Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2022

Lược sử Thiền sư Mãn Giác


Lược sử Thiền sư Mãn Giác
dvnien copy từ https://vnthuquan.net/truyen/... trong bài "Đêm qua sân trước một cành mai" , tác giả:Nguyễn Tường Bách ; trang web này đăng ngày đăng ngày 27/7/2009.
Mãn Giác (1052-1096) tên thật là Lý Trường, người đất Lũng Triền, hương An Cách. Theo các nhà địa lý học lịch sử Hà Bắc thì nay đó là xã Lũng Khê, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc.
Ngài xuất thân dòng hoàng tộc. Cha là Lý Hoài Tổ, từng làm đến chức Trung thư ngoại lang dưới hai triều Lý Thánh Tông (1051-1072) và Lý Nhân Tông (1072-1128). Thiền sư Mãn Giác thuở nhỏ được vua Lý Nhân Tông sủng ái, đặt tên là Hoài Tín. Ngài xuất gia, được thiền sư Quảng Trí trụ trì chùa Quân Đinh truyền tâm ấn. Ngài tiêu biểu là truyền thừa thứ tám của dòng Thiền Quang Bích.
Ngày 30-11-1096, sư lâm bệnh, gọi đệ tử đến đọc kệ rằng:
"Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"
"Xuân ruỗi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai"
(Ngô Tất Tố dịch)
Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người) là tên của người đời sau đặt (cho bài kệ này) và cho đến nay, bài này vẫn được xem là bài kệ duy nhất mà người đời sau tìm thấy được, mặc dù Ngài viết rất nhiều.

Không có nhận xét nào: