(Copy từ http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/08/150819_where-algebra-was-invented_vert_tra ; đăng ngày 19/08/15; tác giả: Phillippa Stewart)
Phillippa Stewart
19 tháng 8 2015
Ngược dòng thời gian
Với lịch sử trải dài trên 2000 năm thành phố Khiva của Uzbekistan là một Di Sản Thế Giới gồm rất nhiều những phần còn lại của các lâu đài, nhà thờ và lăng mộ từ thời kỳ hoàng kim Con đường Tơ lụa của thành phố. Được bao quanh bởi sa mạc Kyzylkum và Karakum, ốc đảo sôi động này là điểm dừng cuối cùng của các đoàn buôn trên con đường tới Iran mang theo mọi thứ từ giấy, đồ sứ và gia vị cho tới nô lệ, ngựa và trái cây. Ta không chỉ thấy lịch sử ở khắp nơi mà còn thấy cả những công trình hiện đại hòa nhập vào và tạo nên một tổ hợp đô thị điển hình cao cấp của kiến trúc Hồi giáo.
Ốc đảo pháo đài
Khiva là ốc đảo duy nhất của Uzbekistan ở sa mạc được xây dựng bảo vệ. Thành phố phía trong, gọi là Itchan Kala, được bảo vệ bằng tường gạch đất nung cao 10 mét và chính là nơi có nhiều công trình kiến trúc quan trọng nhất.
Chợ phố
Bên ngoài các tòa nhà lớn ở Itchan Kala có những hàng buôn đường phố rao mời chào hàng. Cái mũ đỏ truyền thống mày đã tìm được chủ nhân.
Cảnh quan thành phố
Đi dạo Itchan Kala ta không thể không ghé qua trường học trong nhà thờ và tháp Islām Khwaja. Nó cao 45 m là cấu trúc cao nhất Khiva.
Công trình dở dang
Một trong những công trình biểu tượng nhất ở Khiva là tháp Kalta Minor thấp và dễ thương, được bao ngoài bằng gạch men bóng sắp xếp hoa văn làm người xem sửng sốt khi bước vào Cổng phía Tây.
Tháp nhỏ
Theo truyền thuyết thì nó do quan cai trị Khiva tên là Mohammed Amin xây dựng, ông muốn tháp phải cao tới mức ông có thể trông thấy thành phố Bukhara cách 400 Km về phía Đông Nam. Công trình bắt đầu năm 1851 nhưng dừng lại sau khi ông mất vào năm 1855 với chiều rộng 14 m và cao 26 m như hiện nay.
Gạch ghép tỉ mỉ
Ta còn có thể thấy các cấu trúc gạch ghép phức tạp ở Đền thờ Mùa hè đẹp kỳ diệu ở phía trong của Kuhna Ark (dinh thự thành quách của những người cầm quyền Khiva).
Nghệ thuật địa phương
Nhà thờ được xây bao hoàn toàn bằng gạch ở địa phương, người ta cho rằng nó được xây dựng từ năm 1838.
Một di sản rực rỡ
Cấu trúc gạch ghép cực kỳ tinh xảo còn thấy ở nhiều công trình quanh Khiva. Nên khám phá tất cả các ngóc ngách của thành phố để thấy hết các kho tàng kiến trúc.
Cảm hứng toán học
Vùng Trung Á đã là trung tâm nghiên cứu của thế giới trong nhiều thế kỷ, và Khiva không phải là ngoại lệ. Abū ‘Abdallāh Muḥammad ibn Mūsā Al-Khwārizm, một học giả Ba Tư sinh khoảng năm 780, đôi khi còn được gọi là “cha đẻ của khoa học máy tính” và được cho là người phổ biến cách sử dụng số thập phân. Thực tế danh từ “đại số” là xuất phát từ luận thuyết toán học đại số của ông, gọi là Sách Bản Chất về Tính Toán Bằng Hoàn Tất và Cân Bằng. Di sản của ông có thể được thấy ở bức tượng phía ngoài Cổng phía Tây.
Đời sống bên ngoài thành
Mặc dù vẻ đẹp ở phía bên trong tường nhưng ta nên ra ngoài tường, nơi phần lớn người dân sinh sống. Ta hãy thưởng thức thi vị cuộc sống địa phương ở nơi chợ sầm uất, một nơi lý tưởng để đi vòng vèo ngắm nghía và nghe âm thanh thành phố.
Mua bán hàng ngày
Để tới đó, ta hãy rời Itchan Kala qua Cổng phía Đông; chợ ở ngay phía ngoài tường gạch đất.
Lúc uống trà
Dừng chân để uống một tách trà là một cách để hấp thụ lịch sử và vẻ đẹp của thành phố. Trà chiếm một phần rất lớn trong văn hoá Uzbekistan, và quán trà (gọi là chaikhanas) đối với người Uzbekistan là quán rượu bia (pub) đối với người Anh, rất nhiều và được ưa thích. Được mời uống trà (đen hay xanh) là dấu hiệu của sự mên khách; trà không sữa không đường, và bữa ăn thường khởi đầu và kết thúc bằng trà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét