Chiều 9-9, cả nước 12.420 ca COVID-19 mới, số ca ở TP.HCM giảm mạnh so với 4 ngày trước
TTO - Tính đến 17h ngày 9-9, trong vòng 24 giờ qua, toàn quốc ghi nhận 12.420 ca COVID-19, trong đó có 21 ca nhập cảnh. TP.HCM ghi nhận 5.549 ca, Bình Dương 4.531 ca tiếp tục là 2 tỉnh thành có số ca COVID-19 cao nhất.
12.399 ca ghi nhận trong nước tại 36 tỉnh, thành phố: TP.HCM (5.549), Bình Dương (4.531), Đồng Nai (880), Long An (412), Tây Ninh (161), Kiên Giang (135), Tiền Giang (115), Khánh Hòa (77), Đắk Lắk (61), Cần Thơ (53), Quảng Bình (50), Bình Thuận (44), Đồng Tháp (41), Đà Nẵng (35), Hà Nội (35), Bình Định (29), An Giang (28), Bình Phước (20).
Đắk Nông (19), Bà Rịa - Vũng Tàu (16), Thanh Hóa (15), Phú Yên (15), Bến Tre (12), Bạc Liêu (12), Quảng Nam (10), Sóc Trăng (9), Nghệ An (8), Gia Lai (7), Quảng Ngãi (6), Hưng Yên (4), Cà Mau (4), Bắc Ninh (2), Trà Vinh (1), Quảng Trị (1), Ninh Thuận (1), Bắc Giang (1) và 21 ca nhập cảnh ghi nhận tại Tây Ninh (14), Thanh Hóa (3), Thừa Thiên Huế (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), An Giang (1).
Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 264 ca. Tại TP.HCM giảm 1.759 ca, Bình Dương tăng 1.359 ca, Đồng Nai tăng 66 ca, Long An tăng 40 ca, Tây Ninh giảm 10 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 12.750
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 576.096 ca nhiễm, đứng thứ 50/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 571.745 ca, trong đó có 335.396 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 9/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.
Có 8 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (278.703), Bình Dương (146.296), Đồng Nai (32.059), Long An (27.216), Tiền Giang (11.274).
Điều trị: Số bệnh nhân khỏi bệnh trong ngày: 12.523. Tổng số ca được điều trị khỏi: 338.170. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.417 ca, trong đó:
- Thở oxy qua mặt nạ: 4.101
- Thở oxy dòng cao HFNC: 1.192
- Thở máy không xâm lấn: 173
- Thở máy xâm lấn: 916
- ECMO: 35
Tử vong: Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các sở y tế công bố ghi nhận 272 ca tử vong tại TP.HCM (203), Bình Dương (40), Long An (8) Đồng Tháp (6), Tiền Giang (5), Cần Thơ (1), Khánh Hòa (2), Đà Nẵng (trong 2 ngày 8 và 9-9 là 3 ca), Hà Tĩnh (1), Quảng Nam (1), Tây Ninh (1), Vĩnh Long (1).
Bổ sung 73 ca tử vong trong thời gian trước đó tại: Đồng Nai: 64; Kiên Giang: 5; Bình Thuận: 4.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 310 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 14.470 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Xét nghiệm: Trong 24 giờ qua đã thực hiện 257.207 xét nghiệm cho 537.087 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27-4 đến nay đã thực hiện 14.112.716 mẫu cho 41.435.444 lượt người.
Tiêm chủng: Trong ngày 8-9 có 778.673 liều vắc xin COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 24.781.185 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 20.591.403 liều, tiêm mũi 2 là 4.189.782 liều.
- Ngày 9-9, Sở Y tế Hà Nội cho biết đã được Bộ Y tế phân bổ 999.600 liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm để thực hiện tiêm mũi 1 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên chưa được tiêm chủng; tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định.
- Ngày 9-9, Sở Y tế TP.HCM có văn bản khẩn đề nghị các bệnh viện phải đảm bảo các chế độ cho nhân viên y tế, tình nguyện viên khi tham gia công tác phòng chống dịch (phương tiện phòng hộ đầy đủ và đạt chuẩn, bữa ăn, nơi nghỉ ngơi sau khi làm việc...), hưởng phụ cấp phòng chống dịch theo quy định.
Sở Y tế TP.HCM sẽ triển khai chính sách đặc thù hỗ trợ, động viên lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch, cụ thể như: lực lượng y tế tuyến đầu thực hiện công việc trực tiếp với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/người, lực lượng tuyến đầu thực hiện công việc gián tiếp với mức hỗ trợ là 4,5 triệu đồng/người...
- Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nội, UBND TP Hải Phòng cử đoàn công tác gồm 200 cán bộ, bác sĩ và sinh viên Trường đại học Y dược Hải Phòng cùng Trường cao đẳng Y tế Hải Phòng hỗ trợ Hà Nội thực hiện xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho người dân.
- Ngày 9-9, UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức gặp mặt, giao nhiệm vụ cho đoàn công tác gồm 500 cán bộ y tế hỗ trợ công tác lấy mẫu, xét nghiệm, tiêm chủng trong phòng, chống dịch COVID-19 tại TP Hà Nội.
Trong đó, có 230 cán bộ thực hiện công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 và 270 cán bộ lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Đây là đoàn công tác thứ 7 của tỉnh cử đi hỗ trợ các địa phương để chống dịch và là đoàn có số lượng đông nhất từ trước đến nay.
- Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực ở TP Thanh Hóa đã chuyển 500 bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế ra khỏi ổ dịch COVID-19 tại bệnh viện tư nhân lớn nhất tỉnh Thanh Hóa để giãn cách phòng chống dịch bệnh vào tối 8-9.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét