Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023

Tầm nhìn 'hổ châu Á'

 Thời sự Bình luận

dvnien copy từ https://tuoitrẻ.v/..., trang web này đăng ngày 11/09/2023 09:27

Tầm nhìn 'hổ châu Á'

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam, những ưu tiên hàng đầu của ông sẽ là việc nâng cấp mối quan hệ và tăng cường hợp tác Việt - Mỹ trong một số lĩnh vực như an ninh mạng, giáo dục, năng lượng xanh và có lẽ là phát triển các công nghệ cao.

Hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden chiều 10-9 - Ảnh: HẢI HUY

Hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden chiều 10-9 - Ảnh: HẢI HUY

Khuôn khổ hợp tác "Đối tác chiến lược toàn diện" sẽ đặt Mỹ vào vị trí ngang với các đối tác tin cậy của Việt Nam như Nga hay Trung Quốc.

Trong thực tế, nó làm tăng niềm tin từ hai nước rằng họ có thể hợp tác ở các chủ đề có mối quan tâm và lợi ích chung.

Đến nay, khi Mỹ là nhà nhập khẩu lớn nhất đối với Việt Nam, tạo ra thặng dư thương mại 100 tỉ USD cho Việt Nam, việc củng cố mối quan hệ hợp tác này là điều rất có ý nghĩa.

Chẳng hạn, nếu Việt Nam muốn cải thiện an ninh mạng, Việt Nam có thể cần một trung tâm điện toán đám mây nội địa và đây có thể là sự hợp tác giữa hai nước, bao gồm việc đào tạo các nhà khoa học máy tính.

Thực tế Việt Nam có cơ hội tốt để thành "hổ châu Á" so với một số nước khác trong ASEAN. Tuy nhiên, Việt Nam cần thúc đẩy lĩnh vực tư nhân, trình độ kỹ thuật trung và cao cấp, cũng như tiếp tục cải cách.

GS David Dapice (ĐH Harvard) - Ảnh: NVCC

GS David Dapice (ĐH Harvard) - Ảnh: NVCC

Mỹ có thể hỗ trợ về mặt giáo dục, đầu tư công nghệ cao và các dự án chung trong lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, các khoản vay cho tài chính xanh cũng có thể là một động lực.

Đối với Mỹ, Việt Nam chắc chắn nằm trong danh sách "bạn bè" và có vị thế tốt để thay thế một phần trong xuất khẩu của các nước trong khu vực. Điều này được phản ánh qua các khoản đầu tư của Foxconn và Pegatrong, một nhà cung cấp lớn của Apple.

Điều quan trọng là Việt Nam có thể gia tăng giá trị trong nước, vì điều này giúp tránh khỏi các cáo buộc nói Việt Nam chỉ nhập khẩu đầu vào và lắp ráp để xuất khẩu. Tăng giá trị trong nước cũng sẽ giúp Việt Nam xử lý vấn đề robot hiện đại, những robot vốn sẽ cạnh tranh với lực lượng lao động trong tương lai.

Một thỏa thuận thương mại Việt - Mỹ nếu được nâng cấp sẽ làm tăng niềm tin rằng các quy định không bị thay đổi đột ngột, đồng thời hỗ trợ đầu tư cả ở các công ty trong nước lẫn vốn trực tiếp nước ngoài (FDI).

Quan hệ thương mại Việt - Mỹ không phải không có vấn đề cần vượt qua. Tuy nhiên, Việt Nam không có lỗi khi thường là nơi sản xuất tốt nhất sau Trung Quốc.

Trong trường hợp xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng chậm hơn trong tương lai, việc gia tăng giá trị bằng cách tự sản xuất các linh kiện nhập khẩu hiện nay sẽ hỗ trợ tăng trưởng GDP nhiều hơn mà không làm tăng thâm hụt song phương.

Một lần nữa, cần lưu ý rằng điều này sẽ diễn ra khi doanh nghiệp tư nhân trong nước kết nối tốt hơn với các nhà xuất khẩu FDI.

Tác động từ chuyến thăm của Tổng thống Biden lên các công ty Mỹ sẽ phải từ từ mới cảm nhận được. Các công ty lớn có kế hoạch được điều chỉnh tùy lúc chứ không phải ngay lập tức.

Cũng có thể sẽ có một giai đoạn tăng trưởng chậm ở Mỹ do chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Tuy nhiên, với Việt Nam, việc có một quốc gia thân thiện và an toàn với năng lực ngày càng tăng sẽ giúp thu hút đầu tư và không chỉ đầu tư từ Mỹ.

Đồ họa: NGỌC THÀNH/TTO

Đồ họa: NGỌC THÀNH/TTO

Việt - Mỹ là Đối tác chiến lược toàn diện, nền kinh tế hưởng lợi gì?Việt - Mỹ là Đối tác chiến lược toàn diện, nền kinh tế hưởng lợi gì?

Sự kiện lịch sử Việt Nam - Mỹ đã chính thức công bố xác lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, được đánh giá sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho hai nước, tạo ra "hành lang rộng mở” cho hợp tác kinh tế của hai nước.

Không có nhận xét nào: