Kỷ luật cảnh cáo ông Bùi Nhật Quang - nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
VƯƠNG TRẦN - dvnien copy từ https://laodong.vn/..., trang web này đăng ngày 30/11/2022 17:48
Ông Bùi Nhật Quang bị kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo do đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong thời gian giữ chức Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1495/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông Bùi Nhật Quang, trong thời gian giữ chức Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Cụ thể, Quyết định số 1495/QĐ-TTg nêu rõ: Thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Bùi Nhật Quang, do đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong thời gian giữ chức Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (giai đoạn từ tháng 9.2019 đến khi thôi chức vụ).
Thời gian thi hành kỷ luật tính từ thời điểm công bố Quyết định số 643-QĐNS/TW ngày 30.9.2022 của Bộ Chính trị về thi hành kỷ luật đảng.
Trước đó, ngày 30.9.2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp, xem xét, thi hành kỷ luật ông Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy, ông Bùi Nhật Quang chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020 (giai đoạn từ tháng 11.2019 đến tháng 8.2020) và nhiệm kỳ 2020 - 2025. Vi phạm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, Quy chế làm việc của Đảng ủy dẫn đến nội bộ Ban Thường vụ Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Viện Hàn lâm mất đoàn kết; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, về trách nhiệm nêu gương, về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; thiếu trách nhiệm, buông lỏng chỉ đạo, quản lý; thiếu kiểm tra, giám sát để Viện Hàn lâm và một số đơn vị trực thuộc có nhiều vi phạm kéo dài trong công tác cán bộ, quản lý sử dụng tài chính, tài sản, đầu tư công; quản lý nghiên cứu khoa học, đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo; không thực hiện nghiêm chỉ đạo, kết luận của các tổ chức đảng cấp trên.
Vi phạm, khuyết điểm của ông Bùi Nhật Quang gây hậu quả nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ, bức xúc trong cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và bản thân.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Bùi Nhật Quang
Cách chức tất cả chức vụ trong Đảng với 2 ông Bùi Bé Tư và Nguyễn Thượng Lễ
VƯƠNG TRẦN - dvnien copy từ https://laodong.vn/..., trang web này đăng ngày 30/11/2022 16:36
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật: Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Bùi Bé Tư và ông Nguyễn Thượng Lễ.
Ngày 30.11.2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Thiếu tướng Bùi Bé Tư, nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Giám đốc Công an tỉnh An Giang và Đại tá Nguyễn Thượng Lễ, nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên Phó Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang.
Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy:
Ông Bùi Bé Tư trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh đã vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; vi phạm quy định của Bộ Công an và quy chế làm việc trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020; thiếu kiểm tra, giám sát để nhiều đơn vị của Công an tỉnh vi phạm nghiêm trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm dẫn đến bỏ lọt tội phạm, trong quản lý các đối tượng, trong công tác tổ chức cán bộ; một số cấp ủy và nhiều lãnh đạo, cán bộ cấp dưới bị xử lý kỷ luật, bị khởi tố, điều tra.
Ông Nguyễn Thượng Lễ trong thời gian giữ chức vụ Tỉnh uỷ viên, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh đã vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng và quy chế làm việc, quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; chịu trách nhiệm chính, trách nghiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Bộ đội Biên phòng tỉnh; cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng tỉnh các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025; thiếu trách nhiệm, buông lỏng chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài, trong công tác quản lý bảo vệ biên giới, địa bàn, kiểm soát xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và kiểm soát qua lại biên giới, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, xử lý vi phạm hành chính; nhiều cán bộ cấp dưới bị xử lý kỷ luật.
Vi phạm của ông Bùi Bé Tư và ông Nguyễn Thượng Lễ đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, ngành Công an và lực lượng Bộ đội Biên phòng.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật: Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Bùi Bé Tư và ông Nguyễn Thượng Lễ.
Đề nghị các cơ quan chức năng kỷ luật về hành chính đối với các cá nhân trên đồng bộ, kịp thời với kỷ luật đảng.
(PLO)- Giá xăng nhập khẩu liên tục giảm mạnh trong thời gian qua mở ra kỳ vọng giá xăng trong nước giảm lần thứ 2 liên tiếp.
Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Công thương, giá xăng A95 nhập từ Singapore chỉ còn 89 USD/thùng.
Mức giá này tương đương với ngày 10-12-2021, khi đó giá xăng trong nước (A95) chạm mức 22.801 đồng/lít. Nếu trừ đi thuế bảo vệ môi trường 3.300 đồng thì giá xăng chỉ còn 19.501 đồng/lít.
Giá xăng nhập giảm mạnh do thời gian qua giá dầu thô toàn cầu rớt xuống mức rất thấp.
Giá dầu WTI liên tục thiết lập mức giá dưới 80 USD/thùng. Nguyên nhân, nhu cầu dầu từ Trung Quốc giảm mạnh.
Giá xăng trong nước từng thiết lập mức tăng giá 4 lần liên tiếp trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, mức tăng đã dừng lại sau khi giảm 80 đồng, đưa giá xăng A95 còn 23.787 đồng/lít vào kỳ điều chỉnh 21-11-22 vừa qua.
Không khí lạnh rất mạnh sắp bao trùm gây mưa, nhiệt độ giảm sâu mức nào?
AN AN - dvnien copy từ https://laodong.vn/..., trang web này đăng ngày 30/11/2022 09:29
Theo nhận định của cơ quan khí tượng, do ảnh hưởng của không khí lạnh, khả năng vùng núi cao phía bắc nhiệt độ giảm sâu xuống dưới 3 độ C, đề phòng nguy cơ băng giá.
Thông tin về đợt rét sâu nhất từ đầu mùa đông đang được người dân vô cùng quan tâm. Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra những phân tích và đánh giá về tác động của đợt không khí lạnh này.
Thưa ông, từ đầu mùa đông đến nay chưa ghi nhận nền nhiệt trung bình dưới 20 độ C ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vậy trong đợt không khí lạnh đang tác động, dự báo nhiệt độ giảm sâu mức nào thưa ông?
- Theo nhận định của chúng tôi, không khí lạnh đang tác động đến nước ta có cường độ rất mạnh. Sáng sớm nay (30.11), không khí lạnh đã tiến sát đến vùng biên giới phía bắc của nước ta.
Khoảng đêm 30.11, sáng sớm ngày 1.12 không khí lạnh sẽ tác động đến vùng núi và trung du Bắc Bộ, sau đó tác động đến khu vực bắc Trung Bộ và trung Trung Bộ. Gió trong đất liền chuyển hướng đông bắc mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4 - 5.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh với mưa và dòng xiết đới gió tây trên cao, dự báo nền nhiệt sẽ giảm khá sâu. Từ ngày 30.11, Bắc Bộ và bắc Trung Bộ trời chuyển rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi và trung du Bắc Bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng đồng bằng Bắc Bộ từ 11 - 13 độ C; bắc Trung Bộ 13 - 15 độ C. Vùng núi cao phía bắc có khả năng dưới 3 độ C, nguy cơ xuất hiện hiện tượng băng giá và mưa tuyết.
Không khí lạnh đợt này có khả năng gây ra hiện tượng thiên tai nguy hiểm gì kèm theo trên đất liền thưa ông?
- Do cường độ không khí lạnh mạnh nên có khả năng gây ra hiện tượng thiên tai khác đi kèm. Đầu tiên việc giảm nhiệt sâu gây rét đậm rét hại diện rộng, đặc biệt là vùng núi cao phía bắc. Với mức nhiệt như đã phân tích thì có thể tác động đến cây trồng và vật nuôi, hoạt động sản xuất.
Khu vực vùng núi Bắc Bộ trong đêm 30.11 và rạng sáng 1.12 có khả năng xảy ra đợt mưa diện rộng. Từ đêm 30.11 đến ngày 1.12 khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Từ 1.12 - 3.12, khu vực trung Trung Bộ và nam Trung Bộ có khả năng xảy ra mưa lớn diện rộng. Trong đó trọng tâm mưa từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và phía bắc của Bình Định có lượng mưa lớn.
Vậy thời tiết biển có chịu ảnh hưởng từ đợt không khí lạnh hay không thưa ông?
- Cần lưu ý gió mạnh trên biển do tác động của không khí lạnh. Dự báo ngày và đêm 1.12, vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2,0 - 4,0m, biển động mạnh.
Khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9, sóng biển cao 3,0-5,0m, biển động mạnh.
Vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và vùng biển phía tây của khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 1,5-3,0m, biển động.
Bắt 2 đối tượng trong đường dây đánh bạc ngàn tỉ do Phan Sào Nam cầm đầu
dvnien copy từ https://nld.com.vn/..., trang web này đăng ngày 26-11-2022 - 11:34|Pháp luật
(NLĐO) – Hai đối tượng là đại lý cấp 2 tổ chức đánh bạc qua mạng với tổng số tiền giao dịch 33,2 tỉ đồng, thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng vừa bị bắt tại Bình Thuận nằm trong đường dây đánh bạc do Phan Sào Nam cầm đầu.
Ngày 26-11-22, tin từ Cơ quan An ninh Điều tra - Công an tỉnh Bình Thuận cho biết 2 đối tượng là đại lý cấp 2 trong hệ thống đánh bạc qua mạng do Phan Sào Nam cầm đầu vừa bị bắt tại tỉnh này.
Công an tỉnh Bình Thuận đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với Lê Quang Hùng (30 tuổi; trú tại thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam) và Đỗ Đình Thi (28 tuổi; trú tại xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc) để điều tra về hành vi tổ chức đánh bạc qua mạng với hình thức game bài đổi thưởng.
Theo thông tin ban đầu, từ tháng 5-2016 đến tháng 8-2017, Lê Quang Hùng và Đỗ Đình Thi đã đăng ký làm đại lý cấp 2, mở nhiều tài khoản ngân hàng, thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử để giao dịch, mua bán Rik cho các con bạc trên hệ thống game bài Rikvip/TipClub do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu.
Tổng số Rik giao dịch của 2 đối tượng nêu trên lên đến hơn 40 tỉ - tương đương khoảng 33,2 tỉ đồng, thu lợi bất chính đến hàng trăm triệu đồng.
Hùng (trái) và Thi tại cơ quan công an. Ảnh: CA
Trước đó, vào tháng 8-2017, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Phú Thọ đã phát hiện đường dây đánh bạc ngàn tỷ qua mạng do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu.
Trên cơ sở thông tin, dữ liệu do Công an tỉnh Phú Thọ cung cấp, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý nghiêm các đối tượng liên quan hệ thống game bài của Phan Sào Nam.
Phải bắt những tên côn đồ đánh dã man hai ngư phủ về trị tội
LÊ THANH PHONG - dvnien copy từ https://laodong.vn/..., trang web này đăng ngày 17/11/2022 14:15
Nhiều người lên tiếng phẫn nộ về trường hợp một số ngư phủ bị hành hạ, đánh đập dã man trên tàu.
Ngày 17.11, ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho biết, clip ngư phủ bị đánh dã man lan truyền trên mạng xã hội xảy ra từ tháng 5.2022.
Có nghĩa là, những người bị đánh đạp tàn nhẫn đó không được ai bảo vệ, nếu như không có clip bị phát tán thì vụ việc chìm vào quên lãng. Tội ác vẫn tiếp tục diễn ra.
Hai nạn nhân là Trương Văn Trung (SN 1975, cư trú thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) và Lê Văn Bình (cư trú không cố định). Còn những tên côn đồ đánh đập ngư phủ là Nguyễn Công Toàn (SN 1988); Nguyễn Văn Tỵ (SN 1988) và Nguyễn Văn Hùng (SN 1984, cùng ngụ huyện Trần Văn Thời).
Từ ngày 28.5, Lê Văn Bình đến Công an thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời trình báo vụ việc bị đánh gây thương tích trên tàu đánh bắt BT 97993-TS. Sau đó, ngày 30.5, Trương Văn Trung cũng đến Công an thị trấn Sông Đốc trình báo vụ việc bị đánh gây thương tích trên ghe biển nói trên.
Theo lời khai, ngày 23.5, Trung bị To, Tỵ và Hùng đánh gây thương tích (tai phải, gãy 4 cái răng, dập môi, gối phải). Ngày 24.5.22, Bình bị To và Hùng đánh gây thương tích trên cơ thể tại vùng bả vai phải và gãy một răng.
Từ khi nạn nhân trình báo đến nay là gần 6 tháng nhưng vụ việc vẫn chưa được xử lý. Công an thị trấn Sông Đốc cho biết lý do là đã 3 lần yêu cầu chủ tàu là bà Phạm Thị Hà điều tàu vào bờ để làm rõ vụ việc, nhưng bà Hà chưa thực hiện (tàu chưa vào bờ nên không làm việc được với các đối tượng trên tàu) nên chưa xử lý được vụ việc.
Phải xem đây là một vụ án nghiêm trọng, các nghi phạm đã hành hạ, đánh đập người lao động như thời trung cổ. Dùng kìm bấm vào da, bẻ răng, bấm vào bộ phận sinh dục của những ngư phủ hiền lành, lương thiện. Đất nước có còn pháp luật nữa không nếu như để cho những kẻ ác nhân này thoát tội.
Gần 6 tháng không xử lý vụ việc mà nạn nhân trình báo thì Công an thị trấn Sông Đốc hoặc là thiếu năng lực hoặc là vô trách nhiệm với dân. Thậm chí cần phải điều tra xem liệu có hành vi bao che cho những kẻ có hành vi vi phạm pháp luật hay không?
Phải làm cho rõ, ngoài hai nạn nhân này, những nghi phạm đó đã hành hung, đánh đập ai nữa, đã bẻ răng những ngư phủ nào nữa?
Và, ai từng là nạn nhân của những tên ác bá trên biển này phải đến cơ quan công an để tố cáo.
Tân Sơn Nhất điều thiết bị từ Cam Ranh vào, mở phòng chờ cho người Hồi giáo
dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 17/11/2022 11:35
TTO - Tết 2023 được dự báo lượng khách đi máy bay tăng mạnh, nhiều doanh nghiệp hàng không huy động trang thiết bị mặt đất từ sân bay Cam Ranh về Tân Sơn Nhất, gấp rút tuyển nhân sự tiếp viên, nhân viên mặt đất để bước vào mùa "làm ăn" sôi động.
Hàng không tăng tuyển người làm dịp Tết, gia tăng dịch vụ ở sân bay - Ảnh: Q.A
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, các hãng bay, công ty dịch vụ hàng không cho biết đang gấp rút đẩy nhanh các phương án kế hoạch phục vụ Tết 2023 với nhiều điểm mới.
Tết Quý Mão được dự báo sản lượng chuyến bay và lượng khách sẽ tăng mạnh, đây là cơ hội để hàng không "bật dậy" sau hai năm ảnh hưởng dịch bệnh.
Theo đánh giá của Vietnam Airlines, Tết 2023 nhu cầu đi lại bằng đường hàng không dự kiến tăng trưởng khoảng 25% so với thời điểm Tết 2020.
Hãng đã mở bán vé Tết hồi cuối tháng 8, tốc độ mua vé ngày càng tăng mạnh, thậm chí có tuần tăng tới 50% so với những ngày trước đó. Vietjet và Vietravel Airlines cùng chung nhận định sản lượng khách sẽ tăng vọt dịp Tết Quý Mão cả nội địa lẫn quốc tế.
"Sau hai mùa Tết buồn do ảnh hưởng dịch COVID-19, chúng tôi kỳ vọng Tết 2023 sẽ bùng nổ khách đi lại sum vầy mùa đoàn viên. Tốc độ mua vé đã tăng từng ngày, chúng tôi đang cố gắng lập kế hoạch, đề xuất xin Cục Hàng không Việt Nam tăng slot, thêm chuyến bay, đa dạng dải vé phục vụ khách hàng" - đại diện một hãng bay chia sẻ.
Thực tế, giá vé máy bay dịp Tết như "lên đồng" ở nhiều chặng bay nội địa. Giá vé khứ hồi trung bình ở chặng TP.HCM - Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa... những ngày cận Tết như ngày 26, 27, 28 tháng chạp dao động 5-7 triệu đồng/khách/chiều.
Hàng không khuyến nghị khách hàng có thể mua vé Tết ngay từ lúc này, vừa có mức giá rẻ hơn, vừa giúp các hãng bay có sự chuẩn bị chu đáo hơn, phục vụ tốt hơn trong dịp cao điểm Tết.
Các hãng bay kỳ vọng bức tranh sáng doanh thu khi vào mùa làm ăn Tết. Nhu cầu khách đi lại tăng mạnh, hầu hết các hãng đều chạy đua tuyển thêm nhân sự tiếp viên, phi công, nhân viên mặt đất, tăng thêm tàu bay, mở thêm dịch vụ mới.
Thông tin từ Công ty CP Phục vụ mặt đất Sài Gòn, đơn vị này đang rốt ráo tuyển nhân sự phục vụ hành khách trong dịp Tết, đồng thời huy động trang thiết bị phục vụ chuyến bay như xe buýt, xe chuyên dụng dịch vụ từ sân bay Cam Ranh về Tân Sơn Nhất gia tăng năng lực phục vụ khách hàng.
Đặc biệt dịp Tết, Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) cho hay ngày 21-11 sẽ khai trương nhà hàng The Phoenix - ngay ga đến quốc nội, sau thời gian tạm dừng cải tạo, nâng cấp.
Tại đây, hành khách có đủ không gian rộng rãi, yên tĩnh chờ đợi chuyến bay với chi phí ăn uống, trải nghiệm "vừa túi tiền" với các món ăn như bún bò, phở, miến gà hay mì Ý, bò sốt tiêu đen...<pe>
Trở lại sau dịch, nhiều du khách quốc tế di chuyển đến Việt Nam ngày càng nhiều. Trong ảnh: khách nước ngoài đang thưởng thức cà phê tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Ảnh: Q.A
Đáng chú ý, lần đầu tiên Tân Sơn Nhất có thêm một phòng chờ đặc biệt dành riêng cho hành khách Hồi giáo.
Dự kiến tháng 12-2022 sẽ khai trương phòng chờ Jasmine đủ tiêu chuẩn cung cấp suất ăn Halal cho các chuyến bay có hành khách Hồi giáo, giúp dịch vụ ở sân bay Tân Sơn Nhất đáp ứng chất lượng dịch vụ của các hãng hàng không quốc tế.
Đại diện Vietnam Airlines cho biết sau khi khảo sát đường bay TP.HCM - Hà Nội chiếm tỉ lệ lớn khách hàng đi lại thường xuyên, hãng vừa áp dụng có quầy check-in và nhận hành lý riêng.
Ông Phạm Văn Châu - giám đốc nhà xe TCP Tân Sơn Nhất - cũng cho hay đang cải tạo lại đường kết nối của làn xe công nghệ để lưu thông thuận lợi đáp ứng nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ.
Công ty này đang xây dựng cải tạo lại hệ thống thu phí và bố trí lại làn xe cho GrabCar, BeCar... thuận lợi cho việc di chuyển ra vào đón khách, tránh ùn tắc hoặc khó đón xe như những tháng gần đây.
Ghi nhận thực tế tại sân bay Tân Sơn Nhất, dù chưa đến cao điểm Tết nhưng lượng khách đi lại tại ga quốc nội đông đúc, trải đều ở các khung giờ sáng đến tối. Theo thống kê, cao điểm đi lại sân bay này liên tục đạt lượng khách cao từ 110.000 - 120.000 lượt khách/ngày.
TTO - Điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh của ngành hàng không là kỳ vọng hàng không quốc tế sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2023. Hầu hết các quốc gia đã dỡ bỏ hạn chế cho du khách, hỗ trợ cho nhu cầu du lịch quốc tế.
Thị trường vẫn thiếu xăng, các bộ ngành phải xắn tay cùng làm
CƯỜNG NGÔ - dvnien copy từ https://laodong.vn/...,trang web này đăng ngày 16/11/2022 13:29
Theo chuyên gia, việc đứt gãy nguồn cung xăng dầu nếu không nhìn thẳng vào thực tế thì không thể xử lý bình ổn được. Cần có những giải pháp cấp bách mang tính tổng chỉ huy, các bộ ngành cùng "xắn tay vào" thì mới gỡ được nút thắt xăng dầu, chấm dứt tình trạng thiếu xăng.
Quốc hội sẽ giám sát hoạt động điều hành xăng dầu
Trả lời phóng viên Lao Động về tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu, nhiều cây xăng ở các thành phố lớn đóng cửa hoặc bán nhỏ giọt, bà Phạm Thị Hồng Yến - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, thị trường xăng dầu trong nước chịu tác động bởi những biến động mạnh, phức tạp từ giá dầu thế giới và trong khu vực. Trong khi nền kinh tế Việt Nam sử dụng nhiều năng lượng để phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội.
Vấn đề thiếu nguồn cung xăng dầu được các đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm, nội dung này đã được thảo luận và chất vấn tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.
Tại Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Quốc hội đã quyết định một loạt chỉ tiêu, giải pháp, trong đó yêu cầu Chính phủ trong công tác điều hành nền kinh tế phải ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn.
"Biến động khó lường của thị trường xăng dầu trong thời gian qua gây sức ép lớn tới lạm phát và nền kinh tế. Chính vì vậy, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội sẽ tổ chức giám sát việc thực hiện, điều hành của Chính phủ, các thành viên Chính phủ để đảm bảo bình ổn xăng dầu, đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế", bà Yến nói.
Giải thích thực trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu tại giao ban báo chí ngày 15.11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, nguồn sản xuất từ hai nhà máy lọc dầu trong nước 10 tháng đầu năm nay cũng mới đạt 9,7 triệu m3/tấn, thấp hơn kế hoạch năm khoảng 170.000 m3/tấn, tức là thị trường thiếu lượng xăng dầu tương ứng.
Một số doanh nghiệp đầu mối khu vực phía Nam bị tước giấy phép do vi phạm hành chính, số khác bị Tổng cục Hải quan ngừng thông quan do không đáp ứng điều kiện về kết nối dữ liệu điện tử, nên ảnh hưởng tới nguồn cung thực tế.
"Một cửa hàng đóng cửa, không có xăng dầu đều có trách nhiệm của các cơ quan quản lý, trong đó có Bộ Công Thương", Thứ trưởng Công Thương nói.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho biết, Bộ đã áp dụng nhiều biện pháp để xử lý tình huống thiếu xăng dầu, như chỉ đạo các thương nhân đầu mối cung cấp đủ xăng dầu cho thị trường; Đồng thời yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ đạo hai nhà máy lọc dầu tăng tối đa công suất cho phép; tăng kiểm tra, giám sát việc bảo đảm tổng nguồn xăng dầu tối thiểu...
Nhận định về việc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu còn lỗ do chi phí tăng cao, chiết khấu về 0, ông Hải cho rằng, biện pháp hành chính đưa ra sẽ không có nhiều tác dụng. Chỉ có cách giúp doanh nghiệp có lãi trở lại, ít nhất hoà vốn, tức là phải tính đúng, đủ các chi phí và giúp họ tiếp cận tín dụng vay ngân hàng... mới giải quyết dứt điểm tình trạng hiện nay.
Đánh giá về tình hình tới đây, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, công cụ điều hành xăng dầu hiện nay gồm Quỹ bình ổn; công cụ thuế, phí, nhưng giảm thuế, phí lại có lợi phần lớn cho doanh nghiệp dùng nhiều xăng dầu, người dân, còn doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không được lợi.
"Ba mục tiêu trên đều quan trọng, nhưng tuỳ tình hình cân nhắc ưu tiên mục tiêu nào hơn. Lúc này cần quan tâm nhiều hơn tới doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để đảm bảo nguồn cung", ông Hải nói.
Công cụ điều hành tiếp theo thường được các nước sử dụng trong tình huống đặc biệt là dự trữ quốc gia, song nguồn này của Việt Nam đang khá mỏng, tương đương 5-7 ngày sử dụng. Hiện Chính phủ giao các bộ, ngành nghiên cứu, xử lý khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia, hoàn thiện phương án nâng mức dự trữ quốc gia xăng dầu.
"Nhà nước sẽ phải đầu tư không ít nhưng chúng ta cần phải có kho dự trữ xăng dầu riêng, tách bạch với dự trữ của doanh nghiệp, nếu vẫn như hiện nay sẽ rất khó khăn", ông Hải cho biết.
Cần có những giải pháp cấp bách mang tính tổng chỉ huy
Ông Nguyễn Tiến Thoả - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, việc đứt gãy nguồn cung xăng dầu nếu không nhìn thẳng vào thực tế thì không thể xử lý bình ổn được.
Thời gian qua, các bộ ngành chưa làm tròn trách nhiệm điều hành của mình, vẫn nặng "thanh minh" nên thị trường xăng dầu chưa bình ổn. Cần có những giải pháp cấp bách mang tính tổng chỉ huy, các bộ ngành cùng "xắn tay vào" thì mới gỡ được nút thắt xăng dầu, khơi thông nguồn cung.
Thứ nhất cần cho phép mở rộng thị trường nhập khẩu xăng dầu, không chỉ những thị trường có thuế suất ưu đãi mà cả những thị trường có thuế suất không ưu đãi và chấp nhận mức thuế suất này trong giá cơ sở, để chủ động nguồn cung. Đi liền với nó là tính toán tăng thêm hạn mức tín dụng bám sát những thay đổi của thực tế chi phí, giá thị trường (premium, tỉ giá, chi phí vận chuyển…)
Thứ hai, điều chỉnh ngay các chi phí liên quan đến kinh doanh xăng dầu đã lỗi thời theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ thực tế hiện nay bao gồm premium của nguồn nhập khẩu và mua trong nước theo đúng tập quán quốc tế; chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về đến cảng Việt Nam; tỉ giá; chi phí đưa xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng và toàn bộ chi phí kinh doanh, định mức kinh doanh xăng dầu.
Thứ ba, trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí kinh doanh định mức của tất cả các khâu trong kinh doanh xăng dầu, cần hướng dẫn các đầu mối, các thương nhân phân phối nguyên tắc phân chia chi phí khoản định mức cho từng khâu, để tránh tình trạng chèn ép nhau trong thỏa thuận phân chia chi phí.
Từ đó chấm dứt tình trạng chiết khấu 0 đồng. Thậm chí cơ quan nhà nước có thể hướng dẫn tỉ lệ tối thiểu cho từng khâu trong tổng số chi phí kinh doanh định mức.
Nhiều người chuyển sang đi tàu metro vì 'không phải xếp hàng đổ xăng'
dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 16/11/2022 12:45
TTO - Trong bối cảnh tình trạng tắc đường tại Hà Nội ngày càng tồi tệ và dân gặp khó khăn khi đi đổ xăng, nhiều người đã chọn tàu metro Cát Linh - Hà Đông là phương tiện di chuyển chính.
Một khoang tàu metro Cát Linh - Hà Đông đông nghịt hành khách sáng 16-11 - Ảnh: PHẠM TUẤN
Gần một tháng qua, nguồn cung xăng dầu không đảm bảo khiến người dân Hà Nội phải xếp hàng đợi hàng chục phút mới tới lượt đổ xăng. Chưa kể, một số cửa hàng xăng dầu còn giới hạn số lượng nhất định cho mỗi lần đổ, không được bơm đầy bình.
Trước những bất ổn trên của thị trường xăng dầu, nhiều người dân thủ đô đã chọn các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu metro... hoặc xe đạp, xe máy điện để thay thế các phương tiện chạy bằng xăng, dầu truyền thống.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trong giờ cao điểm sáng 16-11, tuyến tàu metro Cát Linh - Hà Đông đông nghịt hành khách, các chỗ trên tàu được hành khách lấp kín khiến nhiều người phải đứng trong lúc tàu di chuyển.
Mỗi ngày, tuyến metro Cát Linh - Hà Đông vận chuyển khoảng 32.000 khách - Ảnh: PHẠM TUẤN
Nhà ở khu đô thị Văn Quán (Hà Đông), sáng cùng ngày, cô Phạm Thị Phương lựa chọn tàu metro Cát Linh - Hà Đông để di chuyển lên ga Cát Linh, sau đó đi xe buýt về khu vực phố Hàng Bạc (Hoàn Kiếm) để làm việc. Cô Phương cho biết yếu tố tiện lợi, sạch sẽ, tiết kiệm và đặc biệt là "không phải xếp hàng để mua xăng" là lý do để cô lựa chọn tàu metro là phương tiện chính để đi lại.
"Xếp hàng đổ xăng rất mệt mỏi, nên tôi chọn tàu metro là phương tiện đi làm thường xuyên luôn, ngày nào cũng đi và về. Đi tàu điện bây giờ vừa nhanh vừa lịch sự, văn minh, không bị tắc đường nữa" - cô Phương nói.
Dòng xe hối hả, chen chúc di chuyển bên dưới đường vành đai 3, phía trên tàu metro vẫn đi vun vút - Ảnh: PHẠM TUẤN
Cũng trên chuyến tàu metro hướng về nội đô Hà Nội sáng 16-11, chị Định Thị Thúy Hằng (Tố Hữu, Hà Đông) còn mang cạnh mình một chiếc xe đạp gấp. Được biết, từ lâu chị Hằng đã đạp xe để đi làm, nhưng vì tắc đường nên một tháng trở lại đây chị đã chuyển qua đi tàu điện, sau đó mang theo xe đạp gấp để di chuyển tới cơ quan lúc xuống tàu.
"Đi tàu metro không bị áp lực gì, không tắc đường, lúc nào cũng đúng thời gian đi làm đến từng phút, nên rất thuận tiện. Thời gian gần đây tàu cũng đông hơn rất nhiều, với lại tôi cũng đã đi nhiều nước, thấy tàu ở Việt Nam khá sạch đẹp, có thang cuốn nữa. Còn nước ngoài họ xây rất lâu rồi nên đã cũ, như ở Paris thì cũng chỉ có một số chỗ có thang cuốn, còn không phải đi bộ rất nhiều" - chị Hằng chia sẻ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 16-11, ông Vũ Hồng Trường - tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội metro) - cho biết thời điểm tuyến metro Cát Linh - Hà Đông mới đưa vào hoạt động, bình quân mỗi ngày chỉ có khoảng 7.000 hành khách. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, lượng khách mỗi ngày mà tuyến tàu này phục vụ đã tăng lên gấp nhiều lần.
"Bây giờ vào các ngày làm việc, trung bình mỗi ngày có trên dưới 32.000 hành khách, trong đó có 70% đi thường xuyên vé tháng vào giờ cao điểm, còn thứ bảy hoặc chủ nhật cũng rơi vào khoảng 27.000 hành khách" - ông Trường nói.
Một bạn trẻ mang theo xe đạp gấp khi lên tàu - Ảnh: PHẠM TUẤN
Nhiều người phải đứng vì không còn chỗ ngồi - Ảnh: PHẠM TUẤN
TTO - Những ngày qua, lượng hành khách đi lại trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tăng cao. Theo thống kê, trong tuần tuyến đường sắt trên đón 10.000 khách/ngày, riêng thứ bảy và chủ nhật 15.000 khách.