Cách để Lập kế hoạch tài chính cá nhân-2 |
Copy từ https://www.wikihow.vn/Lap-ke-hoach-tai-chinh-ca-nhan , tác giả: không thấy ghi , đã đăng ngày: không thấy ghi. Bài này gồm 3 phần: Theo dõi thu nhập và chi tiêu, Lập kế hoạch tài chính, Trở thành người hoạch định tài chính giỏi. |
Sau đây là phần 2: Lập kế hoạch tài chính |
|
1. Lập kế hoạch sơ bộ |
Các dữ liệu ở phần 1 sẽ giúp bạn lập một kế hoạch tài chính sơ bộ chính xác. Bạn nên tính toán các chi phí và thu nhập cố định, sau đó quyết định khoản chi tiêu tùy thích nên là bao nhiêu. |
Để tính toán các khoản chi tiêu cố định, bạn lấy con số trung bình hàng tháng trong hơn một năm qua, sau đó cộng thêm 5%. Ví dụ, tiền điện mà bạn phải trả thay đổi theo mùa, nhưng nếu trung bình là $210 mỗi tháng, bạn nên tính số tiền này là $220. |
Nhớ tính đến các thay đổi trong chi phí cố định như khoản vay sinh viên mà bạn phải trả hoặc cộng thêm tiền trả góp để mua xe mới. |
|
2. Đặt mục tiêu cho khoản tiền chi tiêu tùy thích |
Khi đã xác định được số tiền dôi ra hàng tháng, bạn có thể quyết định tiêu số tiền này như thế nào. Mục tiêu của bạn phải rõ ràng, dứt khoát và có khả năng thực hiện. Một số mục tiêu ngắn hạn có thể là: |
Để dành $8.000 cho quỹ chi tiêu đột xuất |
Lấy 5% của mỗi chi phiếu gửi vào tài khoản tiết kiệm |
Trả hết nợ thẻ tín dụng trong 12 tháng |
Để dành $6.000 cho một kỳ nghỉ kỷ niệm |
|
3. Tận dụng tối đa ưu đãi về thuế |
Có những cách tiết kiệm tiền có thể cho lợi ích về thuế. Nếu bạn bỏ tiền trực tiếp vào quỹ hưu 401 (K) hoặc quỹ hưu trí cá nhân, số tiền đó có thể được khấu trừ trước khi bị áp thuế. Một số công ty thậm chí còn giúp đỡ nhân viên dưới hình thức matching (nghĩa là công ty sẽ bỏ thêm vào quỹ 401 (K) của bạn bằng số tiền mà bạn bỏ vào), điều này có thể giúp khoản tiết kiệm của bạn còn tăng thêm. |
|
4. Tính toán cho phần còn lại của khoản chi tiêu tùy thích |
Phần này hoàn toàn dựa vào nhận thức về giá trị. Bạn có những giá trị gì và bạn muốn tiêu tiền như thế nào để biểu hiện các giá trị đó? Nói cho cùng, tiền chỉ là phương tiện để đạt tới mục đích chứ không phải là mục đích. |
Bạn là người như thế nào, bạn mong muốn làm điều gì? Nhiều người tiêu tiền cho các sở thích, thú vui hoặc làm từ thiện. Hãy nghĩ đó như là việc đầu tư vào một trải nghiệm hoặc cảm giác thỏa mãn. |
Nghĩ về những điều khiến bạn thực sự hạnh phúc. Có nhiều ý kiến cho rằng, những người tiêu tiền cho những trải nghiệm thực sự hạnh phúc hơn những người tiêu tiền vào việc mua tài sản. |
Cân nhắc để dành thêm tiền cho du lịch hoặc các kỳ nghỉ. |
|
Hết phần 2 |
wikihow.vn/ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét