Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Hơn 1.500 người chết vì tai nạn giao thông 2 tháng đầu năm

Hơn 1.500 người chết vì tai nạn giao thông 2 tháng đầu năm
Copy từ https://tuoitre.vn/hon-1-500-nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-thong-2-thang-dau-nam-20180228154233008.htm ;tác giả: Tuấn Phùng ; đã đăng ngày 28/02/2018 16:32.
TTO - Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tính từ 16-12-2017 đến 15-2-2018, cả nước xảy ra 3.345 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.506 người, bị thương 2.517 người.
Xe khách bị xe container tông tại Hà Tĩnh ngày 27-2 khiến phụ xe thiệt mạng - Ảnh: VĂN ĐỊNH.
Dù trung bình có 25,1 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông mỗi ngày, nhưng so với 2 tháng đầu năm 2017, tai nạn giao thông đầu năm nay đã giảm 120 vụ (giảm 3,46%), giảm 64 người chết (giảm 4,08%), giảm 143 người bị thương (giảm 5,38%).
Trong 7 ngày nghỉ Tết Mậu Tuất, toàn quốc xảy ra 218 vụ tai nạn giao thông (chưa bao gồm 78 vụ va chạm giao thông) làm chết 195 người, bị thương 199 người (chưa bao gồm những người bị sây sát nhẹ trong các vụ va chạm).
So với 7 ngày nghỉ Tết Nguyên Đán Đinh Dậu, số vụ giảm 150 (giảm 41%), giảm 8 người chết (giảm 4%), giảm 218 người bị thương (giảm 52%). Dịp nghỉ tết cũng không xảy ra tai nạn đường thủy nội địa hay tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách.
Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố, có 31 địa phương giảm số người chết do tai nạn giao thông so với 7 ngày nghỉ Tết Đinh Dậu năm 2017, trong đó 29 địa phương giảm trên 30% số người chết.
6 địa phương không có người chết do tai nạn giao thông dịp nghỉ Tết gồm Bạc Liêu, Điện Biên, Ninh Bình, Quảng Ninh, Tuyên Quang và Lào Cai. Đặc biệt có 6 địa phương không xảy ra tai nạn giao thông dịp nghỉ tết là Kon Tum, Bắc Kạn, Bình Định, TP Đà Nẵng, Hà Giang và Sơn La.
Tuy nhiên, vẫn còn 20 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông tăng trong dịp nghỉ tết.
Tuấn Phùng

Cam kết dỡ tượng Bà Chúa Xứ, xây tượng Phật Ngọc ở Núi Sam

Cam kết dỡ tượng Bà Chúa Xứ, xây tượng Phật Ngọc ở Núi Sam
Copy từ https://tuoitre.vn/cam-ket-do-tuong-ba-chua-xu-xay-tuong-phat-ngoc-o-nui-sam-20180228144956644.htm ;tác giả: Bửu Đấu ; đã đăng ngày 28/02/2018 15:38.
TTO - Chủ đầu tư xây tượng bà Chúa Xứ trái phép trên Núi Sam (Châu Đốc) đã xin lỗi và hứa sẽ tháo gỡ tượng này, thay vào đó sẽ xây một tượng Phật Ngọc.
Doanh nghiệp lén lút xây dựng tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam trên Núi Sam gây bức xúc trong dư luận thời gian qua - Ảnh: BỬU ĐẤU.
Liên quan đến việc doanh nghiệp tự ý xây dựng thêm tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam trên Núi Sam mà báo Tuổi Trẻ Online đã phản ánh, ngày 28-2, lãnh đạo UBND tỉnh An Giang đã có cuộc họp khẩn với UBND thành phố Châu Đốc, Ban Quản trị Lăng Miếu Núi Sam và các Sở ngành liên quan để yêu cầu doanh nghiệp tháo gỡ tượng Bà.
Ông Trần Quốc Tuấn, phó chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc, An Giang, cho biết tại cuộc họp vào sáng 28-2, ông Nguyễn Phi Tiến, giám đốc Công ty TNHH MGA Việt Nam, chủ đầu tư dự án cáp treo Núi Sam và là đơn vị xây dựng thêm tượng Bà Chúa Xứ trên Núi Sam, đã "xin lỗi người dân, chính quyền, đoàn thể thành phố Châu Đốc nói riêng và nhân dân cả nước nói chung".

"Họ đã hứa trong một tuần lễ sẽ tháo gỡ toàn bộ tượng Bà đã xây dựng trên Núi Sam. Thay vào đó, hướng tới họ có ý xây dựng tượng Phật Ngọc trên kệ đang xây dựng tượng Bà như hiện nay. Còn thời gian nào xây dựng thì chưa biết”, ông Tuấn nói.
Dù bị cấm nhưng công ty vẫn lén lút xây dựng nên khi bị lập biên bản đình chỉ thi công thì tượng Bà đã cao trên 18m - Ảnh: BỬU ĐẤU.
Cũng theo ông Tuấn, tại buổi họp này, ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, đã chỉ đạo các Sở, ngành tỉnh trong thời gian tới tích cực phối hợp với doanh nghiệp hỗ trợ các thủ tục cần thiết khi xây dựng tượng phật khác trong quần thể di tích cấp quốc gia này.
“Trong dự án Khu Du lịch văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ - cáp treo Núi Sam có tổng số 21 tượng Phật lớn nhỏ khác nhau. Vì vậy để tránh sai sót, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành sớm hỗ trợ, phối hợp kịp thời giúp doanh nghiệp không để xảy ra như tình trạng hiện nay”, ông Tuấn nói.
Bà Chúa Xứ Núi Sam hàng năm thu hút trên 5 triệu lượt khách khắp nơi trong cả nước đến tham quan cúng viếng. Việc xây dựng thêm là trái với truyền thống tâm linh của người dân - Ảnh: BỬU ĐẤU.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, vào giữa tháng 2-2018, người dân phường Núi Sam, Châu Đốc, bức xúc và bất ngờ trước việc doanh nghiệp tự ý xây dựng trái phép tượng Bà Chúa Xứ trên Núi Sam.
Người dân cho rằng việc xây dựng này sẽ phá hủy truyền thuyết vốn có trên 300 năm nay là Bà đã ngự chân núi không còn trên đỉnh núi.
Đáng nói hơn, dù UBND tỉnh An Giang có công văn yêu cầu dừng thi công nhưng doanh nghiệp vẫn lén lút thi công tượng Bà Chúa Xứ.
Đến ngày 21-2-18, UBND phường Núi Sam đã lập biên bản đình chỉ thi công thì lúc này tượng Bà đã cao trên 18m, rộng từ 4-6m được xây dựng trên diện tích 50m2.
Sau khi báo Tuổi Trẻ Online phản ánh thì cơ quan chức năng vào cuộc và khẳng định, việc doanh nghiệp tự ý xây dựng tượng Bà Chúa Xứ trên Núi Sam dù nằm trong quy hoạch khu văn hóa tâm linh nhưng chưa được thông qua UBND tỉnh.
Bửu Đấu

Sun World Fansipan Legend những khám phá bất tận

Sun World Fansipan Legend những khám phá bất tận
Copy từ http://special.tienphong.vn/special/18/w/sun_world_legend_nhung_kham_pha_bat_tan.htm ;tác giả: DESIGN : Linh Anh - Quốc Hùng -TỔ CHỨC : Hữu Quang ; không thấy ghi ngày đăng.
Mỗi mùa, khu du lịch trên Nóc nhà Đông Dương lại đón ta với một sắc màu khác, âm thanh khác, khuôn mặt khác. Ở Sun World Fansipan Legend, trong những thời điểm khác nhau, sẽ lại thấy những khám phá mới mẻ, những góc nhìn riêng không hề lặp lại.
Từ khi có cáp treo, đỉnh cao 3.143m – Nóc nhà Đông Dương – điểm đến đánh dấu sự chinh phục không còn là độc quyền của riêng ai. Một cụ già bảy tám mươi tuổi, một em bé đang tuổi chạy lon ton hay người khuyết tật cả đời chẳng dám mơ đến việc đi du lịch cũng có thể đặt dấu ấn trong đời ở nơi đỉnh thiêng ấy.
Cáp treo Fansipan Sa Pa đã nối dài những ước mơ, biến khát khao chinh phục trở thành hiện thực, bằng hành trình bay trên những chỏm mây lơ lửng, băng qua những thửa ruộng bậc thang ngả từ màu xanh lá mạ đến xanh rì của lúa đương thì con gái, vàng mơ tới rực vàng là lúa chín tháng 10, lướt trên những vạt rừng xanh thẫm, đôi chỗ rực sắc đỏ, sắc vàng, sắc tím đỗ quyên rừng.
Giấc mơ nào cũng đẹp. Và giấc mơ chạm tay vào Nóc nhà Đông Dương này thậm chí còn đẹp hơn cả tưởng tượng, khi nó trở thành hiện thực.
Rời nhà Ga đi, cáp treo xuyên qua biển mây, du khách lạc vào một thiên đường trên cao. Mây phủ trên những đỉnh núi, đùa giỡn trên những cánh rừng xanh thẳm. Khung cảnh như chỉ có trong mơ này đang hiện hữu ngay trước mắt, tựa hồ như chỉ cần giơ tay ra là chạm vào mây.
Cáp treo cho người ta cái đặc quyền được thu vào tầm mắt những khuôn cảnh đẹp như truyện cổ tích được đặt giữa núi rừng Tây Bắc. Bên dưới cáp treo, thung lũng Mường Hoa cùng những bản làng bình yên trong nắng sớm, những thửa ruộng bậc thang vẽ những đường lượn sóng vào triền núi. Bóng núi in lên những nóc nhà… Bình yên đến lạ. Ngắm bản ngắm làng, ngắm những vạt đỗ quyên cổ thụ rực rỡ giữa nền rừng xanh thẫm, ai cũng thấy lòng nhẹ bẫng.
Hoàng hôn xuống, hay bình minh lên, từ đỉnh cao 3.143m, phần thưởng xứng đáng cho những du khách yêu mến Fansipan là được ngắm trọn vẹn cảnh sắc thần tiên của núi rừng và mây trời bồng bềnh, như đang đi trong mơ, rồi bất giác chợt tỉnh, ừ nhỉ, ta đang đi giữa cõi thực.

Đừng băn khoăn mỗi khi muốn xách ba lô lên và đi đến Sun World Fansipan Legend. Là bởi đi mùa nào thì Fansipan cũng có thể dành tặng du khách những trải nghiệm khác lạ, độc đáo mà chẳng ai có thể đoán trước được.
Tết đến xuân về, Fansipan bừng lên những sắc hồng, đỏ, trắng của hoa đào. Đào phai kiêu kỳ, đào Pháp sang trọng, đào bích rực rỡ, đào mèo vàng, đào bạch quý hiếm… Có cả ngàn cây đào các chủng loại bung nở cùng lúc từ con đường dẫn vào khu du lịch đến ga đi và sau khu vườn hậu viện, biến Fansipan Legend thành vườn đào có một không hai nơi vùng núi cao.
Du xuân ở thành phố trên mây không chỉ để ngắm hàng ngàn cây đào rừng mà còn để được “ăn Tết” trong một không gian văn hóa đậm chất vùng cao, khi lễ hội Khèn hoa và không gian văn hóa Tây Bắc được tổ chức suốt một tuần lễ từ ngày 19 - 25/2 (tức mùng 4 đến mùng 10 Tết Mậu Tuất). Với chủ đề “Sắc Xuân Tây Bắc”, lễ hội sẽ diễn ra với các chương trình nghệ thuật đặc sắc, hội thi múa khèn của đồng bào dân tộc H’Mong, triển lãm hoa cảnh, không gian vui chơi giải trí truyền thống và những màn biểu diễn võ thuật chủ đề “hào khí Fansipan” vô cùng thú vị.
Đi hội xuân vùng cao, sẽ là thiếu sót nếu không chơi những trò chơi dân gian như đi cà kheo, ném còn, đánh én, nhảy sạp, múa xoè, thổi khèn lá, bịt mắt đập niêu,… Khăn Piêu của các cô gái Thái, cạp váy Mường xòe hoa dập dờn muôn sắc,… Rượu cần, thắng cố, trâu gác bếp,… góp thêm cho bữa tiệc xuân những hương vị đậm nồng.
Xuân năm nay, Sun World Fansipan Legend đang nổi lên là điểm đến tâm linh hấp dẫn hàng đầu Việt Nam với quần thể văn hóa tâm linh kỳ vĩ vừa khánh thành hôm 30/1/2018 trên đỉnh Fansipan bao gồm: Kim Sơn Bảo Thắng Tự, nơi có Đại hùng Bảo Điện với nhiều pho tượng Phật được tạo tác kỳ công, bảo tháp 11 tầng bằng đá nguyên khối, con đường La Hán với 18 bức tượng La Hán bằng đồng cao 2,5m; Đại tượng Phật A Di Đà bằng đồng cao nhất Việt Nam. Cùng với đó là nhiều công trình Phật giáo tiêu biểu như Bích Vân Thiền tự, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, tháp chuông – Vọng lĩnh cao đài, miếu Sơn Thần… Đầu xuân lên đỉnh thiêng Tây Bắc lễ Phật cầu an, không gì ý nghĩa hơn.
Mùa hạ, chỉ cần dừng chân ở ga đi cáp treo Fansipan Sa Pa thôi, đã thấy cái se lạnh đặc trưng của núi rừng Tây Bắc mơn man trên da thịt. Trong khi người dưới xuôi chỉ muốn “nhảy vào tủ lạnh” cho mát thì ở Sun World Fansipan Legend, du khách lại được khoác thêm áo mỏng, để thả hồn phiêu du với mây bồng bềnh và ngắm hoa rực rỡ khoe sắc nơi núi rừng xanh mát.
Sun World Fasipan Legend mùa hè là địa điểm lý tưởng cho tín đồ “sống ảo” với hoa. Hoa trên đỉnh Fansipan, hoa dưới chân núi, hoa trải dọc đường đi. Mỗi bước chân du khách đều như đang bước nhẹ trước thềm hoa… Cuối xuân đầu hạ cũng là lúc Fansipan thành “vương quốc đỗ quyên” với gần 40 loài đủ màu đỏ, trắng, hồng, vàng, tím... Trong đó, quý nhất là 7 cây đỗ quyên cành thô được công nhận là “cây di sản Việt Nam” mà những người làm cáp treo đã bằng mọi giá giữ cho bằng được. Có cây hàng trăm tuổi gốc to xù xì vài người ôm không xuể, cao tới 13m; có những cây lại mọc chụm thành khóm, thành bụi. Kể cũng lạ, trên độ cao 2.000 - 3.000m, sương gió như bào mòn cả vách núi, thế mà đỗ quyên vẫn lặng lẽ góp thêm sắc màu cho đá núi, rừng già.
Chú thích ảnh.
Chú thích ảnh.
Small title
Author

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Lễ hội qua rồi mai anh đào hồ Tuyền Lâm mới nở rộ

Lễ hội qua rồi mai anh đào hồ Tuyền Lâm mới nở rộ
Copy từ https://dulich.tuoitre.vn/le-hoi-qua-roi-mai-anh-dao-ho-tuyen-lam-moi-no-ro-20180227141610057.htm ; 7 ảnh; tác giả: Văn Bình ; đã đăng ngày 27/02/2018 14:47.
TTO - Khi Ngày hội hoa mai anh đào Tuyền Lâm - Đà Lạt năm 2018 chính thức khai mạc cách đây 1 tháng (27-1-18), hoa ở hồ Tuyền Lâm nở rất ít.
Đường vào hầm Đất Sét trở thành nơi tập trung của du khách ngắm, chụp ảnh mai anh đào - Ảnh: Văn Bình
Ông Nguyễn Xuân Thành - giám đốc Ban quản lý khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm - cho biết trước thời điểm khai mạc ngày hội, ban tổ chức đã dùng nhiều biện pháp thúc hoa nở như đốt lá thông, đổ nước ấm... nhưng không hiệu quả.
Nhiều du khách lặn lội đến hồ Tuyền Lâm ngắm hoa không được đành quay lại nội ô TP Đà Lạt, nơi hoa nở nhiều hơn, để chen chúc ngắm hoa, chụp ảnh.
Cho khách "leo cây" gần 1 tháng như vậy, đến cách đây khoảng 5-6 ngày, mai anh đào lại nở rộ khắp các tuyến đường quanh hồ Tuyền Lâm.
Ảnh 2: Du khách chụp ảnh mai anh đào ở hồ Tuyền Lâm - Ảnh: Văn Bình
"Dự tính của nhóm mình lên Đà Lạt đợt này là đi vào hầm Đất Sét và một số nơi vui chơi. Không ngờ trên đường vào lại thấy nhiều hoa nở vậy, chụp hơn nửa tiếng được vài trăm tấm vẫn chưa thấy đủ", anh Hồ Tuấn Mạnh (29 tuổi, TP.HCM) chia sẻ.
"Nguyên nhân chủ yếu là thời tiết, đợt tháng 1 trời lạnh và xuất hiện vài cơn mưa ảnh hưởng rất nhiều đến việc nở hoa của mai anh đào. Thời điểm này trời lại nắng ấm, là điều kiện lý tưởng để hoa nở rộ", ông Nguyễn Xuân Thành giải thích.
Theo Ban quản lý khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, khu vực này có khoảng 35.000 cây mai anh đào được trồng trong những năm qua. Đáng tiếc là đúng lúc tổ chức Ngày hội mai anh đào thì hoa lại chưa nở nhiều như mong muốn của du khách.
Chùm ảnh du khách ghi lại khoảnh khắc đẹp với mai anh đào:
Chụp ảnh cưới với mai anh đào nở rộ - Ảnh: Văn Bình
Ảnh 4: Một góc hồ Tuyền Lâm với rất nhiều mai anh đào đang nở rộ - Ảnh: Văn Bình
Ảnh: Văn Bình
Ảnh: Văn Bình
Ảnh: Văn Bình
Văn Bình

Nổ hầm cầu phòng trọ, 4 người bị thương nặng

Nổ hầm cầu phòng trọ, 4 người bị thương nặng
Copy từ https://tuoitre.vn/no-ham-cau-phong-tro-4-nguoi-bi-thuong-nang-20180227094435487.htm ;tác giả: Xuân An ; đã đăng ngày 27/02/2018 10:36.
TTO - Đang ngủ, nhiều người giật mình khi nghe tiếng nổ lớn phát ra từ một phòng trọ gần cuối dãy. Sau đó phát hiện cả 4 người trong một gia đình bị thương nặng nằm bất động dưới sàn nhà.
Khu vực xảy ra vụ nổ làm 4 người bị thương - Ảnh: XUÂN AN.
Sự việc xảy ra khoảng 5h sáng 27-2-18 tại một dãy trọ nằm nằm sâu trong một con hẻm ở đường Lê Hồng Phong, phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Theo nhiều người dân sống xung quanh, họ nghe tiếng nổ rất lớn phát ra từ phía cuối dãy trọ, sau đó nghe tiếng la hét thất thanh trong phòng trọ số 8.
Kiểm tra thì phát hiện vợ chồng anh Lê Thanh Phong (37 tuổi) và chị Trương Thị Hồng Đào (34 tuổi, cùng quê Vĩnh Long) cùng con trai là Lê Đăng Khôi (10 tuổi) và con gái 3 tuổi nằm bất động trên sàn với nhiều vết thương trên người.
Vợ chồng anh Phong bị thương rất nặng, cơ thể bị cháy xém nhiều chỗ.
Người dân lập tức đưa 4 người đi cấp cứu.
Tại hiện trường, do sức ép từ vụ nổ, mái tôn phòng trọ bị xé toạc, đồ dùng trong nhà bể nát, nằm la liệt dưới nền nhà.
Đại tá Nguyễn Văn Minh - trưởng Công an TP Thủ Dầu Một - cho biết: "Khu vực hầm cầu lâu năm bị nén khí nên phát sinh vụ nổ, ngoài ra không phát hiện dấu hiệu nổ từ khí gas hoặc các chất nổ khác" - đại tá Minh cho hay.
Đến 9h30 cùng ngày, các đơn vị nghiệp vụ đã hoàn tất khám nghiệm trường. Theo nhiều người, rất có thể là người dùng đã hút thuốc khi vào nhà cầu, gặp khi ga tích tụ lâu ngày bén lửa phát nổ.
Xuân An

Kiến nghị Thủ tướng cho đầu tư cầu Rạch Miễu 2 bằng vốn ODA

Kiến nghị Thủ tướng cho đầu tư cầu Rạch Miễu 2 bằng vốn ODA
Copy từ https://tuoitre.vn/kien-nghi-thu-tuong-cho-dau-tu-cau-rach-mieu-2-bang-von-oda-20180227084343676.htm ;tác giả: N.Ẩn ; đã đăng ngày 27/02/2018 09:05
TTO - UBND tỉnh Bến Tre vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho nghiên cứu tìm nguồn vốn ODA hoặc các nguồn vốn vay ưu đãi khác hỗ trợ tỉnh Bến Tre và Tiền Giang sớm đầu tư cầu Rạch Miễu 2.
Phối cảnh Cầu Rạch Miễu 2.
Theo Ban quản lý dự án 7 - Bộ GTVT, việc đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh phía đông vùng ĐBSCL.
Trước đó, UBND tỉnh Bến Tre và Ban quản lý dự án 7 đã làm việc với Công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu - doanh nghiệp đang thực hiện dự án mở rộng 4 đoạn tuyến trên quốc lộ 1.
Doanh nghiệp này cho biết do chi phí đầu tư xây cầu Rạch Miễu khá lớn dẫn đến thời gian hoàn vốn kéo dài nên nhà đầu tư đã từ chối thực hiện.
Tỉnh Bến Tre cho biết đã có nhiều nhà đầu tư khác từ chối thực hiện dự án cầu Rạch Miễu 2 theo hình thức BOT.
N.Ẩn
Tin liên quan:
"Đề xuất xây cầu Rạch Miễu 2", tin ngày 15-02-2017, xem tại đây: https://tuoitre.vn/de-xuat-xay-cau-rach-mieu-2-1265278.htm
"Cầu Rạch Miễu lại kẹt xe nghiêm trọng trong ngày mùng 2 tết", tin ngày 29-01-20`7, xem tại đây: https://tuoitre.vn/cau-rach-mieu-lai-ket-xe-nghiem-trong-trong-ngay-mung-2-tet-1258030.htm
Nguồn: báo Tuổi Trẻ.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Những sự việc xôn xao dư luận trong kỳ nghỉ tết

Những sự việc xôn xao dư luận trong kỳ nghỉ tết
Copy từ https://tuoitre.vn/nhung-su-viec-xon-xao-du-luan-trong-ky-nghi-tet-20180224115317016.htm ;tác giả:T.M ; đã đăng ngày 26/02/2018 08:41
TTO - Phát hiện cả gia đình 5 người bị giết chết vào ngày 30 tết, chương trình táo quân đêm giao thừa miệt thị người LGBT, máy bay rơi 66 người chết... khiến dư luận nóng lên những ngày nghỉ tết.
Báo Tuổi trẻ nêu 10 sự việc, ở đây dvnien chỉ nêu lại tựa và một ít chi tiết:
1) Chợ hoa sỉ lớn nhất Sài Gòn 'vỡ trận' chiều 29 Tết.
Nguyên nhân khiến chợ Đầm Sen bị "dội" hàng trên diện rộng là do các nhà vườn tại Đà Lạt bị bạn hàng các tỉnh miền Trung, miền Bắc không mặn mà vì "giá kêu chát quá", khiến nguồn cung bị động ngay từ nhà vườn với số lượng cực lớn nên rót hàng nhiều về Sài Gòn.
2) Thảm sát cả gia đình 5 người tại quận Bình Tân.
Trưa 15-2-18 (nhằm 30 tết), công an phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân nhận tin báo của người dân về sự việc bất thường tại căn nhà 131/48 đường số 7 (khu phố 8, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) hai ngày không mở cửa, có mùi hôi bên trong.
Sau khi khống chế chú chó béc-giê để mở cửa, lực lượng chức năng lần lượt phát hiện 5 thi thể gia đình ông Mai Xuân Chinh, bà Mai Thị Hồng và 3 con nhỏ đã tử vong, trên người có nhiều vết thương.
3) Phản đối chương trình Táo quân đêm 30 tết miệt thị cộng đồng LGBT. (Cụ thể trong nhiều năm liền, cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) luôn là đối tượng bị chương trình Gặp nhau cuối năm (Táo quân) mang ra làm trò cười, đưa thông tin sai lệch, thậm chí xúc phạm với ngôn từ tệ hại.)
4) Giang hồ chém nhau ở Biên Hòa, công an bắt gần 30 người.(Vụ việc xảy ra khoảng 18h30 ngày 15-2-18, tại Trung tâm giải trí game Biên Hòa (phường Quang Vinh, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) khi hàng trăm giang hồ đã bao vây khu vui chơi giải trí, kèm theo đó là tiếng súng nổ liên tục.)
5) Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bỏ tục đốt vàng mã. (Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra công văn đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.)
6) Một liệt sĩ bất ngờ trở về nhà sau hơn 30 năm. (Ông Trương Văn Chóng - người đã được công nhận là liệt sĩ hơn 30 năm qua (con bà Huỳnh Thị Nía, 87 tuổi) ở ấp Định Hòa B, xã Định Môn, huyện Thới Lai, Cần Thơ) bất ngờ trở về nhà vào khuya 20-2-18 (mùng 5 tết Mậu Tuất))
7) Chiếm 245 tỉ, nguyên phó giám đốc Eximbank trốn ra nước ngoài. (Ông Lê Nguyễn Hưng - nguyên phó giám đốc Eximbank Chi nhánh TP.HCM - bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt 245 tỉ đồng của nữ khách hàng VIP rồi bỏ trốn ra nước ngoài.)
8) Đề xuất tăng thuế xăng kịch khung, lên 4.000 đồng mỗi lít.( Ngày 22-2-18, Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, từ ngày 1-7-2018, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu được đề xuất tăng lên kịch khung quy định của luật.)
9) Chính quyền Tồng thống Trump lẳng lặng xây lại bức tường biên giới. (Từng đoạn hàng rào sắt cũ trên biên giới Mỹ - Mexico ở bang California đang được tháo dỡ, thay vào đó là bức tường kiên cố như cam kết của Tổng thống Mỹ Donald Trump.)
10) Máy bay chở khách rơi tại Iran, 66 người chết.(Chiếc máy bay của Hãng Aseman Airlines đã biến mất khỏi màn hình rađa ngày chủ nhật 18-2, 50 phút sau khi cất cánh từ Tehran. Mảnh vỡ của chiếc máy bay được tìm thấy gần thành phố Dengezlu của tỉnh Isfahan vào ngày 19-2-18.
T.M

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

Đám cưới con trai Đinh Kim Văn

Đám cưới con trai Đinh Kim Văn
Thiệp mời
Ông Đinh Kim Văn, Bà Nguyễn Thị Kim Tước * * * Ông Phi Anh Tuấn , Bà Nguyễn Thị Hoài Nam
Trân trọng báo tin lễ thành hôn của con chúng tôi là:
Trường Khoa và Diễm Hương
Hôn lễ được cử hành tại tư gia lúc 9 giờ 00 ngày 24-02-2018, nhằm ngày 09-01 năm Mậu Tuất.
Trân trọng kính mời Anh Giáo Niên đến chung vui cùng gia đình chúng tôi tại tư gia số 39 đường Võ Trường Toản,P2,Q.Bình Thạnh,TP HCM, vào lúc 11 giờ sáng ngày 24-02-2018.
Sự hiện diện của quý quan khách là niềm vinh dự của gia đình chúng tôi.
IMG_1522

Đám cưới con trai bạn Đinh Kim Văn. Chú rễ: Trường Khoa, cô dâu: Diễm Hương. Hai cháu đi lướt qua bàn mấy chú, chú Niên vội móc máy ảnh chụp 1 tấm... hơi bị mờ !.
Thân chúc hai cháu Trường Khoa và Diễm hương có tương lai rực rỡ và trăm năm hạnh phúc.
dam cuoi Thu 016

Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà gia đình chính sách

Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà gia đình chính sách
Copy từ http://www.baodongkhoi.com.vn/?act=detail&id=55578 ;tác giả: Nhóm PV-CTV ; đã đăng ngày 24 / 7 / 2017 lúc 07:13.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ, Bí thư Tỉnh ủy Võ Thành Hạo đã đến thăm, tặng quà 10 hộ gia đình chính sách 2 xã Lương Quới và Tân Lợi Thạnh, huyện Giồng Trôm.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Văn Trọng (thứ 2, từ phải sang) thăm, tặng quà bà Nguyễn Thị Đầm ở xã Đại Hòa Lộc (Bình Đại). Ảnh: K.Minh.
Phó bí thư Tỉnh ủy Trần Ngọc Tam cùng lãnh đạo Huyện ủy đến thăm các mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) và gia đình chính sách xã Phước Tuy và Tân Mỹ (Ba Tri). Chủ tịch UBND tỉnh Cao Văn Trọng và đại diện các sở, ngành, UBND huyện đã đến thăm, tặng quà 10 hộ gia đình chính sách ở xã Đại Hòa Lộc và thị trấn Bình Đại.
Tại mỗi điểm đến, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã ân cần thăm hỏi sức khỏe, tìm hiểu hoàn cảnh kinh tế, cuộc sống của mỗi gia đình; bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với công lao của các anh hùng liệt sĩ và nhấn mạnh sự hy sinh cao cả của các anh, các chú trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm luôn là niềm tự hào để các thế hệ hôm nay noi theo. Đồng thời, động viên các gia đình chính sách vượt qua khó khăn, nỗ lực lao động, sản xuất cải thiện cuộc sống. Đồng thời tặng mỗi hộ gia đình chính sách 1 phần quà và 500 ngàn đồng tiền mặt.
Bí thư Tỉnh ủy Võ Thành Hạo tặng quà ông Lò Văn On ở xã Tân Lợi Thạnh. Ảnh: P. Tuyết.
Được biết, từ ngày 14 đến 24-7-2017, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức 19 đoàn cán bộ lãnh đạo đến thăm, tặng quà gia đình chính sách. Đây là chuỗi hoạt động thể hiện lòng tri ân của Đảng, Nhà nước về sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, gia đình có công cách mạng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
* Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa tổ chức chuyến về nguồn tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng Đồng Khởi tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam. Đồng thời gặp gỡ 10 gia đình tiêu biểu, gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng của 4 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh Đông và Bình Khánh Tây.
* Công đoàn cơ sở, Chi đoàn Báo Đồng Khởi phối hợp với các Chi đoàn: Nhà khách Tỉnh ủy, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Trường Chính trị tỉnh, Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tổ chức về nguồn, giao lưu, tìm hiểu truyền thống cách mạng tại xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Đoàn đến thăm và tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Huy, gần 90 tuổi; tặng 500 quyển tập cho UBND xã Thới Thuận tặng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã.
* Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mỏ Cày Bắc tổ chức về nguồn thăm bia lưu niệm Huyện ủy tại xã Thành An và Khu di tích Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (Y4) tại xã Tân Phú Tây. Đồng thời tổ chức Hội thi ẩm thực “Mâm cơm ngày giỗ”. Tham dự có 14 đơn vị gồm Hội Phụ nữ 13 xã và Hội Phụ nữ Công an huyện. Kết quả, Ban tổ chức trao giải nhất cho xã Tân Thành Bình, giải nhì đơn vị Hội Phụ nữ Công an huyện, giải ba xã Tân Bình. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 3 giải khuyến khích và 8 giải phong trào cho các đơn vị tham gia.
PV-CTV

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Hơn 3 tiếng không thể nhúc nhích ở chợ Viềng

Hơn 3 tiếng không thể nhúc nhích ở chợ Viềng







Ảnh 1

Dập dìu tiếng khèn rẻo cao

Dập dìu tiếng khèn rẻo cao
Copy từ http://www.baosonla.org.vn/vi/bai-viet/dap-diu-tieng-khen-deo-cao-13838 tác giả: Minh Thu ; đã đăng ngày 22/02/18 trong mục Văn Hóa.
Nhà thơ Đoàn Văn Nghiêu từng miêu tả tiếng khèn: “Man mác lá xanh, long lanh sương sớm - Tiếng reo vui vọng từ thác nước - Tiếng thâm trầm từ vách đá ngân vang”. Thật vậy, tiếng khèn Mông mang chất trữ tình đằm thắm, mượt mà. Tiếng khèn không đơn giản chỉ là một nhạc cụ phát ra âm thanh mà còn là phương tiện để người Mông chuyển tải, thổ lộ những tâm tư, tình cảm của mình. Với nhiều tầng ý nghĩa, cây khèn và tiếng khèn từ lâu đã trở thành một biểu tượng nổi bật trong văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Nhảy khèn - đặc sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mông.
Bất cứ ai khi đã nghe tiếng khèn Mông cũng bị mê hoặc bởi những âm thanh như tiếng gió rì rào, lướt trên những chồi non bung nở trong nắng sớm, như tan vào sương, hòa cùng gió nhẹ. Những âm thanh của loại nhạc cụ này mang theo vẻ đẹp tự nhiên của vùng cao bao la, hùng vĩ, nét tươi sáng và giản dị của tâm hồn người Mông. Cây khèn đã gắn bó với người Mông bao đời nay, chứng kiến sự đổi thay của lịch sử bao thế hệ, gắn liền với bề dày văn hóa người Mông.
Cây khèn của người Mông đặc biệt từ hình dáng, cấu tạo đến cách sử dụng. Ông Vàng A Lau, tiểu khu Pa Khen 3, thị trấn Nông trường Mộc Châu (Mộc Châu) là một trong số ít những người giỏi chế tác khèn Mông mà chúng tôi được giới thiệu tìm gặp, chia sẻ: Chế tác khèn Mông rất kỳ công, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, kiên nhẫn và tính toán chuẩn xác. Nguyên liệu làm khèn thuộc dạng hiếm và khó tìm. Cây khèn hoàn chỉnh có cấu tạo khá phức tạp với thân chính được làm bằng gỗ thông đá, khoét lỗ và nối với 6 ống trúc già có độ dài ngắn khác nhau. Người thổi khèn, hút hơi qua đầu ống gỗ, làm rung lưỡi gà được gắn bên trong và tạo ra âm thanh. Độ trầm hay bổng của âm thanh phát ra tùy thuộc vào sự điều chỉnh của tay người chơi tại các lỗ tròn nhỏ trên ống trúc.
Cây khèn gắn liền với đời sống tinh thần của người Mông như một vật không thể thiếu. Đã từng có một thời, mỗi chàng trai Mông khi đến tuổi trưởng thành đều biết thổi khèn và múa khèn điêu luyện, thậm chí là biết chế tác những chiếc khèn hoàn hảo. Người con trai Mông học thổi khèn như một điều tất yếu như học đan lù cở, học rèn dao. Lớn lên một chút, khi lên 9, lên 10 là người con trai Mông đã theo anh, theo cha học làm khèn và thổi khèn hay. Thổi khèn không dễ, múa khèn lại càng khó hơn nên đòi hỏi người học phải trải qua cả một quá trình khổ luyện.
Không giống như các loại nhạc cụ thổi hơi của dân tộc khác, cây khèn của người Mông rất đặc biệt, người chơi chủ yếu dùng hơi hút vào mới tạo ra âm thanh. Vì vậy, đòi hỏi người thổi khèn phải có thể lực tốt, có khả năng lấy hơi và giữ hơi dài để trình diễn hết một bài nhạc kéo dài đến cả chục phút. Động tác múa khèn rất phong phú và đa dạng với những tổ hợp múa như: Nhảy đưa chân, nhảy lướt, quay đổi chỗ, nhảy ngang đạp chân, bước trườn, bước lượn, đánh chân tại chỗ, quay di động, quay nhích gót, đá gót chân, múa ngồi xổm, đi tiến, đi lùi theo bốn hướng...
Nói về nghệ thuật thổi khèn Mông, không thể không nhắc tới ông Hạng A Cải, bản Tà Số 2, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu). Ông được ví là kho tàng những bài khèn cổ mà rất ít người còn nhớ đến, khả năng thổi khèn và chế tác khèn cũng khó ai bì kịp. Ông Cải nói: Những chàng trai Mông thổi khèn điêu luyện phải vừa biết giữ hơi tốt để thổi nhạc liền mạch vừa có thể múa đẹp, thậm chí là thực hiện những động tác lộn vòng, lăn mình trên mặt đất mà tiếng khèn cũng không bị dứt quãng.
Cây khèn được sử dụng trong hầu hết các dịp lễ hội của cộng đồng và các nghi lễ của đồng bào dân tộc Mông. Vậy nên, mỗi gia đình người Mông đều có ít nhất một cây khèn trong nhà. Tùy từng dịp sử dụng mà các bài khèn có âm hưởng khác nhau, thường là theo giai điệu của những bài dân ca Mông. Cây khèn đem lại tiếng nhạc reo vui, rộn rã, làm sôi động không khí ngày xuân hay những dịp lễ hội. Tiếng khèn thay cho tiếng lòng chàng trai gửi lời thương yêu tới cô gái mình yêu mến. Tiếng khèn còn là lời tiễn biệt của những người đang sống với người đã khuất khi dùng trong đám tang. Cứ vậy, cây khèn đi vào đời sống, xuất hiện mọi dịp, ăn sâu vào trí nhớ và cả tiềm thức mỗi người, trở thành biểu tượng trong văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Ngày nay, đến các bản người Mông, để tìm được người biết thổi khèn không khó, nhưng người am hiểu về cây khèn và thổi, múa khèn điêu luyện thì không nhiều. Gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Mông nói chung và cây khèn Mông nói riêng đang là điều cần thiết. Để làm được điều đó, hàng năm, huyện Mộc Châu duy trì tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc Mộc Châu, trong đó, tổ chức tái hiện không gian văn hóa dân tộc Mông, điểm nhấn là các hoạt động văn hóa như thi thổi khèn, nhảy múa khèn thu hút đông đảo các nghệ nhân tham gia. Hoạt động này không chỉ giúp quảng bá về hình ảnh, nét đẹp văn hóa dân tộc đến bạn bè, du khách mà còn góp phần bảo tồn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc.
Phát huy giá trị và nét đẹp của một nhạc cụ độc đáo, huyện Mộc Châu lập hồ sơ đề nghị Cục Di sản, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đối với nghệ thuật nhảy khèn của đồng bào dân tộc Mông. Đây là việc làm thiết thực và ý nghĩa trong việc bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Minh Thu

Vụ 5 người trong 1 gia đình bị sát hại

Vụ 5 người trong 1 gia đình bị sát hại
Copy từ https://www.tienphong.vn/phap-luat/moi-nhat-vu-5-nguoi-trong-mot-gia-dinh-bi-giet-da-man-o-nha-1243858.tpo ;tác giả: Theo VnExpress ; đã đăng ngày 22/02/2018 09:27.
Hung thủ vẫn khai do bị bà chủ la mắng nên sinh lòng thù hận, ra tay sát hại cả gia đình này, lấy xe máy bỏ trốn.
Tình khai báo tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an cung cấp.
Ngày 21/2/18, Công an TP HCM khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Hữu Tình (18 tuổi, quê An Giang) với cáo buộc sát hại 5 người trong gia đình ông Mai Xuân Chinh (46 tuổi) và Cướp tài sản.
Tình làm việc tại xưởng cơ khí của ông Chinh trong hẻm 131, đường số 7 (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) được gần hai tháng. Hắn vẫn giữ nguyên lời khai, do bị vợ ông Chinh thường xuyên la mắng nên sinh lòng thù hận.
Sau khi dự tiệc tất niên của gia đình chủ hôm 12/2/18, Tình vẫn ở nhà chủ trong khi các thợ khác đã về quê ăn Tết. Khuya cùng ngày, anh ta giết ông Chinh trên gác. Vợ nạn nhân chống cự, bỏ chạy, cũng bị hắn đuổi xuống dưới nhà, đâm tử vong. Tình lần lượt sát hại ba người con 6-13 tuổi của ông bà chủ tại các phòng khác trên gác.
Cảnh sát bước đầu xác định nghi phạm gây án một mình, tài sản cướp được là xe máy dùng để tẩu thoát. Khi gây án, hắn bị thương ở tay.
Vợ chồng ông Chinh có kinh tế khá giả, được đánh giá sống hoà nhã với hàng xóm.
Vụ trọng án được phát hiện sáng 15/2/18 (30 Tết) tại căn nhà cấp bốn của ông Chinh. Thi thể vợ ông Chinh ở phòng trước nhà, có nhiều vết máu. Bên cạnh là chú chó Becgie hung dữ, phản ứng dữ dội. Cảnh sát buộc phải đánh thuốc mê chú chó mới vào được trong nhà, lần lượt phát hiện các nạn nhân còn lại.
Nhà chức trách thu giữ được hai con dao gây án tại hiện trường, nhiều dấu vân tay, mẫu máu, ADN của hung thủ.
Ngay trong đêm giao thừa, hàng chục trinh sát chia thành nhiều hướng về ít nhất 3 tỉnh miền Tây truy bắt Tình. Trưa mùng 1 Tết, hắn bị khống chế khi đang nhậu với nhóm bạn ở Long An.
Theo VnExpress

Phán xét lễ hội

Phán xét lễ hội
Copy từ https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/phan-xet-le-hoi-3713895.html ;tác giả: Đức Hoàng ; đã đăng ngày 22/2/2018 | 02:18.
Những phụ nữ ngoại quốc đến chùa Bago ở Myanmar có thể sẽ trải qua một kỷ niệm sững sờ.
lang-hoa-my-tho-ruc-ro-sac-mau-don-tet-mau-tuat-2018-11
Họ được đưa lên thùng một chiếc xe tải cũ kỹ, bắt đầu một cuộc leo đèo lên đỉnh núi, nơi có ngôi chùa với tảng đá vàng huyền thoại. Đó là phương tiện khả dĩ nhất để lên được đỉnh núi Bago.
Trong một ngày mưa lạnh, khi chiếc xe của vị tài xế thạo đường liên tục bẻ lái trên con đèo cheo leo, quanh tôi là những tiếng hét sợ hãi lẫn phấn khích của những bạn đồng hành. Hầu hết họ chuẩn bị tinh thần cho một cuộc hành hương, chứ không phải là một chuyến du lịch mạo hiểm.
Nhưng sự sững sờ không nằm ở đó. Trên đỉnh núi Bago, sau hành trình sóng gió, là tảng đá dát vàng bám cheo leo trên bờ vực. Một kỳ quan trứ danh của đất nước này. Và cách kỳ quan đó vài chục mét, họ đặt một tấm biển: cấm phụ nữ chạm vào tảng đá.
Tôi đứng cạnh vợ trước tấm biển đó trong một chốc, rồi cả hai quyết định quay ngược trở lại, trong một cảm xúc lẫn lộn. Choáng váng có, tức giận có, thú vị có, buồn cười có. Chúng tôi trải qua một chuyến leo đèo đầy hứa hẹn, gần như kiệt sức, để rồi quay trở về mà không hề muốn lại gần cái kỳ quan đó nữa.
Trong truyền thống, người Myanmar tin rằng phụ nữ không “sạch sẽ” để chạm vào tảng đá thiêng, vốn đã ở một trạng thái cân bằng hoàn hảo. Rất dễ dàng viết một bài phê bình trầm bổng về quan niệm cũ này, với đầy đủ các trích dẫn nữ quyền từ Liên Hiệp Quốc cho đến các danh nhân. Rất dễ, nhưng tôi đã suy nghĩ rất nhiều, để đi đến một quyết định khó khăn hơn, rằng mình sẽ không phán xét điều đó.
Quốc gia này, với tư cách một cộng đồng, có rất nhiều điều đáng khâm phục. Họ đã bền bỉ đấu tranh để thay đổi vận mệnh của mình trong nhiều năm qua. Con đường tôi đi từ Bago về cố đô Yangon năm ấy, tràn ngập sắc đỏ của đảng bà Aung San Syu Kyi, đầy những người đội mưa ca hát, gõ trống phất cờ, vì lần đầu tiên trong hàng chục năm, được tự bỏ lá phiếu dân chủ của đời mình. Họ đã đoàn kết, đã vất vả đắng cay để có điều đó.
Trong một cộng đồng đầy các mâu thuẫn chính trị, kinh tế và quân sự, nếu có điều gì có thể giữ họ lại như một tập thể để đấu tranh cho vận mệnh của mình, thì thứ đầu tiên cần kể là văn hóa truyền thống.
Tôi không ở tư thế phán xét dù chỉ một khía cạnh nhỏ của cộng đồng lớn đó. Nếu một ngày nào đó, quốc gia này, tự điều chỉnh quan điểm về phụ nữ trong tôn giáo, tôi sẽ vui trong lòng. Nhưng điều đó nên được diễn ra một cách tự nhiên bởi chính nhu cầu nội tại, chứ không phải là bởi các phê bình ngoại lai nào đó. Tôi không biết có bao nhiêu nhà báo quốc tế đã đứng trên đỉnh Bago, trước tấm biển “truyền thống” kia. Nhưng tôi tin chắc rằng phần lớn họ đã quay trở lại Yangon, và viết bài về các vấn đề kinh tế chính trị lớn hơn mà Myanmar, trong tư cách một quốc gia, đang đối phó.
Một cộng đồng có tính cách và đời sống riêng của nó. Sự gắn kết bằng văn hóa truyền thống tạo ra sức mạnh duy trì hình thái một cộng đồng. Nỗ lực điều chỉnh đột ngột văn hóa truyền thống bằng áp lực thô bạo từ bên ngoài, có thể tạo ra những phân rã đáng sợ. Bạn đã đọc được điều này, nếu quan tâm đến các vấn đề của Trung Đông và Bắc Phi trong thập kỷ qua.
Truyền thống đúng hay sai là sự tự lựa chọn của cộng đồng đó trong quá trình vươn tới cái tốt hơn cho bản thân họ.
Khi một bô lão nói rằng lễ hội truyền thống của làng ông, là chỉ để phục vụ cho dân làng, khả năng cao là ông đang nói thật: phần lớn các hoạt động tế lễ truyền thống ở Việt Nam đều đã ra đời để duy trì sự gắn kết của cộng đồng làng xã. Nó ngay từ đầu không phải là một show diễn phục vụ cho truyền thông đại chúng. Nó không phải là Idol hay Got Talent, một ngôi làng nguyên sơ không có ý định mở chuỗi nhượng quyền cướp phết, chém lợn, bắt lợn, rước kiệu, cờ người,… và thuyết phục làng bên cạnh làm theo.
Ống kính máy quay và máy ảnh, bình luận của người lạ xem báo đài là điều đến sau, là hậu tố ngoài khả năng chịu trách nhiệm của phần lớn những người tổ chức lễ hội làng xã.
Trong một bối cảnh mà không gian làng xã đang đối mặt với nhiều nguy cơ phân rã về mặt kinh tế, tạo ra nhiều hệ lụy xã hội lâu dài, thì việc giữ sự gắn kết của các cộng đồng này bằng văn hóa vô cùng quan trọng.
Ai cũng có thể bình luận với tư cách một kẻ đứng xem, như tôi đã làm ở phần đầu bài viết này với Bago. Nhưng giữa bình luận và phán xét, chỉ trích, gây áp lực là rất khác nhau.
lang-hoa-my-tho-ruc-ro-sac-mau-don-tet-mau-tuat-2018-5
Ai cũng có quyền bình luận. Nhưng tấn công để gây áp lực thay đổi, nhân danh những giá trị định tính để áp đặt văn hóa của một cộng đồng, là điều rất cần cân nhắc.
Giới hạn để cân nhắc nằm ở đâu? Chúng ta chỉ có quyền phản kháng bằng áp lực, tấn công cá nhân và thậm chí đập tan mọi thứ bằng quyền lực ban hành chính sách, nếu nó gây hại cho lợi ích công.
Nếu ai đó muốn truyền bá tư tưởng phân biệt phụ nữ đến các ngôi chùa khắp Đông Nam Á, họ xứng đáng nhận một cuộc tổng công kích. Nếu một lễ hội mở cửa cho hàng vạn con người, gây nguy hiểm đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người tham dự, nếu sự thương mại hóa diễn ra và bóp méo hành vi truyền thống, chúng cần được điều chỉnh bằng chính sách. Đó là những khi “lợi ích công” bị xâm phạm.
Còn nếu đó là điều mà họ tự thỏa thuận để giữ cộng đồng của mình, diễn ra đằng sau mái đình và những con ngõ, phù hợp luật pháp chung, tự cảm thấy đó là việc riêng, không có nhu cầu quảng bá, thì sự tấn công hòng can thiệp của người ngoài chỉ tạo ra sự phản kháng.
Truyền thống được điều chỉnh bởi các quan hệ phức tạp của dòng chảy kinh tế, văn hóa, giáo dục và nhận thức, theo sức vận động tự thân của một cộng đồng, chứ không nên bằng các “bình luận”. Cho dù trong cách mạng truyền thông, “bình luận” thực sự có quyền lực ghê gớm để làm điều đó.
lang-hoa-my-tho-ruc-ro-sac-mau-don-tet-mau-tuat-2018-1
Đức Hoàng