Để không còn người chết oan dưới bánh xe của những gã uống rượu bia lái xe
Phạm Cao Trí uống rượu bia rồi lái xe trên đường Nguyễn Xiển. Tài xế này va chạm với ôtô khác nên không làm chủ được tốc độ, tông liên hoàn vào xe máy hai bên đường.
Hậu quả, chị T.T.Y.N chạy xe máy tử vong. Hai người khác bị thương, được đưa đi nhập viện.
Ngày 13.11.23.23, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Đức khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Cao Trí (39 tuổi) để điều tra về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" (theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015; sửa đổi, bổ sung 2017).
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Đức xác định, lúc 16h35' ngày 12.11, Phạm Cao Trí lái ôtô trong tình trạng say xỉn. Trong máu có nồng độ cồn là 188,8mg/100ml máu, vượt mức kịch trần).
Một cô gái trẻ mới 18 tuổi mất mạng vì một người say lái xe, quá tức tưởi. Cha mẹ, người thân của nạn nhân đau khổ tột cùng vì cái chết quá oan nghiệt của con mình.
Hai người bị thương, cho dù có qua khỏi, cũng bị tổn thương nặng nề về sức khỏe, tâm lý, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, nếu chẳng may thương tật dẫn đến mất sức lao động, thiệt thòi cả cuộc đời.
Tất cả chỉ vì một người say ngồi sau tay lái.
Trên diễn đàn Quốc hội mấy ngày qua bàn luận sôi nổi về chuyện uống rượu bia lái xe. Có một số ý kiến cho rằng, cần xem lại có nên bắt buộc không nồng độ cồn hay nới lỏng ở tỉ lệ cho phép.
Việc xác định nồng độ cồn bao nhiêu trong máu là do cơ chế tự nhiên, do ăn uống những thực phẩm, thức uống không phải rượu bia, đó là việc của các nhà khoa học, qua đó làm căn cứ cho nhà xây dựng luật phù hợp với thực tế. Nhưng chỉ có một điều duy nhất không thể thay đổi, và phải trở thành nhận thức, suy nghĩ thường trực đối với từng người, đó là đã uống rượu bia thì không lái xe.
Đã có quá nhiều cái chết oan ức, tức tưởi vì tai nạn giao thông mà nguyên nhân là do lái xe say xỉn. Cho nên, phải thẳng tay nghiêm trị người vi phạm nồng độ cồn, không có bàn tới bàn lui gì nữa.
Trở lại vụ tai nạn trên, lái xe Phạm Cao Trí đã bị khởi tố, tạm giam.
Nhưng xử lý hình sự khi lái xe đã gây ra tai nạn chết người thì đã chậm một bước, mạng người đã mất không thể lấy lại được cho dù xử người vi phạm kịch khung hình phạt. Do đó, phải tính tới việc xử lý hình sự đối với người vi phạm nồng độ cồn ở mức cao, không cần phải gây ra hậu quả.
Trong bài "Phạt tù lái xe có nồng độ cồn cao chắc chắn sẽ hạn chế tai nạn giao thông" ngày 12.11, Lao Động nêu quan điểm, ủng hộ đề xuất áp dụng án phạt tù vào quy định xử phạt nồng độ cồn, kể cả chưa gây tai nạn.
Phải bổ sung hình thức chế tài này, đó là cách góp phần hạn chế tai nạn giao thông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét