Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Kỷ luật Cảnh cáo Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

 

Kỷ luật Cảnh cáo Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

VƯƠNG TRẦN  -  dvien copytừ https://laodong.vn/..., trang web này đăng ngày 30/09/2022 15:19

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Bùi Nhật Quang - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

TP.HCM: Kẹt xe kéo dài trong ngày đầu cấm xe qua cầu Nguyễn Hữu Cảnh

TP.HCM: Kẹt xe kéo dài trong ngày đầu cấm xe qua cầu Nguyễn Hữu Cảnh

  THANH NIÊN ONLINE

Nhiều người dân bất ngờ trong ngày đầu cấm lưu thông qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) sau khi phát hiện nhiều bất thường do sự cố đứt cáp dự ứng lực ngầm. Giao thông qua khu vực này bị ách tắc kéo dài.

Sáng 30.9, nhiều người dân bất ngờ khi cấm lưu thông qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM).

TP.HCM: Kẹt xe kéo dài trong ngày đầu cấm xe qua cầu Nguyễn Hữu Cảnh - ảnh 1

Vết võng xuất hiện trên cầu Nguyễn Hữu Cảnh

TRẦN DUY KHÁNH

Ghi nhận của Thanh Niên lúc 7 giờ sáng cùng ngày, do cấm lưu thông qua cầu vượt này, khiến giao thông qua khu vự này bị ách tắc. Trên tuyến xa lộ Hà Nội, hướng từ TP.Thủ Đức đi Q.Bình Thạnh, đoạn cầu Sài Gòn đến ngã tư Hàng Xanh, xe cộ nhích từng chút.

Đặc biệt, tuyến Trần Trọng Kim, Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh) kẹt xe kéo dài. Cảnh sát giao thông và lực lượng dân quân có mặt từ sớm để điều tiết giao thông.

TP.HCM: Kẹt xe kéo dài trong ngày đầu cấm xe qua cầu Nguyễn Hữu Cảnh - ảnh 2

Người dân vất vả nhích từng chút vượt qua

TRẦN DUY KHÁNH

Anh Lương Anh Vũ (22 tuổi, TP.Thủ Đức) chia sẻ: "Tôi làm việc ở Q.1, tình hình này chắc phải gọi sếp báo đến công ty muộn. Tôi không hay cầu vượt bị cấm, kẹt xe dữ quá".

Trước đó, ngày 24.9, xe tải và ô tô trên 16 chỗ bị cấm chạy qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, ô tô con và xe máy vẫn được lưu thông. Đến chiều 29.9, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM có thông báo khẩn, cấm tất cả phương tiện lưu thông qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh sau khi nghiên cứu, phát hiện nhiều bất thường tại cầu này sau sự cố đứt cáp dự ứng lực ngầm.

Khi đào thăm dò, cơ quan chức năng phát hiện các bó cáp của cầu bị đứt tại nơi giao cắt với cống hộp của hệ thống thoát nước ở dự án sửa đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Theo thông báo của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, từ tối 29.9, lộtrình thay thế cho xe máy: cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ - quay đầu tại ngã tư Hàng Xanh - Điện Biên Phủ - hẻm 602 Điện Biên Phủ (đường D1 nối dài) - Nguyễn Hữu Cảnh.

TP.HCM: Kẹt xe kéo dài trong ngày đầu cấm xe qua cầu Nguyễn Hữu Cảnh - ảnh 3

Nhiều người bất ngờ khi cấm lưu thông qua cầu vượt

TRẦN DUY KHÁNH

TP.HCM: Kẹt xe kéo dài trong ngày đầu cấm xe qua cầu Nguyễn Hữu Cảnh - ảnh 4

Lực lượng chức năng vất vả làm nhiệm vụ điều tiết giao thông

TRẦN DUY KHÁNH

TP.HCM: Kẹt xe kéo dài trong ngày đầu cấm xe qua cầu Nguyễn Hữu Cảnh - ảnh 5

Tuyến cầu vượt đã bị rào lại

TRẦN DUY KHÁNH

TP.HCM: Kẹt xe kéo dài trong ngày đầu cấm xe qua cầu Nguyễn Hữu Cảnh - ảnh 6

Học sinh tranh thủ ăn sáng ngay trên xe máy

TRẦN DUY KHÁNH

TP.HCM: Kẹt xe kéo dài trong ngày đầu cấm xe qua cầu Nguyễn Hữu Cảnh - ảnh 7

Đường Nguyễn Hữu Cảnh kẹt xe

TRẦN DUY KHÁNH

TP.HCM: Kẹt xe kéo dài trong ngày đầu cấm xe qua cầu Nguyễn Hữu Cảnh - ảnh 8

Người dân nhích từng chút qua cầu Sài Gòn

TRẦN DUY KHÁNH

TP.HCM: Kẹt xe kéo dài trong ngày đầu cấm xe qua cầu Nguyễn Hữu Cảnh - ảnh 9

Kẹt xe kéo dài

TRẦN DUY KHÁNH

TP.HCM: Kẹt xe kéo dài trong ngày đầu cấm xe qua cầu Nguyễn Hữu Cảnh - ảnh 10

Hướng ngược lại, giao thông có phần thông thoáng

TRẦN DUY KHÁNH

Lộ trình thay thế cho ô tô: cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ - quay đầu tại giao lộ Điện Biên Phủ - Nguyễn Văn Thương - Điện Biên Phủ - rẽ phải vào đường dân sinh bên hông cầu vượt - đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

Khởi công xây dựng cầu Rạch Miễu 2

 

Khởi công xây dựng cầu Rạch Miễu 2

KỲ QUAN  -  dvnien copy từ https://laodong.vn/..., trang web này đăng ngày 29/03/2022 11:49
Sáng 29.3, tại xã An Khánh (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), UBND tỉnh Bến Tre đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2022

Lan đột biến và những trò thao túng thần sầu trong bóng tối

 

Lan đột biến và những trò thao túng thần sầu trong bóng tối

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 27/09/2022 04:44

TTO - Dù đã có rất nhiều cảnh báo nhưng lan đột biến vẫn khiến rất nhiều người tán gia bại sản, trong lúc nhiều "trùm cuối" được lan truyền trúng cả ngàn tỉ đồng hoặc nhiều hơn. Vậy mà vẫn còn nhiều sản phẩm nông nghiệp đang được đẩy giá tương tự...

Cuộc chơi lan đột biến đến hồi kết, từ những khu vườn kín cổng, hệ thống an ninh cao để bảo vệ 24/24 giờ để chống trộm giờ được mang ra đường bán. Lan đột biến từng là tài sản lớn, trở thành cây sinh vật cảnh bình thường. 

Mức giá trên trời hàng trăm tỉ đồng/chậu lan, sau hơn một năm đã xuống mặt đất với giá vài chục triệu đồng/chậu nhưng không ai mua.

Có liên minh thao túng giá?

Cái chết đến quá nhanh, chẳng ai kịp "tháo chốt quả bom" kích hoạt đột ngột bởi những người tạo ra cuộc chơi. Thực tế cho thấy lan đột biến không chỉ "chết" lần này. Hồi năm 2019 từng có một đợt rớt giá nhẹ và sự chững lại của thị trường. Nhưng sau đó các "tay to" đã đứng ra gom mua và đẩy giá lên trở lại, cũng đẩy luôn niềm tin của nhà đầu tư lên cao. 

Đó là cơn sốt khủng khiếp: nhà nhà có lời, người người đổi đời với cây lan đột biến. Những người tạo ra cuộc chơi đã núp bóng, tạo "cơn say tiền" và mọi người mất cảnh giác về tiền.

Đa số những người mất nhà cửa vì cây lan đột biến đều từng có lợi nhuận khủng. Nhiều cây lan đột biến mới được nhà vườn lớn "khai sinh" với giá cả tỉ đồng/cm, những cuộc giao dịch từ chục tỉ đến cả trăm tỉ đồng được đăng công khai trên Facebook và "kích hoạt" cuộc nâng cấp. Nhiều người thế chấp nhà cửa "đánh lớn" với hy vọng đổi đời nhanh chóng, sẽ giàu có như các nhà vườn lớn với biệt phủ, siêu xe.

Dòng tiền dần "cống nộp" cho các nhà vườn lớn từ làn sóng nâng cấp, từ cây quốc dân lên cây tầm trung, rồi lên cây tầm cao. Sóng sau xô sóng trước, đẩy "những con bạc" đi xa bờ hơn.

Điểm chung của những cây lan đột biến chục tỉ, trăm tỉ đồng là thời điểm xuất hiện được các "tay to" khẳng định rất quý và có số lượng ít, chỉ những nhà vườn lớn có. "Trâu chậm uống nước đục", ai cũng muốn xuống tiền sớm để có giống, hy vọng sau khi làm kie (cây giống mới ươm) bán lại cho người chơi khác, kiếm lời lớn. 

Nhưng chẳng ai biết ít là bao nhiêu. Sau cuộc giao dịch công khai những kie lan chục tỉ, các nhà vườn bán kín và bán số lượng lớn cho những con bạc khác dính đòn lan quý. Cả chục ngàn tỉ được gom về cho vài chục nhà vườn lớn như vậy.

Cuộc thâu tóm dòng tiền cuối cùng là các "tay to" tạo ra sóng mới với những "mã hàng thân thuộc" đã chuẩn bị sẵn số lượng lớn tại vườn. Khi cuộc chơi đến hồi kết, nhà đầu tư mới không bán được hàng, "chết đứng".

Cẩn thận các cuộc chơi mới

Sau "sóng" lan đột biến, đến lá đột biến, rồi bạch hải đường. Cuộc chơi lan đột biến bị xóa sổ và cuộc chơi mới hình thành, cũng với chiêu thức cũ từ những "gương mặt thân quen".

Hài hước nhất là cây dọc mùng (bạc hà) vốn nấu canh chua cũng từng được "thần thánh" hóa thành "cây quý". Nhưng rồi cũng chết yểu bởi bong bóng lan đột biến vỡ. 

Tựu trung lại, tất cả các cây trồng được đẩy giá đột biến thường dễ nhân giống. Người thao túng cuộc chơi đã chuẩn bị sẵn sàng số lượng lớn trước khi công khai đẩy giá, thu mua và cuối cùng khi nhà đầu tư "say đòn" họ sẽ bán ra ồ ạt.

Hậu quả của lan đột biến đang hiện hữu, rất nhiều người đã mất nhà vì trót cầm cố để "đổi đời" nhanh.

Chiêu trò gom các loại cây nông nghiệp, sinh vật cảnh số lượng lớn và "ảo thuật" biến thành cây trồng giá trị cao luôn lặp đi lặp lại, nhưng vẫn nhiều người "dính bẫy" bởi tham lợi nhuận khủng.

Trong cơn sốt giá, báo chí và Bộ NN&PTNT liên tục phát đi cảnh báo. Ngay chính những nhóm buôn bán lan đột biến còn đăng link lên để mọi người bình luận, cười cợt rằng cảnh báo này là thừa thãi và không hiểu biết. Đến khi vỡ bong bóng thì đã muộn.

Cây nông nghiệp và sinh vật cảnh vốn không phải sản phẩm đặc biệt hay độc bản. Sau những vụ vỡ bong bóng cây sanh, cây tùng la hán... bẵng đi vài năm thì lan đột biến lên ngôi. Trong khi đó, những người chủ động tạo dựng và thu lợi từ "cuộc chơi" rất khó để xử lý. Bởi chính người chơi tự nguyện, ai cũng nghĩ mình là "cáo già", chủ động nắm bắt cơ hội.

Sắp tới sẽ còn có thể có những cây khác được "đạo diễn" để lên cơn sốt. Trước khi cơ quan chức năng có thể đưa ra quy định để ngăn ngừa tốt hơn, quan trọng nhất là mỗi người cần nhớ kỹ bài học "lợi nhuận cao thì rủi ro lớn".

Lan đột biến rớt khốc liệt từ tiền tỉ xuống vài chục ngàn vẫn không ai muaLan đột biến rớt khốc liệt từ tiền tỉ xuống vài chục ngàn vẫn không ai mua

TTO - Thời điểm đỉnh, Cờ Đỏ, Bảo Duy, Đôi mắt Pleyku...có giá chục tỉ đồng/kie, giờ rao bán vài chục triệu đồng cũng không ai hỏi. Những cây "quốc dân" như Phú Thọ, Hiển Oanh... giá chỉ vài ngàn đồng/cm hoặc vài chục đến vài trăm ngàn đồng/chậu...

AN DU

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2022

Có hay không chuyện chuyên gia và nhân viên ngành Y… dỗi?

 

Có hay không chuyện chuyên gia và nhân viên ngành Y… dỗi?

dvnien copy từ https://giaoduc.net.vn/..., trang web này đăng ngày 29/08/2022 06:40
  Xuân Dương
GDVN- Liệu có phải một bộ phận không nhỏ viên chức ngành Y đang “dỗi” với cơ chế, chính sách của nhà nước chứ không phải do lương thấp?

Kênh VTV1 trong chương trình ngày 20/08/2022 phát phóng sự: “Chậm cấp giấy lưu hành trang thiết bị y tế” phản ánh:

“Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long được đầu tư trang thiết bị y tế theo khoản vay ODA của Chính phủ Áo có trị giá gần 12 triệu Euro. Đầu năm 2022, 7 container trang thiết bị y tế bao gồm: máy thở, máy chụp X-quang, máy citi, máy cộng hưởng từ và nhiều máy móc khác đã đến Cảng Cát Lái. Thế nhưng số máy móc này không thể thông quan vì Bộ Y tế chưa cấp giấy chứng nhận lưu hành”. [1]

Phản hồi duy nhất mà doanh nghiệp (nhập khẩu thiết bị y tế) nhận được từ cơ quan chức năng thuộc Bộ Y tế sau khi nộp đủ thủ tục là: “Hồ sơ chờ chuyên gia thẩm định”. [1]

Vậy các “chuyên gia” của Bộ Y tế đang ở đâu, làm gì để đến nỗi thiết bị y tế nằm ở cảng từ đầu năm đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận lưu hành?

Không thể phủ nhận một thực tế là từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế không quản khó khăn, nguy hiểm ngày đêm bám trụ tại các cơ sở khám chữa bệnh chiến đấu với dịch bệnh.

Có hay không chuyện chuyên gia và nhân viên ngành Y… dỗi? ảnh 1

Ảnh minh hoạ: Baochinhphu.vn

Sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ viên chức ngành Y, cùng với các lực lượng quân đội, công an, tình nguyện viên,… đã góp phần quyết định giúp đất nước kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, tạo nên trạng thái bình thường mới trong đời sống xã hội, kinh tế, an ninh,…

Tuy nhiên cũng có một thực tế là sau những vụ việc liên quan đến một số viên chức và nhân sự lãnh đạo ngành Y bị kỷ luật, sau khi một số người bị bắt giam thì xuất hiện tình trạng được báo chí ghi nhận:

“Báo cáo của Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, 9.397 là số viên chức y tế xin thôi việc/bỏ việc, tính từ đầu năm 2021 đến 6 tháng đầu năm nay.

Đơn vị này cũng đã chỉ ra 8 nguyên nhân dẫn đến gần 9.400 viên chức y tế xin thôi việc/bỏ việc, trong đó nguyên nhân đầu tiên là do lương và chế độ phụ cấp đối với viên chức y tế trong hệ thống y tế công lập thấp, nhất là tại các cơ sở y tế dự phòng và y tế cơ sở”. [2]

Không cùng quan điểm với Công đoàn Y tế Việt Nam, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng: “Chuyện nhân viên y tế nghỉ việc, quan trọng nhất có lẽ không phải là lương, mà là môi trường làm việc và cơ hội phát triển”. [3]


"Ăn" thiết bị y tế, giáo dục, bao giờ mới hết?

Người viết không cho rằng có chuyện “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong quan điểm của Công đoàn Y tế Việt Nam và bà Quyền Bộ trưởng song vẫn phải thừa nhận có gì đó chưa được làm rõ trong chuyện nhân viên y tế nghỉ việc.

Lương, phụ cấp theo chế độ thấp trong khi cường độ làm việc căng thẳng thường xảy ra tại các bệnh viện tuyến tỉnh hoặc trung ương, khối lượng công việc tại các bệnh viện tuyến huyện, tuyến cơ sở được đánh giá là không căng thẳng lắm vì tâm lý người bệnh thường tập trung vào tuyến cuối.

Gần đây báo Laodong.vn đăng bài: “2 bệnh viện trung ương (Bạch Mai và bệnh viện K - NV) thí điểm tự chủ toàn diện thất bại do tự chủ nửa vời” phản ánh bất cập trong chủ trương, chính sách đối với hoạt động của các bệnh viện thí điểm “tự chủ toàn diện”.

Hoạt động mua sắm, đấu thầu thuốc, cấp giấy chứng nhận lưu hành thiết bị y tế bị đình trệ, hai cơ sở y tế tuyến trung ương là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K đã đề xuất xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện. Và cũng chưa biết đến bao giờ Việt Nam sản xuất được vaccine chống Covid-19, hàng vạn viên chức y tế bỏ việc,… là thực trạng của ngành Y hiện nay hay chỉ là hiện tượng cá biệt?

Những dẫn chứng nêu trên khiến nhiều người đặt câu hỏi, rằng một bộ phận không nhỏ viên chức ngành Y có phải đang “dỗi” với cơ chế, chính sách của nhà nước chứ không phải do lương thấp?

Còn nhớ chuyện ông Nguyễn Thành Phong khi đang là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06/12/2018 đã phát biểu:

“Các cuộc thanh, kiểm tra, điều tra, khởi tố giúp thành phố nhận thức rõ các hạn chế, khuyết điểm, thẳng thắn nhìn nhận và tập trung giải quyết để làm tốt hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng có phần làm giảm sự năng động của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố, dẫn đến đôi lúc chậm giải quyết hồ sơ hành chính”. [4]

Phải chăng tình trạng “giảm sự năng động của đội ngũ cán bộ, viên chức, chậm giải quyết hồ sơ hành chính” của ngành Y chỉ là bản sao tình trạng của thành phố Hồ Chí Minh 4 năm trước mà vị cựu Chủ tịch thành phố này đã công khai phát biểu?

Các bậc cha mẹ ít nhiều đều chứng kiến chuyện trẻ con bỏ ăn vì dỗi với ông bà, cha mẹ.

Vậy câu chuyện của ngành Y hôm nay liệu có phải là sự “dỗi” không chỉ của các “chuyên gia” mà còn của gần vạn nhân viên trong ngành với chủ trương, chính sách của Nhà nước?

Hệ số lương và chế độ phụ cấp của viên chức ngành Y tế so với viên chức ngành Giáo dục và các ngành khác là tương đồng, nhưng thu nhập thực tế lại là chuyện hoàn toàn khác.

Nhà giáo bị cấm dạy thêm trong và ngoài trường, những người cố tình tổ chức dạy thêm luôn trong tâm trạng nơm nớp, nếu bị phát hiện có thể bị buộc thôi việc.

Ngành Y được phép sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các bệnh viện để làm dịch vụ và thầy thuốc được làm thêm tại các khoa khám bệnh theo yêu cầu một cách hợp pháp.


Câu lạc bộ Giám đốc CDC miền Bắc – họ là ai?

Người viết mới đây đã hai lần đến khám bệnh tại “Khoa khám bệnh theo yêu cầu” thuộc một bệnh viện trung ương tại Hà Nội.

Tại một phòng khám, 4 bệnh nhân ngồi ghế vạch áo, thầy thuốc dùng tai nghe phía lưng người bệnh mỗi người mất vài giây, sau đó hỏi han vài ba câu về tình trạng hiện thời của từng người bệnh rồi quyết định bệnh nhân phải thử máu, chiếu chụp,… thời gian cho mỗi người chừng 05 phút, một đợt 04 người mất từ 20-30 phút.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, chiếu chụp,… thầy thuốc xem xét rồi đọc tên thuốc cho nhân viên gõ vào máy tính và in ra giấy, thời gian cho mỗi bệnh nhân chưa đến 10 phút.

Lệ phí khám là 250.000 đồng, dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh là 491.000 đồng.

Thời gian khám, kết luận cho một đợt 04 bệnh nhân khoảng 1 tiếng, một buổi sáng có thể khám 4 đợt tức là 16 người, số tiền thu được vào khoảng 04 triệu đồng, cả ngày khoảng 8 triệu đồng.

Người viết đã mua thuốc tại quầy của bệnh viện, tổng tiền thuốc khoảng 3,5 triệu đồng.

Liệu có chuyện các quầy bán thuốc theo đơn của bác sĩ ngay trong khuôn viên bệnh viện không thu lãi từ hoạt động kinh doanh thuốc chữa bệnh?

Vì Khoa Khám chữa bệnh dịch vụ không chỉ có một hoặc vài phòng khám nên tính sơ sơ số tiền thu từ khoa này mỗi ngày lên đến hàng trăm triệu đồng, vậy bác sĩ được hưởng bao nhiêu, nhân viên phục vụ được hưởng bao nhiêu?

Một thực tế không thể phủ nhận là lương, phụ cấp ngành Y thấp, không động viên được viên chức y tế yên tâm với nghề song các số liệu thống kê đều cho thấy chi phí cho y tế của người dân Việt Nam liên tục tăng.

“Theo Ngân hàng Thế giới, chi phí từ tiền túi của người dân Việt Nam cho y tế vẫn tiếp tục gia tăng, kể từ năm 2010 (37,42%), đến 2019 là 42,95% tổng chi cho dịch vụ y tế; cao thứ 3/11 ở khu vực Đông Nam Á (sau Myanmar 75,95%; Campuchia 64,39%); cao hơn trung bình chung của thế giới (ở mức 18,01%)”. [5]

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu: “Đóng bảo hiểm mà người dân vẫn phải chi hơn 40% tiền túi thì phải nghiên cứu xem lại vấn đề này”. [5]

Nhân phát biểu của Thủ tướng, xin mở rộng thêm sang lĩnh vực giáo dục, người lao động có thu nhập, khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ đều phải đóng thuế nhưng con em họ thi không đỗ vào lớp 10 công lập thì phải bỏ ra khá nhiều tiền để học tại cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Rất nhiều học sinh đỗ vào lớp 10 công lập không phải là học sinh khá, giỏi, đơn cử như năm 2022 “Nhiều trường công lập ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ cần mỗi môn hơn 3 điểm là trúng tuyển vào lớp 10”. [6]

Sự vô lý ai cũng biết này nằm ở chỗ các địa phương (quận, huyện,…) không đủ trường cấp 3 để tiếp nhận toàn bộ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở nên phải dùng kỳ thi để loại bớt. Ngay trên địa bàn thành phố Hà Nội, có trường lấy điểm chuẩn là 42, có trường chỉ là 17. Người thi đạt 35 điểm không thể đến học tại nơi điểm sàn là 17 vì nơi ở cách trường mấy chục cây số.

Đóng thuế như nhau, thi vào lớp 10 công lập bị trượt và do đó phải đóng tiền học mức cao cho con em theo học trung học phổ thông, phải chăng đây cũng là điều bất cập cần phải xem xét ?

Và phải chăng ngành Y và Giáo dục nên cùng nhau giúp Chính phủ giải quyết?

Tài liệu tham khảo:

[1]https://vtv.vn/xa-hoi/cham-cap-giay-luu-hanh-trang-thiet-bi-y-te-20220820193026943.htm

[2]https://plo.vn/8-nguyen-nhan-khien-gan-9-400-vien-chuc-y-te-thoi-viec-bo-viec-post694964.html

[3] https://danviet.vn/quyen-bo-truong-bo-y-te-y-bac-si-nghi-viec-khong-phai-chi-vi-luong-thap-20220825171039735.htm

[4] https://vietnamnet.vn/chu-tich-tphcm-thanh-tra-khoi-to-nhieu-lam-giam-nhue-khi-cong-chuc-493114.html

[5] https://vietnamnet.vn/thu-tuong-yeu-cau-giam-chi-phi-y-te-tu-tien-tui-cho-nguoi-dan-2051885.html

[6] https://vietnamnet.vn/top-cac-truong-co-diem-chuan-vao-lop-10-thap-nhat-tai-tp-hcm-2022-2038663.html

Xuân Dương

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2022

Cảnh hoang tàn ở nơi khiến nguyên 2 Phó Chủ tịch tỉnh Lào Cai bị bắt

 

Cảnh hoang tàn ở nơi khiến nguyên 2 Phó Chủ tịch tỉnh Lào Cai bị bắt

BẢO CHI

Ngày 24/6, PV Đại Đoàn Kết đã có mặt tại dự án nơi khiến 2 Phó Chủ tịch tỉnh Lào Cai và nhiều người khác bị khởi tố, bắt tạm giam. Theo ghi nhận, dự án xập xệ, hoang tàn, đổ nát, chẳng khác gì như số phận của những người có liên quan.

Con đường Quốc lộ 4E, đoạn Km134 dẫn vào dự án nhà hàng, khách sạn tại xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai của Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lilama
Con đường Quốc lộ 4E, đoạn Km134 dẫn vào dự án nhà hàng, khách sạn tại xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai của Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lilama.
Dây thép gai được quây kín dự án...
Dây thép gai được quây kín dự án...
Là dự án nhà hàng, khách sạn nhưng thực chất...
...Là dự án nhà hàng, khách sạn nhưng thực chất...
... Nhưng thực chất là lợi dụng để khai thác quặng...
... là lợi dụng để khai thác quặng...
Hậu quả của việc này khiến hàng loạt cán bộ tỉnh Lào Cai,  lãnh đạo Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lilama và Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam bị khởi tố, bắt tạm giam
Hậu quả của việc này khiến hàng loạt cán bộ tỉnh Lào Cai, lãnh đạo Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lilama và Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam bị khởi tố, bắt tạm giam.
Hiện tại ở đây chỉ còn những ngôi nhà hoang tàn, đổ nát
Hiện tại ở đây chỉ còn những ngôi nhà hoang tàn, đổ nát...
Là bãi đất trống
Là bãi đất trống...
... chăn thả trâu.
... chăn thả trâu.

Trước đó, Đại Đoàn Kết đã thông tin, ngày 23/6/22, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai vừa ra Quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam 4 nguyên lãnh đạo của tỉnh này về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Theo đó, 4 người vừa bị khởi tố gồm ông Nguyễn Thanh Dương (63 tuổi, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai), ông Lê Ngọc Hưng (62 tuổi, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh), ông Mai Đình Định (61 tuổi, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh) và ông Phan Văn Cương (60 tuổi, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh).

Những bị can này được xác định liên quan đến vụ án Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên xảy ra tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Lilama do ông Nguyễn Mạnh Thừa làm Giám đốc.

Ngày 31/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Quang Huy (75 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam) và ông Phạm Cao Khiêm (67 tuổi, nguyên Phó Tổng Giám đốc công ty) để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.