Thứ Năm, 28 tháng 9, 2023

Khí phách Việt Nam

 Thời sự Bình luận

dvniwn copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 28/09/2023 13:48

Khí phách Việt Nam

Trong những năm vừa qua, người Việt Nam chúng ta chứng kiến nhiều lần "đường lưỡi bò" xuất hiện trong các sự kiện, trên các phương tiện khác nhau, gây bức xúc trong dư luận.

Làn sóng phản đối "đường lưỡi bò" thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, một thái độ dứt khoát đối với những âm mưu tuyên truyền chủ quyền quốc gia sai trái và là một bài học về bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa.

Điều đáng quý hơn khi đó là những hành động của từng cá nhân ở các sự kiện quốc tế. Thái độ, khí phách và bản lĩnh Việt Nam không chỉ được người dân trong nước cảm thấy tự hào mà còn khiến cộng đồng quốc tế nể phục về hình ảnh đất nước, văn hóa yêu nước của người Việt Nam.

Đó là những gì chúng ta cảm nhận qua hình ảnh của anh Trần Quyết Chiến tại trận đấu giao hữu với tay cơ hàng đầu thế giới Dick Jaspers ở Thượng Hải. Sự việc xảy ra khi trận đấu giữa Trần Quyết Chiến và Dick Jaspers đang trực tiếp trên sóng truyền hình và điều không ngờ đã xuất hiện trước mắt người xem - một bản đồ Trung Quốc lồng ghép với "đường lưỡi bò". 

Đây là một hành động không chỉ phản cảm, không đẹp trong thể thao mà còn như một thách thức đối với cơ thủ Việt Nam và người dân Việt Nam. Tuy nhiên, Trần Quyết Chiến đã đưa ra một quyết định đầy ý nghĩa: bỏ giải đấu để thể hiện sự tự tôn chủ quyền lãnh thổ quốc gia và tình yêu nước của một người Việt Nam.

Chúng ta đều biết rằng thể thao là phương tiện tuyệt vời để kết nối và tôn vinh các giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc. Tinh thần vì màu cờ sắc áo, tình yêu nước chính là động lực mạnh mẽ để các vận động viên nỗ lực đạt thành tích cao nhất.

Trở lại với sự kiện ở Thượng Hải, chúng ta có thể thấy Trần Quyết Chiến không chỉ là một cơ thủ xuất sắc mà còn là người đại diện cho tình yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc khi đứng lên thể hiện thái độ dứt khoát bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. 

Ông cha ta từng nói: "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" với ý rằng quốc gia thịnh hay suy, mỗi người bình thường đều phải có trách nhiệm. Hành động đáng tự hào của Trần Quyết Chiến chính là hình ảnh truyền cảm hứng nhất về những giá trị Việt Nam trên trường quốc tế.

Tôi tin rằng sự việc Trần Quyết Chiến quyết định bỏ giải đấu giao hữu này sẽ nhận được sự chú ý, đánh giá cao bởi cả cộng đồng thể thao và những người quan tâm, phản đối "đường lưỡi bò" trên toàn thế giới. Hành động của Trần Quyết Chiến đã thể hiện rõ nhất cách thức phản ứng, tinh thần dân tộc của người Việt Nam nói chung trong việc bảo vệ giá trị quốc gia và tôn trọng chủ quyền của dân tộc mình. Đây là điều sẽ nhận được nhiều tình cảm và sự tôn trọng của nhân dân toàn thế giới.

Câu chuyện truyền cảm hứng này là điều khẳng định mỗi người Việt Nam khi ra nước ngoài cũng như vận động viên khi đi thi đấu quốc tế là một đại sứ thương hiệu của đất nước - chuyên chở những hình ảnh đẹp, câu chuyện hay, ví dụ tốt về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. 

Đây là trách nhiệm quan trọng, niềm tự hào của mỗi người Việt Nam. Ý thức về trách nhiệm và niềm tự hào đó khiến mỗi người tự tin, bản lĩnh hơn, đồng thời giúp cho đất nước ta trở nên vĩ đại hơn, đúng với mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một đất nước Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Cơ thủ Trần Quyết Chiến bỏ giải đấu giao hữu ở Trung Quốc vì "đường lưỡi bò"Cơ thủ Trần Quyết Chiến bỏ giải đấu giao hữu ở Trung Quốc vì 'đường lưỡi bò'

Tối 24-9, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM Nguyễn Nam Nhân xác nhận với Tuổi Trẻ sự việc vận động viên Trần Quyết Chiến bỏ sự kiện ở Trung Quốc vì 'đường lưỡi bò'.

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

 

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

Quang An - Văn Trường

(Baonghean.vn) - Trong đợt mưa lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An các ngày 26 - 27/9 thì huyện Quỳ Châu là địa phương thiệt hại nặng nề nhất, với hơn 1.000 hộ dân bị ngập. Sau khi nước rút, nhiều công trình, hoa màu trên địa bàn bị hư hỏng nặng, tài sản của người dân chìm trong bùn đất.

01:25/01:25
Clip: Quang An - Văn Trường
bna_tt.jpg
Từ ngày 26 -27/9/23, trên địa bàn Nghệ An có mưa to liên tục, nước lũ dâng cao, nhiều địa phương bị ngập, trong đó huyện Quỳ Châu là "tâm lụt" của tỉnh. Mực nước có nơi lên đến 4 mét, nhiều địa phương ngập sâu như thị trấn Tân Lạc, các xã: Châu Hạnh, Châu Bình, Châu Hội.... Ảnh: Nước ngập sâu tại thị trấn Tân Lạc ngày 27/9. Ảnh: Q.A
bna_rút.jpg
Ghi nhận của phóng viên, trong sáng 28/9/23, trên địa bàn huyện Quỳ Châu, nước lũ đã cơ bản rút, chỉ còn ngập cục bộ tại một số điểm, vệt nước dâng cũ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ảnh: Văn Trường
bna_rau.jpg
Gần 500 ha cây trồng trên địa bàn huyện đã bị chìm trong nước, đổ ngã, đặc biệt là lúa mùa đang trong thời kỳ sinh trưởng tốt nhất. Ảnh: Văn Trường
bna_chau hạnh.jpg
Tại xã Châu Hạnh, đường vào bản Minh Tiến đã bị cuốn trôi, chia cắt, nhiều diện tích lúa bị đổ rạp. Ảnh: Quang An
bna_van truong m2.JPG
Thị trấn Tân Lạc là địa phương thiệt hại nặng nề nhất trong đợt mưa vừa qua. Theo thống kê, toàn thị trấn có hơn 200 hộ dân bị ngập, có những hộ ngập sâu đến 4 mét, nước dâng lên tận nóc nhà. Trong ảnh: Căn nhà trọ của bà Nguyễn Thị Vinh ở khối 4, thị trấn Tân Lạc tan hoang sau lũ. Ảnh: Văn Trường
bna_tan.jpg
Em Cẩm Tuấn Tú ở xã Châu Thuận, thuê trọ tại thị trấn Tân Lạc cho biết: Trong ngày 27/9/23, nước lên nhanh, chúng em chỉ kịp ôm đồ đạc rồi chạy lên cao để tránh lũ, chỉ 1 tiếng sau, nhà trọ của em đã chìm trong nước, may mà chúng em chạy kịp thời... Ảnh: Quang An
bna_nhà.jpg
Nhiều căn nhà bị hư hỏng, tốc mái sau mưa lũ. Ảnh: Văn Trường
bna- quy châu .jpeg
Tài sản của nhiều hộ dân bị hư hỏng hết. Ảnh: Quang An
bna_đồ.jpg
Nhiều đồ đạc của người dân ngập đầy bùn đất. Ảnh: Quang An
bna_van truong mm.JPG
Những bộ quần áo phủ đầy màu bùn. Ảnh: Văn Trường
bna_giấy.jpg
Toàn bộ sách, vở của các em học sinh vùng lũ đã bị ướt nhẹp, không thể sử dụng được nữa. Ảnh: Quang An
bna_giấy 2.jpg
Trong đó, có những quyển vở trắng tinh, chưa ghi chép gì. Ảnh: Văn Trường
BNA_9355.JPG
Nhiều phương tiện của người dân cũng bị chìm trong bùn, chết máy. Theo thống kê của huyện Quỳ Châu, toàn huyện có khoảng 1.108 hộ bị ngập, trong đó, tại thị trấn Tân Lạc có 4 khối bị ngập, với khoảng 200 hộ. Xã Châu Hạnh có 5 bản bị ngập, với khoảng 146 hộ; xã Châu Tiến có 4 bản bị ngập, với khoảng 566 hộ; xã Châu Bình có 5 bản bị ngập, với khoảng 50 hộ… Trên các tuyến đường giao thông có nhiều điểm hư hỏng như Quốc lộ 48 A, Quốc lộ 48B, Quốc lộ 48D. Tất cả các cầu tràn trên địa bàn huyện Quỳ Châu đều bị ngập. Đối với sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích lúa bị thiệt hại 442 ha, mía 91,3 ha, sắn 4,1 ha... Ảnh: Văn Trường

Philippines phá 'thế trận vùng xám' của Trung Quốc

 Thế giới

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 28/09/2023 09:51

Philippines phá 'thế trận vùng xám' của Trung Quốc

Sự kiện Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) chủ động tháo gỡ đoạn phao chắn nổi dài 300m ở khu vực bãi cạn Scarborough vào ngày 25-9 đang tạo nên những quan ngại mới ở khu vực.

Một thành viên của PCG cắt đoạn dây thừng nối với phao chắn nổi do Trung Quốc dựng lên ở khu vực bãi cạn Scarborough trên Biển Đông - Ảnh: REUTERS

Một thành viên của PCG cắt đoạn dây thừng nối với phao chắn nổi do Trung Quốc dựng lên ở khu vực bãi cạn Scarborough trên Biển Đông - Ảnh: REUTERS

Động thái đơn lẻ này không chỉ cho thấy khả năng phản ứng nhanh chóng của nhóm các quốc gia ASEAN giáp Biển Đông, mà còn thể hiện sự linh hoạt của nhóm này trong phương thức xử lý các thế trận "vùng xám" mà Trung Quốc đang tăng cường trên Biển Đông.

"Cách tiếp cận mềm"

Thế trận "vùng xám" trên Biển Đông bao gồm những khu vực biển được Trung Quốc triển khai các đội tàu dân binh và tàu chấp pháp hàng hải (hải cảnh, hải tuần) và duy trì các đội hình vây lấn nhằm tạo ra sự răn đe cần thiết ở mức độ "cận xung đột" đối với lực lượng của nhóm quốc gia láng giềng.

Thế trận này hiện đang được Trung Quốc triển khai quy mô lớn ở cả hai vành đai phía đông (giáp biển Philippines) và phía tây (giáp khu vực đặc quyền kinh tế cùng thềm lục địa của Việt Nam).

Ngoài các phương thức tiếp cận "cận xung đột" như chiếu đèn laser cấp độ quân sự (tháng 2-2023) hay phun vòi rồng (tháng 8-2023), lực lượng hải cảnh và dân binh Trung Quốc còn nhiều lần tiến hành các hoạt động vây lấn bằng việc tập hợp số lượng tàu lớn để trấn giữ các thực thể có vị trí quan trọng trên biển.

Cách tiếp cận này có lợi thế là vừa không đủ để leo thang thành xung đột, vừa dễ tạo chuyển biến trên thực địa do gây sức ép bất đối xứng. Số lượng và quy mô tàu của Trung Quốc đông hơn khiến đối phương dễ suy giảm ý chí.

Để ứng phó, Philippines đã nhiều lần vận động ngoại giao để nhận được sự lên tiếng của quốc tế cùng phản đối hoặc quan ngại ở cấp độ nguyên thủ, bên cạnh các hoạt động phản đối ngoại giao song phương như triệu tập đại sứ Trung Quốc, gửi công hàm phản đối nhưng vẫn không hiệu quả.

Các lực lượng trong thế trận "vùng xám" của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng cường hoạt động. Gần đây nhất họ đã thả phao chắn nổi (một dây neo treo bằng phao) để ngăn lối vào bãi cạn Scarborough. Lần này, triển khai "cách tiếp cận mềm", PCG đã đóng giả ngư dân đi trên một chiếc tàu cá nhỏ để tiếp cận và cắt đứt hàng rào nổi nói trên.

Việc xuất hiện các phóng viên của nhiều hãng truyền thông trên chiếc tàu này dường như đã hiệu quả khi cả bốn tàu Trung Quốc có mặt tại hiện trường đều không có hành động cản trở nào với việc tiếp cận hàng rào của tàu Philippines. Thậm chí, theo lời người phát ngôn PCG Jay Tarriela, các tàu hải cảnh Trung Quốc sau đó còn dỡ bỏ luôn rào chắn nổi này khi phát hiện sự đứt đoạn.

Mục tiêu "kép"

Động thái cắt rào chắn nổi lần này không chỉ giúp chính phủ của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. gia tăng uy tín mà còn góp phần thực hiện hai mục tiêu tương hỗ quan trọng mà các nước ASEAN giáp Biển Đông đang nỗ lực thực hiện.

Bãi cạn Scarborough có vị trí quan trọng trong việc ngăn chặn thế trận "nối dài" sự hiện diện phi pháp nhưng thường trực của lực lượng dân binh và chấp pháp của Trung Quốc từ đảo Hải Nam qua khu vực Hoàng Sa và đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Có thể thấy các thế trận "vùng xám" gần đây đã được Trung Quốc tiến hành cùng lúc ở các khu vực như đảo Tri Tôn (xây dựng đường băng), đá Bắc và đá Bông Bay (hai trạm mặt đất cho hệ thống vệ tinh Beidou), bãi Scarborough (lập rào chắn nổi), bãi Sa Bin, đá Khúc Giác (dùng chất tẩy trắng để nghiền nát các mảng san hô)… Tất cả đều nằm trong thế trận "nối dài" này.

Do đó, động thái của PCG lần này có giá trị rất lớn trong việc ngăn cản kịch bản Trung Quốc xây dựng các khuôn khổ hạ tầng kết nối tuyến đường từ Hoàng Sa đến Trường Sa. Dựa trên nền tảng này, Philippines cũng sẽ có thêm nhiều thời gian để cùng các nước ASEAN giáp Biển Đông tiến hành đàm phán giải quyết song phương các vấn đề trên biển.

Đồng thời nước này cũng hoàn thành các kiến trúc hợp tác an ninh hàng hải ba bên Philippines - Mỹ - Nhật và bốn bên Philippines - Mỹ - Nhật - Úc trong tổng thể thế trận an ninh tập thể của chính quyền Tổng thống Ferdinand Marcos Jr..

Phát huy sự linh hoạt

Động thái cắt hàng rào nổi của Philippines tuy chỉ mang tính đơn lẻ nhưng lại tạo được hiệu quả trong việc "tiếp cận mềm" nhằm khống chế các thế trận "vùng xám" của Trung Quốc.

Với mục tiêu "kép" vừa muốn ngăn cản các kế hoạch thay đổi hiện trạng Biển Đông của Trung Quốc vừa trở thành điểm gắn kết vào kiến trúc của nhóm cường quốc hàng hải thuộc bộ tứ (Mỹ - Nhật - Ấn - Úc), chính quyền ông Ferdinand Marcos Jr. thực sự đang phát huy cao độ sự linh hoạt trong thế trận chung của khối ASEAN giáp Biển Đông.

Philippines khẳng định Trung Quốc khơi mào căng thẳng ở bãi cạn ScarboroughPhilippines khẳng định Trung Quốc khơi mào căng thẳng ở bãi cạn Scarborough

Trong tuyên bố mới nhất, bộ trưởng quốc phòng Philippines tố Trung Quốc là bên khơi mào căng thẳng khi chặn ngư dân của nước này hoạt động ở khu vực bãi cạn Scarborough, Biển Đông.

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2023

Phụ huynh lớp 1 tố cô giáo thu quỹ 10 triệu đồng 1 học sinh

 Giáo dục

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 27/09/2023 19:04

Phụ huynh lớp 1 tố cô giáo thu quỹ 10 triệu đồng 1 học sinh

MỸDUNG
và 1 tác giả khác 

Đầu năm học 2023-2024, lớp 1/2 Trường tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh, TP.HCM, thu quỹ phụ huynh đến 10 triệu đồng/học sinh. Mới vào học được vài tuần, quỹ này đã chi hơn 260 triệu đồng.

Bảng thu chi quỹ PHHS do phụ huynh cung cấp - Ảnh: NVCC

Trao đổi với Tuổi Trẻ, phụ huynh lớp này cho biết hồi cuối tháng 8, trong buổi họp đầu năm, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu mỗi phụ huynh đóng 10 triệu đồng tiền quỹ để dùng chi tiêu trong 5 năm. Lớp có sĩ số 32 học sinh, trong đó có những phụ huynh không đồng ý nhưng vẫn phải đóng.

Theo bảng thu chi mà phụ huynh gửi cho Tuổi Trẻ, đầu năm học 2023 - 2024, quỹ phụ huynh lớp 1/2 thu được 310 triệu đồng. Tuy nhiên chỉ mới mười mấy ngày nhưng quỹ này đã chi tới 260.328.500 đồng.

Cụ thể, quỹ lớp này đã chi những khoản: Chi ứng trước cho nhà thầu sửa chữa phòng học (150 triệu đồng); Chi quỹ cho cô Thủy mua quà cho học sinh ngày 21-8, mua đồ trang trí lớp, mua cây xanh để ở lớp: 10 triệu đồng; Chi thanh toán tiền sửa chữa phòng học: 50 triệu đồng; Chi phí văn nghệ: 4 triệu đồng; Chi tiền sơn bàn ghế, lót gạch bên hông: 5,5 triệu đồng; 

Chi cho cô Thu mua đồ dùng cho học sinh và đồ để vệ sinh lớp: 2.783.500 đồng; Chi tiền mua micro gắn loa có sẵn từ ti vi: 1.530.000 đồng; Chi ăn uống và gấu bông các buổi tập văn nghệ: 5.046.000 đồng; Chi tiền mua vải thun làm rèm treo thay đồ cho các con: 277.000 đồng; 

Chi hỗ trợ nguyên năm cô Thu nhờ thêm người bưng bê dọn dẹp ăn trưa trước lớp: 1.500.000 đồng; Chi tiền hỗ trợ cô Thu nguyên HKI: 4 triệu; Tiền hòa mạng Internet và đóng cước 6 tháng: 1.620.000 đồng; Chi trả tiền còn lại chi phí xây dựng lớp cho bên thầu xây dựng: 20 triệu đồng; Chi tiền trang phục chị Hằng, chú Cuội: 1,5 triệu đồng; Chi tiền lồng đèn: 2,572 triệu đồng...

Chị N.T. - một phụ huynh - nói: "Đến lúc sửa chữa xong, chi ra mới phát hiện sửa chữa hết hơn 260 triệu. Chi trước rồi mới báo lại cho phụ huynh, đâu có được, người ta đóng 10 triệu đồng có nghĩa chi gì thì phải thông báo trước để hỏi ý kiến phụ huynh có đồng ý hay không. Tự nhiên cái gì mà trồng bông, trồng hoa, lót sàn, mạng Internet cũng phụ huynh đóng vậy vai trò của nhà trường đâu. 

Chi những khoản vô cớ, làm lồng đèn hết 4 triệu, múa 8 triệu, múa khai giảng thôi mà chi tới mức đó. Thu chi không có thông báo, thu trước mới đưa ra thông báo, không hóa đơn, không đóng mộc, cứ cô kêu là chi. Sau khi phụ huynh phản ứng thì cô mới hẹn lên để trả tiền bảo mẫu, giờ quỹ còn năm mươi mấy triệu thôi".

"Tôi rất bức xúc. Chúng tôi muốn được tôn trọng, việc thu chi phải báo trước với phụ huynh chứ không phải chi rồi mới thông báo" - phụ huynh T. nhấn mạnh.

Có ba con đã và đang học tại trường, anh Q. (phụ huynh lớp 1/2) cũng bức xúc vì mức thu mọi năm chỉ 6-7 triệu đồng, riêng năm nay lại tăng lên 10 triệu đồng.

Anh Q. nói thêm rằng với hai đứa con đầu "thì chuyện đó cũng bình thường, tiền đóng vào để chi cho nhiều thứ, tới năm nay về các mục thì giống như năm rồi, riêng về số tiền chi ra cho các mục lại quá cao. Hơn 260 triệu đồng mà chi chỉ trong nửa tháng, cao hơn mặt bằng chung, cao hơn cả nhu cầu. 

Nếu dùng vật tư xa xỉ thì thấy cũng vô lý, em bé ở đó có 5 năm mà mình chỉ sửa phòng chứ không xây mới. Giờ người ta xây nguyên căn nhà 200 triệu đồng mà sửa cái phòng đã hơn 200 triệu đồng thì số tiền quá lớn".

Trả lời báo VnExpress sáng 27-9, bà Bùi Thị Hải Yến, hiệu trưởng Trường tiểu học Hồng Hà, xác nhận lớp 1/2 có dự tính các khoản thu chi như trên. Bà đã yêu cầu lớp này tạm dừng việc này để phụ huynh xem xét lại.

"Trường không biết số tiền thu chi cho đến khi nhận được phản ánh...", bà Yến khẳng định trường không yêu cầu hay kêu gọi phụ huynh đóng quỹ hay hỗ trợ bất cứ khoản nào.

PV Tuổi Trẻ Online đã đến trường cũng như gọi điện và nhắn tin nhiều lần đề nghị được gặp hiệu trưởng Trường tiểu học Hồng Hà để lắng nghe ý kiến về những bức xúc này của phụ huynh, nhưng không nhận được câu trả lời chính thức từ nhà trường.

"Rút ruột" quỹ phụ huynh, hiệu trưởng và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh bị khởi tố'Rút ruột' quỹ phụ huynh, hiệu trưởng và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh bị khởi tố

TTO - Hiệu trưởng và trưởng ban đại diện hội cha mẹ học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Sơn bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Chủ tịch nước: Nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

 Thời sự

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 27/09/2023 17:52

Chủ tịch nước: Nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng yêu cầu Bình Phước phải gắn đảm bảo quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng yều cầu Bình Phước nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng yều cầu Bình Phước nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn - Ảnh: TTXVN

Chiều 27-9-23, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về tình hình, kết quả thực hiện công tác an ninh quốc phòng, đối ngoại, cải cách tư pháp trên địa bàn.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ghi nhận, hoan nghênh những kết quả nổi bật mà Bình Phước đạt được trong nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cải cách tư pháp gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

Điều này thể hiện qua việc Tỉnh ủy Bình Phước đã ban hành các chương trình, kế hoạch hành động triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng; quản lý tốt an ninh biên giới, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; tình hình tôn giáo, dân tộc cơ bản ổn định; không để xảy ra điểm nóng phức tạp…

Trong tình hình thế giới, khu vực còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường cần phải thích ứng ở mức độ cao hơn. Chủ tịch nước lưu ý Bình Phước cần tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

"Phải gắn bó chặt chẽ giữa bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn", Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nói.

Bên cạnh đó, Bình Phước cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của dân quân tự vệ, dự bị động viên. Coi trọng xây dựng lực lượng dân quân thường trực, dân quân ở những địa bàn trọng điểm, tuyến biên giới. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, hành động của toàn dân trong bảo vệ tổ quốc.

Về đối ngoại, Chủ tịch nước đề nghị Bình Phước cần tiếp tục đẩy mạnh, phát huy hơn nữa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam - Campuchia. Trong đó, tăng cường phối hợp giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh, kết hợp với phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với nước bạn, nhất là các địa bàn biên giới.

Đối với công tác cải cách tư pháp, Chủ tịch nước yêu cầu Bình Phước cần triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 27 về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sát với tình hình thực tiễn của địa phương.

Vươn lên top 20 tỉnh thành có thu nhập cao

Báo cáo tại buổi làm việc, bà Trần Tuệ Hiền, chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết 3 năm qua kinh tế tỉnh duy trì ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 7,92%, GRDP bình quân đầu người đạt 93,2 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyện dịch đúng hướng, thu hút 110 dự án FDI với tổng số vốn hơn 1,27 tỉ USD.

Công tác quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác đối ngoại được duy trì, củng cố, tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác, xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài…

Chủ tịch nước dự lễ khánh thành công trình "Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Trường tiểu học Tân Xuân C (TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) - Ảnh: A LỘC

Chủ tịch nước dự lễ khánh thành công trình "Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Trường tiểu học Tân Xuân C (TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) - Ảnh: A LỘC

Ông Nguyễn Mạnh Cường, bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, cho biết sau 26 tái lập tỉnh, kinh tế Bình Phước phát triển rất nhanh, xấp xỉ mức trung bình của cả nước. Hiện tỉnh đã vươn lên đứng thứ 21 trong số 63 tỉnh thành.

"Tỉnh cố phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ này sẽ vượt lên, nằm trong top 20 tỉnh thành có thu nhập cao của cả nước", ông Cường nói. Mặt khác, ông thừa nhận tỉnh vẫn chưa cân đối được ngân sách và cho biết sẽ cố gắng cân đối ngân sách vào cuối nhiệm kỳ này.

Ngoài ra, trong nửa nhiệm kỳ này, Bình Phước cũng gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, nhất là phòng chống COVID-19. Dù nằm sát "tâm dịch" Bình Dương nhưng Bình Phước giữ vững phòng tuyến rất tốt, số người chết rất thấp. Đặc biệt, Bình Phước giữ nguyên vẹn nền kinh tế năm 2021.

Cụ thể, tăng trưởng kinh tế cả nước khoảng 2% thì Bình Phước vẫn đạt khoảng 7% và trung bình 3 năm qua đạt xấp xỉ 8%. Trong 9 tháng 2023, lần đầu Bình Phước lọt top 10 tỉnh thành thu hút FDI của cả nước.

Ngoài ra, các mặt quốc phòng an ninh, đối ngoại, văn hóa đều được tỉnh quan tâm, đảm bảo… Đặc biệt, công tác ngoại giao giữa Bình Phước với Campuchia rất tốt. Không chỉ có quan hệ tốt với 3 tỉnh biên giới của nước bạn mà đã mở rộng thêm 3 tỉnh tiếp giáp.

Kiến nghị phát triển đề án phát triển dân cư khu vực biên giới

Kiến nghị tại buổi làm việc, bà Trần Tuệ Hiền đã nêu 5 nội dung. Trong đó, kiến nghị Chính phủ sớm triển khai đề án phát triển dân cư khu vực biên giới và đưa vào quy hoạch đất ở. Từ đó, có cơ sở pháp lý trong việc cấp đất và quyền sự dụng đất cho các hộ dân khu dân cư liền kề biên giới; đảm bảo cuộc sống lâu dài của người dân, tham gia giữ gìn chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ nghiên cứu có chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ cơ sở ở các địa phương. Tăng cường hỗ trợ đào tạo năng lực cho cán bộ người dân tộc thiểu số để đảm bảo nguồn cơ cấu cán bộ dân tộc thiểu số, nhất là các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, bà Hiền kiến nghị các cơ quan trung ương tiếp tục thúc đẩy đàm phán giải quyết các đoạn biên giới còn tồn đọng trong công tác phân giới cắm mốc giữ Việt Nam và Campuchia.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, động viên bà con vùng lũ quét ở Sa PaChủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, động viên bà con vùng lũ quét ở Sa Pa

Chiều 22-9-23, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến thị sát và thăm hỏi, động viên bà con vùng lũ quét tại xã Liên Minh, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Tăng hình phạt 2 cựu cán bộ công an dùng nhục hình làm chết nghi can

 Pháp luật

dvien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 27/09/2023 16:54

Tăng hình phạt 2 cựu cán bộ công an dùng nhục hình làm chết nghi can

Chiều 27-9-23, TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên tăng hình phạt đối với bị cáo Huỳnh Ngọc Tòng (cựu đội phó đội điều tra Công an TP Cao Lãnh) và Phạm Xuân Bình (cựu cán bộ đội điều tra Công an TP Cao Lãnh) về tội dùng nhục hình.

Huỳnh Ngọc Tòng và Phạm Xuân Bình trong phiên tòa trước đó - Ảnh: THÀNH NHƠN

Theo đó, hội đồng xét xử chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM, tăng nặng hình phạt đối với hai bị cáo.

Cụ thể, tòa tuyên phạt bị cáo Huỳnh Ngọc Tòng (cựu đội phó đội điều tra Công an TP Cao Lãnh) 5 năm 6 tháng tù (án sơ thẩm 2 năm tù); phạt bị cáo Phạm Xuân Bình (cựu cán bộ đội điều tra Công an TP Cao Lãnh) 5 năm tù (án sơ thẩm 1 năm 6 tháng tù) về tội dùng nhục hình.

Theo hội đồng xét xử, việc cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết giảm nhẹ để làm căn cứ tuyên xử các bị cáo dưới mức khởi điểm của khung hình phạt là không tương xứng mức độ, tính chất, hậu quả do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra.

Cạnh đó, xét kháng cáo về trách nhiệm dân sự của Công an TP Cao Lãnh, hội đồng xét xử xét thấy Công an TP Cao Lãnh phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao; nếu đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. 

Từ đó hội đồng xét xử buộc Công an TP Cao Lãnh tiếp tục bồi thường chi phí mai táng, tổn thất tinh thần… 195 triệu đồng cho phía bị hại.

Đối với việc luật sư bào chữa của bị cáo có khiếu nại về tố tụng, hội đồng xét xử xét thấy vụ án đã hủy 2 lần, kéo dài hơn 10 năm, tuy cấp sơ thẩm có thiếu sót như nhận định của các bản án phúc thẩm trước đây nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án, nên việc đề nghị tiếp tục hủy án là không cần thiết.

Về việc các bị cáo cho rằng bỏ lọt tội phạm, theo lời khai của nhân chứng, ngoài hai bị cáo còn có một số người khác tham gia đánh bị hại… Xét thấy quá trình điều tra cấp sơ thẩm đã nhận định chưa đủ cơ sở để kết luận về vai trò đồng phạm của những người này, do đó cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ, nếu có căn cứ sẽ xử lý.

Theo nội dung vụ án, ngày 16-11-2012, Nguyễn Tuấn Thanh (ngụ xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) bị Công an TP Cao Lãnh phối hợp với Công huyện Tháp Mười bắt giữ và di lý về trụ sở Công an TP Cao Lãnh để điều tra, vì nghi Thanh là đối tượng trong chuyên án trộm cắp xe máy.

Tại đây Thanh được Bình, Tòng lấy lời khai và Thanh khai nhận đã trộm tổng cộng 6 xe máy. Xong buổi làm việc, Thanh được đưa về trại tạm giữ với những vết bầm tím trên người và có ghi vào biên bản bàn giao người.

Ngày 17-11, Thanh được trích xuất ra làm việc với cán bộ PC45 Công an tỉnh Đồng Tháp. Tại đây Thanh được hỏi cung, tuy nhiên không ghi biên bản lời khai.

Khoảng 12h cùng ngày, một cán bộ vào phòng thì thấy Thanh không ăn cơm và đầu gục xuống bàn nên đỡ Thanh dậy thì thấy mặt Thanh bị xanh, miệng chảy nước dãi nên báo lãnh đạo Công an TP Cao Lãnh. Thanh được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp nhưng đã tử vong.

Kết quả giám định pháp y nguyên nhân tử vong của Thanh được xác định là do tình trạng suy tuần hoàn cấp không hồi phục trên nạn nhân bị chấn thương do tác động của vật tày với lực tác động mạnh ở nhiều vùng cơ thể, trong đó có vùng nguy hiểm là vùng mũi ức, thượng vị.

Hoãn xử vụ cựu cán bộ Công an TP Cao Lãnh dùng nhục hình làm chết nghi canHoãn xử vụ cựu cán bộ Công an TP Cao Lãnh dùng nhục hình làm chết nghi can

Sáng 11-7, TAND cấp cao tại TP.HCM đã mở phiên tòa xử phúc thẩm đối với 2 bị cáo Huỳnh Ngọc Tòng (cựu phó đội trưởng Đội điều tra Công an TP Cao Lãnh) và Phạm Xuân Bình (cựu cán bộ điều tra Công an TP Cao Lãnh) về tội dùng nhục hình.