Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Cách để Lập kế hoạch tài chính cá nhân-3

Cách để Lập kế hoạch tài chính cá nhân-3
Copy từ https://www.wikihow.vn/Lap-ke-hoach-tai-chinh-ca-nhan , tác giả: không thấy ghi , đã đăng ngày: không thấy ghi. Bài này gồm 3 phần: Theo dõi thu nhập và chi tiêu, Lập kế hoạch tài chính, Trở thành người hoạch định tài chính giỏi.
Sau đây là phần 3: Trở thành người hoạch định tài chính giỏi
1. Bám sát kế hoạch tài chính và không tiêu vượt mức
Đây là quy tắc đầu tiên và gần như là duy nhất của kế hoạch chi tiêu. Điều này khá rõ ràng, nhưng bạn rất dễ tiêu tiền quá tay, ngay cả khi đã có sẵn bản kế hoạch. Hãy chú tâm đến thói quen chi tiêu của bạn và những khoản tiền phải trả.
2. Cố gắng cắt giảm chi tiêu
Việc giảm những khoản chi tiêu lớn có thể là cách khó chịu nhất nhưng cũng hiệu quả nhất để chi tiêu trong kế hoạch. Nếu năm nào cũng đi nghỉ, năm nay bạn hãy cân nhắc ở nhà. Cắt giảm những khoản chi tiêu nhỏ hơn cũng có thể tích tiểu thành đại.
Cố gắng nhận biết và cắt giảm những thứ xa xỉ mà bạn thường hưởng thụ. Nếu tuần nào bạn cũng tận hưởng dịch vụ mát-xa hay có thú thưởng thức rượu vang đắt tiền, hãy cắt giảm sao cho bạn chỉ tiêu tiền cho những thứ xa xỉ đó một hoặc hai tháng một lần.
Tiết kiệm tiền trong những khoản chi tiêu nhỏ hơn bằng cách chuyển sang dùng những nhãn hiệu thông thường và ăn ở nhà thường xuyên hơn. Cố gắng không ăn ở ngoài quá một hoặc hai lần mỗi tuần.
Suy nghĩ xem liệu bạn có thể giảm khoản chi phí cố định nào không, ví dụ như chuyển sang dịch vụ điện thoại rẻ hơn, đổi gói cước ti vi hoặc cải thiện hiệu quả năng lượng trong nhà.
3. Tự đãi mình theo định kỳ, nhưng phải hợp lý
Tiền bạc phải phục vụ bạn chứ không phải ngược lại. Chắc hẳn bạn không muốn làm nô lệ cho ngân quỹ của mình hay cho tiền bạc nói chung, vì vậy điều quan trọng là bạn hãy tự chiều chuộng mình mỗi tháng mà không phá vỡ kế hoạch tài chính của bạn.
Không lạm dụng hệ thống phần thưởng đến mức gây tác dụng ngược và rốt cuộc ảnh hưởng đến ngân quỹ của bạn. Tự đãi mình những món nhỏ hơn, ít tiền hơn như một ly cà phê latte hay một chiếc áo sơ mi mới và tránh phô trương với những món đắt tiền như một kỳ nghỉ hoặc một đôi giày sang.
4. Trả hết nợ thẻ tín dụng hàng tháng
Nếu muốn dùng thẻ tín dụng, bạn nên cố gắng giữ số dư ở mức zero hàng tháng để tránh phải trả phí cao. Nếu không thể trả hết số dư hiện tại, hãy ưu tiên trả trước trong một khoảng thời gian hợp lý sao cho bạn đạt đến số dư bằng không.
Thử chuyển sang trả tiền mặt cho phần lớn các món mua sắm hàng tuần – đặc biệt là các món “phụ trội” như ăn nhà hàng hoặc uống cà phê. Việc này có thể giúp bạn kiểm soát việc chi tiêu, vì người ta thường lưu tâm về số tiền họ tiêu xài khi dùng tiền mặt hơn là khi quẹt thẻ.
5. Giảm khoản thuế phải đóng
Tận dụng tốt hơn việc khấu trừ chi tiết khi nộp thuế mỗi năm.
Bắt đầu giữ lại các biên nhận, đặc biệt nếu bạn là lao động tự do, làm việc tại nhà hoặc làm việc từ xa. Có nhiều khoản chi phí về tiện nghi mà bạn có thể được thanh toán như một phần của công việc theo hợp đồng khi nộp thuế.
Một ý tưởng hay là tìm hiểu các phương thức để được hoàn thuế tốt hơn nếu bạn là nhà thầu, hoặc hỏi kế toán của bạn cách để được hoàn thuế nhiều hơn.
6. Thỉnh cầu về việc định giá nhà
Nếu bạn sở hữu nhà và có đủ bằng chứng, bạn có khả năng được giảm thuế nhà đất bằng cách khiếu nại về giá trị mà nhân viên định giá áp giá cho tài sản của bạn.
7. Không dựa vào những món tiền “trời cho”
Bạn đừng tính đến những nguồn thu nhập tiềm năng (không chắc chắn) như tiền thưởng cuối năm, tiền thừa kế hay tiền hoàn thuế. Chỉ nên đưa vào ngân quỹ số tiền chắc chắn.
Lời khuyên
Bỏ tiền lẻ/xu trong hũ và sau đó đem đến ngân hàng đổi. Bạn sẽ ngạc nhiên thấy những đồng liền lẻ của bạn có thể lớn như thế nào.
Tránh món nợ ở dạng thẻ tín dụng lãi cao và các khoản vay theo lương, vì những khoản vay này phải chịu lãi cao và rốt cuộc bạn sẽ tốn khá nhiều tiền, đặc biệt nếu bạn phải vật lộn để trả các hóa đơn hàng tháng đúng hạn.
Hết phần 3
wikihow.vn/

Không có nhận xét nào: