. Quan điểm ôn hòa và chính sách hòa giải, bao dung của ông Lincoln cũng là nền tảng để xây dựng Hoa Kỳ là quốc gia có dân số đông thứ ba thế giới, có sắc tộc, tôn giáo, văn hóa đa dạng nhất thế giới nhưng vẫn đoàn kết, đồng thuận để trở thành siêu cường.
Với Việt Nam, giang sơn đã thu về một mối 45 năm nay, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương hòa giải và hòa hợp dân tộc. Năm 2004, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người lăn lộn, chiến đấu trên chiến trường suốt cả hai cuộc kháng chiến; người đã bị chiến tranh cướp đi người vợ và ba người con yêu quý, đã có câu nói chí tình như muốn gửi tới mọi người từ thường dân đến lãnh đạo: “Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì tiếp tục làm nó thêm rỉ máu”. “Nếu còn chia rẽ vì bại, kiêu vì thắng, thì ích lợi gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế?”.
Mở lòng bao dung, hòa giải để đoàn kết, hòa hợp dân tộc
Vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, vì mục tiêu quốc thái dân an, đòi hỏi đất nước không chỉ thống nhất về giang sơn lãnh thổ mà phải thống nhất về lòng người. Ảnh: Lê Anh Dũng/VietNamNet
Chủ trương là vậy, quan điểm tình cảm của nguyên Thủ tướng Chính phủ là vậy, nhưng thật đáng buồn khi còn một bộ phận không nhỏ người Việt (cả  trong và ngoài nước) vẫn chưa hết hiềm khích, hận thù giữa người bên này và người bên kia chiến tuyến.
Bởi vậy, cứ vào dịp 30/4, trên mạng xã hội lại diễn tình trạng công kích, thóa mạ, miệt thị lẫn nhau của những người mang nặng đầu óc thù hận. Hành động như vậy không chỉ trái với truyền thống, đạo lý của dân tộc, trái với tình người mà còn làm xấu đi hình ảnh của người Việt trước bạn bè quốc tế.
Lịch sử nhân loại cũng như lịch sử dân tộc cho thấy tinh thần hòa giải, hoà hợp dân tộc luôn là nhân tố quyết định đảm bảo cho mỗi quốc gia ổn định, để phát triển bền vững, văn minh, giàu mạnh.
Với nước ta, nhìn lại chiều dài lịch sử, khi các bậc minh quân hóa giải được xung đột giữa các vùng miền, các giai tầng, xây dựng được sự hòa hợp, đoàn kết của muôn dân thì sẽ phát huy được tối đa sức mạnh của toàn dân tộc.  
Như dưới các triều vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông nửa cuối thế kỷ XIII, đã xây dựng quốc gia cường thịnh, ba lần đại thắng đế quốc Nguyên Mông, được lịch sử dân tộc mãi mãi lưu danh.
Là vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497), vua Minh Mạng (1791 - 1841), hai bậc minh quân đã dẫn dắt quốc gia phát triển rực rỡ nhất dưới thời quân chủ, đưa nước ta trở thành cường quốc của Đông Nam Á khi hai vị vua này trị vì.
Ngược lại, nếu các vị vua không biết chăm lo khoan thư sức dân, xây dựng triều chính, củng cố khối đoàn kết dân tộc, chỉ biết đặc quyền đặc lợi, để xảy ra biến loạn khắp nơi, dẫn đến vương triều sụp đổ như các đời vua nhà Lý cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII; nhà Trần cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV; hoặc đất nước lâm vào cảnh binh đao, rối ren dưới thời Lê, Trịnh - Nguyễn thế kỷ thứ XVII, XVIII…
Bước sang thời hiện đại, phát huy truyền thống của cha ông, Bác Hồ luôn đề cao tinh thần hòa hợp dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng tổ quốc. Nhờ vậy không chỉ tập hợp được thợ thuyền, nông dân mà còn tập hợp được đông đảo học sinh, sinh viên, trí thức, nhà nho, địa chủ, tư sản và nhiều thành viên trong chế độ quân chủ…tham gia cuộc cách mạng. Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc làm nên Cách mạng tháng Tám lịch sử, giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh vệ quốc.
Là bậc minh triết, thấy được vai trò, sức mạnh của đoàn kết dân tộc, lúc sinh thời Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần bao dung, hòa giải.
Người viết: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu con người cũng có người thế này thế khác nhưng thế này thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận ra rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc... có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”.
Nhiều năm nay, người Việt Nam từ thường dân tới cán bộ, đảng viên đang học tập và làm theo tấm gương tư tương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vậy tại sao chúng ta không thực hiện quan điểm nhân ái, bao dung của Người để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Trong khi tất cả các quốc gia từng là cựu thù từ thời Cổ đại, Trung đại đến Cận đại, Hiện đại nhưng bây giờ đều trở thành hoặc là đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược hoặc là đối tác toàn diện.
Vậy tại sao cùng là đồng bào một nước chúng ta không vượt qua được quá khứ mặc cảm, thù hận để dang cánh tay thân thiện với nhau? Chúng ta có thấy rằng nếu cứ nuôi lòng hiềm khích, thù hận thì chúng ta đang tự hại mình, hại con cháu mình và hại cả dân tộc mình?
Những ai là người Việt của thế hệ hôm nay không xóa được hiềm kích, hận thù do chiến tranh để lại mà còn làm “di căn” sang con cháu thì những người đó sẽ có tội lớn với dân tộc và lịch sử.  
Cho nên, khi biển đảo của tổ quốc đang bị thế lực ngoại bang lăm le thôn tính, hãy vì trách nhiệm với dân tộc, với con cháu chúng ta mỗi người cần mở lòng bao dung, hóa giải hiềm khích, hận thù, kết nối vòng tay đoàn kết để bảo vệ chủ quyền biển đảo mà ông cha đã không tiếc xương máu bảo vệ, gìn giữ cho chúng ta và muôn đời con cháu mai sau. 
Mặt khác, với chủ trương đấu tranh bảo vệ biển đảo bằng biện pháp hòa bình, chúng ta không thể không tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, nhất là các cường quốc. Cho nên đừng khơi lại vết thương chiến tranh với các quốc gia từng là cựu thù, vì làm như vậy không chỉ tổn thương các quốc gia đó mà còn tổn thương tới quan hệ đối tác của Việt Nam với các quốc gia đó.
Vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, vì mục tiêu quốc thái dân an, đòi hỏi đất nước không chỉ thống nhất về giang sơn lãnh thổ mà phải thống nhất về lòng người. Bởi vậy mỗi người dân Việt Nam dù trước đây thuộc bên nào cũng cần phải lấy lợi ích quốc gia làm tối thượng, hãy lấy tình cảm dân tộc, gốc rễ đồng bào để mở lòng bao dung, xóa bỏ mặc cảm, xây dựng niềm tin lẫn nhau, hóa giải hiềm khích để cùng hòa hợp, đồng thuận chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nguyễn Huy Viện 

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

UBND huyện Lục Nam tổ chức ký cam kết chấp hành các quy định về khai thác, vận chuyển khoáng sản

UBND huyện Lục Nam tổ chức ký cam kết chấp hành các quy định về khai thác, vận chuyển khoáng sản
http://baobacgiang.com.vn/... đăng ngày  | 28/04/2020 14:09.

(BGĐT)-Ngày 28/4/2020, UBND huyện Lục Nam (Bắc Giang) tổ chức hội nghị ký cam kết chấp hành các quy định về khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn. Đồng chí Đặng Văn Nhàn, Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị. 
Dự hội nghị có đại diện UBND các xã: Bảo Sơn, Nghĩa Phương, Yên Sơn, Cẩm Lý, Lan Mẫu, Bắc Lũng, Huyền Sơn, Đan Hội, Tam Dị, Tiên Nha và Cương Sơn cùng đại diện các tổ chức, cá nhân khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn.
Các đại biểu ký cam kết chấp hành quy định về khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn.
Các đại biểu ký cam kết chấp hành quy định về khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn.
Trên địa bàn huyện Lục Nam hiện có 16 mỏ khoáng sản làm nguyên, vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng được UBND tỉnh cấp phép khai thác và 17 tổ chức, cá nhân được UBND tỉnh cho phép vận chuyển đất, tận thu cát sỏi trong quá trình san gạt mặt bằng, hạ cốt nền, cải tạo, nạo vét suối, ao, hồ. Tuy nhiên thời gian qua, trong quá trình hoạt động khai thác của các tổ chức, cá nhân vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Khai thác ngoài phạm vi cấp phép ranh giới; không thực hiện cắt băng, tầng chống sạt trượt tại các khu vực đất tiếp giáp vị trí được phép; không rải phao nổi các điểm góc khu vực khai thác cát sỏi, khai thác gần bờ; sử dụng phương tiện cơi nới và vận chuyển quá tải; chưa thực hiện lắp đặt trạm cân theo quy định...
Trước thực tế đó, tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Công an huyện, UBND huyện đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, tổ chức khai thác khoáng sản cần nhanh chóng chấn chỉnh các tồn tại nêu trên. Qua đó, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, bảo vệ môi trường và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 09 ngày 21/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường quản lý về khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn.
Nhân dịp này, UBND huyện cũng yêu cầu đại diện UBND các xã, công an huyện, chủ mỏ, đơn vị khai thác, vận chuyển khoáng sản ký cam kết với UBND huyện về thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quy định của Nhà nước trong quản lý, khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn.
Bắc Giang: Xử lý 5 trường hợp khai thác khoáng sản trái phép
(BGĐT) - Qua hoạt động tuần tra, ngày 3 và 4/4, Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) bắt quả tang hai trường hợp khai thác đất san lấp mặt bằng trái phép. 
Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái chỉ đạo: Quản lý chặt tài nguyên khoáng sản, tuyệt đối không để rác tồn lưu
(BGĐT) - Ngày 12-2, đồng chí Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị kiểm điểm công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản làm vật liệu xây dựng và thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh. 
Doanh nghiệp thăm dò khoáng sản trên địa bàn xã Sơn Hải (Lục Ngạn) bị tước giấy phép hoạt động từ năm 2018
(BGĐT)- Ngày 27-11, báo Bắc Giang điện tử đưa tin về việc Công ty CP Khai thác và Chế biến khoáng sản Bắc Giang tự ý đào hầm thăm dò khoáng sản trên địa bàn thôn Cầu Sắt, xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người ...
Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang đã khắc phục xong sự cố nổ mìn
(BGĐT) - Vừa qua, một số tờ báo đăng thông tin phản ánh Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang sử dụng mìn khai thác than tại mỏ Bố Hạ, xã Đồng Hưu (Yên Thế) làm ảnh hưởng nặng nề đến công trình của người dân lân cận. Thế nhưng theo tìm hiểu thực tế của ...
                                     Hạnh Nguyên

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Thế mạnh Việt Nam, đứng trước nguy cơ chưa từng có

Thế mạnh Việt Nam, đứng trước nguy cơ chưa từng có


Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông thuỷ sản 4 tháng đầu năm nay giảm tới 4,9%. Đây là mức giảm mạnh chưa từng có sau nhiều năm tăng trưởng liên tục.

Theo số liệu mới nhất từ Bộ NN-PTNT, 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt gần 21,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu (XK) đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước khoảng 9,17 tỷ USD, giảm 5,2%. Suất siêu gần 2,8 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Đáng chú ý, trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản chỉ đạt 2,9 tỷ USD, giảm tới 16,9% so với tháng 4/2019 và giảm 18,9% so với tháng 3/2020. Nhiều mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm chủ lực giảm mạnh ở mức 2 con số. Cụ thể, xuất khẩu lâm sản giảm tới 24%, thuỷ sản giảm 10,8%, sản phẩm chăn nuôi giảm 22,7%...
Tính chung 4 tháng, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt gần 5,8 tỷ USD, giảm 4,5%; lâm sản chính đạt 3,4 tỷ USD, tăng 3,9%; thủy sản ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 10%; chăn nuôi ước đạt 150 triệu USD, giảm 23,8%.

Số liệu thống kê từ Bộ NN-PTNT cũng cho thấy, hầu hết các mặt hàng XK đều giảm kim ngạch. Trong đó, xuất khẩu cao su giảm 31%, chè giảm 14%, hồ tiêu giảm 12%, trái cây giảm 19,6%, cá tra giảm 32%, tôm giảm 11,8%,...

Trong 4 tháng đầu năm nay chỉ có một số mặt hàng xuất khẩu tăng nhẹ như: xuất khẩu cà phê tăng 1,5%; hạt điều tăng 4,2%; rau tăng 5,0%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 3,5%; mây, tre, cói tăng 11,8%.
Về thị trường xuất khẩu, Bộ NN-PTNT cho biết, Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn nhất, tiếp đến là Hoa Kỳ, EU. Song, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ lực này đều giảm mạnh do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Dịp này, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, ASEAN tăng, nhưng mức tăng không nhiều.
Thực tế, dịch Covid-19 xảy ra và đang lây lan nhanh tại nhiều quốc gia trên thế giới khiến hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta bị ảnh hưởng nặng. Các doanh nghiệp cho hay nhiều đơn hàng từ thị trường lớn đều bị giãn, hoãn hoặc huỷ.
Riêng thị trường Trung Quốc, sau một thời gian đóng biên, nay đã mở cửa nhưng tình hình thông quan tương đối chậm do lệnh kiểm soát, phòng ngừa lây lan dịch bệnh từ quốc gia đông dân nhất thế giới này. Theo đó, có thời điểm tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn ùn ứ hàng ngàn xe nông sản.
Tâm An

Họ đã bán rẻ lương tâm

Họ đã bán rẻ lương tâm


 - Dư luận vẫn không hiểu nổi, một cán bộ, đảng viên như ông Nguyễn Nhật Cảm dính đầy sai phạm, đã bị cấp dưới tố cáo, mà vẫn được bổ nhiệm để đến bây giờ “cháy nhà ra mặt chuột”, lộ nguyên hình là kẻ thoái hóa biến chất.

Thông tin Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) Nguyễn Nhật Cảm và 6 đồng phạm bị Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) khởi tố và bắt tạm giam khiến dư luận không mấy bất ngờ bởi dường như ai cũng biết trước chuyện đó tất yếu sẽ xảy ra, chỉ có điều là xảy ra lúc nào và đối với ai. 
Điều này không khó để lý giải bởi tham nhũng không những ngày càng tinh vi mà còn rất trắng trợn, lộ liễu cho dù lò thiêu tham nhũng vẫn cháy bùng bùng. 
Ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc cơ quan kiểm soát dịch bệnh và đồng bọn lại trục lợi giữa lúc đại dịch Covid-19 đang hoành hành, bao nhiêu người dân đang khốn đốn, đồng lần. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói: “Trong hoàn cảnh dịch bệnh mà vi phạm thì phải là tình tiết tăng nặng”. Tăng đến mức nào rồi đây công lý sẽ phán quyết nhưng hành vi tham nhũng của họ thì thật ghê gớm ở nhiều phương diện. 
Họ đã bán rẻ lương tâm
Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cùng 6 đồng phạm vừa bị bắt
Thứ nhất là gian lận. Hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR phòng chống Covid-19 khi nhập về Việt Nam chỉ có giá khoảng 2,3 tỷ đồng, nhưng được họ nâng khống lên đến 7 tỷ đồng, hơn gấp ba lần, để moi tiền ngân sách. 
Thứ hai là thất đức. Cả nước gồng hết sức chống dịch. Các cụ già, em bé còn biết giành từng mớ rau, cân gạo, quả trứng; từng đồng tiền ít ỏi nhờ tiết kiệm chi tiêu, nuôi heo đất để tặng đồng bào mình ở các điểm cách ly vì dịnh bệnh. Các nhà hảo tâm, các đại gia ủng hộ tiền tỷ cùng hàng ngàn vật dụng y tế, chung tay cùng nhà nước “chống dịch như chống giặc”. Vậy mà họ, những cán bộ có nhiệm vụ kiểm soát bệnh tật bảo vệ dân lại gian lận, nâng khống gấp ba bốn lần giá trị gói thầu thiết bị y tế phục vụ chống dịch để đút túi hàng chục tỷ đồng. Tham nhũng đã bất lương, nhưng tham nhũng từ các dự án đầu tư phòng chống bệnh tật giữa lúc đại dịch đang diễn ra đe dọa sinh mệnh đồng bào cả nước thì sự bất lương đã lên đến tột cùng.
Thứ ba là tạo bất tín. Người dân đang đóng góp từng tin nhắn, góp từng đồng tiết kiệm để chung vai cùng với nhà nước chống dịch. Những đồng tiền đó được chắt chiu, tiết kiệm từ công sức, mồ hôi. Việc nâng giá như ở CDC Hà Nội hắt gáo nước lạnh vào những nỗ lực đó. 
Riêng về ông giám đốc Nguyễn Nhật Cảm. Từ ba bốn năm trước, khi đang giữ chức Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng (Sở Y tế Hà Nội), ông đã từng bị cán bộ, viên chức trong cơ quan tố cáo có nhiều sai phạm. Ông tự cho mình được hưởng lương hơn 1 tỷ đồng/năm, gấp 5 lần tổng lương của Phó giám đốc; gấp 12 lần lương của bác sỹ (hạng 2) chuẩn bị về hưu, gấp 29,5 lần lương viên chức đại học? 
Còn chuyện gian lận để thu lợi bất chính trong các gói thầu mua sắm thì ông Cảm từ lâu đã là bậc thầy. Có thể nói, máu tham nhũng, “lợi ích nhóm” đã chảy trong con người ông – một người thuộc hàng “nguyên khí” quốc gia bởi cho đến khi bị khởi tố, ông đường đường là Phó Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ y khoa. “Hiền tài” như ông, thật uổng công nhà nước nuôi dưỡng, đào tạo bằng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân. 
Dư luận vẫn không hiểu nổi, một cán bộ, đảng viên như ông Nguyễn Nhật Cảm  dính đầy sai phạm, đã bị cấp dưới tố cáo, mà vẫn được bổ nhiệm để đến bây giờ “cháy nhà ra mặt chuột”, lộ nguyên hình là kẻ thoái hóa biến chất, vứt bỏ lời thề Hippocrates thiêng liêng. Họ đã bán rẻ lương tâm 
Liệu vụ việc của ông Nguyễn Nhật Cảm và đồng bọn có là duy nhất? 
Đây cũng là tiếng chuông cảnh giác gióng lên khi gói an sinh xã hội 62 ngàn tỷ của Chính phủ hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khốn khó do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đang được triển khai. Buông lỏng quản lý và giám sát, thiếu minh bạch trong việc phân chia tiền cứu trợ sẽ là cơ hội để những kẻ như ông Nguyễn Nhật Cảm trục lợi, bất chấp luật pháp và đạo lý. 
Nguyễn Duy Xuân

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Kinh hãi người phụ nữ ôm ngực thủng lổ xì dịch cầu cứu bác sĩ

Kinh hãi người phụ nữ ôm ngực thủng lổ xì dịch cầu cứu bác sĩ

https://nld.com.vn/... đăng ngày 26-04-2020 - 12:49 PM.|Sức khỏe

(NLĐO)-Một phụ nữ biến chứng nặng sau nâng ngực chạy vào bệnh viện cầu cứu bác sĩ trong tình trạng ngực thủng lổ to, xì dịch, máu mủ.

Ngày 26-4-20, Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc cho biết vừa tiếp nhận xử trí cấp cứu một phụ nữ bị biến chứng nguy kịch sau nâng ngực.
Bệnh nhân là N.T.T.H (40 tuổi, ngụ TP HCM). Chị H. nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì ngực phải bị thủng lỗ sâu, vùng da ngực bị rách gần 6cm2, máu và chất dịch lạ tuôn ra liên tục cứ như bị một vật nhọn đâm thủng.
Chị H. đã 2 lần nâng ngực bằng phương pháp tiêm silicon dạng lỏng. Lần đầu là cách đây khoảng 20 năm, sau khi tiêm silicon được một thời gian dài thì thấy vẫn chưa hài lòng nên đã quyết định tiêm lần hai (sau đó 5 năm). Đầu năm nay, bỗng dưng ngực phải ngày càng căng cứng và xuất hiện nhiều đốm màu tím, ngày càng sậm màu. Gần đây nhất là cả tháng nay ngực chị xuất hiện 1 lổ thủng sâu, to và miệng vết thương liên tục chảy dịch vàng đục, cộng với việc quá đau nhức nên chạy vào viện cấp cứu.
Kinh hãi người phụ nữ ôm ngực thủng lổ xì dịch cầu cứu bác sĩ - Ảnh 1.
Cả đống silicon được lấy ra từ ngực người phụ nữ
Nhận định đây là trường hợp hoại tử ngực do tiêm silicon lỏng nên cần phải cấp cứu khẩn cấp. Trong hơn 5 tiếng, các bác sĩ đã nạo vét các khối silicon đóng vón cục, cắt lọc mô hoại tử, tạo hình khép lỗ thủng trên ngực phải. Hiện sức khỏe chị H đã ổn định, tiếp tục tiêm truyền kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
TS-BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc, cho biết do bệnh nhân tiêm silicon lỏng vào vùng ngực để ngực to hơn. Tuy nhiên, vì tiêm silicon quá nhiều và mũi tiêm quá sâu nên đã chọc thẳng vào cả mô tuyến và cơ ngực. Hậu quả là tạo thành các khối u xơ cứng và các khối áp-xe quá to nên phá hủy thành ngực, các mô mềm tạo thành lỗ rò lớn ngoài da. Silicon đã ngấm vào các mô mỡ và mạch máu gây ra hoại tử và biến chứng nặng nề, hoại tử, khó xác định ranh giới mô tuyến, mô cơ với silicon dẫn đến khó khăn trong việc giải phẫu tách triệt để các khối silicon. Đây là ca biến chứng thứ 3 hoại tử ngực do bơm silicon lỏng vào ngực mà bệnh viện tiếp nhận trong 7 ngày qua.
Nguyễn Thạnh

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Ngân 98 đòi đi làm tóc giữa mùa dịch Covid-19, người xem chỉ thấy nhức mắt vì vòng 1 sắp rơi ra khỏi áo

Ngân 98 đòi đi làm tóc giữa mùa dịch Covid-19, người xem chỉ thấy nhức mắt vì vòng 1 sắp rơi ra khỏi áo

Đúng là hot girl có sở thích khoe thân, ảnh nào của Ngân 98 cũng phải sexy hết nấc.

Ngân 98 nổi tiếng là "hot girl thị phi" bởi loạt tai tiếng bị tố quỵt tiền thuê nhà, phát ngôn sốc, phẫu thuật thẩm mỹ hay những bộ ảnh cởi sạch khoe thân... Phải nói, người tình của Lương Bằng Quang chỉ cần thở thôi là cũng ra scandal và nhận về dư "gạch đá", lời mỉa mai từ cư dân mạng.
Ngân 98 đòi đi làm tóc giữa mùa dịch Covid-19, người xem chỉ thấy nhức mắt vì vòng 1 sắp rơi ra khỏi áo-1
Sau những lần khoe thân quá đà, thời gian gần đây người đẹp gốc Bình Định tiết lộ chuyển hướng sang làm DJ. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên 9X đành phải nghỉ làm do cả nước đang trong quá trình cách ly xã hội.
Hiếm khi có thời gian rảnh rỗi, cách đây không lâu Ngân 98 và bạn trai đã rủ nhau đi du lịch. Những hình ảnh về chuyến ăn chơi được người trong cuộc chia sẻ trên trang cá nhân.
Ngân 98 đòi đi làm tóc giữa mùa dịch Covid-19, người xem chỉ thấy nhức mắt vì vòng 1 sắp rơi ra khỏi áo-2
Những tưởng thời gian dịch bệnh, bạn gái nhạc sĩ họ Lương sẽ bớt khoe ảnh hở hang. Thế nhưng cách đây ít giờ, "hot girl thị phi" tiếp tục tung bức ảnh sexy hết nấc.
"Nhanh hết dịch để tôi còn về làm tóc. Chứ nhìn mặt tàn quá rồi đành lôi ảnh cũ ra đăng cho đỡ buồn", Ngân 98 viết.
Trong ảnh nữ chính diện bikini chỉ đủ che phần nhạy cảm. Vì vòng 1 quá khủng nên nhiều người cũng phải thót tim bởi chỉ một giây sơ hở, Ngân 98 có thể lộ hàng.
"Trời ơi, nhìn mà thấy thót tim", "Sexy cũng cần có mức độ thôi", "Chán o ép lại đến hờ hững, không còn gì để nói",... dân mạng để lại bình luận. Trước những ý kiến trái chiều, Ngân 98 tỉnh bơ và vô tư trả lời comment của một số người bạn. 
Ngân 98 đòi đi làm tóc giữa mùa dịch Covid-19, người xem chỉ thấy nhức mắt vì vòng 1 sắp rơi ra khỏi áo-3
Cách đây không lâu, khi nói về việc thường xuyên bị "chửi", 9X trải lòng: "Nghe chửi, nghe vu khống nhiều, thành quen và tôi bản lĩnh nhiều hơn. Người ta thích hay không thích tôi, chỉ trích tôi hay không, khen tôi thế nào, tôi đều bình thường.
Với tôi, đó không phải điều quan trọng. Quan trọng là tôi có thích hay không, tôi có như người ta nói hay không?".
Ngân 98 đòi đi làm tóc giữa mùa dịch Covid-19, người xem chỉ thấy nhức mắt vì vòng 1 sắp rơi ra khỏi áo-4Yolo
Bảo Anh
Theo Vietnamnet

"Thái Bình điều động 1 chủ tịch huyện, có vợ liên quan vụ Đường 'Nhuệ'

Thái Bình điều động 1 chủ tịch huyện, có vợ liên quan vụ Đường 'Nhuệ'

Ông Vũ Mạnh Thía, Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương vừa được điều động giữ chức vụ khác. Vợ ông là một trong 4 bị can bị bắt giữ và điều tra do liên quan đến vụ án Nguyễn Xuân Đường.

Ngày 24/4/20, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị để thảo luận, đánh giá, xếp loại đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020 và thực hiện quy trình công tác cán bộ.
Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đồng ý điều động ông Vũ Mạnh Thía, Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương giữ chức Phó giám đốc Sở NN&PTNT.
Thái Bình điều động 1 chủ tịch huyện, có vợ liên quan vụ Đường Nhuệ-1
Ông Vũ Mạnh Thía. Ảnh: Cổng thông tin huyện Kiên Xương
Thay thế ông Vũ Mạnh Thía làm Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương là ông Đỗ Xuân Khu, Phó chủ tịch UBND huyện.
Trước đó, ông Thía từng là Chánh văn phòng HĐND tỉnh. Năm 2018, ông được điều động làm Phó bí thư huyện ủy Kiến Xương rồi được bầu làm Chủ tịch UBND huyện.
Ông Thía là chồng của bà Trịnh Thị Minh Thúy, SN 1970, Trưởng phòng Trung tâm phát triển quỹ đất và kỹ thuật tài nguyên (Sở TN&MT). 
Trước đó, ngày 16/4/20, căn cứ kết quả điều tra với vợ chồng Nguyễn Xuân Đường, tức Đường “Nhuệ”, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can với bà Trịnh Thị Minh Thúy để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ".
Theo Quy định số 102 của Bộ Chính trị, đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới nếu thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục dẫn đến có vợ (chồng), con hoặc cấp dưới trực tiếp phạm tội. 
Trao đổi với chúng tôi, Chủ nhiệm UB Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Bình Hà Công Toản cho biết, UB Kiểm tra chưa xem xét trách nhiệm của ông Thía do đang đợi kết luận của Cơ quan điều tra, Công an tỉnh.
"Kết luận sẽ là căn cứ để xem xét có hay không trách nhiệm của đảng viên có liên quan", ông Toản nói.
Thái Bình điều động 1 chủ tịch huyện, có vợ liên quan vụ Đường Nhuệ-2Tin
Thái Bình điều động 1 chủ tịch huyện, có vợ liên quan vụ Đường Nhuệ-3Tin
Theo Vietnamnet

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

"Kỳ lạ hạt mưa đá giống hệt hình... virus corona


Kỳ lạ hạt mưa đá giống hệt hình... virus corona

Một số nơi tại tỉnh Lai Châu lại bị mưa đá phủ trắng xóa gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Hình ảnh của hạt mưa đá to gần bằng nắm tay có hình thù giống hệt ảnh vi điện tử của virus corona được nhiều tài khoản facebook chia sẻ.

Hạt mưa đá giống hệt ảnh vi điện tử của Virus Corona. Ảnh: Tây Bắc 24h
Hạt mưa đá giống hệt ảnh vi điện tử của Virus Corona. Ảnh: Tây Bắc 24h
Trận mưa đá gió lốc xảy ra vào đêm ngày 23 rạng sáng 24/4 trên địa bàn huyện Phong Thổ đã làm hai người chết, một người mất tích, một người bị thương và thiệt hại lớn về nhà cửa, tài sản của nhân dân.
Huyện Phong Thổ gần đây liên tiếp chịu các đợt mưa đá, gió lốc hoành hành, để lại hậu quả nặng nề cho các xã biên giới: Sin Suối Hồ, Bản Lang, Mù Sang, Dào San. Chỉ trong chưa đầy hai tháng, gần 10 đợt mưa đá, gió lốc ập xuống, cướp đi nhiều tài sản hoa màu của người dân.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu, thiên tai xảy ra ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phong Thổ đã làm thiệt hại hơn 115ha lúa, ngô của bà con, nhiều diện tích không thể phục hồi; hơn 400 hộ dân thiệt hại về nhà ở. Các xã thiệt hại nhiều nhất là xã Hoang Thèn, Dào San, Mù Sang, Ma Ly Pho và Huổi Luông.
Không chỉ tài sản của Nhân dân mà một số công trình của Nhà nước, tập thể cũng bị hư hỏng như: Nhà văn hóa bản U Gia, xã Huổi Luông gây thiệt hại nặng, ước giá trị thiệt hại 200 triệu đồng; cầu treo bản U Gia bị đứt cáp, nghiêng cầu ảnh hưởng đến việc đi lại của Nhân dân; 
Một số trường học, Trạm Y tế ở các xã, nhà văn hóa các bản bị hư hỏng một phần… Có hơn 510ha chuối đang thời kỳ cho thu hoạch ở các xã Ma Ly Pho và Huổi Luông bị ảnh hưởng, mức độ thiệt hại trên 95%. Cùng với đó là hàng chục héc-ta lê, sa nhân, xoài… bị ảnh hưởng…
Hiện BCĐ Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Phong Thổ đang phối hợp với các xã tổ chức kiểm tra, rà soát thực tế mức độ thiệt hại, khắc phục hậu quả do gió lốc, mưa đá gây ra, hướng dẫn người dân khắc phục để sớm ổn định cuộc sống.

Hạt mưa đá rất có kích thước rất lớn có hình thù giống hệt ảnh vi điện tử Virus Corona. Ảnh: Vov.
Mưa đá trắng xóa tại Phong Thổ. Ảnh: Tây Bắc 24h
Ảnh: Tây Bắc 24h
Việt Hà / Giáo dục & Thời đại

Chi cục trưởng thi hành án TP Thanh Hóa tử vong vì chất độc

Vụ Chi cục trưởng thi hành án TP Thanh Hóa tử vong vì chất độc: Chủ tiệm vàng nghi vợ ngoại tình

https://nld.com.vn/phap-luat/... đăng ngày 23-04-2020 - 11:57 AM.|Pháp luật

(NLĐO)- Do mâu thuẫn xuất phát từ nợ nần và nghi ngờ vợ ngoại tình, Trần Xuân Minh đã nhiều lần có ý định giết vợ, nhưng khi Minh đổ chất Cyanua vào rượu để thực hiện ý đồ thì người chết lại là Chi cục trưởng thi hành án dân sự TP Thanh Hóa.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án "Giết người" để điều tra, làm rõ vụ việc liên quan tới 2 người tử vong do uống rượu có chất độc Cyanua, trong đó có ông Đ.P.V., Chi cục trưởng thi hành án dân sự TP Thanh Hóa.
Vụ Chi cục trưởng thi hành án TP Thanh Hóa tử vong vì chất độc: Chủ tiệm vàng nghi vợ ngoại tình - Ảnh 1.
Ngôi nhà nơi ông Minh tử vong sau khi uống chất độc Cyanua
Theo kết quả điều tra của Công an tỉnh Thanh Hóa, ông Trần Xuân Minh (SN 1974) làm nghề kinh doanh chế tác vàng, còn bà Lê Thị Ph. (SN 1982; vợ ông Minh), làm nghề môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản Á Âu. Cả hai cùng sinh sống ở số nhà 50 phố Quang Trung, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa.
Thời gian gần đây, cuộc sống vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, nhiều lần Minh đã bộc lộ ý định dọa giết bà Ph. sau đó tự sát (ông Minh nhiều lần nói với vợ làm nghề kinh doanh vàng có nhiều hóa chất, chỉ cần uống một chút đến cổ họng là chết ngay, không đau đớn gì).
Nguyên nhân mâu thuẫn là do thua lỗ trong kinh doanh, vợ chồng nợ số tiền khoảng 1 tỉ đồng. Ngoài ra, ông Minh nghi vợ mình ngoại tình.
Để thực hiện ý đồ của mình, khoảng 17 giờ 15 phút ngày 19-4, ông Minh mang 2 lít rượu từ nhà đến Công ty Á Âu rồi đổ vào bình inox 0,5 lít để lại công ty và đi về nhà (ông Minh thường xuyên mang rượu đến công ty cho mọi người uống).
Đến khoảng 12 giờ 20 phút ngày 20-4, tại Công ty Á Âu có 6 người cùng ăn trưa uống rượu là: ông Nguyễn Ngọc Th. (SN 1981; ngụ quận Cầu Giấy, TP Hà Nội; hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty Á Âu); ông Đ.P.V. (SN 1967), là Chi cục trưởng thi hành án dân sự TP Thanh Hóa (ông V. là bạn ông Th.); ông Lê Chiến Th. (SN 1984; ngụ TP Thanh Hóa); bà Lê Thị H. (SN 1985; ngụ TP Thanh Hóa); bà Trương Thị X. (SN 1988; ngụ TP Thanh Hóa và bà Lê Thị Ph., là vợ ông Minh.
Cả 6 người này ngồi vào mâm, rót rượu từ bình inox ra bát để uống (rượu do ông Minh mang đến từ hôm trước), ông V., ông Th., bà X. uống trước thì có dấu hiệu trúng độc nên mọi người đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, nhưng ông V. đã tử vong ngay sau đó. Bà X., ông Th. bị ngộ độc, hiện đã qua cơn nguy kịch.
Vụ Chi cục trưởng thi hành án TP Thanh Hóa tử vong vì chất độc: Chủ tiệm vàng nghi vợ ngoại tình - Ảnh 2.
Công ty bất động sản Á Âu - nơi ông Đ.P.V. tử vong do uống rượu có độc
Ngay khi xảy ra sự việc, bà Ph. đã nghĩ ngay đến việc ông Minh, chồng mình, đầu độc mọi người và đã gọi điện về cho vợ chồng cô chú của mình đang ăn cơm tại nhà bà Ph. để báo tin.
Cùng thời điểm này, tại nhà ông Minh (số 50 đường Quang Trung, phường Ngọc Trạo.) có 6 người ngồi ăn cơm uống rượu trong đó có ông Minh và cháu T.Đ.A. (là con của vợ chồng ông Minh, bà Ph.).
Ngay khi ông H. (người nhà) nghe điện thoại xong, ông Minh hỏi "ai điện, có việc gì?". Ông H. nói "có tật giật mình à?". Nghe vậy, ông Minh đi xuống khu vực để hóa chất ở tầng 3, uống 1 cốc chất lỏng nghi có độc chất pha sẵn. Khoảng 2 phút sau, ông H. đi xuống nhà thì phát hiện ông Minh nằm gục tại phòng ngủ của 2 vợ chồng. Dù được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng ông Minh đã chết ngay sau đó.
Cơ quan công an đã tiến hành test nhanh mẫu rượu tại Công ty Á Âu đã được mọi người uống trưa ngày 20-4 trong bữa cơm, xác định có chất độc Cyanua (đây là chất độc cực mạnh, có thể giết chết 1 người khỏe mạnh chỉ cần 1 lượng nhỏ).
Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ.
Báo điện tử vietnamnet ngày 22/04/2020 có đăng bài cùng nội dung về vụ ngộ độc này. Tên các nhân vật trong bài trên vietnamnet là: Hai vợ chồng Trần Xuân Minh (SN 1974) và Lê Thị Phương (SN 1982): 6 người cùng ăn trưa, uống rượu tại công ty Á Âu là: Ông Đặng Phạm Viên (SN 1967), Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Thanh Hóa; Nguyễn Văn Thọ (SN 1982), Chủ tịch HĐQT công ty Á Âu; Lê Chiến Thắng (SN 1984); Lê Thị Hòa (SN 1985); Trương Thị Xuyến (SN 1988) và Lê Thị Phương; người nghe ĐT do bà Phương gọi về là chú của bà ấy - tên: Lê Văn Hợi.