Từ Moriond đến thung lũng Quy Hòa |
Copy từ http://www.sggp.org.vn/tu-moriond-den-thung-lung-quy-hoa-537343.html , tác giả: Ngọc Oai , đã đăng ngày 7/8/2018 05:58 trong mục Khoa học Công nghệ. |
Sáng 6-8-18, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam đã khai mạc Hội nghị khoa học quốc tế “Các cửa sổ nhìn ra Vũ trụ: Kỷ niệm 25 năm Gặp gỡ Việt Nam” (8-1993 - 8-2018) tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành - ICISE (thung lũng Quy Hòa, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn). |
|
Các đại biểu, giáo sư, nhà khoa học, bạn trẻ tại Trung tâm ICISE - thung lũng Quy Hòa. |
Tham dự hội nghị, có 180 nhà khoa học đến từ 30 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, sự kiện lần này còn có sự hiện diện của Giáo sư (GS) đoạt giải Nobel Vật lý năm 1990, Jerome Friendman (MIT, Mỹ)… |
Thay mặt Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam, GS Trần Thanh Vân chia sẻ: “Trong 25 năm qua, chúng tôi đã tổ chức hội nghị khoa học Gặp gỡ Việt Nam 5 lần tại Hà Nội, 1 lần tại TPHCM. Từ năm 2011, chúng tôi liên tiếp tổ chức các gặp gỡ còn lại tại TP Quy Nhơn. Trong 25 năm ấy chúng tôi đã đón tiếp hơn 4.000 giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học thế giới đến với Việt Nam. Mục đích chính của Trung tâm ICISE là tạo điều kiện để các nhà khoa học thế giới đến và chia sẻ với các nhà khoa học tại Việt Nam”. |
Còn GS Jacques Dumarchez, đại diện Ban Tổ chức các kỳ gặp gỡ Việt Nam trình bày, xuất phát từ “Gặp gỡ Moriond” ông quen biết và thấy được tinh thần cống hiến của vợ chồng GS Trần Thanh Vân cho khoa học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó nhận lời giúp đỡ GS Trần Thanh Vân. Mô hình của GS Trần Thanh Vân hoàn toàn dựa trên tinh thần của bạn bè và những mối quan hệ của các tổ chức khoa học lớn trên thế giới. Trong đó, xuất phát từ sự kiện “Gặp gỡ Moriond” và các sự kiện khoa học quốc tế khác, đã gắn kết, xây dựng những mối quan hệ để hỗ trợ cho GS Trần Thanh Vân hôm nay. |
Theo GS Dumarchez, “Gặp gỡ Moriond”, 50 năm trước tại làng Moriond, ngôi làng nằm trên dãy Alpes (biên giới Pháp - Italia) cũng xuất phát với tinh thần tương tự của GS Trần Thanh Vân tại thung lũng Quy Hòa này. Và để tiếp tục đưa Trung tâm ICISE đi lên thực hiện giấc mơ cao xa hơn, GS Dumarchez nhấn mạnh, chúng ta cần tiếp tục làm việc và mời về đây nhiều hơn nữa những nhà khoa học lớn trên thế giới như những gì GS Vân đã làm. “Tuy rằng, sẽ còn nhiều khó khăn, nhưng tôi tin là sẽ thành công nếu chúng ta đồng lòng, cố gắng vì đây là dự án đẹp đẽ, ý nghĩa. Tôi rất ủng hộ”, GS Dumarchez nhìn nhận. |
Trong khi đó, GS Đàm Thanh Sơn, Đại học Chicago (Mỹ), đại diện các nhà khoa học lĩnh vực Vật lý hạt cơ bản cho biết: “Từ năm 1993 đến nay, đã có rất nhiều thay đổi về vị thế của Việt Nam trên thế giới và kiến thức của chúng ta về vật lý. Chúng ta đã hiểu rất nhiều về các thành phần của vũ trụ so với năm 1993. Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế phát triển rất nhanh. Rất nhiều sinh viên của Việt Nam được gửi ra nước ngoài học, trong đó có ngành vật lý”. |
Tuy vậy, theo GS Đàm Thanh Sơn, mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng, nhưng Việt Nam vẫn còn cần những viện nghiên cứu, trường đại học tầm cỡ quốc tế. “Trung tâm ICISE là một ví dụ cho chúng tôi thấy được, tin tưởng một sự tồn tại đầy triển vọng của khoa học ở Việt Nam”, GS Đàm Thanh Sơn nhìn nhận. |
Ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, khẳng định: “Trong 25 năm qua Hội Khoa học Việt Nam đã làm được rất nhiều điều to lớn cho đất nước. Cách đây 10 năm, Việt Nam đã có quỹ phát triển khoa học quốc gia. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký các chương trình nghiên cứu về vật lý, toán học và các ngành khoa học cơ bản khác như hóa học, khoa học trái đất, khoa học biển… Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đầu tư, nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu cho khoa học cơ bản”. |
Sáng cùng ngày, tại khu vực 2 (phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn) đã diễn ra lễ động thổ xây dựng khách sạn “Vì Khoa học”, kế bên Trung tâm ICISE. |
|
Động thổ dự án khách sạn “Vì khoa học”’ tại Đại lộ khoa học (khu vực 2, phường Ghềnh, TP Quy Nhơn) |
Khách sạn được xây dựng trên diện tích 1,36ha, quy mô 124 phòng ở, do kiến trúc sư Milou (Pháp) tư vấn thiết kế, dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2020. Theo GS Trần Thanh Vân, đây là công trình do Công ty TNHH Vì Khoa học đầu tư, với đại diện là doanh nhân Tiêu Như Phương (Việt kiều Đức). Khách sạn này hoạt động phi lợi nhuận, với mục đích mang lợi ích đến cho các hoạt động khoa học tại Trung tâm ICISE. |
|
Ngọc Oai |
|
Đường đi bộ ven biển ở Eo Gió, Quy Nhơn,tỉnh Bình Định. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét