Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ ra sao?

Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ ra sao?
Copy từ http://plo.vn/phap-luat/pham-cong-danh-va-dong-pham-da-gay-thiet-hai-hon-9000-ti-ra-sao-628792.html ,đăng ngày 14-05-16, mục Pháp luật.
Theo cáo trạng, lợi dụng việc nắm giữ vị trí cao nhất tại Ngân hàng Xây dựng và Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây thất thoát hơn 9.000 tỉ đồng.
Ngày 13-5-16, VKSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng đối với Phạm Công Danh cùng 35 bị can khác trong vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Cổ phần Xây Dựng Việt Nam (VNCB).
Đồng thời, VKSND Tối cao cũng đã ủy quyền cho VKSND TP.HCM thực hành quyền công tố.
Thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng
Theo hồ sơ, sau khi được chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu, VNCB bị đặt vào tình trạng kiểm soát, mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỉ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát - Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tuy nhiên, với việc nắm quyền kiểm soát và chi phối, tháng 5-2013, Phạm Công Danh đã chỉ đạo các đồng phạm tạo dựng hồ sơ khống trong việc nâng cấp hệ thống CoreBanking, triển khai thực hiện khống để rút 63,276 tỉ đồng. Việc rút số tiền trên 5 tỉ đồng này không hề được báo cáo với Tổ giám sát.
Ngoài ra, Danh chỉ đạo cấp dưới, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc thuê trụ sở tại 268 Tô Hiến Thành và 816 Sư Vạn Hạnh (quận 10, TP.HCM) gây thiệt hại 581,6 tỉ đồng.
Bị can này còn chỉ đạo rút 5.190 tỉ đồng tại VNCB nhưng không được sự đồng ý và không có chữ ký của chủ tài khoản Trần Ngọc Bích tại VNCB trên các Ủy nhiệm chi và rút 300 tỉ đồng tại VNCB không có hồ sơ vay; chỉ đạo việc phát hành, ủy thác đầu tư trái phiếu trái quy định, gây thiệt hại cho VNCB 903 tỉ đồng.
Tổng thiệt hại ở các hành vi trên của Phạm Công Danh là hơn 7.000 tỉ đồng.
Phạm Công Danh cùng đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng cho VNCB
Con số ngàn tỉ chưa dừng lại
Chưa dừng lại, từ ngày 28-12-2012 đến 11-3-2014, do cần tiền để sử dụng (trả nợ và sử dụng cá nhân), Phạm Công Danh đã tổ chức nhiều cuộc họp để chỉ đạo cấp dưới sử dụng pháp nhân của 12 công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và hai pháp nhân khác, xây dựng các bộ hồ sơ kinh doanh mua bán nguyên vật liệu khống, phương án trả nợ khống, lập các biên bản họp HĐQT không có thật, chỉ đạo định giá nâng giá các lô đất lên nhiều lần làm tài sản đảm bảo để vay tại VNCB 5.000 tỉ đồng.
Sau đó, Danh chỉ đạo các nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh chuyển khoản hoặc rút tiền mặt với số tiền là 4.700 tỉ đồng để trả nợ. Số còn lại 1.465 tỉ đồng, Danh khai chi chăm sóc khách hàng nhưng không giải trình được cụ thể.
Hành vi kể trên của Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thiệt hại cho VNCB hơn hai ngàn tỉ đồng.
Như vậy, chỉ tính riêng trong vụ án này, Phạm Công Danh và các bị cáo đã gây ra thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng cho VNCB chỉ trong vòng 17 tháng. Con số này vẫn còn lớn hơn rất nhiều, bởi quá trình điều tra, CQĐT Bộ Công an đã tách hồ sơ một số vụ án khác mà Danh cùng đồng phạm cũng gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng để tiếp tục điều tra.
Đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức việc phạm tội
VKSND Tối cao xác định có đủ căn cứ để truy tố Phạm Công Danh cùng 35 bị cáo về các tội danh như đã nêu.
Trong vụ án này, Phạm Công Danh là người chỉ đạo, tổ chức thực hiện tội phạm; những người tích cực, giúp sức đắc lực cho Danh là Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Hoàng Đình Quyết và Phan Minh Tùng cần xử lý nghiêm. Còn lại những người khác là người lao động làm thuê, thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên, không được hưởng lợi trực tiếp từ hành vi phạm tội của mình nên cần được phân hóa xem xét giảm nhẹ hình phạt khi xét xử.
Trước đó, liên quan đến những sai phạm tại VNCB, ngày 29-7-2014, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Phạm Công Danh (51 tuổi, quê Quảng Ngãi) - nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Thiên Thanh.
Cùng bị bắt còn có Phan Thành Mai (45 tuổi, quê Nghệ An) - nguyên thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc và ông Mai Hữu Khương (33 tuổi, quê TP.HCM) - nguyên thành viên HĐQT, phụ trách Tài chính Tập đoàn Thiên Thanh.
Mở rộng điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiếp tục khởi tố hàng loạt bị can khác, nguyên là cán bộ của Ngân hàng Cổ phần Xây dựng Việt nam (VNCB).
Ngày 1-12-2015, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tống đạt Kết luận điều tra vụ án, theo đó đã có 50 bị can bị khởi tố.
Bản kết luận điều tra khẳng định Phạm Công Danh cùng đồng phạm đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỉ đồng. Ngoài vụ án này, CQĐT cũng tách những vụ khác đối với Phạm Công Danh cùng đồng phạm gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng để tiếp tục điều tra.
Tuyến Phan
Rực rỡ phấn son

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Trao nhầm trẻ sơ sinh ở Thanh Hóa

Trao nhầm trẻ sơ sinh ở Thanh Hóa
Hai trẻ được mổ cùng giờ, cùng phòng
Copy từ http://www.tienphong.vn/xa-hoi/trao-nham-tre-so-sinh-o-thanh-hoa-hai-tre-duoc-mo-cung-gio-cung-phong-1019559.tpo ,đăng ngày 24-06-16, mục Xã hội.
TPO - Sáng 24/6/16, trao đổi với Tiền Phong, ông Trịnh Hữu Hùng – Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cho biết: Ngành chức năng đang xem xét, xử lý các cá nhân, tập thể có liên quan đến việc trao nhầm trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản 4 năm trước.
Theo báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa: Việc trao nhầm 2 trẻ sơ sinh này xảy ra vào ngày 6/10/2012, tại phòng phẫu thuật của Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa.
Cụ thể, lúc 17h ngày 6/10/2012, tại phòng phẫu thuật trên có 2 ca phẫu thuật mổ bắt con. Hai bác sĩ thực hiện 2 ca mổ này là bác sĩ Nguyễn Thị Thắm và Mai Ngọc Lan. Sau khi 2 ê kíp thực hiện xong ca mổ, hai cháu bé được giao cho 2 nữ hộ sinh tắm rửa để bế ra ngoài phòng trao cho người nhà.
Hai nữ hộ sinh (bế hai cháu bé, trao cho người nhà của hai sản phụ) là Phạm Thị Nhung và Nguyễn Thị Dung. Việc trao nhầm được xác định thời điểm 2 nữ hộ sinh bế 2 cháu ra trao cho hai bên gia đình.
“Hiện nay, hai bên gia đình đã nhận lại con của mình. Ngoài việc xin lỗi hai gia đình về sự cố không mong muốn này, hiện các nữ hộ sinh cũng như cán bộ bệnh viện đang hỗ trợ hai bên gia đình những công việc cần thiết để hai cháu bé, cũng như người thân ổn định tinh thần, tâm lý.
Đồng thời, phía Bệnh viện cũng đang tiến hành xem xét trách nhiệm cá nhân của 2 nữ hộ sinh và cá nhân, tập thể liên quan khác để đưa ra hình thức kỷ luật. Sự việc này cũng đã được Sở Y tế báo cáo về Bộ Y tế”- Ông Trịnh Hữu Hùng – Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm.
Trước đó, sau khi quan sát thấy con mình (4 tuổi) không giống ai trong gia đình, một gia đình hiện đang sinh sống tại Đà Nẵng đã đưa con đi xét nghiệm AND. Kết quả xét nghiệm cho thấy, người con này không có mối quan hệ huyết thống với bố, mẹ.
Gia đình trên đã quay về Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa (nơi thực hiện mổ bắt con) để tìm lại con ruột của mình. Qua kiểm tra lại hồ sơ tại bệnh viện, hai cháu bé mổ cùng giờ, cùng ngày, cùng phòng mổ đã được xác định là đã bị trao nhầm sau khi ra khỏi phòng mổ. Cháu bé bị trao nhầm khác sinh sống tại TP Thanh Hóa.
Hoàng Lam
Untitled

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Không nước nào thay đổi được phán quyết của Tòa trọng tài thường trực

Không nước nào thay đổi được phán quyết của Tòa trọng tài thường trực
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160622/khong-nuoc-nao-thay-doi-duoc-phan-quyet-cua-toa-trong-tai-thuong-truc/1122463.html ,đăng ngày 22-06-16, mục Thế giới.
Không nước nào thay đổi được phán quyết của Tòa trọng tài thường trực
Ông Hun Sen khẳng định Campuchia giữ quan điểm trung lập trong vấn đề Biển Đông - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Hun Sen gay gắt lên tiếng sau khi nhiều tờ báo đưa tin Campuchia và các đồng minh khác của Trung Quốc là Lào, Myanmar rút lại sự ủng hộ đối với tuyên bố chung cho báo chí ngay sau hội nghị đặc biệt ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc.
“Campuchia sẽ không là con rối của bất cứ ai trong vấn đề Biển Đông” - ông Hun Sen phát biểu tại lễ tốt nghiệp của Trường Quản trị hoàng gia ở Phnom Penh ngày 20-6, khẳng định nước này dù nhỏ nhưng “không ngu về chính sách đối ngoại”.
Đòi công bằng cho Campuchia
Thủ tướng Campuchia khẳng định những cáo buộc đối với nước này là “không thể chấp nhận được” và cho rằng Phnom Penh bị lợi dụng.
“Thật không công bằng cho Campuchia. Họ không dám đổ lỗi cho Brunei nhưng ngạo mạn sỉ nhục Campuchia. Tôi không ủng hộ bất cứ quốc gia nào nhưng tôi cần công bằng” - ông nói.
Ông Hun Sen cũng cho biết Campuchia ủng hộ cơ chế ASEAN - Trung Quốc nhằm triển khai Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và hối thúc ASEAN và Trung Quốc nhanh chóng thiết lập Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Thủ tướng Hun Sen cũng tuyên bố sẽ không ủng hộ tuyên bố chung của ASEAN về phán quyết của PCA tại The Hague.
“Đây không phải về luật pháp mà hoàn toàn về chính trị” - Phnom Penh Post dẫn lời ông Hun Sen, nói rằng “đại sứ một nước lớn” (ám chỉ Mỹ) từng khuyên ông rằng ASEAN nên có tiếng nói chung. Ông khẳng định Campuchia sẽ ra tuyên bố riêng và độc lập.
Để giải thích rõ hơn quan điểm của mình, ông so sánh tranh chấp Biển Đông với tranh chấp biên giới Campuchia - Thái Lan: “Khi Campuchia tranh chấp với Thái Lan, tôi không yêu cầu ASEAN ủng hộ quyết định của tòa The Hague. Đừng đổ thêm dầu vào lửa... Họ cáo buộc Campuchia phá hoại hội nghị ASEAN. Đừng đổ lỗi cho Campuchia, hãy làm rõ và củng cố lập trường của mình”.
Tuyên bố này của ông bị Tân Hoa xã diễn giải thành Campuchia ủng hộ quan điểm của Trung Quốc rằng các nước nên đàm phán song phương và rằng Campuchia không ủng hộ phán quyết của PCA vào tháng sau, nhiều khả năng sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.
Không phải lần đầu
Tuy nhiên giới quan sát nhận định phản ứng mạnh mẽ của Campuchia tiếp tục cho thấy sự chia rẽ trong ASEAN về vấn đề Biển Đông, trong khi một số hoài nghi về tuyên bố trung lập của Phnom Penh.
“Campuchia phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc để phát triển hạ tầng, đầu tư và các lĩnh vực khác và thường chống đối các tuyên bố ASEAN lên án gã khổng lồ châu Á” - tờ Nikkei của Nhật bình luận, nhắc đến việc Campuchia từng phản đối tuyên bố chung của ASEAN năm 2012 lên án Trung Quốc.
Cùng chung quan điểm này, Thitinan Pongsudhirak - giám đốc Viện nghiên cứu an ninh quốc tế Đại học Chulalongkorn, Thái Lan - tỏ ra lo ngại: “Những nước nhỏ của ASEAN, như Campuchia và Lào, đang chịu ơn những ưu đãi của Bắc Kinh. Khi những sự bất ổn an ninh trong khu vực và tranh cãi trở nên căng thẳng, Trung Quốc sẽ đòi các nước này trả ơn và có thể chẻ nhỏ sự đoàn kết của ASEAN vốn là nền tảng cho tính trung tâm của tổ chức này trong khu vực hơn nửa thế kỷ qua”.
Trong khi đó, một số cơ quan truyền thông nhắc lại sự thật về quan điểm đàm phán song phương, được Trung Quốc dẫn chứng là thỏa thuận đàm phán với Philippines, và cũng là những lập luận mà Bắc Kinh dùng để tuyên bố bác bỏ phán quyết của PCA.
“Tất cả những thỏa thuận song phương mà Trung Quốc dẫn ra đều ký trước khi Trung Quốc bắt đầu chương trình cải tạo đất và xây đảo ở Biển Đông. Những thỏa thuận cũng được ký trước khi đội quân tàu cá của Trung Quốc gia tăng số lượng đáng kể và được các tàu tuần duyên nước này bảo vệ để đi xâm phạm các lãnh hải của Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei” - trang MSNBC viết.
TS Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ):
PCA đúng trình tự pháp lý
Phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 20-6-16 cho thấy ông đang hứng chịu nhiều sức ép, đặc biệt sau khi Campuchia bị cáo buộc là một trong những tác nhân chính khiến tuyên bố báo chí chung của ASEAN trong cuộc gặp giữa các ngoại trưởng ASEAN và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ở Côn Minh mới đây bị rút lại chỉ vài tiếng sau khi được công bố cho truyền thông.
Sở dĩ ông Hun Sen phát biểu như thế một phần do ông ấy bức xúc về những cáo buộc trên và muốn thanh minh cho dư luận trong nước và quốc tế về lập trường của Campuchia.
Cũng phải nói đến Trung Quốc đang cố gắng chia rẽ ASEAN bằng cách lôi kéo và mua chuộc một vài nước trong ASEAN có gắn bó lợi ích với nước này ủng hộ lập trường của họ trước thềm phán quyết của PCA
Dù luôn miệng cho rằng PCA không có thẩm quyền ra phán quyết, nhưng chiến dịch lôi kéo các nước ủng hộ lập trường của mình thông qua những luận điệu tuyên truyền sai sự thật cho thấy Bắc Kinh đang tỏ ra lo ngại về phán quyết của PCA, đặc biệt là phán quyết bất lợi liên quan đến đường lưỡi bò phi lý nuốt gần hết Biển Đông
Theo tôi, việc không ủng hộ phán quyết của PCA chỉ thể hiện nhận thức của cá nhân ông Hun Sen và lập trường của Campuchia về vụ việc. Quan trọng là phán quyết của một cơ quan tài phán quốc tế không bị ảnh hưởng bởi phát biểu hay lập trường của bất kỳ chính khách nào, quốc gia nào, dù là liên quan đến bản án hay là người ngoài cuộc.
Không một nước nào có thể làm thay vai trò của cơ quan tài phán và cũng không nước nào được làm ảnh hưởng và có thể làm ảnh hưởng đến phán quyết của cơ quan tài phán.
Chuyện các bên vận động trước phán quyết của một phiên tòa là rất bình thường. Quan trọng là hãy nhìn tòa có làm đúng thủ tục pháp lý hay không. Rõ ràng PCA đang làm đúng trình tự pháp lý và có được những thẩm phán uy tín và khách quan.
Q.Trung ghi
“Những nước có liên quan đến tranh chấp hãy đến và nói chuyện với nhau, Campuchia sẽ giữ vị trí trung lập trong vấn đề này.
Ngô Hạnh

Tranh cãi vụ đòi DN bồi thường 18 tỉ do xả thải làm cá chết

Tranh cãi vụ đòi DN bồi thường 18 tỉ do xả thải làm cá chết
(Copy từ http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/tranh-cai-vu-doi-dn-boi-thuong-18-ti-do-xa-thai-lam-ca-chet-311670.html; tác giả: Văn Đức; đã đăng ngày 22-06-16 lúc 17:32, mục Pháp luật.)
Các doanh nghiệp (DN) chế biến hải sản ở Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và chết hàng loạt là do mưa chứ không phải do hoạt động xả thải gây ra.
Ngày 22/6/16, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chánh án TAND TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) chủ trì phiên hòa giải vụ 33 hộ dân ở xã Long Sơn kiện 14 DN xả thải làm cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và bị chết trắng, thiệt hại 18 tỉ đồng.
Tranh cãi vụ đòi DN bồi thường 18 tỉ do xả thải làm cá chết
Phiên hòa giải giữa 33 hộ dân kiện 14 DN xả thải làm cá chết, thiệt hại 18 tỉ đồng.
Luật sư Hoàng Long Hà (Đoàn luật sư tỉnh BR-VT) - đại diện cho các luật sư bảo vệ quyền lợi của người dân cho rằng, nguyên nhân chính khiến cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và chết hàng loạt thời gian qua là do việc xả thải. Việc này các cơ quan chức năng đã làm rõ.
Cụ thể, sau khi có hiện tượng cá chết hàng loạt, sở ban ngành đã tham gia lấy mẫu, từ đó xác định nguyên nhân chủ yếu là do nước thải ra từ cống số 6, tích hợp nhiều năm từ 14 DN thải ra.
Còn một số nguyên nhân khác như do hoạt động từ lồng bè, do nước mưa trôi rửa độc tố cũng có nhưng tỉ lệ này không đáng kể.
"Số tiền 18 tỉ đòi bồi thường mà 33 hộ dân đưa ra là dựa vào chứng cứ trong hồ sơ gồm hợp đồng mua bán cá giống, thức ăn đã kê khai ngay sau khi đợt cá chết đầu tiên xảy ra dưới sự chủ trì cơ quan chức năng", luật sư Hà khẳng định.
DN chỉ hỗ trợ, không bồi thường
Tuy nhiên, các DN chế biến hải sản lại phủ nhận nguyên nhân cá chết là bắt nguồn từ việc xả thải. Đồng thời yêu cầu làm rõ thiệt hại mà người dân kê khai.
Tranh cãi vụ đòi DN bồi thường 18 tỉ do xả thải làm cá chết
Cá nuôi trên sông Chà Và chết trắng khiến người dân thiệt hại 18 tỉ đồng.
Đại diện doanh nghiệp Phúc Lộc cho rằng cá nuôi lồng bè chết là do mưa. Vì mỗi lần mưa mới có hiện tượng cá chết hàng loạt.
"Tại sao trời nắng thì cá không chết mà cứ mưa cá mới chết? Tại sao cá tự nhiên không chết mà chỉ cá lồng bè mới chết?", vị đại diện này đặt câu hỏi và nói thêm, DN chỉ hỗ trợ người dân chứ không bồi thường vì nguyên nhân chính không phải do họ gây ra.
Vị luật sư bảo vệ quyền lợi cho 5 trong số 14 DN cũng nhận định, cá chết là do người dân nuôi tự phát với số lượng quá nhiều, phân bố dày đặc hai bên cầu, cộng thêm vệ sinh lồng bè không đảm bảo gây ảnh hưởng đến cá nuôi. Ngoài ra, cơ quan chức năng cần phải kiểm tra cá chết để xem có chất độc không.
Bức xúc trước lý do các DN đưa ra, ông Phạm Văn Thông - người dân nuôi cá phản bác, nếu nói mưa khiến cá chết thì gia đình ông đã không thể nuôi cá tới tận bây giờ.
"Các DN cho nước thải vào hồ chứa, chờ mưa thì mở cống thải ra làm cá chết", ông Thông nêu rõ.
Cán bộ Viện Môi trường và Tài nguyên Nguyễn Thanh Hùng nói thêm, qua quá trình xác định thì nguyên nhân cá chết do thiếu oxi và việc xả thải từ cống số 6 (nơi các DN xả thải) chiếm tới 76%, lúc trời mưa độc tố từ nguồn nước thải sẽ theo cống số 6 đổ ra sông khiến cá chết hàng loạt.
Ông Nguyễn Thái Sinh, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho hay, đơn vị thống nhất với ý kiến của Viện Môi trường tài nguyên. Và mong muốn các DN chia sẻ khó khăn với người dân vì người dân đang rất khó khăn.
Do phiên hòa giải đầu tiên chưa thống nhất phương án giải quyết nên sẽ tiếp tục phiên hòa giải tiếp theo.
Văn Đức

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền” từ quyển sách bị mất tích

Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền” từ quyển sách bị mất tích
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160620/trung-quoc-tuyen-bo-chu-quyen-tu-quyen-sach-bi-mat-tich/1121674.html ,đăng ngày 20-06-16, mục Thế giới.
TTO - Phóng sự của Đài BBC đi tìm nhưng không ra “bằng chứng thép” chứng minh chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông tại đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Nếu bạn muốn hiểu người Trung Quốc cảm thấy thế nào về yêu sách đòi chủ quyền một vùng lãnh hải rộng lớn ở Biển Đông, đảo Hải Nam là một nơi tốt để bắt đầu.
Đây là nơi tất cả mọi thứ đều được “gia cố” để chứng minh những gì Bắc Kinh nói, từ chính quyền, chính sách quân sự, hoạt động đánh cá, du lịch và thậm chí là lịch sử.
Chúng tôi đến cảng cá Tanmen, bờ đông đảo Hải Nam vì gần đây truyền thông Trung Quốc đưa tin về sự hiện diện của một tài liệu quý hiếm - quyển sách 600 tuổi chứa đựng bằng chứng có tầm quan trọng quốc gia.
“Bằng chứng thép” đã được ném đi?!
Quyển sách thuộc về một ngư dân đã về hưu tên Su Chengfen, được cho là ghi chép lại những chỉ dẫn hàng hải chính xác bởi tổ tiên của ông về con đường đi đến các bãi đá, bãi cạn ở Trường Sa cách Hải Nam hàng trăm hải lý.
Lập trường của Trung Quốc trước nay cho rằng họ là “những người đầu tiên” đặt chân đến các quần đảo ở Biển Đông nên chúng phải thuộc về họ. Bởi vậy, quyển sách của ông Su được “trân trọng” nhưng một “báu vật vô giá”.
Truyền thông Trung Quốc khẳng định đây là “bằng chứng thép” chứng minh chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Chúng tôi gặp ông Su trong lúc ông đang bận rộn làm một mô hình tàu trong sân nhà, chỉ cách bãi biển một quãng đi bộ.
“Nó được truyền lại từ đời này sang đời khác, từ đời ông nội tôi đến đời cha tôi, rồi đến tôi”, ông Su nói về quyển sách.
“Nó chủ yếu chỉ dẫn cách đi đến Hoàng Sa và Trường Sa, rồi làm sao để quay về lại đảo Hải Nam”, ông nói. Nhưng khi chúng tôi muốn được xem qua tài liệu đó, vốn cách đây vài tuần xuất hiện dày đặc trên truyền thông, thì ông Su nói quyển sách không còn nữa!
“Dù nó quan trọng nhưng tôi đã ném nó đi do bị hư hỏng. Nó đã được đọc qua nhiều lần, nước biển đã làm hư hỏng… Cuối cùng không còn đọc được nữa nên tôi ném nó đi”, lão ngư dân 81 tuổi kể.
Chúng tôi rời nhà ông Su, vẫn còn hơi chưng hửng, thì lại được chứng kiến một góc khác của đảo Hải Nam. Chúng tôi đi đến đâu cũng có một số xe hơi bịt kín màu đen theo đuôi; từ bến cảng nơi chúng tôi phỏng vấn các ngư dân, chợ cá nơi chúng tôi nói chuyện với thương lái, về đến tận cửa khách sạn chúng tôi ở.
Sự chú ý có vẻ không cần thiết lắm vì cũng chẳng ai muốn nói chuyện với chúng tôi, những người chịu mở miệng thì cũng không có gì mới ngoài những thông tin chính thống của chính quyền: rằng Biển Đông thuộc về Trung Quốc vì các ngư dân Trung Quốc là những người đầu tiên đặt chân đến.
Du lịch nghĩa vụ
Chúng tôi kết thúc chuyến đi Hải Nam ở thành phố miền nam Sanya, ngắm một con tàu du lịch ra khơi tiến về các đảo ở Trường Sa. Chuyến đi dài 5 ngày được giới thiệu lần đầu hồi năm 2013 và hàng ngàn khách du lịch Trung Quốc đã mua tour này, riêng ai sử dụng hộ chiếu nước ngoài thì không được đi.
Đây quả là một kỳ nghỉ dưỡng lạ lùng - một hành trình dài hàng trăm dặm trên biển chỉ để ngắm vài bãi cạn và bãi đá không người ở. Có thể tổ tiên của ông Su đã đặt chân đến đó nhiều thế kỷ trước. Một số kiến thức về hàng hải quả thật đã được truyền khẩu từ thời xưa qua nhiều thế hệ.
Nhưng chỉ bấy nhiêu có đủ để biến quyển sách gia truyền của ông Su thành một bằng chứng phục vụ cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc? Thậm chí nếu ông Su cho chúng tôi xem được quyển sách 600 tuổi thì đó chỉ là bằng chứng cho việc di chuyển ở Biển Đông từ thời xưa, không phải là sự sở hữu.
Rất nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng có thể trưng ra bằng chứng về các hoạt động đánh bắt cá ở Biển Đông. Nhưng ở Trung Quốc chỉ có một cách diễn giải duy nhất và kinh nghiệm của chúng tôi ở Hải Nam cho thấy các diễn giải đó được bảo vệ và thực thi như thế nào.
Tôi hỏi một người phụ nữ khi cô đang chuẩn bị lên tàu du lịch rằng tại sao cô lại chọn trải qua thời gian nghỉ ngơi quý giá để đi thăm vài bãi đá.
“Chúng tôi không tận hưởng gì cả. Chúng tôi đã được giáo dục từ lúc sinh ra rằng đó là vùng lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc. Nghĩa vụ của chúng tôi là ra đó và chứng kiến” - đây là câu trả lời của cô.
M.Trung

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Tin khó tin: Ôi, lá ngón của tôi đâu?

Tin khó tin: Ôi, lá ngón của tôi đâu?!
Copy từ http://laodong.com.vn/tin-kho-tin/tin-kho-tin-oi-la-ngon-cua-toi-dau-414051.bld ,đăng ngày 09-01-16 lúc 06:59, mục Tin khó tin .
Rõ. Rất rõ rồi. “vì có một nước cũng “sắp phạt” xe không bình cứu hỏa, cho nên ta “tiên hạ thủ vi cường”! Vì quỹ BHXH bội chi 5.000 tỉ nên phải tăng thu. Trong khi đó, một cái máy bay to đùng in chữ tượng hình thì ta lại chẳng rõ nó là của ai, từ đâu tới.
1.Thưa các nhà lúc có khi không
Giá cái bình đo đỏ bằng nắm tay đã được hét lên đến “nửa triệu”, thưa các bạn. Nửa triệu, tức là tăng 500%. Đúng là sốc toàn tập luôn!
Một điều tra trên Dân trí cho biết hầu hết những cái bình đo đỏ nho nhỏ đó là hàng Tàu, nhập với giá 70 ngàn.
“Hay mình chuyển sang đánh hàng Tầu nhỉ. Một vốn bốn lời. Sống chết mặc bay!”- đấy, ối người đã tự trào kiểu đó đấy.
Rồi, chúng ta tự trào bằng những ước mơ rất ư là lãng mạn. Giá như có thêm quy định “lắp téc nước trên nóc ô tô”, hay bình chữa cháy chữa cháy cho bình chữa cháy thì hẳn nhiên, “vợ 2”- như cách dân mạng vẫn gọi xế hộp- sẽ đàng hoàng trở thành một chiếc xe tăng luôn.
Xe cứu hỏa tự chế của một người dân sắp được mua bản quyền để chế tạo hàng loạt? (kienthuc)
À rồi thì những cắc cớ “hỏi ngu” rằng vậy xe téc chở nước hay xe cứu hỏa có phải trang bị bình cứu hỏa?!
Rồi “sáng kiến” thi lấy bằng phải bổ sung mục “lái xe phải có lòng dũng cảm”. Rồi “quy định” phải có chứng chỉ đào tạo phun bọt (Chứ không lẽ lại rút chốt cứu hỏa rồi quẳng ra như chốt lựu đạn).
Rất đau đầu là rất đau cái đầu trước những cái bình chính xác là chỉ có ở Việt Nam này!
Hôm nay, có thêm một đoạn tin mà thú thực, tôi chẳng hiểu đầu ngô mình sở ra sao. Ấy là dù công an bảo không có bình sẽ không cho đăng kiểm. Trong khi đăng kiểm Việt Nam thì lại bảo không nhất thiết phải có!
Công an bảo cứu hỏa để chữa cháy xe. Đăng kiểm lại bảo nếu cháy phải chạy cho xa. Vắt chân lên cổ mà chạy!
Vậy thì là có hay không, là chạy thục mạng hay lúi húi lục tìm cái đo đỏ để vớ vẩn thành đen thui, thưa các nhà lúc có khi không?!
2. Con chuột đầu đen
Thưa các bạn, đã không kịp có bất cứ lỗi “Tứ bất tử” nào xảy ra khi Báo Lao động tung liền 5 bài trong loạt điều tra về thực trạng rác thải y tế ở Bạch Mai, một trong những bệnh viện lớn nhất của cả nước.
Toàn bộ đường đi của rác thải y tế đã lên báo. Những dây nhợ ống bởm còn đỏ máu tươi sau khi được băm nghiền đã được chở về cơ sở chế biến nhựa D.Q ở làng Khoai ở Văn Lâm, Hưng Yên để chế biến thành các hạt PE, hạt E, hạt HD… sau đó đóng thành bao tải bán cho các cơ chế biến, sở sản xuất đồ nhựa. Và cuối cùng, chúng trở thành những thìa, những cốc ta vẫn nhét vào miệng mỗi ngày.
Rác thải y tế còn nguyên máu mủ virus được “tái chế” ở BV Bạch Mai (LĐO)
Thưa các bạn. Đó chính là tội ác!
Chiều qua, Bệnh viện Bạch Mai đã ngay lập tức đã tổ chức họp báo. Và tôi sướng quá, khi lại được nghe 2 chữ “quy trình”, “quy định”.
Vâng, BV Bạch Mai đã xử lý đúng “quy trình”, “quy định” với số “nguy hại” chỉ lẻ tẻ 8 tạ. Còn lỗi. Chắc các bạn đã đoán ra.
Bạch Mai nói rút kinh nghiệm và hứa sẽ xử lý những cá nhân làm sai.
Nhưng thưa các bạn, inbox cũng như điện thoại của tôi hôm qua nghẽn mạng khi bạn đọc cho biết Bạch Mai chỉ là “đồng chí bị lộ”.
Bạn có đồng ý là chúng ta vẫn chờ một cái gì đó giống như quyết đoán từ Bộ Y tế từ sự việc chỉ “khốn khổ những đồng chí lòi chân ngoài đống rơm”?
3.Điểm 8- cái còng cuộc đời
¾ học sinh ấp úng hoặc thú nhận không biết mình sống để làm gì. Số học sinh có ý định tự tử- theo nghiên cứu của liên bộ Giáo dục và Y tế- đang có chiều hướng ngày càng tăng cao với 17%. Thậm chí, có những nhóm học sinh muốn “chết tập thể”.
Tôi thật sự choáng váng khi đọc những con số được cho là chính thống này.
Và còn choáng váng hơn khi Tuổi trẻ kể chuyện không ít trong chúng ta đang tồn tại cái tâm lý: “Con người ta toàn được 10, con mình toàn 9. Xấu hổ quá!”.
¾ học sinh ấp úng hoặc thú nhận không biết mình sống để làm gì. Số học sinh có ý định tự tử- theo nghiên cứu của liên bộ Giáo dục và Y tế- đang có chiều hướng ngày càng tăng cao với 17%. Thậm chí, có những nhóm học sinh muốn “chết tập thể”.
Tôi thật sự choáng váng khi đọc những con số được cho là chính thống này.
Và còn choáng váng hơn khi Tuổi trẻ kể chuyện không ít trong chúng ta đang tồn tại cái tâm lý: “Con người ta toàn được 10, con mình toàn 9. Xấu hổ quá!”.
Lầu 3, trường THCS Lý Tự Trọng- TP HCM, nơi từng chứng kiến một học sinh lớp 9 nhảy lầu vì bị mẹ mắng! (Zing)
Cái bệnh thành tích trong xã hội từ từ từ từ ngấm dần. Trồng cây thì toàn thích trồng cổ thụ. Báo cáo thì “phi thành tích bất thành báo cáo”. Đến cái kiểm điểm trước những vụ tày giời vẫn phải cố giải thích là bình thường đồng chí ấy tốt. Và giờ, điểm 9 - mức điểm giỏi, lại vẫn… xấu hổ.
Điểm 9 là nỗi xấu hổ. Chắc điểm 8 trở thành cái còng, còng xiết cuộc đời những đứa trẻ?
Cái đáng xấu hổ thì tiệt chủng rồi. Giờ còn toàn cái xấu hổ…phi thường.
Bài báo nói quá trúng rằng căn bệnh xã hội ấy không chỉ có trong một gia đình! Không chỉ ở nền giáo dục.
Và những bi kịch của thế hệ “hâm đơ” nhưng đầy tự trọng trước tổn thương do người lớn gây ra có lẽ sẽ không dừng lại đâu. Nếu có stress, sao không đào một cái hố hét hết vào đó mà lại dồn lên đầu những đứa trẻ có mỗi cái lỗi là không thể cãi!
Hãy tag thẳng gấu vào đây đi các bạn. Tại sao chúng ta lại hành hạ những đứa trẻ đến mức vô lý như vậy!
Hãy vào đây xem các tin liên quan: Xem tin "Nhiều bạn trẻ tiêu cực rủ nhau chết tập thể " trên http://news.zing.vn/ ngày 08/01/16; xem tin "Xấu hổ, vì con ... 9 điểm!" trên báo Tuổi Trẻ ngày 08/01/16; xem tin "Bị mẹ mắng trước mặt bạn, nam sinh lớp 9 nhảy lầu tự tử" trên http://news.zing.vn/ ngày 28/11/15.
4. Một quả trứng vỡ
Chắc các bạn vẫn băn khoăn về câu hỏi vì sao BHXH lại tăng đột biến trong năm 2016. Câu trả lời đã có hôm qua, thưa các bạn, và sự thật- nó kinh hoàng không khác gì vụ rác thải y tế.
Lý do tăng thu, là vì Quỹ này đã bội chi hơn 5.000 tỉ đồng. Trong 11 tháng của năm 2015, số thu BHXH chỉ đạt 127,8 ngàn tỉ, trong khi số chi là 133,2 ngàn tỉ.
Bao nhiêu trong đó là thực chi cho dân? Bao nhiêu trong đó các vị đã cho vay, đã kinh doanh theo lối cờ bạc?
Tôi muốn thốt ra một chữ gì đó thật ghê gớm! Ô hay, làm gì có cái kiểu quản lý chi kỳ cục đến mức thu không đủ chi thì nghĩ ra đủ mọi cách, mọi khoản đè dân ra thu!
Vậy thì hàng ngàn tỉ cho vay và “gần như mất trắng” giờ thì ai bù? Ai chịu trách nhiệm?
Và tại sao chúng tôi phải è cổ đóng thêm để các vị “cân đối”?
Xem tin "Lý do phải khẩn trương tăng thu BHXH: Quỹ này đã bội chi hơn 5.000 tỉ đồng " tại đây: http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/ly-do-phai-khan-truong-tang-thu-bhxh-quy-nay-da-boi-chi-hon-5-000-ti-dong-20160108131440956.chn .
5. À vì có một nước cũng sắp phạt
Các bạn đừng tự kỷ nếu phần cuối TKT lại phải gặp cái bình đo đỏ có tên là cứu hỏa. Bởi hôm qua, một đại tá vừa “có lời” mà nói thật
Tôi tóm tắt đây:
Vì sao ban hành lâu giờ mới phạt: À, tùy theo tình hình… KTXH của…đất nước
Vì sao các nước không, ta có: Vì một số nước có. Một số nước cũng sắp có. Như Ấn Độ.
Có 2 chi tiết các bạn không thể bỏ qua “Phải có giấy kiểm định của cơ quan PCCC thì xe mới được đăng kiểm để lưu hành”. Và dù Cục không chỉ định sản phẩm chỉ được bán tại cửa hàng thuộc Cục Cảnh sát PCCC nhưng “bình cứu hỏa có tem kiểm định mới được phép lưu hành và sử dụng. Còn nếu dùng bình không đạt chuẩn, chủ phương tiện vẫn phải chịu xử phạt”.
Một nước “sắp có” có phải là lý do để ta phải tiên trong “có trước”? Dân có khả năng chịu phạt thì ta mới phạt có phải là một câu giả nhời?
À tôi phải mở ngoặc thêm Cục trưởng bảo “Đến giờ tôi chưa phát hiện được lợi ích nhóm ở đây” dù “Tôi không dám nói rằng chưa có, vì biết đâu được”. Và “Nếu ai phát hiện ra thì vui lòng cung cấp cho cơ quan”.
Bạn hiểu điều gì không? Chúng ta không “thông thái” là vẫn ăn phạt như thường nhé! Mau mau cấp tốc mà học lấy một khóa kỹ năng chống hàng giả dần đi là vừa.
6. Ấn tượng hôm nay: "Máy bay lạ"
Báo Pháp luật vừa có phát hiện mới, thưa các bạn.
Đồ họa mô tả khả năng tiếp nhận máy bay tại Đá Chữ Thập mà TQ chiếm giữ trái phép của VN và đang thử nghiệm máy bay (BBC)
Phát hiện ấy là một chiếc “máy bay lạ”. Lạ là “Do phát hiện trên màn hình radar nên chưa xác nhận được máy bay của nước nào và xuất phát từ đâu”. Và Cục Hàng không có văn bản báo cáo ICAO về - chắc là “hiện tượng lạ” này!
Tôi vote cho ông Lại Xuân Thanh, cho Cục Hàng không!
Máy bay lạ” trong vùng thông báo bay Hồ Chí Minh nhưng không liên lạc với cơ quan không lưu (PLO)
Dù là cách chơi chữ, nhưng không hèn. Dù “máy bay lạ”, nhưng như thế cũng đủ để người dân biết nó là cái tàu bay nào, từ đâu, biết được thái độ của ít nhất cơ quan quản lý hàng không!
ĐÀO TUẤN (TỔNG HỢP)

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Tướng Trung Quốc nhận xét về nước Mỹ

Tướng Trung Quốc nhận xét về nước Mỹ
Copy từ email do vuhtuans@yahoo.com gởi cho tn007 ngày 27-02-2011.
TƯỚNG TRUNG QUỐC LƯU Á CHÂU:
Không có lý do gì để căm ghét Mỹ
Trong quá khứ, vì để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Quốc.
(Đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông Lưu Á Châu,hiện đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh. Đã đăng trên blogspot của phamvietdaonv tháng 10 năm 2010)
Hai nước Trung Quốc- Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước "phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau". Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật? Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?
Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.
Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi." Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: "Thưa thày, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ."
Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!" Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ "dám". Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.
Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!
Nói một thôi một hồi rồi, vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.
Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ.
Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có cương vị, có cương vị thì không có đầu óc.
Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 là họ không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.
Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.
Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế.
Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai anh sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.
Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.
Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.
Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia "dân chủ" bao vây là hiệu ứng dài hạn.
Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ
Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.
Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?
Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức
Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.
Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.
Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.
Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch già trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.
Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.
Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.
Lưu Á Châu
Ý kiến của dvn: Đoạn nói về sự độ lượng và khoan dung khó hiểu - Phần nói về quốc kỳ Mỹ cũng thế.


Tướng Trung Quốc nhận xét về nước Mỹ

(Đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông Lưu Á Châu,hiện đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh. Đã đăng trên blogspot của phamvietdaonv tháng 10 năm 2010)

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Chuyên gia Việt và cuộc phỏng vấn với đài Trung Quốc về chuyến thăm của TT Obama

Chuyên gia Việt và cuộc phỏng vấn với đài Trung Quốc về chuyến thăm của Obama
Copy từ http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/chuyen-gia-viet-va-cuoc-phong-van-voi-dai-trung-quoc-ve-chuyen-tham-cua-obama-3413342.html?utm_source=detail&utm_medium=box_tinkhac&utm_campaign=boxtracking ,đăng ngày 05-06-16 , mục Thế giới > Phân tích.
Tiến sĩ Vũ Cao Phan, người có cuộc phỏng vấn với đài Phượng Hoàng, Hong Kong về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, nhận xét báo chí Hoa ngữ thường có giọng điệu hù dọa Việt Nam.
Tiến sĩ Vũ Cao Phan, nhà nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế, nguyên tổng thư ký kiêm phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung chia sẻ với VnExpress về cuộc tọa đàm hôm 1/6 trên đài truyền hình Phượng Hoàng với các chuyên gia đến từ Đài Loan và Trung Quốc Đại lục.
Ông Phan cho biết đài Phượng Hoàng phỏng vấn ông với tư cách là chuyên gia Việt Nam nhận định về các tác động sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama. Chương trình được chủ trì bởi MC nổi tiếng Trung Quốc Hồ Nhất Hổ, khách mời gồm ông Phan, một chuyên gia tới từ Đài Loan và một nữ tiến sĩ kinh tế Đại lục từng học tiếng Việt ở Việt Nam và nhiều cử tọa khác. Chương trình tọa đàm được thực hiện tại trường quay ở Bắc Kinh, riêng với ông Phan được thực hiện qua điện thoại, các khách mời hỏi đáp với nhau, nội dung tọa đàm được phát trực tiếp trên sóng của đài Phượng Hoàng tới hơn 150 nước.
Đây là lần thứ 4 ông Phan trả lời đài Phượng Hoàng và cũng là lần ông cho biết cảm thấy hài lòng nhất vì truyền tải tương đối trọn vẹn thông điệp tới phía Trung Quốc.
"Vài ngày trước tọa đàm, họ gửi câu hỏi để tôi chuẩn bị", ông Phan kể. Trọng tâm trong lần phỏng vấn lần này là quan hệ Việt – Mỹ sau chuyến thăm của ông Obama và quyết định dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí với Việt Nam. Ba lần phỏng vấn trước đó, đài Phượng Hoàng thường cắt ngang nhiều câu của ông Phan với lý do "không đủ thời gian". Rút kinh nghiệm, lần này ông Phan đề nghị sẽ trả lời một lượt cả ba câu hỏi do đài Phượng Hoàng đưa ra trước đó.
Mở đầu chương trình, MC Hồ Nhất Hổ nói bằng giọng điệu gay gắt: "Mỹ đã dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam. Việt Nam đã mời Mỹ vào cảng Cam Ranh để kiềm chế Trung Quốc? Hai nước này bắt tay nhau chống lại Trung Quốc?". Đáp lại, ông Phan khẳng định Việt Nam không cho phép nước ngoài hiện diện quân sự trong lãnh thổ của mình hay đồn trú ở quân cảng Cam Ranh. Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí thể hiện mối quan hệ Việt – Mỹ đã thực sự bình thường. Việt Nam cũng không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ ba.
"Tôi nói với họ rằng chính một quốc gia khác, với việc ra sức mở rộng và đặt các vũ khí chiến lược lên các bãi đá ở Biển Đông có lẽ mới là các lực lượng đang tìm cách bao vây Biển Đông. Nói thế họ sẽ tự biết tôi đang nhắc tới nước nào", ông Phan cho biết.
Sau đó chuyên gia Đài Loan lên giọng rằng: "Việt Nam 'thật đáng thương vì chỉ đi nhận vũ khí của người này để đánh người khác'. 50 năm trước đã vậy và bây giờ lại làm vậy. Kết quả là chỉ có Việt Nam bị tổn thương". Trong khi ông Phan chưa kịp đáp lời thì đài Phượng Hoàng chuyển ngay tới các câu hỏi tiếp về quan hệ Việt – Mỹ.
"Đài Phượng Hoàng dường như muốn nghe ngóng tình hình và sắp đặt theo kiểu gây ức chế, chụp mũ", ông Phan nói. Theo tiến sĩ Phan, ông tiếc là chưa thể nói cho chuyên gia Đài Loan, và đông đảo khán giả của đài Phượng Hoàng rằng nền quốc phòng Việt Nam là để tự vệ và việc mua vũ khí là chuyện rất bình thường của các quốc gia.
Nữ tiến sĩ kinh tế đến từ Viện kinh tế quốc tế Trung Quốc thì đặt câu hỏi "thấm nhuần" chủ trương của Trung Quốc bấy lâu ở Biển Đông. Bà tiến sĩ hỏi bằng tiếng Việt và trực tiếp dịch lại cho cử tọa bằng tiếng Trung Quốc, ông Phan "nghĩ sao nếu Việt Nam và Trung Quốc cứ tiếp tục xây dựng trên các đảo ở Biển Đông, không tố cáo lẫn nhau để tránh làm căng thẳng tình hình". Ông Phan đáp điều này là "không được" và khẳng định các đảo là của Việt Nam, nhưng câu này không được bà tiến sĩ dịch.
Nói về ảnh hưởng của đài Phượng Hoàng, ông Phan cho biết đây là một trong những đài có vị thế cao nhất, có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng người Hoa. Một lần ông Phan sang Mỹ, gặp hai người gốc Hoa, họ nói cảm ơn ông Phan đã cung cấp những thông tin về Biển Đông. "Họ bảo tôi rằng người Trung Quốc hành xử hung hăng quá", ông nói.
Tiến sĩ Phan chia sẻ thêm, về mặt chính thức, báo chí Trung Quốc như Tân Hoa Xã (Xinhua), Nhân dân nhật báo (People Daily) đăng lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này ca ngợi việc Việt - Mỹ bình thường hóa quan hệ. Tuy nhiên, họ cũng có những bài kích động, hù dọa Việt Nam. Ngay đài Phượng Hoàng cũng đặt câu hỏi "tranh chấp Biển Đông liệu có ảnh hưởng đến Hiệp định Biên giới trên bộ" đã được ký kết giữa hai nước hơn hai chục năm trước đây.
"Cách báo chí Trung Quốc đặt vấn đề như vậy khác nào dọa sẽ gây sức ép kinh tế", ông Phan nhận xét.
Ông Phan cho rằng cách giải quyết tốt nhất, đưa thông tin đến người dân Trung Quốc nhanh nhất là các cuộc đối thoại trực tiếp với chuyên gia Trung Quốc. "Tôi nghĩ chương trình này nên do Bộ Ngoại giao Việt Nam đứng ra tổ chức, được thực hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung".
Theo ông Phan, một số học giả Trung Quốc cũng nhận ra đường lưỡi bò yêu sách gần như toàn bộ diện tích Biển Đông mà họ tự vẽ ra là vô lý. "Có điều là họ ngầm nhận mà không dám nói", ông cho biết.
Văn Việt

Đứa bé cút côi

Đứa bé cút côi
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/song-va-yeu/20160605/dua-be-cut-coi/1112962.html ,đăng ngày , mục Nhịp sống trẻ > Sống & Yêu.
Mới 8 tuổi, Nguyễn Thị Thúy trở thành đứa trẻ côi cút sau khi mẹ đi tù. Nụ cười và sự hồn nhiên của bé cũng đã biến mất từ sau cái chết của anh trai...
Mẹ thường xuyên vắng nhà rồi đi về thất thường, hai anh em Nguyễn Chiến Thắng (12 tuổi) và Nguyễn Thị Thúy (8 tuổi, thôn Dược Hạ, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) thường phải tự chăm sóc lẫn nhau.
Hằng ngày, Thắng đạp xe chở em đi học rồi trưa về nhà nấu cơm cho em ăn. Hôm nào không nấu được cơm thì hai anh em ăn mì gói trừ bữa. Người hàng xóm làm nghề bán bánh cuốn thấy thương hai anh em nên hôm nào bánh còn dư, bà thường mang cho hai đứa trẻ.
Bi kịch gia đình
Thắng và Thúy lớn lên trong sự thiếu vắng tình thương của cả cha lẫn mẹ. Ông T. - cha của hai anh em - là người đã có vợ con ở Hà Nội. Vợ không sinh được con trai, ông T. về huyện Sóc Sơn chung sống như vợ chồng với bà Nguyễn Thị Sự (44 tuổi) với mong muốn bà Sự sinh cho mình một thằng con để nối dõi tông đường.
Anh em Thắng chào đời nhưng không được mang họ cha vì ông T. không bỏ vợ con ở Hà Nội, cũng không thể chung sống trọn vẹn với bà Sự.
Năm Thúy được 5 tuổi thì ông T. qua đời vì bệnh. Bà Sự bắt đầu vắng nhà triền miên. Anh em Thúy cứ dựa vào nhau mà sống. Họ hàng thương tình, thỉnh thoảng cho hai anh em một vài trăm ngàn đồng đóng học phí và mua thức ăn.
Rồi bà Sự đem lòng yêu thương một người đàn ông khác cũng đã có gia đình. Bà quên đi hai đứa con luôn mong ngóng mình ở nhà. Khi bà vướng sâu vào lô đề, cờ bạc rồi vỡ nợ thì nhà đất cũng lần lượt bị gán, bị cầm cố cho các chủ nợ.
Số tiền nặng lãi cứ ngày một tăng dần. Cuộc sống ngày một túng quẫn khiến bà Sự nảy sinh ý định giết chết hai con rồi tự tử.
“Anh đến nhà em đi. Thằng Thắng đi học bị ngã xe chết rồi” - ông Nguyễn Văn Quân (anh trai bà Sự) vẫn còn bàng hoàng khi kể lại nội dung cuộc điện thoại mà ông nhận được từ bà Sự ngày 14-12-2015.
Khi ông Quân cùng con trai đến nhà đã thấy bé Thắng nằm co quắp trên tấm phản gỗ với khuôn mặt tím tái. Còn Thúy đứng gần đó hoảng hốt nhìn anh trai. Thắng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn.
Sau khi xem xét các vết thương trên cơ thể Thắng, các bác sĩ nghi ngờ bé chết không phải do bị ngã như lời bà Sự khai. Bà Sự bị bắt trước khi đám tang của con diễn ra.
Tại cơ quan điều tra, người mẹ khai đã dùng chăn trùm kín người con rồi bóp cổ, đập đầu con xuống tấm phản gỗ. Thúy đi học về, may mắn vì nhà có mấy đứa trẻ hàng xóm đến chơi nên bà Sự chưa thực hiện được ý định giết luôn con gái.
Anh trai mất, mẹ đi tù, bé Thúy phải ở nhờ nhà người bác ruột - Ảnh: T.L.
Lo lắng muộn màng...
“Em xin lỗi vì những gì đã xảy ra. Nhờ anh chị cố gắng nuôi dạy cháu Thúy tới khi em ra tù chứ đừng gửi cháu vào trại trẻ mồ côi mà tội nghiệp”... Mấy dòng chữ nguệch ngoạc có nội dung như trên được bà Sự (hiện đang bị giam tại trại tạm giam số 1 Công an TP Hà Nội) viết trong sổ tay của luật sư nhờ nhắn về cho gia đình ông Quân.
Việc bà Sự đánh chết con trai 12 tuổi một cách tàn bạo làm người dân thôn Dược Hạ bàng hoàng đau xót. Những ngày cuối tháng 5, khi chúng tôi về huyện Sóc Sơn thăm Thúy, nhiều người dân vẫn còn nhắc đến bà Sự với đầy vẻ cay nghiệt: “Đứa con ngoan ngoãn, học giỏi như thế mà nó nỡ tâm giết chết”.
Sau khi anh chết, mẹ đi tù, Thúy được đưa về ở với gia đình ông Quân. Bây giờ, thỉnh thoảng lại có người đến nhà ông Quân tìm mẹ con Thúy đòi nợ.
8 tuổi, Thúy biết anh chết vì bị mẹ giết, biết mẹ đã bị bắt đi tù. Trước những lời bàn tán đầy ác ý về gia đình mình, cô bé tuyệt nhiên không bao giờ dám nhắc đến mẹ. Chỉ khi nào có người hỏi: “Có nhớ mẹ không?”, Thúy mới ngập ngừng bảo: “Có”.
8 tuổi, Thúy bé loắt choắt, cân nặng chỉ bằng đứa trẻ lên 4. Ông Quân nói khi còn sống với anh trai, hai anh em dù thiếu vắng tình thương của cha mẹ nhưng vẫn lí lắc cười đùa với nhau cả ngày. Từ ngày anh mất, nụ cười ấy của bé Thúy biến mất.
Ngôi nhà anh em Thúy từng sống giờ bỏ hoang, chỉ còn bàn thờ của Thắng ở đó. Thỉnh thoảng Thúy vẫn theo bác trở về nhà cũ thắp hương cho anh trai. Cô bé ngày càng trở nên ít nói và rụt rè. Tôi hỏi câu gì, bé cũng chỉ trả lời lí nhí và cộc lốc.
“Nó ngoan lắm, bác nói gì thì chẳng bao giờ dám cãi. Tôi cũng không hiểu sao chẳng bao giờ nghe nó hỏi hay nhắc gì đến mẹ...” - ông Quân kể.
Gia đình ông Quân đã nhờ người quen tìm hiểu để gửi Thúy vào làng trẻ SOS. Sau khi hỏi quản giáo và bạn tù, bà Sự mới nhờ luật sư nhắn ông Quân nuôi hộ Thúy đến ngày bà ra tù. Nhưng gia đình ông Quân bảo: “Nuôi cháu thì dễ nhưng để thành người thì khó lắm”.
“Tôi định đợi đến khi ra tòa sẽ thuyết phục mẹ nó cho cháu vào làng trẻ SOS” - ông Quân nói. Còn bà Sự vẫn nhất mực không muốn đưa con vào làng trẻ SOS. Những ngày cuối tháng 5, bà Sự đã nhờ luật sư tìm người nhận nuôi con mình.
“Bà ấy cứ mong có người nhận Thúy làm con nuôi” - luật sư nói.
Tám Lụa

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Muốn hòa bình, không can thiệp vào nội trị, không xâm lược nhau

Tướng Nguyễn Chí Vịnh:
Muốn hòa bình, không can thiệp vào nội trị, không xâm lược nhau
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160605/tuong-nguyen-chi-vinh-muon-co-hoa-binh-khong-can-thiep-vao-noi-tri-cua-nhau/1113181.html ,đăng ngày 05-06-16, mục .
Sáng 05-06-16, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận với chủ đề “Các thách thức của việc giải quyết xung đột” tại Đối thoại Shangri-La, Singapore.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Đối thoại Shangri-la - Ảnh: REUTERS
Trong bài phát biểu, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh với tất cả cử tọa quốc tế rằng tất cả các quốc gia cần phải “Hợp tác và đấu tranh để giải quyết bất đồng, ngăn ngừa xung đột”, tăng cường hợp tác cùng phát triển, xây dựng lòng tin, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; đồng thời, thẳng thắn đấu tranh để tìm ra tiếng nói chung, lợi ích chung trong giải quyết tranh chấp, bất đồng.
Dù hợp tác hay đấu tranh, trước hết đều phải trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, coi đó là chuẩn mực để các bên liên quan giải quyết các tranh chấp, bất đồng, giảm thiểu nguy cơ xung đột; Kiên trì, bình tĩnh xử lý bằng các biện pháp hòa bình, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.
TTO xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh:
Hợp tác và đấu tranh để giải quyết bất đồng, ngăn ngừa xung đột
Thưa Ngài John Chipman, Thưa toàn thể quý vị,
Trước hết, tôi xin gửi tới toàn thể quý vị lời chào của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, do bận công việc đột xuất nên không thể tham dự Đối thoại. Cám ơn Ban Tổ chức đã mời tôi tham dự Đối thoại Shangri-La năm nay và có bài phát biểu tại phiên toàn thể này.
Thưa quý vị,
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có vai trò ngày càng quan trọng, trở thành động lực phát triển của kinh tế thế giới. Đông Nam Á với sự ra đời của Cộng đồng ASEAN, đã trở thành một nhân tố tích cực, mở rộng hội nhập, gia tăng liên kết, ràng buộc lợi ích và là trung tâm của các cấu trúc an ninh khu vực đã và đang định hình; Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển hiện vẫn là xu hướng chủ đạo.
Tuy nhiên, tình hình an ninh khu vực vẫn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp, không thể xem thường như khủng bố, nguy cơ hạt nhân, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, an ninh biển và các thách thức an ninh phi truyền thống... có xu hướng gia tăng.
Những tranh chấp bất đồng trong khu vực đang gây nhiều quan ngại, dù chưa đến mức bùng phát xung đột, nhưng đã xuất hiện nhiều dấu hiệu tiềm tàng cần được dự báo, ngăn chặn và hóa giải kịp thời.
Tình hình đó là do những khác biệt về lợi ích, những tham vọng, cạnh tranh chiến lược diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, bất chấp luật pháp quốc tế; Đó là sự không nhất quán trong lời nói và việc làm; sự khác biệt và bất bình đẳng trong cách thức giải quyết tranh chấp.
Hơn nữa đó còn là cách hành xử áp đặt; sự theo đuổi lợi ích vị kỷ, hẹp hòi, không tính đến lợi ích của nước khác, lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế. Những biểu hiện tiêu cực và khó lường này, những bất đồng, tranh chấp như đang diễn ra - nếu không được giải quyết một cách hiệu quả, đầy trách nhiệm, vì hòa bình và ổn định - sẽ dẫn đến nguy cơ xung đột.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nếu xung đột xảy ra - dù ở quy mô nào, cường độ cao hay thấp; cục bộ hay toàn bộ; trong một quốc gia hay giữa các quốc gia; dân tộc hay tôn giáo; chính trị hay kinh tế, môi trường hay văn hóa… đỉnh điểm là xung đột quân sự, thì hậu quả sẽ rất to lớn và khó lường, không chỉ đối với các bên trực tiếp liên quan mà cả đối với khu vực và toàn thế giới.
Tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ đều không muốn xung đột xảy ra, nhưng vì sao các thách thức đối với an ninh khu vực vẫn đang tồn tại và có chiều hướng phát triển? Vì sao chủ đề “ngăn ngừa xung đột”, “hóa giải xung đột” vẫn đang làm cho tất cả các quốc gia quan tâm, trăn trở? Đó là vì vẫn còn sự khác biệt trong nhận thức chung về lợi ích, sự thiếu lòng tin chiến lược giữa các quốc gia, sự không tuân thủ luật pháp quốc tế…
Bên cạnh đó, các cơ chế hợp tác, các công cụ ngoại giao và pháp lý chưa đủ mạnh và chưa thực sự được tôn trọng, phát huy đầy đủ hiệu quả để giải quyết tranh chấp, bất đồng, xung đột.
Trong bối cảnh như vậy, chúng ta cần có cách nhìn thực tế và biện chứng hơn trong hợp tác phát triển và giải quyết tranh chấp, bất đồng, hóa giải xung đột. Trong một thế giới hiện đại, không chỉ có hợp tác phát triển mà còn tồn tại những tranh chấp, bất đồng; Không chỉ có thời cơ thuận lợi mà còn có cả những thách thức, thậm chí nguy cơ.
Vì vậy phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh để giải quyết bất đồng và cùng phát triển, vì lợi ích chiến lược chung của mỗi quốc gia và của toàn khu vực. Đây là quy luật tất yếu của thế giới hiện đại, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài.
Trong một thế giới đa cực, đa dạng, muốn có hòa bình và thịnh vượng không thể không có đấu tranh. Nhưng, muốn đạt được mục đích trong đấu tranh thì không thể không hợp tác.
Điều mà tôi muốn nhấn mạnh với quý vị hôm nay, đó là tất cả các quốc gia cần phải “Hợp tác và đấu tranh để giải quyết bất đồng, ngăn ngừa xung đột”, tăng cường hợp tác cùng phát triển, xây dựng lòng tin, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; Đồng thời, thẳng thắn đấu tranh để tìm ra tiếng nói chung, lợi ích chung trong giải quyết tranh chấp, bất đồng.
Nhưng dù hợp tác hay đấu tranh, trước hết đều phải trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, coi đó là chuẩn mực để các bên liên quan giải quyết các tranh chấp, bất đồng, giảm thiểu nguy cơ xung đột; Kiên trì, bình tĩnh xử lý bằng các biện pháp hòa bình, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.
Mọi quốc gia đều dựa trên lợi ích quốc gia dân tộc mình để hợp tác, phát triển cũng như giải quyết tranh chấp, bất đồng, coi đó là tiêu chí cơ bản, là ưu tiên hàng đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mình cũng như trong quan hệ quốc tế.
Nhưng lợi ích quốc gia dân tộc cần được nhìn nhận một cách khách quan, phù hợp, có cơ sở vững chắc và được đặt trong mối quan hệ hài hòa với lợi ích của các quốc gia khác và của cộng đồng quốc tế. Tránh đơn phương áp đặt, không tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác cũng như hòa bình, ổn định khu vực và trên toàn thế giới.
Tăng cường hợp tác trong các tổ chức đa phương như các cơ chế hợp tác LHQ, những cấu trúc an ninh khu vực như ARF, EAS, ADMM, ADMM+…là giải pháp hết sức quan trọng để giải quyết tranh chấp, bất đồng, đẩy lùi nguy cơ xung đột.
Trong đó cần coi trọng sự đoàn kết, vai trò trung tâm, dẫn dắt của ASEAN và trách nhiệm của các quốc gia thành viên, cũng như các quốc gia liên quan - đặc biệt là các nước lớn vì hòa bình và công lý.
Đối thoại Shangri-La ngày hôm này là minh chứng tiêu biểu cho tinh thần “hợp tác và đấu tranh để giải quyết bất đồng, ngăn ngừa xung đột”, duy trì môi trường hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.
Trong bối cảnh tình hình phức tạp như vậy, Việt Nam kiên quyết giữ vững độc lập, tự chủ và coi đây là nguyên tắc cao nhất, vừa hợp tác vừa đấu tranh để phát triển cũng như giải quyết tranh chấp, bất đồng. Việt Nam dựa vào sức mình là chính để bảo vệ các lợi ích quốc gia, dân tộc, không đi với nước này để chống nước khác.
Đồng thời, công khai, minh bạch, tôn trọng tiếng nói và lợi ích của cộng đồng trong những vấn đề an ninh chung của khu vực và quốc tế.
Về vấn đề Biển Đông, hiện nay Việt Nam và một số nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền còn tồn tại những tranh chấp và khác biệt với Trung Quốc. Vấn đề không chỉ dừng lại ở đó mà kéo theo nó là những hành động đơn phương áp đặt, làm thay đổi hiện trạng và đang có nguy cơ quân sự hóa nhằm tạo ra sức mạnh răn đe; làm ảnh hưởng xấu đến an ninh an toàn trên không, trên biển và dưới đáy biển, hủy hoại môi trường, cản trở các hoạt động lao động hòa bình trên biển…, kéo theo sự can dự của các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến chạy đua vũ trang, đối đầu chiến lược với những hậu quả hết sức nghiêm trọng và khó lường.
Việt Nam chủ trương kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải, hàng không bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế; trong đó, có Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Tuyên bố của các bên về Ứng xử trên Biển Đông của ASEAN và Trung Quốc (DOC) và thực tâm bàn bạc sớm ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (COC).
Trong khi đó vẫn phải tăng cường hợp tác với Trung Quốc và các nước có liên quan nhằm xây dựng và củng cố lòng tin, tìm ra những điểm chung trong lợi ích chiến lược, đồng thời thẳng thắn đấu tranh trên tinh thần xây dựng.
Chỉ có vậy, mới cùng tìm ra những giải pháp mà các bên liên quan có thể chấp nhận, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế và cũng sẽ được cộng đồng quốc tế đón nhận như một đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định tại khu vực và thế giới.
Việt Nam chúng tôi đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh để giải phóng đất nước, giành được độc lập tự do, hòa bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Vì nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước cao độ, yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập tự do của Tổ quốc, bên cạnh đó, chính nghĩa của Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và nhân dân toàn thế giới.
Mặc dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng cho đến nay - ngay trong giờ phút này đây mỗi gia đình, mỗi con người, từng tấc đất Việt Nam vẫn đang phải gánh chịu hậu quả vô cùng nặng nề và lâu dài do chiến tranh để lại.
Vì vậy, mục tiêu cao cả mà chúng tôi luôn hướng tới là hòa bình - hòa bình trong độc lập, tự do; toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; hạnh phúc, ấm no của nhân dân; nỗ lực đóng góp cho hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực và thế giới.
Tôi xin kết thúc bài phát biểu tại Đối thoại ngày hôm nay bằng những câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa thế giới: "Hơn ai hết, nhân dân Việt Nam rất thiết tha với hòa bình để xây dựng đời sống của mình.."
"Muốn có hòa bình, thì phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, không can thiệp vào nội trị của nhau, không xâm lược nhau, tôn trọng lãnh thổ toàn vẹn, chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc của nhau..."
"Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi sự phân tranh trên thế giới đều có thể giải quyết bằng cách hòa bình; tin chắc rằng các nước dù chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung sống hòa bình được”.
Xin cảm ơn các quý vị đã chú ý lắng nghe!
Quỳnh Trung ghi

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Trung Quốc tuyên bố 'không khuất phục bá quyền' ở Shangri-la

Trung Quốc tuyên bố 'không khuất phục bá quyền' ở Shangri-la
Copy từ http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-tuyen-bo-khong-khuat-phuc-ba-quyen-o-shangri-la-3414150.html?utm_source=home&utm_medium=box_xemnhieunhat_home&utm_campaign=boxtracking ,đăng ngày , mục Thế giới.
Đô đốc Trung Quốc tuyên bố đến diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-la để nghe lý lẽ chứ không để tranh cãi và sẽ không khuất phục trước kẻ mạnh.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc (trái) tuyên bố tới Shangri-la để nghe lý lẽ, không khuất phục bá quyền. Ảnh: Reuters
Tờ Global Times của Trung Quốc cáo buộc truyền thông phương Tây "đổ dầu vào lửa" khi mô tả Đối thoại Shangri-la, diễn đàn an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giống như "cuộc đối đầu Mỹ - Trung". Bài báo cho rằng "không gian hợp tác" giữa Trung Quốc và Mỹ là rất rộng, vấn đề Biển Đông hoàn toàn có thể được giải quyết ổn thỏa.
Đoàn Trung Quốc đến Shangri-la không phải để cãi nhau, cũng không tới để nói riêng về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tại Shangri-la cho biết. Theo đó, Trung Quốc sẽ tận dụng triệt để diễn đàn này để nói về chính sách và thực tiễn an ninh, thúc đẩy hợp tác hòa bình.
Đây là lần thứ hai ông Tôn dẫn đầu đoàn Trung Quốc trên cương vị phó tổng tham mưu trưởng quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Trước chuyến đi, ông Tôn ngang nhiên tuyên bố các đảo, đá tại Trường Sa của Việt Nam "hoàn toàn thuộc chủ quyền Trung Quốc". Đô đốc Tôn cũng biện bạch việc xây dựng đảo nhân tạo không ảnh hưởng đến tự do hàng hải, không nhằm vào quốc gia nào.
Ông Tôn sẽ phát biểu tại Shangri-la hôm 5/6/16, tập trung vào "căn cứ lý lẽ, dùng lý lẽ thuyết phục" các nước tại Shangri-la. "Trung Quốc sẽ dùng thái độ bình tĩnh để nói về chủ quyền, không mắc bẫy dư luận tiêu cực. Trung Quốc cũng sẽ dùng diễn đàn để nói lên sự thực về những gì quân đội chúng tôi đang làm", ông Tôn nói.
Phó tổng tham mưu trưởng PLA cũng tuyên bố Trung Quốc là nước "có trách nhiệm" trong các nghĩa vụ quốc tế, nhưng "thiếu diễn đàn" để phát biểu, không tìm được "phản ứng đúng đắn" từ thế giới.
"Có lý lẽ thì đi được khắp nơi, không có lý thì nửa bước cũng khó di chuyển. Nhân dân và quân đội Trung Quốc xưa nay tin vào lẽ phải, không khuất phục trước bá quyền", ông tuyên bố.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Nước này ồ ạt bồi đắp, cải tạo trái phép 7 thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo phi pháp. Bắc Kinh từ đầu năm nay còn lộ rõ ý đồ quân sự hóa khi bố trí hệ thống tên lửa, radar và chiến đấu cơ tại Biển Đông. Tại các kỳ Đối thoại Shangri-la gần đây, hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các nước, trong đó có Mỹ.
Văn Việt

Ngoại tình tư tưởng có lỗi không?

Ngoại tình tư tưởng có lỗi không?
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/song-va-yeu/20160604/ngoai-tinh-tu-tuong-co-loi-khong/1112485.html ,đăng ngày 04-06-16, mục Nhịp sống trẻ > Sống & Yêu.
Ranh giới của tư tưởng mong manh đến mức khó đặt ra giới hạn. Chuyện bắt đầu từ những rạn vỡ khi sợi dây của tâm hồn bắt đầu đổi thay lạ lẫm.
Chẳng ai muốn tồn tại trong cuộc hôn nhân ít vị. Thế nhưng không ít cặp vợ chồng khi đã có con với nhau, sống bằng tình thương và trách nhiệm là chính. Kiểu trách nhiệm vì ta đã chọn nên phải giữ. Hay đó là kiểu trách nhiệm cứ cố gắng vì con...
Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần
Cô đơn trong chiếc áo hạnh phúc
Cưới nhau hơn mười năm, hai vợ chồng có đủ những gì cần có của một cặp vợ chồng trẻ. Một gái, một trai, một căn hộ, hai xe máy xịn nhất nhì. Nhưng chỉ người trong cuộc mới hiểu những gì đang diễn ra trong cuộc sống của họ.nhân.
Hằng ngày, chị chẳng biết làm gì khi đêm xuống thật sự lúc hai con đã ngủ. Vì anh chẳng còn nói chuyện với chị sau khi mặt trời lặn đã ba năm nay do bận bịu. Rời khỏi công ty rất muộn, anh vẫn còn những hợp đồng, mối quan hệ cùng với đối tác.nhân.
Nhưng chị đã quen dần nên chẳng đợi, chẳng trông. Hình ảnh ai đó của khu cao ốc đối diện đứng nhìn thành phố lên đèn thường xuyên làm chị nhớ. Nhiều khi chẳng rõ anh ấy là ai nếu không vô tình nhìn thấy cái đầu húi cua mới ủi ngay siêu thị mini khu cao ốc tuần rồi.nhân.
Chị nhìn anh, anh nhìn chị. Cả hai chẳng nói gì chỉ gật đầu nhè nhẹ. Nhìn mà chẳng nói, chị biết tim mình nhún nhảy. Sự nhún nhảy bất thường của trái tim khô cằn vì kiểu ràng buộc trách nhiệm non nớt, mỏng dính những rung động của tình yêu sau hôn nhân.
Thực tế, đó là kiểu ngoại tình tư tưởng.
Nhiều khi chẳng phải không hài lòng về cuộc sống sau hôn nhân, cũng chẳng phải có người thứ ba rõ ràng và cụ thể để hành vi ngoại tình xuất hiện. Nhưng chữ “phụ” cứ len lỏi và vụt sáng đôi khi nếu mối quan hệ chung sống sau hôn nhân dần dần trở nên nứt nẻ...
Nứt nẻ ở đây là do lằn ranh của sự tương tác, do sự gắn kết dần buông keo, do sự cảm nhận về bóng hình lý tưởng thay đổi dẫu mơ hồ, dẫu lung bung không định dạng.
Nhiều khi người ta cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình. Chẳng cần lãng mạn, chẳng cần quá tham lam, chẳng cần quá đa tình, phụ nữ dễ để tâm hồn lang thang vì tổn thương tự thân xuất phát từ lòng tham, từ cái nhìn phóng chiếu về một khái niệm hạnh phúc mang tính mơ hồ...
Không chỉ dừng lại ở mức độ ấy khi sự thật của hành vi đã bắt đầu manh nha. Bắt đầu cảm thấy người chung sống với mình bây giờ khác xưa nhiều quá. Mọi thứ cứ vụn rơi dần...
Không biết tự thuở nào, anh với chị mất dần cảm xúc khi gọi nhau bằng anh bằng em hay tên của nhau ngọt lịm. Thay vào đó là kiểu nói trống không: “Ăn cơm không, dọn nhé!”. Tin nhắn của anh cũng gọn đến mức bất ngờ: “Vễ trễ! Sau 11 khuya!”.
Cũng chẳng biết từ bao giờ hình ảnh của vài người đàn ông trong những câu chuyện soái ca đa tình của một trang web trở thành bạn của chị. Nhiều khi chẳng biết làm gì, chỉ biết xem và ngẫm...
Nhưng người trong cuộc không gặp, không nói chuyện bằng điện thoại, không muốn thân hơn. Cảm giác cứ thấy có lỗi cứ đeo mang nhưng rồi tự tha thứ cho mình. Vì có làm gì đâu ngoại trừ những lúc mân mê chiếc điện thoại như một thói quen trong tiềm thức.
Không có lỗi, sao kết án mình là kẻ ngoại tình? Nhưng nếu chẳng phải thình lình nhớ, thình lình thương sao chẳng thể buông chiếc điện thoại dù đôi khi chỉ là câu bông đùa vớ vẩn...
Tình trạng xa xót, cô đơn ấy là kiểu cảm xúc của ngoại tình tư tưởng. Không hài lòng về người chung sống, người ta bắt đầu thấy mình khó thở. Lại mơ, lại ngờ, lại mộng, lại không, không ít người vợ thở dài trong tâm tưởng hai chữ ngoại tình tưởng tượng.
Lối thoát cho tâm hồn
Thật xót xa khi ngọn lửa tình yêu lụi tàn mà chiếc đuốc hạnh phúc vẫn cứ trưng trổ bằng sĩ diện. Nhưng họ là người có lý trí nên có thể chỉ ngoại tình tư tưởng. Cái có thể này đó chính là hành lang giải thoát cho hành vi không phạm lỗi.
Kiểu suy nghĩ về tình yêu này là biểu hiện của sự tự nguyện ký kết hợp đồng ràng buộc đời mình cho một khung cửa sổ, một căn chung cư hay một biệt thự hào nhoáng đầy màu sắc hạnh phúc bên ngoài nhưng bên trong cứ cô đơn đến lạ...
Trái tim cứ đập theo những trách nhiệm thì thật là chán chường đến mức tệ hại. Nhưng chẳng thể cho mình chọn lựa.
Cứ cho phép mình trong tâm tưởng có một góc riêng, cứ cho phép mình lãng mạn thêm chút khi gặp ai đó trong thực tế tương thích với mong mỏi của chính mình... thời hiện tại!
Cũng chẳng biết hành vi ngoại tình tư tưởng này sẽ diễn tiến ra sao. Cái gọi là hành vi nói thế thôi nhưng màu sắc và bản chất thì hẳn là cảm xúc. Đó chính là kiểu phản ứng gắt gỏng với người chung sống, là vài phút buông rơi con để ôm khư khư chiếc laptop của riêng mình...
Không chỉ thế, còn là vài giờ cho con tim mình lén lút đi hoang, vài buổi cho mình tự gây nhớ thương đối tác và kịp thời dừng lại vì biết rằng chỉ vui vậy thôi chứ không muốn khác...
Thế nhưng, mọi sự sẽ không thể dừng lại khi đến một ngày nào đó cảm xúc sống thật cứ chực chờ bùng nổ. Đến khi không thể nong vành trái tim chịu đựng, người ta có thể sẵn sàng thay “van tim tình yêu” bởi muốn sống cho mình, muốn đi tìm chân trời hạnh phúc.
Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của tư tưởng. Cũng chính sức mạnh của tư tưởng, suy nghĩ nên không thể kiểm soát được cảm xúc và hành vi tịnh tiến.
Mọi thứ có thể xuất hiện và ta quỵ ngã ngay trong chính bức tường giới hạn của mình là không phạm lỗi.
Vậy sao chúng ta không quay lại tìm sự đồng cảm, sẻ chia từ chính người chung một mái nhà? Nếu thấy chẳng thể như xưa sao không nói với nhau để cùng điều chỉnh?
Thay đổi từ sớm và nhận ra những tín hiệu đáp ứng sau kích thích thẳng thắn với người ấy sẽ làm mỗi người ít nguy cơ tổn thương khi đã lỡ chủ quan thái quá! Đó là hành vi và thái độ trách nhiệm để dựng xây tổ ấm của mình.
Ngoại tình tư tưởng còn là kiểu cố gắng duy trì một mối quan hệ không vượt giới hạn với đối tác khác.
Đó là kiểu hành vi không mà có, có nhưng không! Vì chẳng cho phép mình hẹn hò riêng khi mình đã có gia đình. Cũng chẳng cho phép mình tạo cơ hội để người ấy biết cảm xúc của ta dày lắm, sâu lắm đến mức hình ảnh người ấy dần choáng ngợp trong tâm trí.
Chẳng thể kết án cho một hành vi ngoại tình tư tưởng khi mọi thứ vẫn còn an toàn. Tuy nhiên có lẽ đó chỉ là bề mặt!
Hệ lụy không phải là chuyện hôm nay, mà là chuyện của mai sau. Đó chính là những tan vỡ được tiên lượng từ trái tim...
PGS.TS HUỲNH VĂN SƠN