Con đường khoa học
Nhân ngày chiến thắng và kỷ niệm 1 năm sinh thành lập MathVN, bỗng dưng muốn dịch một cái gì đó từ Kvant cho các bạn trẻ. Lật ngẫu nhiên tuyển tập Kvant trên tủ sách, thấy có bài của viện sĩ I. Frank viết cho tuổi trẻ, đọc qua thấy thật tâm đắc, bèn dịch tặng anh em diễn đàn. Bài này viết năm 1981 mà nay nghe vẫn hợp. Gửi xong là phải chạy đi đám cưới đứa em ngay.
Con đường vào khoa học - Kvant, 2/1981 - I.M. Frank [1]
(Put’ v Nauku, Path to Science)
Với mong muốn nhìn tới tương lai, tuổi trẻ mơ ước. Sẽ hạnh phúc cho người nào không từ bỏ ước mơ của mình trong suốt cuộc đời. Bản thân tôi thích những người ngay từ thời trẻ đã có định hướng nghiên cứu khoa học. Không chỉ trong những ước mơ mà trong cả thực tế khoa học cũng hấp dẫn một cách kỳ lạ. Nhưng, để trở thành nhà khoa học, cần phải chân thành và không vụ lợi phục vụ khoa học và không sợ khó khăn.
Những bước đi đầu tiên thường được nâng bước bởi những người thầy, nếu như, dĩ nhiên, họ không chỉ biết mà còn yêu khoa học. Đề tài của công trình đầu tiên, phương pháp thực hiện nó thường được chỉ dẫn bởi người hướng dẫn. Điều này là cần thiết, vì cần phải có kinh nghiệm, mà môi trường khoa học mà bạn trẻ bước rất quan trọng đối với những bước đi tiếp theo. Có thể giúp đỡ cho người mới bắt đầu học, nhưng thực ra thì chỉ có bản thân anh ta mới có thể tự học cho mình. Trong đó những thành tự đầu tiên làm ta vui mừng có thể sẽ dẫn đến những thất vọng. Rất thường xảy ra trường hợp kết quả mà ta nhận được đã được tìm được bởi ai đó trước đó, còn ý tưởng mà ta tưởng là mới thì thực tế không những không mới mà đôi khi còn có thể đã được khẳng định là sai lầm. Nhưng không nên thất vọng. Điều quan trọng nhất và quý giá nhất trong khoa học, đó là sáng tạo. Tự mình đi qua con đường mà ai đó đã đi qua, - điều này có lợi và thường là cần thiết. Tuy nhiên, sau vài “thất bại” như vậy có thể sẽ có cảm giác rằng mọi thứ trong khoa học đều đã được biết. Trong thực tế lời giải thích sẽ khác. Những kiến thức đầu tiên, một cách tự nhiên sẽ hướng chúng ta đến con đường mà nhiều người khác đã đi qua. Khả năng suy nghĩ độc lập không xuất hiện ngay lập tức mà nó được tôi luyện sau một quá trình làm việc căng thẳng và khó khăn.
Nói về khoa học, đừng quên những lời nói của Newton không lâu trước khi mất “Tôi không biết là thế giới nhìn thấy tôi thế nào, còn bản thân tôi thấy mình là một cậu bé, đang chơi bên bờ biển, thấy thích thú vì thỉnh thoảng lại nhặt được một hòn đá có màu đẹp hơn bình thường, hoặc là vỏ ốc màu đỏ, trong khi đó trước mặt tôi là đại dương vĩ đại đầy bí ẩn”.
Không phải ngẫu nhiên Newton thấy mình là cậu bé, bởi vì chính những cậu bé, chứ không phải người lớn, thích tìm kiếm những “hòn đá màu”, còn đầu óc của chúng tỉnh táo hơn và dễ nhận biết những điều bất thường. Tôi nghĩ rằng, một trong những đặc điểm cần thiết và hạnh phúc của nhà khoa học – đó là tính tò mò, một tính cách rất đặc trưng cho tuổi trẻ và thường bị đánh mất khi lớn lên. Newton là thiên tài, những người như vậy trong khoa học không nhiều. Không ngạc nhiên là ông nhìn thấy những hòn đá kỳ lạ ở nơi mà những người khác chỉ thấy những hạt cát một màu, và không chỉ tìm thấy, mà còn xây dựng từ chúng toà lâu đài tuyệt đẹp.
Sau Newton, đã có nhiều con đường đã được xây tới đại dương chân lý, đã tìm được những hòn đá và vỏ ốc tuyệt vời, nhưng đại dương chân lý vẫn mãi là vô bờ. Mỗi một người có năng khiếu và khả năng tìm kiếm sẽ tìm được trong đó điều gì đó của mình.
Mơ ước của tuổi trẻ thường không thiếu những ảo tưởng. Một trong những ảo tưởng là đối với người mới bắt đầu còn vô số thời gian ở phía trước. Người ta thường lý luận thế này: “Tôi còn chưa biết và chưa hiểu điều này, nhưng tôi chẳng cần phải vội. Tôi còn trẻ và tôi còn kịp làm mọi thứ”. Trong thực tế, cho dù số phận cho chúng ta một cuộc sống sáng tạo dài đến bao nhiêu, bạn cũng không thể kịp biết được một phần nhỏ kiến thức cần thiết cho công việc, hơn nữa là thực hiện mọi điều mà bạn có thể làm. Bạn, dĩ nhiên là biết những lời nó của Pavlov [2]: “Hãy nhớ rằng khoa học đòi hỏi ở con người cả cuộc đời. Nếu như bạn có 2 cuộc đời thì chúng cũng không đủ cho bạn” và “lúc nào cũng đủ dũng cảm để nói với mình: tôi không là gì cả”.
Tuổi trẻ của chúng ta là những năm tháng hiệu quả nhất. Rất tiếc là chỉ khi đến già, chúng ta mới thực sự hiểu là không chỉ tuổi trẻ mà cả cuộc đời cũng trôi qua rất nhanh. Nhưng chính lúc trẻ, khao khát kiến thức và ham muốn khoa học thúc đẩy chúng ta làm việc nhiều nhất. Thiếu điều này con đường vào khoa học có thể nói là đã đóng kín.
Trong lời kêu gọi làm việc chứa đựng nhiều điều hơn là việc cha mẹ bắt con cái phải học tốt. Khoa học không cần việc nhớ cơ học các kiến thức (điều này cũng không tốt ngay cả đối với học sinh phổ thông), mà là nắm bắt một cách sáng tạo kiến thức và phương pháp. Và trên cơ sở dự nắm bắt đó, khả năng tự đặt câu hỏi và trả lời cho chúng, nhìn thấy những điểm không rõ ràng ở chỗ mà mọi người không nhận thấy – đây chính là điều sẽ giúp bạn tìm thấy hòn đá đẹp ở chỗ mà người khác không nhìn thấy gì khác ngoài cát. Ở đây không đơn giản là sự may mắn, ở đây trước hết là lao động và hàng loạt các thất bại mà chúng ta cần dũng cảm vượt qua.
Khối lượng kiến thực ở mọi lĩnh vực của khoa học đều bao la, và không thể biết hết được tất cả. Không thể, ví dụ, biết một cách chi tiết mọi thứ mà hiện nay các nhà vật lý đang nghiên cứu. Nhưng cần phải biết về những ý tưởng và sự kiện chính cả ở ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình. Nhà khoa học phải có kiến thực rộng, phải thực sự là một con người trí thức. Những vấn đề của văn hoá con người và vấn đề xã hội không được là điều xa lạ đối với anh ta. Làm sao có thể đủ thời gian cho tất cả những điều này? Điều này, dĩ nhiên là khó đối với mọi lứa tuổi, nhưng thời trẻ thì có nhiều thời gian và sức lực hơn, còn khả năng làm việc và chiều rộng của kiến thức sẽ đến theo năm tháng.
Ghi chú:
1. Viện sĩ Ilya Mikhailovic Frank (1908-1990) là nhà vật lý người Nga, giải thưởng Nobel vật lý năm 1958.
2. Ivan Petrovic Pavlov (1849-1936) là nhà bác học người Nga, giải thưởng Nobel Y học năm 1904, nổi tiếng với thí nghiệm về “phản xạ có điều kiện”
Theo namdung, MathVn Blogs
Con đường vào khoa học - Kvant, 2/1981 - I.M. Frank [1]
(Put’ v Nauku, Path to Science)
Với mong muốn nhìn tới tương lai, tuổi trẻ mơ ước. Sẽ hạnh phúc cho người nào không từ bỏ ước mơ của mình trong suốt cuộc đời. Bản thân tôi thích những người ngay từ thời trẻ đã có định hướng nghiên cứu khoa học. Không chỉ trong những ước mơ mà trong cả thực tế khoa học cũng hấp dẫn một cách kỳ lạ. Nhưng, để trở thành nhà khoa học, cần phải chân thành và không vụ lợi phục vụ khoa học và không sợ khó khăn.
Những bước đi đầu tiên thường được nâng bước bởi những người thầy, nếu như, dĩ nhiên, họ không chỉ biết mà còn yêu khoa học. Đề tài của công trình đầu tiên, phương pháp thực hiện nó thường được chỉ dẫn bởi người hướng dẫn. Điều này là cần thiết, vì cần phải có kinh nghiệm, mà môi trường khoa học mà bạn trẻ bước rất quan trọng đối với những bước đi tiếp theo. Có thể giúp đỡ cho người mới bắt đầu học, nhưng thực ra thì chỉ có bản thân anh ta mới có thể tự học cho mình. Trong đó những thành tự đầu tiên làm ta vui mừng có thể sẽ dẫn đến những thất vọng. Rất thường xảy ra trường hợp kết quả mà ta nhận được đã được tìm được bởi ai đó trước đó, còn ý tưởng mà ta tưởng là mới thì thực tế không những không mới mà đôi khi còn có thể đã được khẳng định là sai lầm. Nhưng không nên thất vọng. Điều quan trọng nhất và quý giá nhất trong khoa học, đó là sáng tạo. Tự mình đi qua con đường mà ai đó đã đi qua, - điều này có lợi và thường là cần thiết. Tuy nhiên, sau vài “thất bại” như vậy có thể sẽ có cảm giác rằng mọi thứ trong khoa học đều đã được biết. Trong thực tế lời giải thích sẽ khác. Những kiến thức đầu tiên, một cách tự nhiên sẽ hướng chúng ta đến con đường mà nhiều người khác đã đi qua. Khả năng suy nghĩ độc lập không xuất hiện ngay lập tức mà nó được tôi luyện sau một quá trình làm việc căng thẳng và khó khăn.
Nói về khoa học, đừng quên những lời nói của Newton không lâu trước khi mất “Tôi không biết là thế giới nhìn thấy tôi thế nào, còn bản thân tôi thấy mình là một cậu bé, đang chơi bên bờ biển, thấy thích thú vì thỉnh thoảng lại nhặt được một hòn đá có màu đẹp hơn bình thường, hoặc là vỏ ốc màu đỏ, trong khi đó trước mặt tôi là đại dương vĩ đại đầy bí ẩn”.
Không phải ngẫu nhiên Newton thấy mình là cậu bé, bởi vì chính những cậu bé, chứ không phải người lớn, thích tìm kiếm những “hòn đá màu”, còn đầu óc của chúng tỉnh táo hơn và dễ nhận biết những điều bất thường. Tôi nghĩ rằng, một trong những đặc điểm cần thiết và hạnh phúc của nhà khoa học – đó là tính tò mò, một tính cách rất đặc trưng cho tuổi trẻ và thường bị đánh mất khi lớn lên. Newton là thiên tài, những người như vậy trong khoa học không nhiều. Không ngạc nhiên là ông nhìn thấy những hòn đá kỳ lạ ở nơi mà những người khác chỉ thấy những hạt cát một màu, và không chỉ tìm thấy, mà còn xây dựng từ chúng toà lâu đài tuyệt đẹp.
Sau Newton, đã có nhiều con đường đã được xây tới đại dương chân lý, đã tìm được những hòn đá và vỏ ốc tuyệt vời, nhưng đại dương chân lý vẫn mãi là vô bờ. Mỗi một người có năng khiếu và khả năng tìm kiếm sẽ tìm được trong đó điều gì đó của mình.
Mơ ước của tuổi trẻ thường không thiếu những ảo tưởng. Một trong những ảo tưởng là đối với người mới bắt đầu còn vô số thời gian ở phía trước. Người ta thường lý luận thế này: “Tôi còn chưa biết và chưa hiểu điều này, nhưng tôi chẳng cần phải vội. Tôi còn trẻ và tôi còn kịp làm mọi thứ”. Trong thực tế, cho dù số phận cho chúng ta một cuộc sống sáng tạo dài đến bao nhiêu, bạn cũng không thể kịp biết được một phần nhỏ kiến thức cần thiết cho công việc, hơn nữa là thực hiện mọi điều mà bạn có thể làm. Bạn, dĩ nhiên là biết những lời nó của Pavlov [2]: “Hãy nhớ rằng khoa học đòi hỏi ở con người cả cuộc đời. Nếu như bạn có 2 cuộc đời thì chúng cũng không đủ cho bạn” và “lúc nào cũng đủ dũng cảm để nói với mình: tôi không là gì cả”.
Tuổi trẻ của chúng ta là những năm tháng hiệu quả nhất. Rất tiếc là chỉ khi đến già, chúng ta mới thực sự hiểu là không chỉ tuổi trẻ mà cả cuộc đời cũng trôi qua rất nhanh. Nhưng chính lúc trẻ, khao khát kiến thức và ham muốn khoa học thúc đẩy chúng ta làm việc nhiều nhất. Thiếu điều này con đường vào khoa học có thể nói là đã đóng kín.
Trong lời kêu gọi làm việc chứa đựng nhiều điều hơn là việc cha mẹ bắt con cái phải học tốt. Khoa học không cần việc nhớ cơ học các kiến thức (điều này cũng không tốt ngay cả đối với học sinh phổ thông), mà là nắm bắt một cách sáng tạo kiến thức và phương pháp. Và trên cơ sở dự nắm bắt đó, khả năng tự đặt câu hỏi và trả lời cho chúng, nhìn thấy những điểm không rõ ràng ở chỗ mà mọi người không nhận thấy – đây chính là điều sẽ giúp bạn tìm thấy hòn đá đẹp ở chỗ mà người khác không nhìn thấy gì khác ngoài cát. Ở đây không đơn giản là sự may mắn, ở đây trước hết là lao động và hàng loạt các thất bại mà chúng ta cần dũng cảm vượt qua.
Khối lượng kiến thực ở mọi lĩnh vực của khoa học đều bao la, và không thể biết hết được tất cả. Không thể, ví dụ, biết một cách chi tiết mọi thứ mà hiện nay các nhà vật lý đang nghiên cứu. Nhưng cần phải biết về những ý tưởng và sự kiện chính cả ở ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình. Nhà khoa học phải có kiến thực rộng, phải thực sự là một con người trí thức. Những vấn đề của văn hoá con người và vấn đề xã hội không được là điều xa lạ đối với anh ta. Làm sao có thể đủ thời gian cho tất cả những điều này? Điều này, dĩ nhiên là khó đối với mọi lứa tuổi, nhưng thời trẻ thì có nhiều thời gian và sức lực hơn, còn khả năng làm việc và chiều rộng của kiến thức sẽ đến theo năm tháng.
Ghi chú:
1. Viện sĩ Ilya Mikhailovic Frank (1908-1990) là nhà vật lý người Nga, giải thưởng Nobel vật lý năm 1958.
2. Ivan Petrovic Pavlov (1849-1936) là nhà bác học người Nga, giải thưởng Nobel Y học năm 1904, nổi tiếng với thí nghiệm về “phản xạ có điều kiện”
Theo namdung, MathVn Blogs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét