Chiếc phao được Trung Quốc đưa ra một vị trí không được tiết lộ trên biển Hoa Đông, vùng biển nơi Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có yêu sách. Chiếc phao rộng 15m sẽ lấp vào khoảng trống trong hệ thống của Trung Quốc nhằm thu thập dữ liệu, theo thông báo hôm 18/1 của Viện Khoa học Trung Quốc.

Chiếc phao mới sẽ giúp Trung Quốc chuẩn bị tốt hơn cho những thách thức như bảo vệ môi trường, thời tiết cực đoan hay tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng, những nhà nghiên cứu tham gia dự án cho biết.

Một chức năng quan trọng của hệ thống là đánh dấu chủ quyền ở nơi Trung Quốc đang tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc, đơn vị điều hành là Cục hải dương nhà nước Trung Quốc (SOA), cho biết.

“Các vị trí đặt phao (trên biển Hoa Đông) bao trùm cả khu vực tranh chấp và những hoạt động nhạy cảm khác để đáp ứng yêu cầu về thu thập dữ liệu phục vụ bảo vệ các quyền và thể hiện chủ quyền của nước ta”, các nhà nghiên cứu của SOA viết trên một tạp chí trong nước.

Các camera và thiết bị cảm biến trên hệ thống phao ở khu vực tranh chấp sẽ cảnh báo cho hải quân và lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc nếu các bên khác có hành động bị Bắc Kinh coi là xâm phạm, để lực lượng Trung Quốc có hành động đối phó, SOA nói.

Những chiếc phao đó có thể thu thập dữ liệu để phát hiện thảm họa thiên nhiên, có thể đặt ở những nơi dễ có bão lớn, và cũng có thể đo lượng chất dinh dưỡng trong nước.

Các nhà khoa học về biển coi biển Hoa Đông là “nghĩa địa của phao”. Trong nhiều thế kỷ qua, khu vực này là ngư trường nhộn nhịp của các tàu cá Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc. Một số nước, kể cả Mỹ, đã đưa những chiếc phao đắt tiền ra vùng biển này, nhưng chúng đều bị hỏng. Các nhà khoa học nói rằng nguyên nhân là do hoạt động đánh bắt hải sản, nhưng đôi khi cả do phá hoại để lấy thiết bị đắt tiền trên đó.

Mỹ thường thả nhiều phao trên các vùng biển quanh Trung Quốc như một biện pháp nhằm đối phó với chiến lược bành trướng của Trung Quốc ở khu vực “chuỗi đảo thứ nhất”, tức mạng lưới quốc phòng bao gồm nhiều căn cứ quân sự trải từ Hàn Quốc, Nhật Bản xuống Đài Loan.

Nhưng trong những năm gần đây, mạng lưới giám sát trên biển của Trung Quốc được cho là đã vượt cả hiện diện của Mỹ ở khu vực. Chính phủ Trung Quốc nói đã thiết lập một mạng lưới giám sát trên Biển Đông “lớn hơn bất kỳ nước nào”.

Số lượng phao được biết đến mà Trung Quốc thả ở biển Hoa Đông tăng gấp 3 lần trong thời gian từ năm 2014 đến 2019, lên 71 chiếc, trong đó có một nửa được thả vào vùng tranh chấp, SOA cho biết.

Chiếc phao mới to hơn bất kỳ chiếc phao giám sát nào trên thế giới. Phao lớn nhất của Mỹ chỉ rộng 12m.

Lính Trung Quốc ở Biển Đông 'tăng cường học tiếng Anh'

Lực lượng Trung Quốc đồn trú trên Biển Đông đang học tiếng Anh để tránh hiểu nhầm và đánh giá sai tình hình trong những tình huống gặp lực lượng của nước khác trên Biển Đông. 

 

Trung - Nhật lại căng thẳng ở Hoa Đông

Tokyo hôm qua gửi phản đối ngoại giao đến Bắc Kinh, một ngày sau khi các tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào gần quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông và tiếp cận một tàu cá của Nhật Bản. 

Nhật Bản tố Trung Quốc tranh thủ COVID-19 thúc đẩy yêu sách ở biển Đông, Hoa Đông

Báo cáo đánh giá quốc phòng thường niên của Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc tranh thủ tình hình đại dịch COVID-19 để thúc đẩy các yêu sách chủ quyền, đồng thời nghi ngờ Bắc Kinh thực hiện chiến dịch tuyên truyền và phát tán thông tin sai lệch khi cung cấp hàng viện trợ y tế cho các nước chống dịch. 

theo ST