Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Rủi may may rủi


Rủi may may rủi


https://vnexpress.net/... đăng ngày 13/4/2020, 07:48.

Một lần, trong tù, khi đọc cuốn “Những người Victoria nổi tiếng” của Strachey, tôi đã cười to đến nỗi cai ngục phải ngăn lại, nhắc nhở rằng đây là nhà tù - là nơi trừng phạt.
Tôi đã từng ngồi tù. Và không hề có một sự khổ sở nào, không sợ người nhắn tin, gọi điện, tôi không bị gián đoạn công việc riêng. Đó là năm 2005, tôi đang được huấn luyện để chuẩn bị đi lính ở Afghanistan. Tôi và 10 người khác không xuống sân doanh trại điểm danh lúc 12 giờ đêm vì bị xỉn quắc cần câu. Hồi chiều chỉ huy đã cho chúng tôi vào thị trấn uống bia. Trung sĩ đến giường của tôi: "Mày sẽ bị phạt nặng!". Tuần sau đó, tôi bị triệu tập lên toà án quân sự và bị kết án tù một tháng. Không phải là nhà tù bình thường nhé. Đây là một kiểu trung tâm tẩy não. Thời gian đó tôi đọc rất nhiều. Tôi đã viết một cuốn sách "giới thiệu về triết học toán học" và bắt đầu công việc "phân tích tâm trí".
Sự nhàm chán thường khiến chúng ta có những suy nghĩ hoặc cảm giác rất khó chịu. Con người thường né tránh nó bằng cách làm cho cuộc sống luôn bận rộn. Tuy nhiên khi không còn nhiều việc để làm thì đây là lúc chúng ta nên đối diện với sự nhàm chán và giải quyết nó.
Mary Kate là bạn tốt của tôi, cô đến từ vùng nông thôn Ireland, hiện đang là diễn viên hài độc thoại trong nhóm "Cừu đen". Khi cần thiết, Mary Kate trở thành người rất nghiêm túc và có chút đáng sợ. Mỗi khi trong nhóm có vấn đề, cô thường hay nói những câu kiểu: "Mình cần phải thảo luận nghiêm túc và thẳng thắng với anh ta".
Giờ thì Mary Kate ở nhà tránh dịch hơi lâu rồi. Nhưng điều đó không vấn đề gì, cô vẫn lên truyền thông xã hội viết cho cộng đồng người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam bằng tiếng Anh pha lẫn với giọng Ireland, như một người mẹ nghiêm khắc nhưng đầy duyên dáng: "Các bạn nước ngoài ơi! hãy thực thi nghĩa vụ dân sự đi. Ở nhà đi, đừng cứng đầu, đừng đi chơi. Các bạn có trách nhiệm bảo vệ xã hội đấy, đừng có mà lưu manh nhé!".
Tôi nhận ra cuộc khủng hoảng này cũng có cái hay đấy chứ, kiểu như "a blessing in disguise" - "trong cái rủi có cái may". Bạn bè trong nhóm hài của tôi tuy bị bắt ở nhà nhưng họ cũng thấy bình thường, họ vẫn vui lắm. Vậy thì những người hay nhao ra đường cũng nên tìm cách nhìn cuộc khủng hoảng này như là "blessing in disguise" đi.
Nhà triết học người Anh Bertrand Russel đã viết trong lúc ngồi trong nhà giam: Một thế hệ không chịu đựng được sự buồn chán sẽ là thế hệ của những con người nhỏ bé, những người thích nghi quá chậm với tự nhiên, những người mà mọi động lực đều biến thành khô héo như thể cành hoa từ từ chết trong lọ.
Sau một thời gian ở nhà, tôi nhận ra có rất nhiều thứ tốt đẹp. Ta ở nhà trước hết để bảo vệ chính ta, bảo vệ những người lớn tuổi và quan trọng hơn hết là để ngăn ngừa sự bùng nổ của Covid-19, nhân tố có thể kéo theo những khủng hoảng khác tồi tệ hơn nhiều. Tuy ở nhà nhưng tôi không cảm thấy khó khăn khi giao tiếp hay liên lạc với nhiều người, tôi vẫn nói chuyện với một số người quan trọng và gần gũi. Trong công việc cũng vậy, tôi được tập trung vào những việc tôi thực sự yêu thích, đọc sách và viết truyện. Tuy không thể đi diễn hài độc thoại nhưng tôi có thể nghiên cứu và chuẩn bị cho các buổi diễn sau này.     
Theo Tháp nhu cầu của nhà tâm lý học Abraham Maslow, mình càng ít tham vọng, cuộc sống càng thoải mái. Do đó khi một người có tất cả mọi thứ: tiền bạc, nhà cửa, đồ ăn ngon, các mối quan hệ tốt... cơ thể sẽ dần dần rơi vào trạng thái đình trệ, họ sẽ trở nên thụ động và không phát triển.
"Sắp tới mình không còn có nó, không biết điều gì sẽ xảy ra" đó là suy nghĩ của tôi lúc này. Do đó, tôi thấy thời gian tôi có được khi ở nhà thật sự giá trị, như lúc Napoleon ngồi trong văn phòng nhìn bản đồ và chuẩn bị những kế hoạch chi tiết trong mấy tuần tiếp theo. Giờ chúng ta đang có cơ hội làm thế để nhìn lại cuộc sống của mình và thanh lọc nó. Sự thanh lọc giúp mình biết điều gì là quan trọng trong cuộc sống và điều gì là chuyện lặt vặt. Và nếu nhìn về tương lai, ta biết cả nhân loại sẽ vĩnh viễn đổi thay.
Nhiều người sẽ thấy nhàm chán và họ phải làm những điều sáng tạo để thích nghi. Họ sẽ đọc sách nhiều hơn, và chu đáo hơn trong công việc hằng ngày sau khi khủng hoảng này kết thúc. Không phải chỉ là cơ hội được phát triển cuộc sống, mà ở nhà còn góp phần giúp cộng đồng, chính phủ khi mình có thể tự lo cho bản thân, không gây phiền hà cho họ.
Đó là hành động đơn giản nhất của chủ nghĩa anh hùng lúc này. Mỗi ngày khi bạn thực hành việc cách ly trong đại dịch, bạn dần sẽ trở thành một người khác. Chúng ta sẽ có hàng ngàn, hàng triệu con người mới.
Jesse Peterson
(Nguyên tác tiếng Việt)

Không có nhận xét nào: