Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Thêm gần 3.000 người hoàn thành cách ly phòng dịch Covid-19

Thêm gần 3.000 người hoàn thành cách ly phòng dịch Covid-19

 THANH NIÊN ONLINE
Trong 2 ngày vừa qua, cả nước ghi nhận có thêm gần 3.000 người hoàn thành thời hạn cách ly tập trung 14 ngày phòng dịch Covid-19.






Cả nước đang có 81.943 người phải cách ly phòng dịch Covid-19 /// Ảnh Lã Nghĩa Hiếu

Cả nước đang có 81.943 người phải cách ly phòng dịch Covid-19
Ảnh Lã Nghĩa Hiếu
Sáng nay, 31.3, thông tin từ Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng), cho biết báo cáo từ Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng), cập nhật đến 16 giờ chiều ngày 30.3 cho thấy, cả nước đã có 45.769 người hoàn thành cách ly tập trung phòng dịch Covid-19.
Nếu so sánh với báo cáo ngày 28.3, thì chỉ trong 2 ngày, Việt Nam đã ghi nhận có thêm gần 3.000 người đã hoàn thành thời hạn cách ly tập trung.
Cũng theo thống kê đến chiều qua, 30.3, cả nước đang có 81.943 người thực hiện cách ly. Trong đó, cách ly trong các đơn vị quân đội là 31.603 người; và 50.340 người đang cách ly ở các điểm do chính quyền các địa phương thiết lập.
Theo Cục Quân y, trong 2 ngày vừa qua, quân đội mở thêm 2 điểm cách ly, nâng tổng số điểm cách ly do các đơn vị quân đội thiết lập và quản lý lên 128 điểm. Trong số những người đang cách ly tại các đơn vị quân đội, có 3.582 người về từ Trung Quốc; 1.492 người về từ Nhật Bản và Hàn Quốc; 4.772 người về từ châu Âu và châu Úc; 304 người về từ Mỹ ; 560 người về từ Anh; 18.593 người về từ các nước ASEAN; và 208 người nước ngoài.
Cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế, đến sáng nay, 31.3, Việt Nam đã có 204 ca bệnh Covid-19.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

5 nguy cơ lây lan từ ổ dịch Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai

5 nguy cơ lây lan từ ổ dịch Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai

 THANH NIÊN ONLINE
Sáng nay, 30.3.20, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 tổ chức hội nghị trực tuyến về nâng cao chất lượng y tế cơ sở chống dịch.






Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên lưu ý về 2 ổ dịch Covid-19 tại Việt Nam lây lan dịch ra cộng đồng /// Ảnh Liên Châu
8
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên lưu ý về 2 ổ dịch Covid-19 tại Việt Nam lây lan dịch ra cộng đồng
Ảnh Liên Châu
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, đến 6 giờ sáng nay, 30.3, Việt Nam đã ghi nhận 194 người nhiễm Covid-19. Trên thế giới, đã có tới 201 nước có người mắc Covid-19.
Theo ông Tuyên, tại Việt Nam, việc lây truyền dịch Covid-19 phụ thuộc 3 yếu tố:
Thứ nhất là người mang dịch từ nước ngoài về. Tổng hợp sơ bộ, trong số những bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 đã được ghi nhận, thì 70% là số ca mang mầm bệnh từ nước ngoài về.
Thứ hai là việc phát hiện người bệnh nhiễm virus và thực hiện cách ly. Nếu phát hiện sớm, cách ly kịp thời thì sự lây nhiễm ra cộng đồng hạn chế.
Yếu tố thứ 3 là phụ thuộc vào điều trị bệnh nhân nhiễm, điều này liên quan lây nhiễm trong cơ sở điều trị bệnh nhân.
Ở nước ta, 2 ổ dịch lớn hiện nay là quán bar Buddha ở TP.HCM và ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Ông Tuyên lưu ý, tại Bệnh viện Bạch Mai có 3 tâm dịch: tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới với 2 ca bệnh là nữ điều dưỡng; Khoa Thần kinh với 3 bệnh nhân từng điều trị nội trú; và khu vực nhà ăn, do Công ty TNHH Trường Sinh cung cấp dịch vụ hậu cần, phục vụ.





5 nguy cơ lây lan từ ổ dịch Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai - ảnh 1

Ổ dịch Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai đang được cách ly toàn bộ
Ảnh Trần Cường
Theo ông Tuyên, Bệnh viện Bạch Mai là ổ dịch nguy cơ cao nhất với 5 nhóm nguy cơ, gồm:
Nhóm bệnh nhân đã điều trị trong bệnh viện đã ra viện, hoặc bệnh nhân chuyển tuyến điều trị.
Cán bộ y tế tham gia điều trị bệnh nhân.
Học sinh, sinh viên thực tập tại bệnh viện.
Người phục vụ bệnh nhân (là người nhà bệnh nhân hoặc người được gia đình thuê chăm sóc bệnh nhân).
Nhân viên phục vụ trong bệnh viện: những nhân viên tại nhà ăn Trường Sinh; nhân viên lái xe điện trong bệnh viện; nhân viên vệ sinh.
Ông Tuyên cho rằng, từ nhóm nguy cơ cao này, nếu không được phát hiện sớm, giám sát chặt thì đây là nguy cơ lây lan lớn ra cộng đồng. Hiện tại, cần huy động tối đa vai trò y tế cơ sở trong phát hiện sớm ca bệnh trong cộng đồng, để cách ly ngăn chặn dịch bệnh lan truyền.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Từ tâm dịch New York: Những người chết vì Covid-19 đều ra đi đơn độc

Từ tâm dịch New York: Những người chết vì Covid-19 đều ra đi đơn độc

VOV.VN - Người mất vì Covid-19 không được có đám tang vì lệnh cấm tập trung. Người nhà không thể gặp họ lần cuối. Đó là cái chết đau đớn và cô độc nhất!
Bữa giờ rất nhiều người hỏi thăm tình hình ở New York City (NYC) thế nào. Và thật tình là, với một đứa từng viết báo như mình, cũng không thể nào giải thích hay diễn tả bằng lời được hết những gì đang diễn ra trong bệnh viện bây giờ.
Những ngày qua muốn viết cũng không viết nổi vì cảm xúc như đã chai sạn đi. Chỉ trong vòng 1 tháng, NYC của mình đã thay đổi đến chóng mặt, và hiện tại, ngay trong tâm dịch, mỗi ngày đi làm trong bệnh viện là lại cảm thấy như đang đi ra chiến trường, và ai cũng có chung một nỗi niềm, lo lắng và bất lực.
thu new york: nhung nguoi chet vi covid-19 deu ra di don doc hinh 1
Nhân viên y tế vận chuyển một bệnh nhân nghi nhiễm bên ngoài bệnh viện Presbyterian ở Manhattan. (Ảnh: New York Times).
Đầu tháng 3, hai vợ chồng được nghỉ và vẫn còn kéo nhau "road trip" xuyên bang. NYC và nước Mỹ lúc này vẫn còn hoạt động bình thường. Dịch bệnh lúc này hầu hết chỉ ở Seattle. Ngay trong bệnh viện mọi người cũng chỉ nói về Covid-19 như thể nó ở tận đâu xa lắm và không liên quan đến mình, chỉ là những ai đi du lịch từ những nước vùng dịch về thì phải cách ly 14 ngày.
Hai đứa mình may mắn không lên kế hoạch đi chơi xa như mọi lần, vì cần ở lại đi ăn đám cưới bạn thân. Ngày xuất hành đi chơi cả hai còn đùa với nhau là nếu có ai đi dự đám cưới này mà bị nhiễm bệnh cũng chả sao, vì hết phân nửa khách mời là bác sĩ. Vậy mà chỉ trong vòng 10 ngày đi chơi mọi sự đã thay đổi đến chóng mặt.
Ngày thứ nhất, ca bệnh đầu tiên xuất hiện ở New York. Bệnh viện của hai đứa đều gửi email nhắc nhở mọi người cẩn thận, chú ý rửa tay thường xuyên.
Ngày thứ hai, email từ bệnh viện nhắc lại từng bước mặc đồ bảo hộ (PPE) trong trường hợp có bệnh nhân nghi mắc Covid-19.
Ngày thứ ba, ca bệnh thứ hai xuất hiện, dù không phải ở trong NYC mà là ở vùng ngoại ô New Rochelle, đây lại là ca siêu lây nhiễm khi bệnh nhân này đã nhập viện từ cách đó mấy ngày với chẩn đoán viêm phổi và hoàn toàn không được cách ly. Khi đọc tin này, mình đã bắt đầu thấy rùng mình khi nghĩ đến những người thân và nhân viên trong bệnh viện đã tiếp xúc với bệnh nhân này ,mà hoàn toàn không mặc đồ bảo hộ, và nghi là trong vài ngày tới sẽ xuất hiện thêm nhiều ca lây nhiễm từ bệnh nhân này.
Ngày thứ tư, có 9 ca bệnh mới và đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Bệnh viện tiếp tục gửi email nhắc nhở nên hạn chế đi du lịch đến các quốc gia có dịch, và nếu không có gì cần thiết thì đừng nên đi đâu cả. Lúc này dịch đã bùng phát mạnh mẽ tại Ý.
Ngày thứ năm, bệnh viện email nhắc lúc nào nên dùng khẩu trang N95 và lúc nào dùng khẩu trang thường. Trong email họ cũng cấm không được lấy nước rửa tay khô trong kho ra dùng. Lúc đọc email này mình thấy buồn cười, vì nước rửa tay khô bình thường để đầy trong kho, còn phát miễn phí cho bệnh nhân nữa, cớ gì phải cấm như vậy. Nhắn tin hỏi bạn thì mới biết là do mọi người bắt đầu mua sạch sản phẩm này trong siêu thị, bệnh nhân và người đi thăm bệnh bữa giờ đã “chôm” hết sạch trong bệnh viện, nên bây giờ nó là hàng hiếm, và không được dùng thoải mái như xưa nữa.
Ngày thứ sáu, New York có 44 ca bệnh, hầu hết đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Email từ bệnh viện thông báo tất cả những buổi họp hay bài giảng nào có nhiều hơn 25 bác sĩ đều phải bị huỷ bỏ. Họ bắt đầu lo sợ nếu nhiều bác sĩ bị bệnh cùng lúc thì sẽ không có ai chăm bệnh nhân.
Ngày thứ bảy, New York có 89 ca. Bệnh viên thông báo tất cả những bác sĩ và nhân viên đang làm việc ở nước ngoài đều phải quay về ngay lập tức. Bạn bè nội trú của mình đang thực tập 1 tháng ở Châu Phi cũng bị bắt quay về. Bệnh viện cũng yêu cầu các bác sĩ đang được nghỉ phép phải khai báo là đã đi đâu và định đi đâu. Cả hai đứa mình đều phải đưa ra lịch trình đi chơi, lúc này chỉ mong về nhà ngay vì cảm thấy tình hình khá căng thẳng.
Ngày thứ tám, số ca tăng lên 106. Bệnh viên yêu cầu nhân viên nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đều phải ở nhà, không được đi làm, để tránh lây nhiễm.
Ngày thứ chín, 142 ca. Nước Ý thông báo giới nghiêm toàn quốc. Bệnh viện New York nhìn bệnh viện Ý bị quá tải, bắt đầu lo sợ điều tương tự sẽ xảy ra ở đây. Bệnh viện của mình thông báo PPE bắt đầu bị thiếu hụt và yêu cầu hạn chế số người ra vào phòng bệnh nhân để tiết kiệm đồ bảo hộ.
Ngày thứ mười, 173 ca. Hai đứa mình về lại NYC, chuẩn bị đi làm lại, và bước thẳng vào tâm bão.
Từ ngày thứ 10 đến hôm nay, mọi thứ hoàn toàn bị mất kiểm soát, và đây cũng là hiện thực cuộc sống trong tâm dịch:
Tất cả bệnh viện ở NYC hiện giờ đang hoàn toàn quá tải. Số ca bệnh cứ tăng lên gấp đôi mỗi 3 ngày. Số lượng bệnh nhân bị nặng và cần đặt nội khí quản khá cao, và số máy thở đang vơi dần. Khi mình viết những dòng này, thì bệnh viện của mình và của Ian chỉ còn khoảng 100 máy thở mỗi nơi. Và vấn đề không phải chỉ ở số máy thở, mà còn là thiếu hụt số phòng và số nhân viên có thể chăm sóc bệnh nhân. Hiện giờ cả khoa nhi của bệnh viện mình đã phải dọn qua bệnh viện khác để dành phòng cho bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện dã chiến đang được dựng lên khắp nơi, và chính phủ đang kêu gọi các bác sĩ đã về hưu quay lại làm việc vì không đủ bác sĩ.
Số đồ bảo hộ (PPE) cứ vơi dần đều. Ban đầu quy định là tất cả mọi người phải mang N95 khi khám bệnh nhân nghi nhiễm, và phải thay khẩu trang giữa các bệnh nhân. Khi số lượng N95 giảm mạnh, thì quy định mới là được phép dùng lại N95 trong một ngày, rồi lại đổi thành chỉ được dùng N95 khi đặt nội khí quản, còn lại phải đeo khẩu trang thường. Và hiện tại bây giờ, khi số lượng khan hiếm cùng cực, thì mỗi bác sĩ chỉ được phát một khẩu trang (loại dùng 1 lần) và phải dùng đúng cái khẩu trang đó đến khi nào có hàng mới về, ngày này qua ngày khác. Bình thường, chuyện dùng lại khẩu trang là chuyện không tưởng, và nếu bị bắt gặp thì sẽ bị phạt ngay, nhưng thời điểm này thì bao nhiêu quy định đều không còn tác dụng gì nữa hết.
Hiện thực đau lòng là hầu hết bệnh nhân Covid-19 khi mất đều ra đi một mình. Để ngăn lây lan, bệnh viện quy định người nhà bệnh nhân không còn được vào thăm nữa. Rất nhiều gia đình đã phải nhìn người thân của mình ra đi qua facetime, và rất nhiều gia đình còn không hay biết người thân của mình đã mất vì bệnh viện không liên lạc với họ được. Và mất vì bệnh này, nếu không được tiêm morphine, là cảm giác như đang chết ngạt, khi phổi không còn cung cấp oxy cho cơ thể được nữa. Đó là cái chết đau đớn và cô độc nhất!
Hầu hết nhà xác đều đã quá tải, không còn chỗ để thêm, nên bây giờ thành phố phải đem xe tải đông lạnh tới để chở xác. Và vì lệnh cấm tập trung đông người, nên người mất cũng không được có đám tang. Người nhà tới giờ vẫn không thể gặp họ lần cuối.
Các sản phụ bây giờ phải đi sinh một mình, không được có chồng hay người nhà vào thăm để tránh lây nhiễm. Là bao nhiêu ông bố lỡ dịp không được nhìn thấy con mình ra đời.
Các nội trú sinh các ngành khác nhau đều được điều động đến giúp ngành đa khoa và cấp cứu, khi họ hoàn toàn kiệt quệ về sức lực và quá nhiều bác sĩ đã mắc bệnh và phải ở nhà. Là quyết định cho sinh viên năm cuối trường Y tốt nghiệp sớm để có thêm một lượng bác sĩ mới để giúp bệnh viện trong cơn đại dịch này.
Khi mình và bạn bè trong ngành đều không dám về nhà hay gặp người nhà, vì bọn mình đã mặc định là chắc chắn đã bị hoặc sẽ bị nhiễm bệnh, chỉ là sớm hay muộn, và không đứa nào muốn để lây cho ba mẹ và ông bà. Cả tuần nay mẹ chồng mình đều tới nhà, nhưng chỉ được đứng bên ngoài cách vài mét và chỉ được nhìn và nói chuyện với hai đứa mình qua cửa sổ. Hôm qua bà lại đòi vào nhà, và Ian phải nói, “Mẹ không được để bị lây bây giờ, nếu chẳng may bị bệnh mà phải vào bệnh viện, thì mẹ phải vào một mình, và nếu phải lựa chọn giữa mẹ và một bệnh nhân khác trẻ hơn, thì chắc chắn bác sĩ sẽ đưa máy thở cho người kia, vì cơ hội sống cao hơn. Nếu chuyện đó xảy ra vì con lây cho mẹ thì con sẽ ko bao giờ tha thứ cho mình được”. Thế là bà lại phải quay ra.
Bọn mình phải sống trong nỗi sợ là sẽ lây bệnh cho chồng/vợ/người yêu, những người đang sống ngay trong nhà. Bạn bè mình có người phải xuống ở tầng hầm, ngủ giường riêng, có người phải ra thuê khách sạn hoặc airbnb ở, đứa nào có con thì phải gửi con về ở với ông bà và tuyệt đối không dám gặp con. Hai đứa mình vì cùng là bác sĩ nên không có đường nào thoát, và cứ mặc định là đứa nào bị trước cũng sẽ lây cho đứa kia thôi.
Khi dịch bệnh khiến người ta phải lường trước tình huống xấu nhất. Các bác sĩ đều đang hối hả lập di chúc, đặc biệt những ai đã có con. Vợ chồng phải dặn nhau trước là nếu đến lúc hoàn toàn hôn mê thì có nên đặt nội khí quản không, hay là cứ để cho ra đi thanh thản. Lời nói đùa mọi khi “Nếu em có chuyện gì thì anh cứ đi lấy vợ mới đi” trong thời điểm này lại thành ra nói thật.
Các ông bố bà mẹ có con đi làm trong bệnh viện là cứ như đang ngồi trên đống lửa. Mẹ chồng mình thì mua đủ thứ thuốc bổ khác nhau bắt hai đứa uống, và mỗi ngày đều tiếp tế lương thực, nhưng chỉ dám để trước cửa vì không được vào nhà gặp mặt. Mẹ đứa bạn mình, mỗi khi nó trực đêm là bà thức nguyên đêm nói chuyện cùng nó vì bà lo đến không ngủ được. Ba đứa khác thì năn nỉ nó xin nghỉ làm đến khi nào hết dịch rồi quay lại. Nhưng thời điểm này không ai nỡ xin nghỉ, vì trách nhiệm với bệnh nhân và cả trách nhiệm với đồng nghiệp nữa.
Nhưng trong thời điểm khó khăn này, lại làm mình thêm trân quý những gì mà gia đình, bạn bè, và cộng đồng đang chung tay góp sức giúp bọn mình chống dịch:
Là khi nhận được tin từ bệnh viện là chỉ còn đủ 1 khẩu trang cho mỗi bác sĩ, mình đã gửi tin nhắn cầu cứu đến một loạt bạn bè, hỏi xin nếu đứa nào còn khẩu trang thì cho mình mua lại. Vậy mà chỉ trong vòng mấy ngày, bọn bạn mình đã hỏi dò người quen và bằng cách nào đó mỗi đứa đều kiếm ra được vài chục khẩu trang gửi về cho mình. Ba mẹ cũng chạy khắp thành phố kiếm chỗ bán khẩu trang để gửi lên. Nhờ vậy mà mình đã có đủ khẩu trang ít nhất đến khi có hàng mới về bệnh viện.
Là khi hàng loạt các nhà hàng và dịch vụ giao thức ăn đều quyết định tặng phần ăn cho bác sĩ và y tá để bọn mình tập trung làm việc. Từ UberEats, Sweet Greens, rồi bao nhiêu tiệm bánh nổi tiếng, chỉ cần đưa thẻ ID bệnh viện ra là sẽ được ăn miễn phí, mà còn được giao tới tận bệnh viện nữa. Rồi thì nhãn hiệu giày và quần áo cũng tặng sản phẩm cho nhân viên y tế. Cả thành phố bây giờ đều dồn lực và hi vọng về các bệnh viện.
Là khi cả thành phố hẹn nhau chiều nay đúng 7h cùng nhau vỗ tay cảm ơn và cổ vũ đội ngũ y tế trong bệnh viện. Tới đúng giờ, ngồi trong bệnh viện nhìn ra là thấy một loạt người dân đứng ở ban công vỗ tay náo nhiệt, và vẫn giữ đúng luật không đi ra đường và không đứng gần nhau, lại cảm thấy ấm lòng hơn bao giờ hết.
Và vì tất cả những điều đó, mình tin là NYC sẽ qua được đại dịch này. Cuộc chiến này còn kéo dài bao lâu nữa thì không ai biết được, nhưng Covid-19 sẽ qua đi, và thành phố này sẽ trở lại như xưa, vì ở đây có những con người luôn hết mình vì nó và luôn có một niềm tin bất diệt vào thành phố không bao giờ ngủ./.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Vụ văn bản hỏa táng liên quan Covid-19: Sở Tài nguyên Môi trường TP bị phê bình

Vụ văn bản hỏa táng liên quan Covid-19: Sở Tài nguyên Môi trường TP bị phê bình

(VOH) - Thường trực UBND TPHCM phê bình nghiêm khắc Sở TN-MT và yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, đề xuất hình thức kỷ luật đối với cá nhân liên quan, báo cáo Chủ tịch UBND TPHCM.

Chiều tối 28/3/20, UBND TPHCM có văn bản gửi Sở Tài nguyên và môi trường (TN-MT) TP truyền đạt ý kiến của Thường trực UBND TP về vấn đề liên quan đến văn bản số 2285 ngày 26/3 của Sở này đối với phương án hoạt động hỏa táng ứng phó tình hình dịch COVID-19.
Theo đó, UBND TPHCM không có chủ trương và không chỉ đạo Sở TN-MT ban hành các nội dung theo văn bản số 2285 nêu trên.
“Việc Sở Tài nguyên và môi trường ban hành công văn số 2285 đã gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch COVID-19 của TPHCM, tạo ra tâm lý hoang mang trong một bộ phận người dân” - văn bản nêu rõ.
Do vậy, Thường trực UBND TPHCM phê bình nghiêm khắc Sở TN-MT và yêu cầu Sở này kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, đề xuất hình thức kỷ luật đối với các cá nhân có liên quan, báo cáo Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong.
UBND TP khẳng định công tác phòng chống dịch của TP đang được kiểm soát tốt.
văn bản hỏa táng, COVID-19, thu hồi văn bản, sở Tài nguyên Môi trường
Tránh lây lan COVID-19, Giờ trái đất tổ chức trực tuyến: Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2020 tại TP.HCM sẽ theo hình thức trực tuyến, phát thanh, truyền hình, treo băngrôn khẩu hiệu, hạn chế các sự kiện tập trung đông người.

Phòng dịch COVID-19, xe buýt tại TPHCM không chở quá 20 người/chuyếnĐể đảm bảo an toàn cho hành khách, xe buýt tại TPHCM sẽ không chở quá 20 người/chuyến và nhân viên bán vé sẽ sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho hành khách.
PN (tổng hợp)

Đồng chí Phạm Hồng Sơn làm Bí thư Quận ủy quận Phú Nhuận



Đồng chí Phạm Hồng Sơn làm Bí thư Quận ủy quận Phú Nhuận

SGGPO 

Đồng chí Phạm Hồng Sơn, Bí thư Thành đoàn TPHCM được điều động, chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ quận, Ban Thường vụ Quận ủy, giữ chức Bí thư Quận ủy quận Phú Nhuận, nhiệm kỳ 2015-2020.
 Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Lưu Quang trao quyết định bổ nhiệm đồng chí Phạm Hồng Sơn giữ chức Bí thư Quận ủy quận Phú Nhuận, nhiệm kỳ 2015-2020. Ảnh: VIỆT DŨNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Lưu Quang trao quyết định bổ nhiệm đồng chí Phạm Hồng Sơn giữ chức Bí thư Quận ủy quận Phú Nhuận, nhiệm kỳ 2015-2020. Ảnh: VIỆT DŨNG

Sáng 28-3, tại Quận ủy quận Phú Nhuận, đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy chủ trì buổi lễ công bố và trao quyết định cán bộ.
Ban Thường vụ Thành ủy quyết định cho đồng chí Trịnh Xuân Thiều sinh ngày 01-8-1960, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Phú Nhuận được nghỉ việc theo nguyện vọng từ ngày 1-4-2020.
Ban Thường vụ Thành ủy cũng quyết định điều động, chỉ định đồng chí Phạm Hồng Sơn, Bí thư Thành đoàn TPHCM được điều động tham gia Ban chấp hành Đảng bộ quận, Ban Thường vụ Quận ủy, giữ chức Bí thư Quận ủy quận Phú Nhuận, nhiệm kỳ 2015-2020.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trần Lưu Quang gửi lời trân trọng cảm ơn đồng chí Trịnh Xuân Thiều, trong quá trình công tác luôn để lại tình cảm kính trọng, chân thành gắn bó với tất cả mọi người. Đảng bộ quận Phú Nhuận những năm qua rất đoàn kết gắn bó, có sự đóng góp rất lớn của đồng chí Trịnh Xuân Thiều.
Đồng chí Phạm Hồng Sơn làm Bí thư Quận ủy quận Phú Nhuận ảnh 1 Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Lưu Quang trao quyết định cho đồng chí đồng chí Trịnh Xuân Thiều. Ảnh: VIỆT DŨNG
Đối với đồng chí Phạm Hồng Sơn, đồng chí Trần Lưu Quang đánh giá đây là cán bộ trẻ, trưởng thành từ phong trào, cũng đã từng gắn bó công tác ở quận Phú Nhuận. Đồng chí Trần Lưu Quang cũng chia sẻ, đứng đầu một địa phương là một việc khó, phải bao quát, hiểu biết nhiều vấn đề. Đồng chí tin tưởng tập thể Ban chấp hành Đảng bộ quận Phú Nhuận sẽ đoàn kết cùng đồng chí tân Bí thư Quận ủy hoàn thành nhiệm vụ. Trong đó, hai nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay là chuẩn bị Đại hội Đảng bộ quận tiến tới Đại hội Đảng bộ thành phố và công tác phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Phạm Hồng Sơn chia sẻ quá trình gắn bó với quận Phú Nhuận, từng có 2 nhiệm kỳ tham gia Ban chấp hành Đảng bộ quận: “Tôi cảm nhận được trách nhiệm của mình rất lớn. Mong các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ quận tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành công việc”, đồng chí Phạm Hồng Sơn nói.
Đồng chí Phạm Hồng Sơn, sinh năm 1981, quê quán tỉnh Bến Tre, trình độ cử nhân hành chính, thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, cao cấp lý luận chính trị. Đồng chí có thời gian dài công tác gắn bó với công tác đoàn của TPHCM. Từ tháng 6-2017 tới nay, đồng chí là Bí thư Thành đoàn TPHCM. 
MAI HOA

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Là người ở lại