Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Công ty Trung Quốc bị cáo buộc thế chấp 83 tấn vàng giả để vay gần 3 tỉ USD

Công ty Trung Quốc bị cáo buộc thế chấp 83 tấn vàng giả để vay gần 3 tỉ USD

83 tấn vàng thế chấp để vay tiền hoá ra là vàng giả. Ảnh: SmallCaps
83 tấn vàng thế chấp để vay tiền hoá ra là vàng giả. Ảnh: SmallCaps

Động thái mới của Trung Quốc ở Biển Đông gây lo ngại

Động thái mới của Trung Quốc ở Biển Đông gây lo ngại

Nguy hiểm chết người vì mất hàng ngàn tấm chống loá trên QL1

Nguy hiểm chết người vì mất hàng ngàn tấm chống loá trên QL1

https://www.atgt.vn/... đăng ngày 30/06/2020 06:47. Tác giả: Vĩnh Phú.

Theo cơ quan chức năng, trên tuyến QL1 qua Bình Thuận mất hơn 1.500 tấm chống lóa, làm tăng nguy cơ TNGT.

TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Công nhân đơn vị bảo trì lắp lại tấm chống lóa trên QL1 qua xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận

“Tử thần” rình rập

Sau khi hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng, tuyến QL1 qua Bình Thuận rất thông thoáng. Dù mật độ phương tiện lưu thông rất cao, nhưng ít khi xảy ra ùn ứ. Thế nhưng, gần đây, tình trạng người dân và một số đối tượng cố tình tháo tấm lưới chống lóa (gọi tắt là tấm chống lóa) đặt trên dải phân cách, tiềm ẩn nguy cơ lớn mất ATGT, đặc biệt là các tình huống tài xế ô tô đang lưu thông gặp người đi bộ bất ngờ băng ngang đường qua những vị trí tấm chống lóa bị tháo dỡ.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông sáng 20/6 trên QL1 đoạn qua TP Phan Thiết đến thị trấn Phú Long (huyện Hàm Thuận Bắc), nhiều vị trí trước đây bị mất tấm chống lóa đã được đơn vị bảo trì lắp mới. Tuy nhiên, khoảng 40km từ huyện Hàm Thuận Bắc đến huyện Tuy Phong, PV vẫn dễ dàng ghi nhận nhiều vị trí tấm lưới chống lóa bị tháo bỏ. PV còn trực tiếp chứng kiến một số trường hợp người dân leo dải phân cách tại các vị trí tấm chống lóa bị tháo dỡ rồi chạy ào qua đường, khiến nhiều tài xế ô tô thót tin, phải đột ngột giảm tốc độ, phanh gấp hoặc đánh lái để tránh.

Thống kê của Ban ATGT tỉnh Bình Thuận cho thấy, đến đầu tháng 6/2020 trên tuyến QL1 qua tỉnh này đã mất tới 1.538/35.365 tấm chống lóa (chiếm 4,3%).

Anh Lê Văn Nam, tài xế xe tải chạy tuyến TP HCM - Nha Trang cho biết, việc mất quá nhiều tấm chống lóa chẳng khác “tử thần” rình rập trên đường. Đã nhiều lần anh phải đánh lái gấp né tránh người leo qua dải phân cách bất ngờ lao qua đường. Nguy hiểm nhất là buổi chiều tối, trời nhá nhem rất khó nhìn. Những tài xế có kinh nghiệm thường phải chạy chậm qua đoạn đường này để đề phòng TNGT.

“Tấm chống lóa có tác dụng chống lóa mắt cho tài xế khi đi vào ban đêm, đảm bảo xe lưu thông nhanh, an toàn hơn. Chính quyền địa phương cần tuyên truyền và xử phạt nghiêm những trường hợp tự ý tháo dỡ để răn đe”, tài xế Nam nói.

Theo các tài xế, ở đây đã xảy ra nhiều vụ va quệt, thậm chí cả TNGT chết người liên quan đến người đi bộ va chạm với ô tô tại vị trí mất tấm chống lóa. Điển hình ngày 20/4, tại Km 1700+700 xảy ra vụ va chạm giữa xe container với 1 người đàn ông đang băng qua QL1 tại vị trí mất tấm chống lóa khiến người này tử vong tại chỗ.

Trước đó, ngày 2/3, xe container mang biển số tỉnh Khánh Hòa lưu thông trên QL1 theo hướng Bắc - Nam, khi cách vòng xoay phía Nam Phan Thiết khoảng hơn 100m tông phải một phụ nữ khoảng 50 tuổi đang đi bộ trên đường khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.

Sử dụng nghiệp vụ, bắt quả tang để xử lý nghiêm

TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Một vị trí mất tấm chống lóa trên QL1 qua địa phận huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Ông Bùi Duy Anh, Chi cục trưởng Chi cục QLĐB IV.1 (Cục QLĐB IV) cho biết, tuyến QL1 qua tỉnh Bình Thuận từ khi đưa vào khai thác đã khá nhức nhối tình trạng mất tấm chống lóa. Nhiều người cố tình tháo dỡ để qua đường cho tiện. Thậm chí, nhiều vị trí đơn vị bảo trì vừa lắp lại, đến đêm người dân lại tháo ra.

“Đơn vị bảo trì đã lắp mới các tấm chống lóa tại một số vị trí bị mất. Lắp mới tới đâu đều lập biên bản xác nhận với địa phương. Trước khi triển khai, Chi cục đều họp với Ban ATGT tỉnh và địa phương. UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương phối hợp với Chi cục để bảo vệ tài sản, đồng thời yêu cầu các địa phương tuyên truyền vận động người dân chấp hành nghiêm Luật GTĐB, không tự ý tháo dỡ tấm chống lóa. Khi lắp lại, nếu người dân tiếp tục tháo dỡ chính quyền địa phương và công an sẽ điều tra xử lý nghiêm. Tuy nhiên, vẫn chưa ngăn chặn được triệt để tình trạng này”, ông Duy Anh nói.

Ông Huỳnh Ngọc Thanh, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Bình Thuận cho biết thêm, tình trạng người dân tự ý dỡ bỏ tấm lưới chống lóa trên dải phân cách để làm lối qua đường xảy ra ở hầu hết các địa phương có tuyến QL1 đi qua. Đây là hành vi vi phạm mang tính chất cố ý, gây thiệt hại tài sản Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình trật tự ATGT. Ban ATGT tỉnh đã yêu cầu đơn vị quản lý bảo trì tuyến QL1 có kế hoạch khôi phục lại trong tháng 6/2020.

Trước đó, ngày 9/6, Chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo các địa phương tuyên truyền liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân sống dọc QL1 thực hiện tốt quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Lãnh đạo địa phương chỉ đạo công an huyện, lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tự ý tháo dỡ, lấy cắp tấm chống lóa.

“Hiện, các đơn vị bảo trì đang lắp đặt lại các vị trí bị mất tấm chống lóa dọc tuyến QL1 từ TP Phan Thiết đến giáp ranh tỉnh Ninh Thuận. Sau khi lắp đặt lại, các địa phương có trách nhiệm phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ và Ban ATGT tỉnh xác lập lại khối lượng đã lắp lại. Các địa phương phải có phương án bảo quản, ngăn chặn, đồng thời có biện pháp nghiệp vụ, bắt quả tang đối tượng tự ý tháo dỡ để xử lý nghiêm”, ông Thanh cho hay.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm


Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm
(PLO)- Midu bất ngờ đăng ảnh bikini thời thanh xuân ở tuổi 21 cách đây 10 năm khiến cộng đồng mạng rụng rún.

Trên trang cá nhân, nữ diễn viên Thiên mệnh anh hùng bất ngờ chia sẻ bức ảnh gợi cảm chụp ở biển.

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 1

Midu viết: "10 năm trước đi biển chụp tấm hình. 10 năm sau đợi đủ tuổi rồi mới dám đăng".

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 2Diễn viên Những thiên thần áo trắng Midu sinh năm 1989 khoe bức ảnh này khi cô mới 21 tuổi khiến cư dân mạng rụng rún vì Midu sở hữu vóc dáng gợi cảm, quyến rũ.

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 3Sau khi đăng tải bức ảnh, nhiều fan chia sẻ khen ngợi cũng như hồ nghi về vòng 1 khác xa hiện tại. Midu đã trả lời dí dỏm: "Khổ lắm, lâu lâu em mặc hở tí là có người lại bảo mới đi bơm vá nên toàn mặc kín cho lành".

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 4Midu tên đầy đủ là Đặng Thị Mỹ Dung.

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 5

Cô sinh năm 1989 tại TP.HCM.

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 6Midu là một trong những hot girl đời đầu của giới trẻ.

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 7Midu là cựu sinh viên Đại học Kiến trúc.

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 8Hiện cô là giảng viên tại một trường đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech).

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 9

Midu giữ vẻ đẹp trong sáng khi chọn gu thời trang kín đáo.

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 10

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 11

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 12

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 13

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 14

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 15

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 16

Tuy nhiên gần đây Midu khoe ảnh bikini gợi cảm quyến rũ khiến cộng đồng mạng thích thú vì cô đã thay đổi phong cách.

Midu khoe ảnh bikini gợi cảm cách đây 10 năm  - ảnh 17Người đẹp 8X từng quen Phan Thành và mối tình đỗ vỡ. Cho đến nay cô chưa công khai bạn trai mới dù đã qua tuổi 30.

GN (Tổng hợp). Ảnh: Internet

Vị tướng họ Nguyễn mở mang Lục tỉnh, dẹp yên Chiêm Thành

Vị tướng họ Nguyễn mở mang Lục tỉnh, dẹp yên Chiêm Thành ​

***

(PLO)- Vị tướng có công xác lập chủ quyền quốc gia trên vùng đất mới Nam bộ, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được triều đình ghi công, nhân dân đời đời nhớ ơn.

Sử cũ cho hay, tháng 5 năm Canh Thìn (1700), Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh mất, thọ 51 tuổi, kết thúc đời binh nghiệp với những chiến công hiển hách.

Từ đó đến nay đã 320 năm trôi qua, lễ giỗ ngài nhân dân không bao giờ quên.

Tướng dẹp Chiêm, phục Man

Hiện nay ở nhiều nơi trên mảnh đất Nam bộ, có nhiều đình, đền thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh như ở Châu Đốc, ở Long Xuyên… thể hiện sự ghi nhớ công ơn của nhân dân với vị tiền hiền mở mang bờ cõi nước nhà cho dân cách đây hơn ba thế kỷ.

Vị tướng họ Nguyễn mở mang Lục tỉnh, dẹp yên Chiêm Thành  ​ - ảnh 1
 Đền thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc. Ảnh: Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc

Chẳng nói đâu xa, như ở Cù lao Phố, thuộc Biên Hòa, Nguyễn Liên Phong trong Điếu cổ hạ kim thi tập cho biết thật linh thiêng:

“Chỗ ấy là chánh mả ngài và phủ thờ ngài, trước phu thờ có bực hẫm gần gần, thường khi đêm thanh trời lặng, có cặp cá vược mun dài hơn hai trượng hụp lặn, đùa giỡn như hầu chực trước miễu ngài”.

Đó là về phần tâm linh, tín ngưỡng. Còn về thân thế sự nghiệp đức Lễ Thành hầu, Điếu cổ hạ kim thi tập đã đặt tên ông trước nhất trong cuốn sách này ở phần “điếu” cho biết, Nguyễn Hữu Cảnh gốc người Thanh Hóa, gia đình từ ông nội Nguyễn Triều Văn cho đến thời Nguyễn Hữu Cảnh đời đời làm tướng cho chúa Nguyễn.

Riêng với đời binh nghiệp của ông, Nguyễn Liên Phong có ghi lại đôi câu đối đúc kết:

Dẹp Chiêm Thành sắp đặt Cao Man, làm tướng làm thần vinh sống thác,

Dâng Ngũ Quảng mở mang Lục tỉnh, dày công dày đức tạc non sông.

Sự nghiệp của ông, được Đại Nam liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn), cho biết “lúc trẻ tuổi Hữu Cảnh theo cha đi đánh dẹp, có công được làm Cai cơ”.

Vị tướng họ Nguyễn mở mang Lục tỉnh, dẹp yên Chiêm Thành  ​ - ảnh 2

Tượng Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại đền thờ ngài ở Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc. Ảnh: Q.TRÂN

Năm Nhâm Thân (1692) theo lệnh chúa Nguyễn dẹp loạn vua Bà Tranh của Chiêm Thành làm phản, lấn cướp Diên Ninh (là Diên Khánh thuộc Khánh Hòa). Lần ấy ông bắt Bà Tranh đem về, đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành.

Năm Kỷ Mão (1699) vua nước Chân Lạp là Nặc Thu làm phản. Ông được cử làm Thống suất đi đánh và năm Canh Thìn (1700) dẹp yên được.

Trên bước đường binh nghiệp của mình, công lao lớn nhất của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, ấy là vào năm Mậu Dần (1698).

Khẳng định chủ quyền quốc gia ở đất Sài Gòn - Gia Định

Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn) khi nói về bước ngoặt cương vực lãnh thổ của dân tộc ta năm Mậu Dần (1698), đã viết:

“Bắt đầu đặt phủ Gia Định. Sai Thống suất Nguyễn Hữu Kính kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long (nay thăng làm phủ), dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa ngày nay), lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình (nay thăng làm phủ), dựng dinh Phiên Trấn (tức Gia Định ngày nay), mỗi dinh đều đặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục và các cơ đội thuyền thủy bộ tinh binh và thuộc binh.

Mở rộng đất được nghìn dặm, được hơn bốn vạn hộ, bèn chiêu mộ những dân xiêu dạt từ Bố Chính trở về Nam cho đến ở cho đông. Thiết lập xã thôn phường ấp, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương, định lệnh thuế tô dung, làm sổ đinh điền.

Lại lấy người Thanh đến buôn bán ở Trấn Biên lập làm xã Thanh Hà, ở Phiên Trấn, lập làm xã Minh Hương. Từ đó người Thanh ở buôn bán đều thành dân hộ của ta”.

Năm ấy Thống suất Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn cử đi kinh lược vùng đất phía nam. Vốn về hình thức, đây là đất của Thủy Chân Lạp, nhưng dân cư thưa thớt, phần nhiều hoang vu.

Bước chân khai phá đất đai của lưu dân người Việt đã hiện diện nhưng phần nhiều còn ở tình trạng tự phát, không có sự quản lý của chính quyền.

Kinh lược đất này, Chưởng cơ họ Nguyễn đã thay mặt chính quyền chúa Nguyễn cắt đặt đơn vị hành chính, lập ra dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn), huyện (Phước Long, Tân Bình).

Không chỉ thế, để thuận tiện cho việc quản lý nhân khẩu, như Vùng đất Nam bộ thời kỳ từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1858 (Nguyễn Đức Cường chủ biên), cho biết ông đặt ra các chức quan hành chính, quân đội thay mặt nhà nước thực hành chức năng quản lý với lưu thủ, cai bạ và ký lục ở dinh để giữ và chăm dân; Ty Xá sai, Tướng thần lại để làm việc; tinh binh, thuộc binh thủy bộ để hộ vệ.

Với sự kiện này, từ đây mảnh đất Sài Gòn - Gia Định đã chính thức thuộc vào lãnh thổ Đàng Trong của các chúa Nguyễn.

Vị tướng họ Nguyễn mở mang Lục tỉnh, dẹp yên Chiêm Thành  ​ - ảnh 3

Đền thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở Đồng Nai. Ảnh: Cổng thông tin điện tử, khoa học công nghệ Đồng Nai

Kể từ thời điểm này, các chúa Nguyễn đã xác lập quyền lực thực tế của mình “trong việc quản lý ruộng đất, hộ khẩu và trưng thu các nguồn lợi tự nhiên cũng như nguồn thu thuế qua việc trao đổi giao thương với thương nhân các nước trên vùng đất mới”.

Ý nghĩa của sự kiện năm Mậu Dần (1698) gắn liền với tên tuổi của Lễ Thành hầu. Bởi vậy dẫu trải qua hơn 300 năm vật đổi sao rời, nhưng công lao của tiền nhân vẫn được hậu thế ghi nhớ và ngưỡng vọng.

Hàng năm, cứ đến lễ giỗ đức Lễ Thành hầu vào ngày 9 tháng 5 âm lịch, nhân dân Nam Bộ nhiều nơi tổ chức để khắc tạc công lao tiền hiền.

TP.HCM xây đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh
TP.HCM xây đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh
Nhằm tưởng nhớ công lao của vị tướng đặt nền móng cho vùng đất Sài Gòn - Gia Định, TP.HCM khởi công xây dựng đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với kinh phí hơn 80 tỷ đồng, ngày 20-4.


TRẦN ĐÌNH BA