Cách để Lập kế hoạch tài chính cá nhân-1 |
Copy từ https://www.wikihow.vn/Lap-ke-hoach-tai-chinh-ca-nhan , tác giả: không thấy ghi , đã đăng ngày: không thấy ghi. Bài này gồm 3 phần: Theo dõi thu nhập và chi tiêu, Lập kế hoạch tài chính, Trở thành người hoạch định tài chính giỏi. |
Sau đây là phần 1: Theo dõi thu nhập và chi tiêu |
Kế hoạch tài chính có thể giúp bạn giải quyết món nợ tồn đọng, đảm bảo cho tương lai tài chính của bạn và thậm chí còn giúp bạn hạnh phúc và thư thái hơn. Tùy vào hoàn cảnh, một kế hoạch tài chính phù hợp có thể không đòi hỏi bạn phải bớt tiêu tiền. Thay vào đó, bạn chỉ cần ra những quyết định tài chính hiệu quả hơn. |
|
1.Thu thập mọi dữ liệu cần thiết để bắt đầu theo dõi lịch sử chi tiêu của bạn. |
Gom các hóa đơn cũ, sao kê ngân hàng, biên lai để có thể tính toán chính xác số tiền chi tiêu mỗi tháng. |
|
2.Cân nhắc dùng phần mềm để tính toán tài chính cá nhân |
Phần mềm tính toán tài chính cá nhân đang nhanh chóng trở thành xu hướng mới. Những chương trình này có các công cụ lập kế hoạch tài chính có thể tùy chỉnh theo điều kiện của bạn, đồng thời có phần phân tích giúp bạn lập kế hoạch cho dòng tiền trong tương lai và biết rõ hơn thói quen chi tiêu của mình. Một số phần mềm tài chính cá nhân gồm có:
Mint
Quicken
Microsoft Money
AceMoney
BudgetPulse |
|
3. Tạo bảng tính trong máy tính |
Nếu không muốn dùng phần mềm để lập kế hoạch tài chính, bạn có thể tự làm bảng tính đơn giản. Mục đích của bạn là lập biểu đồ mọi chi phí và thu nhập trong một năm. Vì vậy, bạn hãy lập một bảng tính thể hiện rõ ràng mọi thông tin để có thể nhanh chóng giúp bạn xác định mọi lĩnh vực mà bạn có thể tiêu tiền một cách khôn ngoan hơn. |
Dán nhãn các ô hàng ngang trên cùng (bắt đầu với ô B1) với 12 tháng trong năm. |
Tạo một cột chi phí và thu nhập ở cột A. Bạn có thể liệt kê các khoản thu nhập hoặc chi phí trước, nhưng cố gắng gộp riêng các khoản chi phí và các khoản thu nhập để tránh nhầm lẫn. |
Có thể bạn cần gộp chung các chi phí dưới các tiêu đề hạng mục. Ví dụ, bạn có thể tạo mục “chi phí sinh hoạt”, trong đó bao gồm điện, gas, nước và điện thoại. |
Quyết định xem có nên đưa vào các khoản được khấu trừ trực tiếp từ chi phiếu như phí bảo hiểm, tiết kiệm hưu trí hoặc các khoản thuế. Nếu không đưa những khoản này vào bảng tính, bạn phải nhớ kê khoản thu nhập thực (sau khi đã khấu trừ) thay vì kê thu nhập gộp (tổng thu nhập trước khi khấu trừ) ở phần “thu nhập”. |
|
4. Ghi dữ liệu ngân quỹ trong 12 tháng qua |
Ghi lại mọi chi phí và thu nhập trong vòng 12 tháng qua, dùng dữ liệu từ ngân hàng và bản kê tín dụng để thể hiện chính xác mọi nguồn thu nhập và chi phí. |
|
5.Xác định lịch sử tổng thu nhập hàng tháng |
Có phải bạn đang hưởng lương tháng cố định và biết chắc số tiền mình kiếm được mỗi tuần là bao nhiêu? Hay bạn là người lao động tự do và lương thay đổi tùy từng tháng? Việc ghi lại lịch sử thu nhập trong một năm có thể giúp bạn nhận biết chính xác thu nhập trung bình mỗi tháng. |
Nếu là nhà thầu độc lập hoặc lao động tự do, bạn cần nhớ rằng số tiền bạn đem về nhà không bằng với số tiền bạn kiếm được. Ví dụ, mỗi tháng bạn có thể đem về nhà $2.500, nhưng đó là thu nhập trước thuế. Bạn cần tính tiền thuế phải trả là bao nhiêu và khấu trừ vào thu nhập hàng tháng để có số liệu chính xác hơn. |
Nếu là nhân viên hưởng lương, bạn đừng tính khoản tiền hoàn thuế vào tổng thu nhập. Thu nhập hàng tháng phải là số tiền bạn đem về nhà sau khi trừ thuế. Nếu thực sự được hoàn thuế, bạn cứ coi như “của trời cho”; còn nếu không, bạn cũng không phải lo lắng về nó. |
|
6. Liệt kê mọi chi phí hàng tháng trên bảng tính |
Có các hóa đơn nào mà bạn phải trả mỗi tháng? Mỗi tuần bạn tiêu bao nhiêu tiền cho thực phẩm và xăng xe? Bạn có ra ngoài ăn tối cùng bạn bè vào mỗi tối thứ sáu hay xem phim mỗi tuần một lần không? Bạn tiêu bao nhiêu tiền vào việc mua sắm? Việc theo dõi chi phí thực trong một năm sẽ giúp bạn nhận ra chính xác thói quen chi tiêu của mình, vì đa số mọi người thường đánh giá thấp số tiền họ chi tiêu mỗi tháng. |
|
7. Phân tích thu nhập và chi tiêu của bạn |
Nếu khoản chi tiêu lớn hơn khoản thu nhập thì nghĩa là bạn đang sống quá mức thu nhập. Kế hoạch chi tiêu của bạn phải chia thành hai phần: |
Chi phí cố định: Những khoản này bao gồm các chi phí thường kỳ hàng tháng như các hóa đơn sinh hoạt, bảo hiểm, tiền trả nợ vay, thực phẩm và các khoản mua sắm thiết yếu như quần áo và đồ gia dụng. |
Tiền chi tiêu tùy thích: Tiền chi tiêu tùy thích là những khoản chi phí không cố định mà bạn có thể “tùy chọn”. Các khoản nằm trong hạng mục này gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền cho các hoạt động vui chơi giải trí, tiền dành cho kỳ nghỉ và các chi tiêu xa xỉ khác. |
|
Hết phần 1 |
|
wikihow.vn/ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét