Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Một thanh tra viên chính thuộc Thanh tra Chính phủ đi nước ngoài 27 lần không xin phép

 

Một thanh tra viên chính thuộc Thanh tra Chính phủ đi nước ngoài 27 lần không xin phép

https://tuoitre.vn/... đăng ngày 31/05/2021 16:13

TTO - Kết luận của Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Thanh tra Chính phủ xác định bà Lê Hồng Sâm, thanh tra viên chính, 27 lần đi nước ngoài nhưng không báo cáo. Đáng chú ý, bà Sâm còn đi nước ngoài trong khoảng thời gian đang là thành viên đoàn thanh tra.

Một thanh tra viên chính thuộc Thanh tra Chính phủ đi nước ngoài 27 lần không xin phép - Ảnh 1.

Trụ sở Thanh tra Chính phủ

Ngày 31-5, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận một số sai phạm đối với bà Lê Hồng Sâm - thanh tra viên chính Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I) - về việc đi nước ngoài nhiều lần không xin phép, không báo cáo cơ quan.

Theo kết luận, Thanh tra Chính phủ xác định từ tháng 1-2013 đến tháng 12-2018, bà Sâm đã đi nước ngoài 27 lần nhưng không xin phép, không báo cáo lãnh đạo, cấp ủy và không có quyết định của cơ quan đồng ý cho đi nước ngoài.

Tổng số thời gian bà Sâm đi nước ngoài không xin phép là 69 ngày, trong đó có 45 ngày làm việc và 24 ngày nghỉ. Theo thống kê, bà Sâm đi các nước Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc… chuyến dài nhất là 9 ngày.

Đáng chú ý có chuyến bà Sâm đi nước ngoài không xin phép trong thời gian bà đang là thành viên đoàn thanh tra.

Cụ thể, ngày 12-4-2016, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hóa, thoái vốn… tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.

Ông Lê Sỹ Bảy - vụ trưởng Vụ I - làm trưởng đoàn, bà Sâm là 1 trong 9 thành viên. Cuộc thanh tra diễn ra trong 70 ngày, tuy nhiên trong thời gian này bà Sâm vẫn có chuyến đi nước ngoài không xin phép.

Việc đi nước ngoài không xin phép của bà Sâm, theo Thanh tra Chính phủ, đã vi phạm quy định số 228 của Ban Bí thư Đảng khóa XI về nhiệm vụ của đảng viên và công tác quản lý đảng viên ở nước ngoài cùng một số quy định khác.

"Vi phạm của bà Sâm làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan Thanh tra Chính phủ, vai trò tiên phong, gương mẫu... Bà Sâm đã nhận thức được khuyết điểm của mình, đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm", kết luận nêu.

Ủy ban kiểm tra Đảng ủy của Thanh tra Chính phủ cho rằng bà Sâm có nhiều thành tích trong công tác, chủ động báo cáo vi phạm với cơ quan nên quyết định thi hành kỷ luật mức khiển trách.

Thanh tra Chính phủ yêu cầu người vi phạm tuyệt đối không để xảy ra vụ việc tương tự làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, trường hợp tái phạm sẽ kỷ luật nghiêm.

Ngày 14-5, Phó tổng thanh tra Trần Ngọc Liêm đã ký quyết định kỷ luật đối với bà Lê Hồng Sâm bằng hình thức khiển trách.

Thời điểm xảy ra sai phạm trên, bà Sâm là thanh tra viên chính thuộc Vụ I do ông Lê Sỹ Bảy làm vụ trưởng. Thanh tra Chính phủ cũng yêu cầu Vụ I kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc để tình trạng đảng viên của đơn vị đi nước ngoài nhiều lần không báo cáo, không xin phép.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một thanh tra viên cao cấp của Thanh tra Chính phủ cho biết theo quy định, người đi nước ngoài phải có đơn được lãnh đạo vụ xác nhận, sau đó trình lên và được tổng thanh tra đồng ý, làm công văn gửi sang an ninh nội bộ và được đồng ý.

Tuy nhiên, cả 27 lần trên bà Sâm đều đi nước ngoài "chui" và không có bất cứ đơn xin phép hay báo cáo với cơ quan.

Nhiều cán bộ Thanh tra Chính phủ đi công tác nước ngoài… rồi về hưuNhiều cán bộ Thanh tra Chính phủ đi công tác nước ngoài… rồi về hưu

TTO - Thanh tra Chính phủ đã tổ chức cho nhiều đoàn cán bộ đi thăm và làm việc tại nước ngoài chủ yếu bằng nguồn ngân sách. Điều đáng nói là trong số những người đi học tập đó, có nhiều cán bộ thuộc diện đang "chờ hưu".

THÂN HOÀNG

Chủ tịch Hội đồng ra đề thi vào 10 khó đến đâu mà Phó giám đốc sở xin nghỉ việc?

 GIÁO DỤC 24H

Chủ tịch Hội đồng ra đề thi vào 10 khó đến đâu mà Phó giám đốc sở xin nghỉ việc?

https://giaoduc.net.vn/... đăng ngày 31/05/2021 07:01 NGUYỄN NGUYÊN
GDVN- Nếu tìm một người toàn năng, am hiểu tất cả nội dung kiến thức của các đề thi để làm Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tuyển sinh lớp 10 thì sẽ không bao giờ có được.

Những ngày qua, câu chuyện của thầy Võ Minh Lợi – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ làm đơn xin nghỉ việc với lí do “không đủ khả năng nhận nhiệm vụ của Giám đốc Sở giao” đã được phản ánh khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng bởi 3 năm nay thì thầy Lợi phụ trách chuyên môn khối Tiểu học.

Cũng chính vì vậy mà có nhiều luồng ý kiến của dư luận về sự việc này. Có luồng ý kiến cho rằng thầy Lợi làm đơn xin nghỉ việc là dũng cảm để giữ danh dự của một nhà giáo, có luồng ý kiến cho rằng việc làm của thầy Lợi có lẽ còn có những uẩn khuất ở bên trong chứ không đơn thuần là chuyện “không đủ khả năng nhận nhiệm vụ”…

Bởi, thực tế thì thầy Lợi cũng đã từng dạy và phụ trách mảng Trung học phổ thông. Hơn nữa, không ai làm Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tuyển sinh lớp 10 cũng đều nắm được nội dung của các đề thi tuyển sinh 10 vì bản thân mỗi nhà giáo chỉ được đào tạo 1 chuyên ngành mà thôi.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: B.Ngọc/Báo Cần Thơ.

Nếu tìm một người toàn năng, am hiểu tất cả nội dung kiến thức của các đề thi để làm Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tuyển sinh lớp 10 ở địa phương thì sẽ không bao giờ có được.

Lý do của người trong cuộc

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 30/5/21 đã có bài phản ánh về sự việc thầy Võ Minh Lợi và dẫn ra 3 nguyên nhân mà thầy Lợi xin nghỉ việc, đó là:

Thiếu thông tin để thực hiện nhiệm vụ ra đề tuyển sinh vào lớp 10, không phụ trách chuyên môn bậc trung học cơ sở.

Tiếp đó: Bản thân thầy Lợi tuổi cũng đã cao (thầy Lợi sinh năm 1962), sức khỏe không được tốt, có nhiều bệnh mãn tính, điều kiện làm sợ không đảm bảo, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Cuối cùng là do nhà chỉ có hai vợ chồng ngang tuổi nhau, sợ ảnh hưởng đến nhiệm vụ nên mới làm đơn xin nghỉ việc”.[1]

Báo Vietnamnet cũng dẫn lời thầy Lợi với những khó khăn, trăn trở của người trong cuộc, đó là:

Trong công việc cơ quan, bản thân tôi phụ trách tiểu học 3 năm rồi nhưng giờ lại được phân công phụ trách ra đề tuyển sinh lớp 10. Tôi đã nói rất rõ, với việc phân công bất hợp lý như vậy thì với một người bình thường cũng biết rõ.

Nếu một phụ huynh nói có một ông thầy tiểu học mà cho ra đề thi tuyển sinh lớp 9 vào lớp 10 thì tôi không biết sẽ phải nói sao. Nếu lỡ có vấn đề gì trục trặc thì tôi sẽ mang tiếng rất là nặng. “Hổ chết để da”, người ta chết để tiếng.

Cái tôi cần là giữ gìn uy tín mà cả đời mình đã ấp ủ, xây dựng. Với việc phân công này, cái tôi cần là giữ gìn uy tín chuyên môn nên không thể vì chấp hành cái mà bản thân mình biết là sai mà vẫn làm.

Bản thân có 21 năm trực tiếp tham đứng lớp và làm công tác quản lý, hàng chục năm giảng dạy trường chuyên, năm nào cũng có học sinh giỏi cấp quốc gia. Đó là cái tôi trân trọng, tôi quý và quyết tâm giữ, giữ suốt đời, chứ không phải giữ chức vụ Phó Giám đốc”. [2]

Báo Tuổi trẻ dẫn lời thầy Lợi như sau:

"Có nhiều người trách móc tôi, có lẽ vì tính tôi thẳng thắn nên nhiều người không thích. Nhưng suy đi thì phải nghĩ lại, không ai dại đến mức chỉ còn hơn một năm nữa về hưu mà lại quyết định xin thôi việc, phải có lý do!" [3]

Còn theo ông Dương Tấn Hiển- Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã chia sẻ với Báo Vietnamnet như sau:

Phó Giám đốc Sở Giáo dục Cần Thơ xin nghỉ việc hoàn toàn bình thường, thanh thản
Phó Giám đốc Sở Giáo dục Cần Thơ xin nghỉ việc hoàn toàn bình thường, thanh thản

Thực tế, Phó Giám đốc phụ trách Trung học phổ thông là Nguyễn Phúc Tăng và hai lãnh đạo phòng nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo đều có con tham gia kỳ thi năm nay nên không thể phân công vào Hội đồng ra đề thi. Từ đó, lãnh đạo Sở phân công anh Lợi làm Chủ tịch Hội đồng để có lãnh đạo điều hành”. [4]

Ông Hiển còn chia sẻ thêm:

“Đây là kỳ thi rất quan trọng, ngoài đề thi lớp 10 bình thường, thì còn ra đề thi tuyển sinh của các trường chuyên. Mà trường chuyên thì môn học nào cũng có học sinh thi, Sở Giáo dục và Đào tạo thấy anh Lợi trước đây cũng từng phụ trách mảng Trung học phổ thông và có kinh nghiệm nhiều năm nên nghĩ có thể anh Lợi làm được”. [4]

Như vậy, từ những chia sẻ của thầy Võ Minh Lợi – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và ông Dương Tấn Hiển- Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ thì chúng ta thấy sự việc thầy Lợi làm đơn xin nghỉ việc không hẳn là do “không đủ khả năng nhận nhiệm vụ của Giám đốc Sở giao”.

Bởi, trước đây thì thầy Lợi đã từng dạy ở trường trung học phổ thông chuyên, từng phụ trách mảng trung học phổ thông hàng chục năm nên không phải là quá xa lạ việc ra đề thi tuyển sinh 10. Vì phụ trách mảng trung học phổ thông và trung học cơ sở khá tương đồng với nhau và tỉnh, thành nào cũng chỉ có 1 người phụ trách.

Nếu thầy Lợi nói mình đang phụ trách mảng Tiểu học 3 năm nay nên bây giờ khó khăn trong việc làm làm Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tuyển sinh lớp 10 thì nó cũng giống như trước đây thầy Lợi cũng đang phụ trách mảng trung học phổ thông sang đảm nhận phụ trách mảng tiểu học vậy. Nhưng, tại sao 3 năm trước thì thầy Lợi làm được?

Trong khi, theo quy chế thi hiện nay thì những người có con tham dự kỳ thi sẽ không tham gia vào công tác ra đề, coi thi, chấm thi thì theo chia sẻ của ông Dương Tấn Hiển- Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ thì việc phân công thầy Lợi làm Chủ tịch Hội đồng ra đề cũng là điều phù hợp.

Rõ ràng, ẩn sau nguyên nhân của thầy Lợi đưa ra và những chia sẻ của ông Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ thì chúng ta chúng ta cũng có thể mường tượng ra nhiều vấn đề uẩn khuất bên trong.

Bởi, một Phó Giám Sở Giáo dục đã từng phụ trách khối Trung học phổ thông được phân công xuống phụ trách Tiểu học, nay lại yêu cầu phụ trách ra đề thi vào lớp 10 và cuối cùng thì người trong cuộc đã làm đơn xin nghỉ việc khi đã cận kề tuổi nghỉ hưu?!

Làm Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tuyển sinh lớp 10 có khó không?

Ngay sau khi thầy Võ Minh Lợi - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ có đơn xin nghỉ việc thì có nhiều ý kiến dư luận đồng tình, cho rằng thầy Lợi làm như vậy là đúng để bảo vệ danh dự, uy tín của một nhà giáo.

Đôi điều tản mạn về chuyện lương của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ
Đôi điều tản mạn về chuyện lương của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ

Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào thực tế biên chế, phân công lãnh đạo của mỗi Sở Giáo dục thì không phải vậy. Không có ai toàn năng nắm hết các đơn vị kiến thức do mình phụ trách được. Ngay cả Hiệu trưởng các nhà trường cũng vậy.

Hiệu trưởng cũng chỉ nắm 1 chuyên ngành nhưng họ vẫn phụ trách cả trường học. Hay, ngay cả thầy Võ Minh Lợi trước khi phụ trách mảng Tiểu học thì thầy đã dạy khối Trung học phổ thông, phụ trách mảng Trung học phổ thông nhưng suốt 3 năm qua vẫn phụ trách mảng Tiểu học tốt?

Hơn nữa, thầy Võ Minh Lợi có phải ra đề đâu mà sợ, thầy chỉ làm Chủ tịch Hội đồng ra đề thi thôi mà…

Vai trò của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi chỉ là phân công nhiệm vụ, giám sát công việc trong khu cách ly, ký duyệt các đề thi và bàn giao đề thi cho bộ phận nhận đề thi để giao đến các Hội đồng thi.

Việc ra đề mỗi môn thi thường do một chuyên viên Sở cùng với 2 giáo viên được lựa chọn ở cơ sở để vừa ra đề, phản biện. Và, các chuyên viên, giáo viên ra đề họ dò từng chữ, từng dấu phẩy, dấu chấm thì việc sai sót gần như rất hiếm khi xảy ra. Chẳng ai dại gì để xảy ra sai sót để chịu kỷ luật, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của một nhà giáo.

Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi khi đã vào khu cách ly thì cơ bản chỉ ký duyệt đề thi mà thôi vì thường là bộ phận ra đề ở một khu vực riêng, khi cần trao đổi thì có công an gọi. Vì thế, trong các môn thi tuyển 10 thì ai làm Chủ tịch Hội đồng ra đề thi cũng khó vì họ có giỏi cũng chỉ có thể nắm được nội dung kiến thức của 1 môn học.

Làm sao lựa chọn được 1 Chủ tịch Hội đồng ra đề nắm hết tất cả các môn thi? Bởi vì ai cũng biết, dưới Chủ tịch Hội đồng còn có các Phó Chủ tịch, các thành viên trực tiếp ra đề…

Quy trình ra đề thi nghiêm ngặt, qua nhiều nấc thang khác nhau và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thi không phải là người ra đề thi mà nhiệm vụ này là của chuyên viên, của giáo viên ra đề, phản biện.

Vì thế, nguyên nhân trong đơn xin nghỉ việc của thầy Võ Minh Lợi vì “không đủ khả năng nhận nhiệm vụ” chưa thể nói hết bản chất của sự việc này. Sự việc này có thể phải còn một nguyên nhân khác sâu xa hơn nữa.

Tài liệu tham khảo:

[1]https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/pho-giam-doc-so-giao-duc-can-tho-xin-nghi-viec-hoan-toan-binh-thuong-thanh-than-post218199.gd

[2]https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/pho-giam-doc-so-giao-duc-can-tho-xin-nghi-viec-740893.html

[3]https://tuoitre.vn/pho-giam-doc-so-giao-duc-dao-tao-can-tho-tran-tinh-ly-do-xin-thoi-viec-20210529121417627.htm

[4]https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/can-tho-len-tieng-vu-pho-giam-doc-so-gd-dt-xin-nghi-viec-741151.html

NGUYỄN NGUYÊN

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật

 

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật

https://tuoitre.vn/... đăng ngày 30/05/2021 11:07

TTO - Sáng 30-5, đường phố TP.HCM vắng vẻ đến lạ thường. Không chỉ các khu vui chơi đóng cửa phòng dịch COVID-19, các điểm đến công cộng cũng thưa vắng người qua lại.

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật - Ảnh 1.

Ảnh 1: Đường Phạm Ngọc Thạch sáng chủ nhật vắng vẻ xe cộ qua lại - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Ghi nhận tại trung tâm TP.HCM, các khu vực trước đây đông đảo người qua lại dịp cuối tuần như hồ Con Rùa, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố... hôm nay vắng vẻ lạ thường.

Tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, các ghế ngồi đã được niêm phong để tránh tình trạng tập trung đông người.

Các đường Phạm Ngọc Thạch (quận 3), Bến Vân Đồn (quận 4), Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh) cũng vắng hẳn xe cộ qua lại.

Bà Hồng Thu (quận 3, TP.HCM) cho biết bà bán cà phê nên chấp hành lệnh cấm, hiện chỉ bán mang về. 

"Dịch bùng phát lại, các khu vui chơi quanh đây đều không cho khách đến nữa nên đường sá vắng lắm, tôi buôn bán khó khăn nhưng phải chung tay để nhanh chóng đẩy lùi đại dịch", bà Thu nói.

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật - Ảnh 2.

Ảnh 2: Hồ Con Rùa (quận 3, TP.HCM) không một bóng người

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật - Ảnh 3.

Ảnh 3: Các con đường ngay trung tâm thành phố trước đây kẹt cứng người nay đều thưa vắng xe cộ

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật - Ảnh 4.

Ảnh 4: Trung tâm thương mại Diamond Plaza (quận 1) không còn cảnh bạn trẻ ghé chụp hình như trước

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật - Ảnh 5.

Ảnh 5: Đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1) tạm ngưng hoạt động để phòng dịch

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật - Ảnh 6.

Ảnh 6: Khu vực nhà thờ Đức Bà cũng vắng người

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật - Ảnh 7.

Ảnh 7: Bưu điện trung tâm thành phố chỉ có vài người lui tới

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật - Ảnh 8.

Ảnh 8: Phố đi bộ Nguyễn Huệ vắng tanh trong sáng chủ nhật

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật - Ảnh 9.

Ảnh 9: Ghế ngồi tại phố đi bộ Nguyễn Huệ được niêm phong để tránh tập trung đông người

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật - Ảnh 10.

Ảnh 10: Đường Bến Vân Đồn (quận 4) cũng chỉ có vài xe qua lại

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật - Ảnh 11.

Ảnh 11: Đường Nguyễn Du (quận 1) như còn ngái ngủ

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật - Ảnh 12.

Ảnh 12: Đường Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh) thưa vắng xe cộ

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật - Ảnh 13.

Ảnh 13: Đường Võ Thị Sáu (quận 3) thông thoáng khác thường, trong khi mọi ngày chật cứng như nêm

Đường phố TP.HCM vắng vẻ lạ thường sáng chủ nhật - Ảnh 14.

Ảnh 14: Người dân đi mua thức ăn đem về nhà - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Video đường phố Hong Kong vắng vẻ vì virus coronaVideo đường phố Hong Kong vắng vẻ vì virus corona

TTO - Nhiều người dân Hong Kong bắt đầu dự trữ lương thực ở nhà để hạn chế ra ngoài vì tình hình dịch bệnh. Để tránh lây lan virus corona, nhiều doanh nghiệp cũng cho phép nhân viên làm việc từ xa.

NGỌC PHƯỢNG

Yêu chó dữ, quên tình đồng loại

 

Yêu chó dữ, quên tình đồng loại

https://tuoitre.vn/... đăng ngày 30/05/2021 10:43

TTO - Chưa hết hoang mang với chuyện chó cắn chết người đang uống cà phê ở Long An, mọi người lại bàng hoàng hay tin cháu bé (28 tháng tuổi) bị một con pitbull cắn suýt chết tại Khánh Hòa.

Mọi người bỗng tự hỏi từ bao giờ chúng ta trở thành nạn nhân của chó dữ? Từ bao giờ, chúng ta đang uống cà phê vỉa hè, dạo phố, tập thể dục ở công viên... đều có thể bị một con chó dữ không biết từ đâu lao đến gầm ghè?

Phải chăng từ khi xuất hiện một nhóm người rủng rỉnh tiền bạc, lấy việc nuôi chó dữ làm thú vui mà bất chấp các quy định của pháp luật. Họ xem việc vỗ béo những con ngao Tạng, becgie, pitbull... làm thú tiêu khiển, mà quên mất quy định phải báo với chính quyền địa phương, phải cam kết nuôi nhốt (hoặc xích chó) trong khuôn viên gia đình. Vậy là không ít kẻ thản nhiên dắt chó dữ nhe răng nhọn hoắt ra đường, trước ánh mắt nem nép của người khác, bất chấp luôn quy định phải đeo rọ mõm chó và phải tiêm ngừa dại.

Trong mắt nhiều người chủ, chó là thú cưng nhưng với mọi người nó là thú dữ (con pitbull ở Long An chẳng phải cắn chủ nó suýt mất mạng đó sao).

Nếu hỏi những người yêu môn chạy bộ ở VN nỗi ám ảnh nhất trên đường chạy của họ là gì, có lẽ đều nhận được câu trả lời: chó dữ. Chó dữ được thả ra đường nhan nhản khắp nơi mỗi sáng, mỗi chiều... sẵn sàng nhảy xổ vào chân người đi dạo. Nguy hiểm hơn, chúng xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ trên đường phố, công viên, bãi biển... mà có thể ở cả sân ga, bến tàu, bến xe... trong một cuộc tiễn đưa cậu ấm, cô chiêu nào đó.

Giờ thì nạn chó dữ thả rông đã trở thành một nỗi lo quá lớn, bởi nó đã thành một "khoảng trống mênh mông" thiếu sự quản lý trong đời sống hiện nay, bởi thiếu đội ngũ thực thi các quy định của pháp luật.

Pháp luật đã quy định việc nuôi chó khá rõ ràng: phải đăng ký với UBND cấp xã (theo quyết định 193/QĐ-TTg 2017); phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại (theo thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT); phải đeo rọ mõm cho chó khi ra đường (theo nghị định 90/2017/NĐ-CP). Thế nhưng trên thực tế, hầu như vắng bóng lực lượng đi kiểm tra, giám sát việc này. Các đội săn bắt chó hoạt động khá hiệu quả một thời, hình như cũng đã giải thể?

Tình trạng bức xúc đến mức, có cử tri nhắn gửi tới các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, trước đợt bầu cử vừa rồi: "Nếu trúng cử, nhớ đem giùm chuyện quản lý chó dữ thả rông vào nội dung chương trình nghị sự của Quốc hội sắp đến"(?!)

Trong khi đợi hành vi của người nuôi chó dữ được điều chỉnh bởi việc thực thi pháp luật đầy đủ, mọi người mong rằng các chủ chó cần có ý thức tốt hơn. Bởi nuôi chó dữ (mà không tuân thủ các quy định) thì không phải yêu thương động vật mà là nuông chiều thói hợm hĩnh. Mang chó dữ ra đường không phải để thể hiện sức mạnh hơn người mà nó cho thấy sự kém cỏi bởi thiếu hụt lòng nhân ái và sự tôn trọng những người xung quanh. Đó không phải là đẳng cấp của sang trọng mà là sự xuống cấp của lối sống ô trọc.

Cuối cùng, ai cũng có thú vui nhưng đừng để thú vui của mình thành nỗi đau của người khác. Xin đừng yêu chó dữ mà quên tình đồng loại. Và hãy nhớ giùm để chó dữ cắn người đó là tội ác.

Phát hoảng với chó thả rông trong đô thịPhát hoảng với chó thả rông trong đô thị

TTO - Té xe, lăn trên đường vì chó. Trẻ con bị chó rượt hoảng sợ tái mặt. Đi làm về giẫm phải "mìn" phân chó. Hỏi ai không giận, nhưng nói mãi cũng như không.

HUỲNH HIẾU