Những nỗi buồn ở “làng triệu đô”
Những ngôi nhà khang trang hàng tỷ đồng từ nguồn tiền xuất khẩu lao động ở Cương Gián.
GD&TĐ - Vùng quê nghèo ven biển Nghi Xuân (Hà Tĩnh) thật sự “thay da đổi thịt” nhờ xuất khẩu lao động (XKLĐ). Thế nhưng, đó là sự đánh đổi hạnh phúc gia đình, thậm chí cả mạng sống của người thân.
Em sẽ không về quê nữa, bố con tự lo liệu!
Hàng chục năm nay, XKLĐ đã làm cho diện mạo của vùng quê nghèo xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) “thay da đổi thịt”. Nhà lầu, xe hơi đắt tiền… không còn xa lạ. Thế nhưng “ẩn” bên trong những ngôi nhà cao tầng ở “làng triệu đô” là những câu chuyện buồn, bất hạnh mà ít ai thấu hiểu.
Những năm trước, ở Cương Gián để được ra nước ngoài làm việc, người ta bất chấp mọi giá, kể cả chuyện ly hôn giả. Không ít cặp vợ chồng chấp nhận ly hôn, rồi kết hôn giả với người nước ngoài, để được bảo lãnh sang làm việc. Tuy nhiên, hệ lụy của việc này đã đẩy nhiều gia đình vào cảnh đổ vỡ, bất hạnh.
Đến xóm Đông Tây, nhìn vào ngôi nhà 3 tầng khang trang của gia đình anh N.V.Đ. (SN 1976), nhiều người thầm nghĩ “ước gì mình cũng có được mái ấm như vậy”. Thế nhưng ít ai biết rằng, bên trong tổ ấm khang trang và đầy đủ ấy là cả một sự đánh đổi hạnh phúc gia đình. Suốt 15 năm qua, anh Đ. phải sống cảnh “gà trống nuôi con” sau khi đặt bút ký đơn ly hôn để vợ “xuất ngoại”.
Anh Đ. cho biết: Năm 2005, anh cùng chị Đặng Thị T. (SN 1978) về chung một nhà. Tổ ấm gia đình hạnh phúc hơn khi đứa con trai bụ bẫm chào đời. Thế rồi cuộc sống bám biển chật vật, khó khăn. Những năm giông bão coi như trắng tay. Đúng thời điểm này, Cương Gián nở rộ phong trào XKLĐ. Anh Đ. bàn với vợ và quyết định ký đơn ly hôn để chị T. tái hôn với người nước ngoài, sang Đài Loan lao động.
“Thời điểm đó ở Cương Gián phong trào đi XKLĐ bằng hình thức kết hôn giả với người nước ngoài rất nhiều người làm, hình thức này rút ngắn được thời gian, tránh nhiều thủ tục rườm rà, tiết kiệm chi phí và quan trọng là tìm được một công việc ổn định nơi xứ người”, anh D. giải thích.
Rồi mọi chuyện cũng được như ý. Sang Đài Loan mưu sinh, chị T. bắt đầu có tiền gửi về cho chồng con. Cuộc sống của gia đình cũng khá lên nhiều. Cuối năm 2014, anh Đ. xây được ngôi nhà 3 tầng khang trang.
Thời gian trôi đi, cuộc sống thiếu bàn tay người vợ, một mình anh phải làm thay bổn phận người phụ nữ, vất vả chăm con. Buồn nỗi, khoảng cách địa lý quá xa xôi, chị T. đi đằng đẵng suốt 15 năm trời khiến tình cảm vợ chồng anh Đ. - chị T. không còn mặn mà như trước. Những vết nứt nhỏ lớn dần, trở thành những khoảng trống vô hình không thể lấp đầy.
Đầu năm 2017, chị T. gọi điện về thông báo “sẽ không về quê nữa, bố con tự lo liệu lấy”. Suốt 15 năm sống cảnh “gà trống nuôi con” nhưng anh Đ. chưa đi bước nữa vì anh luôn nghĩ và hy vọng chị T. sẽ suy nghĩ lại, vì con mà quay về.
Những trường hợp như anh Đ. ở Cương Gián không phải là hiếm. Theo thống kê của của chính quyền, hiện xã có hơn 200 cặp vợ chồng ly hôn. Riêng thôn Bắc Mới có hơn 70 cặp tan vỡ hạnh phúc gia đình. Cá biệt, có trường hợp trong một đại gia đình có đến 3 cặp vợ chồng “đường ai nấy đi”…
Vợ chết, chồng đi tù sau 20 năm xuất ngoại
Hơn 20 năm trước, ông Lê Hải Ch. (SN 1958) kết hôn với bà Chu Thị H. (SN 1963). Sau khi kết hôn, 4 đứa con lần lượt ra đời nhưng cuộc sống gia đình quá vất vả nên năm 1999 bà H. đi XKLĐ ở Hàn Quốc. Sau khi đi sang xứ Hàn, bà H. may mắn tìm được một công việc ổn định nên thường xuyên gửi tiền về cho ông Ch. nuôi con ăn học.
Đến năm 2018, người con trai thứ hai cưới vợ, bà H. về dự. Trong lần về này, ông Ch. muốn bà H. ở nhà luôn chứ không sang lại Hàn Quốc nữa. Trước đề xuất của chồng, bà H. im lặng chưa trả lời và nói sẽ vào thăm con gái ở Khánh Hòa. Cho rằng bà H. có ý định bỏ đi mà không chăm sóc mình đang bị tai biến mạch máu não nên ông Ch. nảy sinh ý định sát hại vợ.
Nghĩ là làm, rạng sáng hôm sau, khi bà H. đang ngủ trên giường, ông Ch. xuống bếp cầm 2 con dao đi vào phòng ngủ đâm chết vợ. Sau khi sát hại vợ, ông Ch. đi ra biển tự tử nhưng được người dân phát hiện, can ngăn đưa về đầu thú. Cái chết của bà H. trong khi thủ phạm chính là chồng mình khiến cái xóm nhỏ rúng động, ai nấy đau xót cho hoàn cảnh bi kịch của gia đình ông Ch.
Từ khi đi XKLĐ ở Hàn Quốc đến nay đã 20 năm nhưng bà H. cũng chỉ về thăm nhà được 2 lần. Một mình ông Ch. phải sống cảnh “gà trống nuôi con”, một tay chăm sóc nuôi dưỡng các con trưởng thành. Những lúc trái gió trở trời, con đau con ốm cũng chỉ có mình ông Ch. gánh vác nên ông luôn cảm thấy cô đơn, buồn tủi.
Sau cái chết của vợ, ông Ch. hối hận vì chính mình đã đẩy các con vào cảnh phải bơ vơ, mồ côi mẹ, đẩy gia đình vào bất hạnh. Mẹ chết, bố đi tù. Bản án 20 năm tù giam với người đàn ông gần 60 tuổi, lại mang trong mình căn bệnh tai biến mạch máu não là cái kết không thể nào đau đớn hơn.
“Tôi rất yêu thương vợ và không muốn bà ấy chết. Giây phút đó chính tôi cũng không hiểu vì sao lại hành động như vậy. Từ khi bà ấy đi nước ngoài tôi luôn có suy nghĩ tiêu cực. Dù vợ vẫn luôn gửi tiền về để tôi chăm sóc nuôi các con ăn học, nhưng tình cảm vợ chồng cứ phai nhạt theo năm tháng. Đôi lúc bà ấy gọi về hay tôi gọi sang tâm sự cũng bâng quơ nói cho xong chuyện”, ông Ch. nói tại phiên tòa ngày 16/8/2019.
Là con, không có nỗi đau nào bằng khi phải cùng lúc chứng kiển cảnh mẹ chết bố đi tù. Giờ đây mẹ mất, bố đi tù, các con bơ vơ. Sau bao nhiêu năm vất vả, đáng ra đã đến lúc vợ chồng ông Ch. được an dưỡng tuổi già nhưng nay người mất, người tù tội. “Suốt 20 năm mẹ đi vắng, một mình bố chăm sóc lo lắng cho 4 anh em. Em trai bị bệnh thần kinh cũng do một tay bố chăm sóc suốt 3 năm nên chúng tôi đều hiểu sự cô đơn buồn tủi của cha”, chị Lê Thị L., con gái ông Ch. chia sẻ.
Ngoài bi kịch gia đình anh D., ông Ch. còn rất nhiều trường hợp khác ở Cương Gián, dù chưa đến mức “động tay động chân” nhưng mâu thuẫn vợ chồng đã không thể hàn gắn dẫn đến “đường ai nấy đi”.
Hàng chục năm nay, XKLĐ đã làm cho diện mạo của vùng quê nghèo xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) “thay da đổi thịt”. Nhà lầu, xe hơi đắt tiền… không còn xa lạ. Thế nhưng “ẩn” bên trong những ngôi nhà cao tầng ở “làng triệu đô” là những câu chuyện buồn, bất hạnh mà ít ai thấu hiểu.
Những năm trước, ở Cương Gián để được ra nước ngoài làm việc, người ta bất chấp mọi giá, kể cả chuyện ly hôn giả. Không ít cặp vợ chồng chấp nhận ly hôn, rồi kết hôn giả với người nước ngoài, để được bảo lãnh sang làm việc. Tuy nhiên, hệ lụy của việc này đã đẩy nhiều gia đình vào cảnh đổ vỡ, bất hạnh.
Đến xóm Đông Tây, nhìn vào ngôi nhà 3 tầng khang trang của gia đình anh N.V.Đ. (SN 1976), nhiều người thầm nghĩ “ước gì mình cũng có được mái ấm như vậy”. Thế nhưng ít ai biết rằng, bên trong tổ ấm khang trang và đầy đủ ấy là cả một sự đánh đổi hạnh phúc gia đình. Suốt 15 năm qua, anh Đ. phải sống cảnh “gà trống nuôi con” sau khi đặt bút ký đơn ly hôn để vợ “xuất ngoại”.
Anh Đ. cho biết: Năm 2005, anh cùng chị Đặng Thị T. (SN 1978) về chung một nhà. Tổ ấm gia đình hạnh phúc hơn khi đứa con trai bụ bẫm chào đời. Thế rồi cuộc sống bám biển chật vật, khó khăn. Những năm giông bão coi như trắng tay. Đúng thời điểm này, Cương Gián nở rộ phong trào XKLĐ. Anh Đ. bàn với vợ và quyết định ký đơn ly hôn để chị T. tái hôn với người nước ngoài, sang Đài Loan lao động.
“Thời điểm đó ở Cương Gián phong trào đi XKLĐ bằng hình thức kết hôn giả với người nước ngoài rất nhiều người làm, hình thức này rút ngắn được thời gian, tránh nhiều thủ tục rườm rà, tiết kiệm chi phí và quan trọng là tìm được một công việc ổn định nơi xứ người”, anh D. giải thích.
Rồi mọi chuyện cũng được như ý. Sang Đài Loan mưu sinh, chị T. bắt đầu có tiền gửi về cho chồng con. Cuộc sống của gia đình cũng khá lên nhiều. Cuối năm 2014, anh Đ. xây được ngôi nhà 3 tầng khang trang.
Thời gian trôi đi, cuộc sống thiếu bàn tay người vợ, một mình anh phải làm thay bổn phận người phụ nữ, vất vả chăm con. Buồn nỗi, khoảng cách địa lý quá xa xôi, chị T. đi đằng đẵng suốt 15 năm trời khiến tình cảm vợ chồng anh Đ. - chị T. không còn mặn mà như trước. Những vết nứt nhỏ lớn dần, trở thành những khoảng trống vô hình không thể lấp đầy.
Đầu năm 2017, chị T. gọi điện về thông báo “sẽ không về quê nữa, bố con tự lo liệu lấy”. Suốt 15 năm sống cảnh “gà trống nuôi con” nhưng anh Đ. chưa đi bước nữa vì anh luôn nghĩ và hy vọng chị T. sẽ suy nghĩ lại, vì con mà quay về.
Những trường hợp như anh Đ. ở Cương Gián không phải là hiếm. Theo thống kê của của chính quyền, hiện xã có hơn 200 cặp vợ chồng ly hôn. Riêng thôn Bắc Mới có hơn 70 cặp tan vỡ hạnh phúc gia đình. Cá biệt, có trường hợp trong một đại gia đình có đến 3 cặp vợ chồng “đường ai nấy đi”…
Vợ chết, chồng đi tù sau 20 năm xuất ngoại
Hơn 20 năm trước, ông Lê Hải Ch. (SN 1958) kết hôn với bà Chu Thị H. (SN 1963). Sau khi kết hôn, 4 đứa con lần lượt ra đời nhưng cuộc sống gia đình quá vất vả nên năm 1999 bà H. đi XKLĐ ở Hàn Quốc. Sau khi đi sang xứ Hàn, bà H. may mắn tìm được một công việc ổn định nên thường xuyên gửi tiền về cho ông Ch. nuôi con ăn học.
Đến năm 2018, người con trai thứ hai cưới vợ, bà H. về dự. Trong lần về này, ông Ch. muốn bà H. ở nhà luôn chứ không sang lại Hàn Quốc nữa. Trước đề xuất của chồng, bà H. im lặng chưa trả lời và nói sẽ vào thăm con gái ở Khánh Hòa. Cho rằng bà H. có ý định bỏ đi mà không chăm sóc mình đang bị tai biến mạch máu não nên ông Ch. nảy sinh ý định sát hại vợ.
Nghĩ là làm, rạng sáng hôm sau, khi bà H. đang ngủ trên giường, ông Ch. xuống bếp cầm 2 con dao đi vào phòng ngủ đâm chết vợ. Sau khi sát hại vợ, ông Ch. đi ra biển tự tử nhưng được người dân phát hiện, can ngăn đưa về đầu thú. Cái chết của bà H. trong khi thủ phạm chính là chồng mình khiến cái xóm nhỏ rúng động, ai nấy đau xót cho hoàn cảnh bi kịch của gia đình ông Ch.
Từ khi đi XKLĐ ở Hàn Quốc đến nay đã 20 năm nhưng bà H. cũng chỉ về thăm nhà được 2 lần. Một mình ông Ch. phải sống cảnh “gà trống nuôi con”, một tay chăm sóc nuôi dưỡng các con trưởng thành. Những lúc trái gió trở trời, con đau con ốm cũng chỉ có mình ông Ch. gánh vác nên ông luôn cảm thấy cô đơn, buồn tủi.
Sau cái chết của vợ, ông Ch. hối hận vì chính mình đã đẩy các con vào cảnh phải bơ vơ, mồ côi mẹ, đẩy gia đình vào bất hạnh. Mẹ chết, bố đi tù. Bản án 20 năm tù giam với người đàn ông gần 60 tuổi, lại mang trong mình căn bệnh tai biến mạch máu não là cái kết không thể nào đau đớn hơn.
“Tôi rất yêu thương vợ và không muốn bà ấy chết. Giây phút đó chính tôi cũng không hiểu vì sao lại hành động như vậy. Từ khi bà ấy đi nước ngoài tôi luôn có suy nghĩ tiêu cực. Dù vợ vẫn luôn gửi tiền về để tôi chăm sóc nuôi các con ăn học, nhưng tình cảm vợ chồng cứ phai nhạt theo năm tháng. Đôi lúc bà ấy gọi về hay tôi gọi sang tâm sự cũng bâng quơ nói cho xong chuyện”, ông Ch. nói tại phiên tòa ngày 16/8/2019.
Là con, không có nỗi đau nào bằng khi phải cùng lúc chứng kiển cảnh mẹ chết bố đi tù. Giờ đây mẹ mất, bố đi tù, các con bơ vơ. Sau bao nhiêu năm vất vả, đáng ra đã đến lúc vợ chồng ông Ch. được an dưỡng tuổi già nhưng nay người mất, người tù tội. “Suốt 20 năm mẹ đi vắng, một mình bố chăm sóc lo lắng cho 4 anh em. Em trai bị bệnh thần kinh cũng do một tay bố chăm sóc suốt 3 năm nên chúng tôi đều hiểu sự cô đơn buồn tủi của cha”, chị Lê Thị L., con gái ông Ch. chia sẻ.
Ngoài bi kịch gia đình anh D., ông Ch. còn rất nhiều trường hợp khác ở Cương Gián, dù chưa đến mức “động tay động chân” nhưng mâu thuẫn vợ chồng đã không thể hàn gắn dẫn đến “đường ai nấy đi”.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình, nhưng dù nguyên nhân gì thì những đứa con cũng đều hứng chịu hậu quả và thiệt thòi không thể chữa lành về mặt tinh thần. Đây cũng là bài toán đang cần lời giải đáp từ phía chính quyền địa phương xã Cương Gián nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét