Mây Ngàn về phố
Một số hình ảnh nhìn từ Mây Ngàn coffee |
Một số hình ảnh nhìn từ Mây Ngàn coffee |
Một số hình ảnh nhìn từ Mây Ngàn coffee |
Không gian của Mây Ngàn coffee |
Một số hình ảnh nhìn từ Mây Ngàn coffee |
Một số hình ảnh nhìn từ Mây Ngàn coffee |
Một số hình ảnh nhìn từ Mây Ngàn coffee |
Không gian của Mây Ngàn coffee |
dvnien copy từ https://nld.com.vn/..., trang web này đăng ngày 30-09-2021 - 11:45|Trong nước
Sáng nay (30/9), Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM đã họp báo công bố chỉ thị mới về phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế. Chủ trì buổi họp báo có ông Lê Hải Bình, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng đại diện lãnh đạo UBND TP HCM và một số Sở ban ngành thành phố.
Công bố chỉ thị mới của TP HCM, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, thành phố đã trải qua hơn 4 tuần giãn cách xã hội và chuẩn bị kết thúc đợt giãn cách gần nhất. Do đó, UBND TP quyết định ban hành Chỉ thị về điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội.
Các nội dung chính của chỉ thị này dự báo có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, vốn phải tạm ngưng hoạt động nhiều tháng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
"Không phải ngay sau 30/9, TP HCM sẽ mở cửa ồ ạt tất cả các hoạt động mà mở cửa từng bước và có lộ trình", ông Lê Hòa Bình cho biết, đồng thời nhấn mạnh, chỉ thị mới ưu tiên cho mở cửa các hoạt động kinh doanh, sản xuất để giải quyết vấn đề lao động việc làm. Người dân, doanh nghiệp đã chờ đợi thời điểm này từ rất lâu rồi.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM cũng khẳng định, gần như 100% công nhân khu chế xuất, khu công nghiệp của TP HCM được ưu tiên tiêm vaccine và đến nay đã tiêm tiêm đủ 2 mũi, nếu các hoạt động trở lại thì người dân sẽ được tiếp cận việc làm, ổn định cuộc sống.
Cụ thể, theo chỉ thị mới, sau 30/9 TP HCM vẫn kiểm soát chặt chẽ người ra/vào thành phố. Tuy nhiên, trong nội thành, nhiều hoạt động thương mại, dịch vụ được mở trở lại với điều kiện người tham gia có "thẻ xanh Covid-19" và cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh doanh đảm bảo chấp hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trên các lĩnh vực.
Điều kiện hoạt động: Tất cả các cơ quan, đơn vị nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn TP phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/. Đến ngày 15/10, các cơ quan, tổ chức thực hiện quét mã QR của toàn bộ người đến liên hệ công tác, giao dịch để kiểm soát và tổ chức hoạt động.
Hoạt động đi lại: Người dân TP HCM khi tham gia lưu thông sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng "Y tế HCM" thể hiện lịch sử tiêm vaccine. Trường hợp không có mã QR, người dân xuất trình giấy tờ chứng nhận F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; hoặc đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine và sau 14 ngày.
Về "Giấy đi đường", sau ngày 30/9 TP HCM sẽ không cấp "Giấy đi đường", thay vào đó sẽ dùng công nghệ thông tin để kiềm soát, từ đó giảm phiền hà cho người dân.
TP HCM đặc biệt lưu ý người dân không tự ý đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác; trường hợp cấp thiết phải đi lại liên tỉnh thì phải được sự cho phép của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM.
Ở chiều ngược lại, TP HCM sẵn sàng đón công nhân, người lao động trở lại thành phố để tham gia hoạt động sản xuất, đặc biệt tại các tỉnh giáp ranh với thành phố như Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai. TP HCM sẽ phối hợp quy trình để đưa công nhân ở các nơi này về TP HCM bằng phương tiện chung.
Theo ông Lê Hòa Bình, hiện TP HCM đã có văn bản gửi 62 tỉnh, thành về quy trình phối hợp đón công nhân trở lại TP HCM. Người nước ngoài khi nhập cảnh vào TP HCM cũng sẽ khai báo y tế tại cửa khẩu và sau đó sử dụng mã QR hoặc các giấy tờ thay thế để trở lại thành phố.
Tới đây, Sở GTVT TPHCM sẽ hướng dẫn việc đi lại giữa các tỉnh trong vùng của các đối tượng ưu tiên (công vụ, công nhân, chuyên gia, người đi khám chữa bệnh); tổ chức vận chuyển người lao động về thành phố; lưu thông liên tỉnh trong trường hợp cấp thiết.
Hỗ trợ người dân: Trong tháng 10, TP HCM triển khai gói hỗ trợ đợt 3 cho người có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19. Thành phố sẽ hướng dẫn các quận huyện và TP Thủ Đức đảm bảo nguyên tắc đúng, đủ đối tượng, không bỏ sót, không trùng lắp.
"Người dân ở lại với TP HCM sẽ nhận gói hỗ trợ và tiếp tục tham gia sản xuất để cùng thành phố xây dựng và phát triển", ông Lê Hòa Bình cho biết.
Khám chữa bệnh: TP HCM thực hiện phục hồi công năng cho các bệnh viện khám chữa bệnh khác ngoài bệnh Covid-19. Đáng chú ý, thành phố sẽ nâng cao năng lực điều trị của hệ thống các bệnh viện, gồm cả các bệnh viện tư nhân, chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến của dịch bệnh, nghiên cứu thành lập "khoa COVID" tại các bệnh viện chuyên khoa nhiễm và bệnh viện đa khoa.
Từ tháng 10, TP HCM cũng sẽ sử dụng các ứng dụng do Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 và Ban Chỉ đạo về phòng chống dịch Covid-19 TP HCM để triển khai cung cấp thông tin dịch tễ cho người dân.
Lưu thông hàng hóa: TP HCM làm việc với các địa phương để đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa. Hoạt động giao hàng Shipper vẫn thực hiện theo hướng dẫn của Sở Công thương TP HCM. Hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh (đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không) theo lộ trình phù hợp với kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải và quy định của Bộ Y tế.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP HCM, hiện nay Bộ GTVT đã có kế hoạch mở lại các hoạt động vận tải, đường bay. Các hoạt động nếu được sự cho phép của nơi đi và nơi đến vẫn có thể thực hiện được.
Theo nội dung chỉ thị mới, sau ngày 30/9 TP HCM sẽ loại bỏ hết các chốt chặn trước đây nhưng Công an TP HCM vẫn duy trì chốt lưu động, kiểm tra, giám sát và tuần tra để đảm bảo an toàn phòng dịch.
Một số hoạt động tiêu biểu mở cửa trở lại từ 1/10:
- Đơn vị nhà nước được hoạt động trở lại, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định số lượng lao động đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
- Các cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế chủ động quyết định phương án làm việc phù hợp với quy định phòng chống dịch.
- Các cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân, cơ sở dịch vụ y tế, cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế.
- Một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao.
- Hoạt động giáo dục và đào tạo; tiếp tục dạy học gián tiếp; các hình thức đào tạo cho người đã được tiêm đủ vaccine có thể dạy học trực tiếp...
Như đã thông tin, TP HCM đến nay đã trải qua gần 5 tháng giãn cách xã hội các mức độ, trong đó có hơn một tháng giãn cách nghiêm ngặt (từ 23/8) "Ai ở đâu, ở yên đó". Tính đến sáng nay (30/9), TP HCM ghi nhận hơn 380.000 ca nhiễm Covid-19.
Chiều tối ngày 29/9/21, tại khu vực Hố Hồng, phường 7, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, đã xảy ra một vụ sập bờ taluy khiến 2 người chết tại chỗ, 2 người bị thương nặng đang được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lam Đồng. Hai nạn nhân bị đất đè chết được xác định là chị Nguyễn Thị Trang Đài (SN 1991, quê Đắk Lắk, tạm trú tại khu Lữ Gia, phường 9, TP Đà Lạt) và chị Trần Thị Bích Huyền (SN 2003, ngụ Thái Phiên, phường 12, TP Đà Lạt). Còn 2 người bị thương là anh anh Khổng Minh Phước (SN 1991) và anh Nguyễn Văn Cang (SN 1999), đều quê tỉnh Đắk Lắk, cùng tạm trú tại khu Lữ Gia, TP Đà Lạt.
Theo thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng, vào thời điểm trên, 4 người này có thể đang đi xem đất (để mua hoặc môi giới bất động sản) thì gặp trời mưa. Cả nhóm 4 người này nép vào chòi bằng tôn liền kề đó để trú mưa thì bất ngờ bờ taluy trên cao đổ ập xuống, vùi lấp cả 4 người.
Sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường khẩn trương đưa các nạn nhân ra khỏi vị trí sạt lở, chuyển hai người bị thương đi cấp cứu. Đồng thời tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân của việc sạt lở đất, sập taluy gây chết người này.
Ngoài bác đơn xin miễn giảm nhẹ hình phạt, miễn bồi thường của 6 người, trong vụ án Ethanol Phú Thọ, toà phúc thẩm cũng không xem xét việc phía Công ty Mai Phương đề nghị trả thay cho Trịnh Xuân Thanh số tiền 13 tỉ để được giữ biệt thự Tam Đảo.
Chiều 29.9.21, sau 3 ngày xét xử, Toà án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã bác toàn bộ kháng cáo của 6 người xin giảm nhẹ hình phạt, miễn trách nhiệm dân sự, cũng như kháng cáo được giữ lại biệt thự Tam Đảo của đại diện Công ty Mai Phương, trong vụ án sai phạm xảy ra tại dự án Ethanol Phú Thọ.
Trong đó bác kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt và xem xét lại phần bồi thường thiệt hại của ông Vũ Thanh Hà, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Hoá dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí - PVB, tuyên phạt bị cáo 6 năm 6 tháng tù, bồi thường 100 tỉ đồng; Phạm Xuân Diệu, cựu Tổng giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC 3 năm 6 tháng tù; Lê Thanh Thái - cựu trưởng phòng kinh doanh PVB 2 năm tù...
Toà phúc thẩm bác kháng cáo xin miễn trách nhiệm dân sự và án phí của ba người đã thi hành án xong gồm Nguyễn Xuân Thủy, cựu Phó phòng đầu tư dự án PVB; Khương Anh Tuấn, cựu phó phòng thương mại PVB; Hoàng Đình Tâm, cựu kế toán trưởng PVB.
Theo toà phúc thẩm, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội. Các bị cáo đã làm trái quy định Luật đấu thầu, Luật xây dựng, chỉ định thầu trái pháp luật.
Việc xét xử các bị cáo theo tội danh “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” là đúng, có căn cứ. Việc cơ quan tố tụng áp dụng các quy định để xác định thiệt hại dự án là có căn cứ pháp luật.
Tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm vụ án, chưa có hạng mục nào đi vào hoạt động. Hiện dự án phải dừng thi công. Như vậy thiệt hại và lãi phát sinh do PVB phải trả là hơn 543 tỉ đồng.
Thực tế, thiệt hại của dự án còn rất lớn, mức thiệt hại còn tăng lên theo thời gian, do chưa có hạng mục nào hoàn thành, bỏ không, hao mòn. Đến nay đã 8 năm chưa có hạng mục nào hoàn thành, đi vào hoạt động.
PVC không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại. “Việc chỉ định thầu là nguyên nhân chính khiến dự án dừng hoạt động”, toà phúc thẩm nhận định.
Việc các bị cáo cho rằng, không biết liên danh PVC không đủ năng lực, kinh nghiệm, toà phúc thẩm thấy, lời khai tại cơ quan điều tra thể hiện, theo yêu cầu của bị cáo Hà đã bỏ bớt các tiêu chí trong hồ sơ đấu thầu.
“Không có tình tiết giảm nhẹ nào mới để xem xét cho các bị cáo”, toà khẳng định.
Về đề nghị xem xét miễn trách nhiệm dân sự, giảm án phí dân sự, toà thấy cấp sơ thẩm đã xem xét, phân hoá vai trò của các bị cáo để tuyên mức bồi thường phù hợp.
Đặc biệt, toà phúc thẩm không nhắc tới việc ông Kiều Đào Lâm - Giám đốc Công ty Mai Phương xin được bồi thường 13 tỉ đồng ngay tại toà thay cho Trịnh Xuân Thanh để khắc phục cho PVB. Toà phúc thẩm cho rằng, phía công ty có thể khởi kiện trong một vụ án dân sự khác.
Trước đó, tại toà, đại diện Công ty Mai Phương đề nghị toà xem xét cho công ty là "người thứ ba ngay tình", khi không biết và không thể biết lô đất mà PVC Kinh Bắc chuyển nhượng cho Công ty Mai Phương được hình thành từ nguồn tiền nào.
Theo bản án sơ thẩm, năm 2009 dự án Ethanol Phú Thọ được phê duyệt xây dựng tại huyện Tam Nông, Phú Thọ với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng. Theo chỉ đạo của ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn dầu khí Việt Nam), PVB không tổ chức đấu giá mà chỉ định thầu trái luật cho liên danh của PVC của Trịnh Xuân Thanh. Dự án sau đó bị ngưng trệ, gây thiệt hại hơn 543 tỉ đồng.
Cấp sơ thẩm Toà án nhân dân TP.Hà Nội đã tuyên phạt ông Thăng 11 năm, Trịnh Xuân Thanh 18 năm; 10 bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 2 - 6 năm 6 tháng tù giam.
Về dân sự, ông Thăng bồi thường 200 tỉ đồng, Trịnh Xuân Thanh hơn 143 tỉ đồng, Vũ Thanh Hà 100 tỉ đồng. Các bị cáo còn lại và hai đồng phạm khác (không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do mắc bệnh hiểm nghèo) mỗi người bồi thường 10 tỉ đồng.
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh, Từ Lương cho biết, từ ngày 21/9 đến hết ngày 26/9/21, Tổng đài 8066 (Tổng đài tiếp nhận tin nhắn đăng ký tiêm vắc-xin đối với người dân chưa tiêm mũi 1 vắc-xin phòng Covid-19) đã nhận được 5.045 tin nhắn của người dân.
Trong tổng số đăng ký này, UBND TP Thủ Đức và các quận – huyện đang tích cực triển khai đồng bộ tiêm mũi 1 và mũi 2 cho người dân. Do đó, chưa ghi nhận phản hồi nào của người dân liên quan đến việc tiêm vắc xin.
Dự kiến, sau 1 tuần triển khai, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tổng hợp tất cả các tin nhắn đăng ký qua Tổng đài 8066, kết quả xử lý, phản hồi và giải quyết của các địa phương.
Liên quan đến việc cập nhật dữ liệu tiêm chủng trên Sổ Sức khỏe điện tử, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cũng thông tin, Sở đang huy động lực lượng tình nguyện viên để cập nhật, chỉnh sửa các thông tin thiếu sót, sai lệch. Đến nay, đã chỉnh sửa, cập nhật được 1/3 số lượng thông tin của người dân phản ánh (tương đương khoảng trên 230.000 dữ liệu đã được xử lý).
Riêng về Ứng dụng App SafeID Delivery để giám sát việc chi hỗ trợ đợt 3 do Công ty TNHH Một thành viên Phát triển công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) phát triển, hiện đã tổ chức tập huấn và cấp quyền sử dụng hệ thống cho các quận, huyện, TP Thủ Đức.
QTSC đã nghiên cứu để cấp tài khoản cho Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh và Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận – huyện để tham gia giám sát việc thực hiện chi trả hỗ trợ cho người dân.
Đi bộ được xem là cách hiệu quả để duy trì sức khỏe, thể trạng, tinh thần cho con người.
Cải thiện tâm trạng
Trong mùa dịch, khi không thể ra ngoài tâm trạng chúng ta thường cáu gắt, khó chịu. Tuy nhiên, khi đi bộ khoảng 10 phút có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng, giảm cảm giác căng thẳng.
Bạn có thể lựa chọn đi bộ ở hành lang, sân vườn, ban công, những nơi đón nắng và gió để có thêm năng lượng tích cực.
Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Đi bộ mỗi ngày giúp chúng ta điều hòa huyết áp tốt hơn, giảm chứng cao huyết áp. Ngoài ra, còn có thể giúp giảm lượng đường trong máu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Chính vì những lợi ích tuyệt vời này, nhiều chuyên gia khuyên mỗi người nên đi bộ ít nhất một giờ mỗi tuần.
Tăng khả năng sáng tạo
Làm việc tại nhà dễ khiến chúng ta nhàm chán, mất tập trung và không đạt hiệu quả trong công việc. Thế nên, đi bộ là cách đơn giản nhất để cải thiện tư duy, nâng cao hiệu quả làm việc.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho rằng khi đi bộ máu được bơm lên não nhiều hơn, giúp cải thiện khả năng đưa ra quyết định và tốc độ suy nghĩ.
Ngủ ngon
Theo nghiên cứu cho thấy, phụ nữ sau mãn kinh đi bộ ở cường độ nhẹ đến trung bình ngủ ngon hơn vào ban đêm so với những người ít đi bộ và vận động. Đi bộ cũng giúp giảm đau, căng thẳng và các tác nhân gây rối loạn giấc ngủ.
Tăng cường miễn dịch
Đi bộ đều đặn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Khi tập luyện, tế bào miễn dịch sẽ tăng lên, giảm nguy cơ bệnh diễn tiến xấu.
Đi bộ cũng là phương pháp hữu hiệu để cơ thể có khả năng chống chọi lại với bệnh tật.
Tối 25.9, Bộ Y tế cho biết từ 17h ngày 24.9 đến 17h ngày 25.9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.706 ca nhiễm mới. Hôm nay có 10.590 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Ghi nhận 9.706 ca nhiễm mới
- Tính từ 17h ngày 24.9 đến 17h ngày 25.9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.706 ca nhiễm mới, trong đó 24 ca nhập cảnh và 9.682 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.152 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố (có 4.377 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.Hồ Chí Minh (4.046), Bình Dương (3.629), Đồng Nai (996), Long An (193), Bình Phước (147), An Giang (117), Kiên Giang (91), Tiền Giang (81), Hà Nam (66), Cần Thơ (48), Sóc Trăng (42), Tây Ninh (41), Bình Định (39), Khánh Hòa (25), Bến Tre (13), Ninh Thuận (13), Đà Nẵng (11), Phú Yên (10), Đắk Lắk (9), Bình Thuận (9), Quảng Bình (8 ), Quảng Trị (7), Đồng Tháp (6), Đắk Nông (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Nghệ An (4), Bạc Liêu (4), Cà Mau (4), Hà Nội (4), Vĩnh Long (3), Quảng Ngãi (2), Thanh Hóa (2), Trà Vinh (1), Thừa Thiên Huế (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Kiên Giang (-112), Đồng Tháp (-34), Tiền Giang (-31).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (651), TP.Hồ Chí Minh (260), Đồng Nai (193).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 9.940 ca/ngày.
16/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 746.678 ca nhiễm, đứng thứ 44/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.587 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 742.174 ca, trong đó có 511.270 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 16/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.
+ Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hải Dương.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (366.539), Bình Dương (196.864), Đồng Nai (44.921), Long An (31.618), Tiền Giang (13.724).
10.590 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 10.590
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 516.449
2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.461 ca, trong đó:
- Thở ôxy qua mặt nạ: 2.807
- Thở ôxy dòng cao HFNC: 753
- Thở máy không xâm lấn: 127
- Thở máy xâm lấn: 742
- ECMO: 32
Ghi nhận 180 ca tử vong
- Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 180 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (123), Bình Dương (34), Đồng Nai (7), An Giang (3), Tiền Giang (3), Tây Ninh (3), Bến Tre (2), Đà Nẵng (2), Bình Thuận (1), Kiên Giang (1), Cần Thơ (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 220 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.400 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Gần 37,6 triệu liều vaccine đã được tiêm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 189.606 xét nghiệm cho 400.433 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện 17.805.333 mẫu cho 51.127.500 lượt người.
- Trong ngày 24.9 có 786.421 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 37.583.248 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 30.027.703 liều, tiêm mũi 2 là 7.555.545 liều.
TP.Hồ Chí Minh lập 22 đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19
- TP.Hồ Chí Minh:
+ Tiến hành lập 22 đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại thành phố Thủ Đức và các quận, huyện nhằm đánh giá tổng thể công tác phòng, chống dịch của toàn TP.Hồ Chí Minh.
+ Thành phố triển khai công tác lấy mẫu xét nghiệm trong đợt 7 theo công văn số 3113/BCĐ-VX ngày 20.9.2021 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố. Tỉ lệ dương tính ở vùng đỏ và vùng cam hiện đang là 0,3%.
- TP.Hà Nội:
+ Sở Y tế đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội tham mưu về phương án nâng cao năng lực xét nghiệm RT-PCR của ngành Y tế Hà Nội, đồng thời, nghiên cứu, triển khai ngay các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để điều phối xét nghiệm, liên thông toàn bộ kết quả xét nghiệm giữa đơn vị lấy mẫu, đơn vị làm xét nghiệm hướng tới cập nhật trực tiếp vào hồ sơ sức khỏe của người được lấy mẫu.
+ Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế công lập và các đơn vị khám chữa bệnh ngoài công lập trực thuộc ngành về việc điều chỉnh phân luồng xét nghiệm sàng lọc chẩn đoán SARS-CoV-2 để trả kết quả xét nghiệm sớm cho các đối tượng và chủ động phát hiện ca bệnh, chẩn đoán, thu dung và theo dõi điều trị.
- Tại Hà Nam: Tiến hành thành lập Bệnh viện dã chiến số 1 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh cơ sở 2 tại phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, với quy mô 300 giường bệnh, có chức năng tổ chức thu dung, cách ly, theo dõi, điều trị người bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Bệnh viện có nhiệm vụ khám, điều trị cho người bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo mô hình tháp 3 tầng; chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
Đối với người mắc COVID-19, khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn suy hô hấp, phải sử dụng máy móc hỗ trợ thở, thì việc cai máy, tự thở là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân vượt cửa tử phía trước.
Không cố gắng thở là cái chết cận kề
Ngay từ khi sinh ra, bà N.T.N (61 tuổi, ở Q.7, TPHCM) đã bị bại liệt 2 chân, đi lại khó khăn và sức khỏe yếu. Dịch bệnh COVID-19 bùng phát, bà luôn lo lắng bị nhiễm COVID-19 nhưng điều đó đã thành sự thật. Vừa phát hiện bệnh cũng là lúc bà rơi vào trạng thái cơ thể suy kiệt nhanh chóng.
Cùng với đó, bà phải chống chọi một “trận bão” kinh hoàng - cơn bão Cytokine, một hội chứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân xâm nhập như virus gây bệnh. Bà N sốt cao không giảm, suy hô hấp cấp tính nguy kịch.
“May mắn lúc đó, tôi đang ở trong khu cách ly, nên được thở máy ngay. Có thể do tôi bại liệt hai chân từ bé, bị huyết áp, tim mạch và suốt nhiều ngày lo sợ về dịch bệnh nên vừa nghe bác sĩ thông báo, tôi đã không thể thở nổi” - bà H kể.
Để phòng ngừa diễn tiến bệnh bà nặng hơn, Khu cách ly đã chuyển bà sang Bệnh viện điều trị COVID-19 số 16 do Bệnh viện Bạch Mai phụ trách. Trong tình trạng nửa tỉnh, nửa mê, bà cảm nhận bác sĩ gắn máy thở cho mình rồi hô to “ráng lên, hít sâu vào, thở ra, lần nữa, ráng lên…” cùng nhịp tay vỗ vỗ ở lưng.
“Tôi chỉ biết làm theo tiếng bác sĩ để thoát khỏi cảnh như “ai đó” đang… bóp cổ, đè ngực mình. Hơn bốn ngày, tôi mới thật sự tỉnh lại. Cảm giác rất đáng sợ, nó như một cái thòng lọng siết cổ mình, muốn la nhưng không được, muốn xô “ai đó” khỏi lồng ngực cũng làm không nổi. Khi tỉnh lại, bác sĩ nói tôi thoát khỏi tử thần rồi, hãy tiếp tục thở theo nhịp đếm mỗi ngày” - bà H nhớ lại.
Dưới sự chỉ dẫn tập thở của các bác sĩ, không đứng được thì tập các bài tập trên giường, bà đã dần hồi phục và có thể tự chủ động được nhịp thở của mình. Sau “chuyến đi” kinh hoàng này, bà N đã ý thức được tầm quan trọng của tập hít thở nên luôn động viên các F0 xung quanh mỗi khi họ không chịu tập vật lý trị liệu, tập thở.
Còn ông P.A.D (67 tuổi, ở Q.8, TPHCM) cũng là bệnh nhân đang trong quá trình tập thở. Nhớ lại khoảng thời gian mới nhiễm COVID-19, ông bất ngờ được chẩn đoán thêm bệnh xuất huyết tiêu hóa. Bệnh chồng bệnh cùng một lúc, cơ thể ông vốn đã kiệt quệ nay lại càng rơi vào trạng thái có thể tử vong bất cứ lúc nào, nếu không được điều trị tích cực.
“Cảm giác sợ, rất sợ, bởi tinh thần mình tỉnh táo, chỉ là thở không được dù tôi rất cố gắng. Tôi nghĩ do mặt nạ thở làm mình bị ngạt, muốn tháo ra nhưng bác sĩ nói phổi tôi đang bị xẹp, tháo ra, tôi sẽ tử vong. Tôi yếu dần, cho đến khi chỉ nghe được tiếng bác sĩ đều đặn kêu ráng lên, thở đều, hít sâu vào, sâu nữa… Tầm khoảng 14 ngày, tôi thấy khá hơn. Nồng độ oxy trong máu của tôi từ 88 đã lên 94, tôi xin cai máy thở”, ông D. chia sẻ.
Và nhờ có sự cố gắng của bệnh nhân, sự chăm sóc hướng dẫn phục hồi thể trạng ngay khi nằm trên giường bệnh của các bác sĩ, từng bệnh nhân ở đây như được tái sinh lần hai.
Đừng để âm tính mới hồi sức
Theo các chuyên gia về vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bệnh nhân F0 sau khi khỏi bệnh có các di chứng về hô hấp, thể chất cũng như tinh thần. Vì vậy, việc phục hồi chức năng trước và sau COVID-19 hết sức quan trọng.
Phó giáo sư - tiến sĩ Đỗ Đào Vũ, Phó giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng - Bệnh viện Bạch Mai, kiêm Trưởng khoa Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 chia sẻ: “về thời gian phục hồi chức năng thì tùy thể trạng, tùy theo từng bệnh nhân cụ thể. Phục hồi chức năng thì người ta thường cụ thể hóa theo từng trường hợp riêng. Bởi vì có những bệnh nhân tuổi tác cao, bệnh lý nền kèm theo. Với công tác chuyên môn phục hồi chức năng, thì chúng tôi sẽ đặt mục tiêu cụ thể cho từng nhóm đối tượng, mục đích là triển khai các biện pháp phục hồi chức năng tốt nhất, giúp bệnh nhân sớm quay trở lại cuộc sống bình thường”.
Đặc biệt, trong những bệnh viện điều trị COVID-19, nhiều bệnh nhân do thời gian nằm điều trị quá dài thường dẫn đến tình trạng nhược cơ, suy giảm nhận thức, ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng, càng phải được tập thụ động sớm nhằm giảm tối đa sự nhược cơ để khi hồi tỉnh sẽ thực hiện ngay các bài tập duy trì vận động, tránh cảm giác tự ti hay bỏ cuộc.
“Bệnh viện đang đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới như bệnh viện phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Dã chiến số 16… thực hiện phục hồi chức năng ngay từ bây giờ, không đợi đến khi bệnh nhân có kết quả âm tính. Bởi thời gian qua chúng tôi đã thực hiện và thấy rất hiệu quả với bệnh nhân COVID-19” - bác sĩ Đỗ Đào Vũ nói.
Theo ghi nhận tại 5 bệnh viện tuyến cuối điều trị COVID-19 tại TPHCM, có đến trên 67% số người điều trị khỏi bệnh có nhu cầu tiếp tục điều trị phục hồi sau COVID-19. Chính vì vậy, nhiều bệnh viện tuyến dưới tại TPHCM bắt đầu tiếp nhận những bệnh nhân này.
Bệnh viện Thống Nhất TPHCM là bệnh viện đầu tiên thành lập Khoa Hồi sức và phục hồi chức năng sau COVID-19. Với hơn 100 giường bệnh, phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân cũng được các bác sĩ ở 2 chuyên khoa Nội cơ xương khớp và khoa Nội của bệnh viện đảm nhận.
BS CKII Hoàng Ngọc Vân - Trưởng Khoa hồi sức và phục hồi chức năng sau COVID-19, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM - cho biết: “Sau khi người bệnh đủ tiêu chuẩn xuất viện ở các Trung tâm điều trị COVID-19, bệnh nhân cần hỗ trợ về phục hồi chức năng, tâm lý. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, hội chẩn cho từng bệnh nhân và hỗ trợ cả đông y. Nếu bệnh nhân cần hỗ trợ tâm lý, chúng tôi sẽ kết hợp với chuyên Khoa tâm lý để giúp bệnh nhân phục hồi”.
Sau khoảng gần 1 tháng hoạt động, nhiều bệnh nhân ở đây đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực về thể chất, tinh thần. Các triệu chứng sau COVID-19 như nhức mỏi, chóng mặt, khó suy nghĩ tập trung… cũng được cải thiện rõ rệt.
Với những kế hoạch hỗ trợ bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong công tác trước và sau điều trị như hiện này, hy vọng nhiều bệnh nhân sớm quay trở lại cuộc sống bình thường. Và nếu như những khoa điều trị chuyên biệt như thế này tiếp tục được mở rộng ở nhiều nơi khác, nhiều bệnh nhân được chăm sóc kịp thời.